Nha đam và những truyền thuyết về liều thuốc quý PNO - Con người trong thế giới cổ đại đã phát hiện ra những công năng tuyệt vời của cây nha đam. Nhiều truyền thuyết đẹp cũng bắt đầu từ đó. Từ ẩm thực … Nha đam, hay còn gọi là lô hội, là loài thảo mộc đã được tìm ra từ rất xa xưa. Một số nghiên cứu cho thấy, những tộc người ở khu vực Trung Đông đã phát hiện, trồng trọt và thu hoạch nha đam vào khoảng 5.000 năm trước công nguyên. Sau đó, nha đam đã “chu du” sang nhiều quốc gia khác: Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Cuba … Không kén đất, rất dễ trồng nên nha đam được coi là loài thực vật “xuyên quốc gia”. Có giá trị trên nhiều phương diện: sức khỏe, sinh học, thẩm mỹ… nha đam ngày càng được ưa chuộng và được chế biến dưới nhiều hình thức. Nha đam là loại cây dạng thân cỏ, mập, màu xanh lục nhạt, thân ngắn. Lá mập dày, có răng cưa thưa cứng. Phần ngoài của lá có vỏ xanh, phần trong là nước có dạng gel trong suốt. Thành phần của chất gel này, ngoài những vitamin B1, B2, B6; acid folic; các nguyên tố vi lượng; chất hữu cơ thì còn có một lượng lớn chất Anthraquinon – thành phần chính tạo nên những tác dụng thần kỳ của nha đam đối với sức khỏe. Truyền thuyết kể rằng, nhà triết học cổ đại Aristole đã hết sức thuyết phục Alexander Đại Đế mang quân đi chinh phục Đông Phi nhằm chiếm hữu loài thần dược nha đam để chữa trị vết thương cho binh lính. Nha đam có thể làm dịu mát vết thương do phỏng hay bị côn trùng chích. Chất gel của nha đam làm tăng tính tuần hoàn của máu ngoại vi. Chất gel này cũng có tác dụng tốt với những mụn nhọt, làm lành vết thương nhanh chóng. Khoa học chứng minh rằng, hoạt chất có tính thẩm thấu cao độ của nha đam làm giãn nở mao mạch, tăng lượng máu cung cấp cho vùng xung quanh vết thương, làm tăng tốc sinh sản tế bào. Bên cạnh đó nha đam còn có các công dụng khác như: - Chất gel tươi của nha đam có thể trị viêm loét dạ dày. Ngoài ra, chất gel này còn có thể trị bệnh ngoài da, làm săn da, nhỏ lỗ chân lông, ngăn ngừa nám và mụn … Chất Anthraquinon trong nha đam có tác dụng phòng ngừa sỏi niệu. - Nha đam có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy, nha đam có khả năng kích thích chất insulin tiết ra từ tụy tạng, làm giảm lượng đường glucose. Nha đam có thể được chế biến thành những món ăn ngon và bổ dưỡngnhư món gỏi, salad, chiên giòn; cũng có thể là một thành phần trong những món hấp, xào với thịt động vật như cá, bò, heo … Ngoài ra, nha đam còn được chế biến thành những món tráng miệng không kém phần hấp dẫn. Cùng với củ sen, nhãn nhục, phổ tai, chè nha đam là món thanh mát và bổ dưỡng. Nha đam còn được nấu với dâu tây đỏ, cũng là một món ngon lành cho những ngày nóng bức. … đến sự diệu kỳ cho nhan sắc Lịch sử cũng chép rằng, Cleopatra, Nữ hoàng Ai Cập đã sử dụng nha đam để có làn da mịn màng, tươi tắn. Nữ hoàng đã coi loài cây này là thảo dược thần kỳ của nhan sắc. Cây nha đam vừa tác dụng giữ ẩm, giúp da mau lành vết thương, không để lại vết thâm đồng thời giúp mát da, dưỡng da mịn màng. Phần thịt nha đam được cắt thành những lát mỏng rồi đắp lên mặt sẽ làm mờ những vết tàn nhang hoặc để dưỡng tóc, cho mái tóc mượt mà. Ở Việt Nam, nha đam có khoảng 200 loài. Nha đam thích hợp với khí hậu nóng và đất không ngập nước. Cây được trồng trên diện tích lớn để lấy lá làm nguyên liệu sản xuất thuốc và mỹ phẩm, ngoài ra cây cũng được trồng làm cảnh. . Nha đam và những truyền thuyết về liều thuốc quý PNO - Con người trong thế giới cổ đại đã phát hiện ra những công năng tuyệt vời của cây nha đam. Nhiều truyền thuyết đẹp cũng bắt đầu từ. Anthraquinon trong nha đam có tác dụng phòng ngừa sỏi niệu. - Nha đam có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy, nha đam có khả năng kích thích chất insulin tiết ra từ tụy tạng,. Phần thịt nha đam được cắt thành những lát mỏng rồi đắp lên mặt sẽ làm mờ những vết tàn nhang hoặc để dưỡng tóc, cho mái tóc mượt mà. Ở Việt Nam, nha đam có khoảng 200 loài. Nha đam thích hợp