1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bai28.Địa lí8. Đặc điểm địa hình Việt Nam. sử dụng được ngay.

10 761 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nguyễn Bá Lương – SP Địa lí k34 Tiết 34. Bài 28. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh cần nắm được: - 3 đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam. - Vai trò, mối quan hệ giữa địa hình với các thành tố khác trong tự nhiên. - Biết ảnh hưởng của địa hình tới đời sống và sản xuất của con người và những tác động trở lại của con người làm biến đổi bề mặt địa hình nước ta. 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ. - Kĩ năng phân tích lát cắt địa hình để nhận rõ sự phân bậc và hướng nghiêng của địa hình. - Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và con người với tự nhiên. - Tham gia các hoạt động bảo vệ bề mặt địa hình theo hướng tích cực. 3. Thái độ. - Có thái độ đúng đắn trước những tác động tiêu cực của con người tới địa hình hiện tại. II. Phương tiện dạy học. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam, lát cắt địa hình (phóng to từ Atlat), hình ảnh về các dạng địa hình cơ bản ở Việt Nam. - Laptop, máy chiếu Projecto… III. Nội dung. 1. Kiểm tra bài cũ. ( thực hiện trong quá trình giảng dạy) 2. Bài mới. Vào bài: Hôm trước, chúng ta đã được tìm hiểu dưới lòng đất lãnh thổ nước ta có những đặc điểm gì qua bài 26: Đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu xem trên bề mặt địa hình nước ta có những đặc điểm gì? Nó có mối quan hệ gì với các nhân tố khác trong tự nhiên? Và con người đã tác động làm biến đổi bề măt địa hình đó ra sao? Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay… Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng. Hoạt động 1. Cá nhân/ nhóm. H. Dựa vào những kiến thức trong mục I I. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của trúc địa hình Việt Nam 1 Nguyễn Bá Lương – SP Địa lí k34 SGK-101 và màu sắc trong lược đồ địa hình Việt Nam hình 28.1, em hãy cho biết lãnh thổ Việt Nam ( phần đất liền ) có những dạng địa hình nào? Và dạng địa hình nào là chủ yếu ? vì sao?  Có các dạng địa hình: Núi, cao nguyên,đồi, đồng bằng. Trong đó là đồi núi là chủ yếu bởi nó chiếm tới ¾ diện tích trên đất liền. => Viết đề mục. H. Vậy ¼ diện tích còn lại,lãnh thổ nước ta có dạng địa hình nào?  ¼ diện tích còn lại là đồng bằng. * Phát phiếu bài tập nhóm số 1. - Yêu cầu 1 học sinh nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận và xác định trên bản đồ một số dãy núi, đỉnh núi cao. - Yêu cầu 1 học sinh nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận và xác định đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, dải đồng bằng ven biển miền Trung. - H. Dựa vào hình 28.1 Hãy xác định một số nhánh núi lớn ngăn cắt, phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta?  Dãy Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông,… GV Mở rộng: Bản thân nền móng các đồng bằng cũng là miền đồi núi sụt võng tách dãn, được phù sa sông bồi đắp. Vì thế trên một số đồng bằng nước ta xuất hiện một số ngọn núi sót : Núi Voi (Hải Phòng), Sài Sơn (Hà Tây), Non Nước( Ninh Bình), Hòn Đất (Kiên Giang)… - Các núi sót nhô cao là điểm du lịch hấp dẫn, trạm thông tin liên lạc lí tưởng… GV kết luận. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam. - Địa hình nước ta rất đa dạng. * Đồi núi - Chiếm ¾ diện tích trên đất liền. - Chủ yếu là đồi núi thấp : + Núi dưới 1000m chiếm 85% + Núi cao trên 2000m chiếm 1%.(Cao nhất là đỉnh Phanxipang : 3143m) * Đồng bằng: - Chiếm ¼ diện tích, chủ yếu là đồng bằng châu thổ (ĐBSH, ĐBSCL) + Dải đồng bằng ven biển miền Trung bị đồi núi chia cắt thành nhiều khu vực. 2 Nguyễn Bá Lương – SP Địa lí k34 II. Hoạt động 2.(Nhóm / cặp) Địa hình hiện tại của nước ta là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên lâu dài trong lịch sử. Quá trình đó chia ra làm các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm riêng. H.Dựa vào những kiến thức đã học và mục 2 trong sách giáo khoa trang 101, em hãy cho biết : - Lãnh thổ Việt Nam được tạo lập vững chắc trong giai đoạn nào?đặc điểm của địa hình trong giai đoạn này là gì?  Giai đoạn cổ kiến tạo.Địa hình chủ yếu của giai đoạn này là các bề mặt san bằng cổ thấp và thoải. - Sau thời kì cổ kiến tạo, vận động tạo núi Himalaya trong thời kì tân kiến tạo đã tạo cho địa hình những đặc điểm gì?  Địa hình nước ta được nâng cao, phân thành nhiều bậc => Địa hình hiện tại. - Núi cao: Hoàng Liên Sơn. - Thung lũng sâu: Sông Đà. - Cao nguyên badan : Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. - Sụt lún: Vịnh Hạ Long,đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, thềm sông thềm biển… H.Nâng cao: tại sao tân kiến tạo lại tạo cho địa hình nước ta có nhiều bậc kế tiếp?  Do cường độ nâng không đồng đều, mạnh ở phía tây,bắc.Yếu ở phía đông, nam. Giá trị kinh tế của từng dạng địa hình? Mỗi dạng địa hình đều có những giá trị kinh tế riêng. ( liên hệ với đồi núi. đồng bằng ở phần I ) - Sụt lún: + Các vùng sụt lún tạo nên các cảnh quan đẹp, có giá trị lớn về du lịch. GV: Sử dụng lát cắt địa hình. II. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bâc địa hình kế tiếp nhau. - Do tân kiến tạo nâng lên không đều nên địa hình nước có nhiều bậc kế tiếp nhau. 3 Nguyễn Bá Lương – SP Địa lí k34 Gọi 1 học sinh cùng phân tích để học sinh thấy được hướng nghiêng địa hình và sự thay đổi về độ cao. CH. Quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam, hãy xác định vị trí và hướng chảy của các dòng sông lớn ở nước ta (sông Hồng, sông Đà, Sông Cả, Sông Mã, sông Tiền Giang, Hậu Giang…) ? GV kết luận: Địa hình nước ta nghiêng theo hướng TB-ĐN là chủ yếu. Độ cao địa hình giảm dần từ nội địa ra biển. Củng cố: Gọi 1 học sinh khác lên xác định: - Vị trí và độ cao của các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, các định núi : Phuthaca, Phia Ya, Phia Uăc, Mẫu Sơn…(độ cao giảm dần từ nội địa ra ngoài biển, nghiêng theo hướng TB-ĐN) - Hoạt động 3. Nhóm Cùng với hoạt động kiến tạo của nội lực, hoạt động ngoại lực của khí hậu ,của dòng nước và cả con người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta. Cụ thể như thế nào chúng ta cùng bước vào mục 3… Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 vấn đề: - Nhóm 1(tổ 1,2) thảo luận về tác động của khí hậu (mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm) tới địa hình - Nhóm 2:(tổ 3,4) thảo luận về tác động của con nguời tới bề mặt địa hình. Các nhóm cử đại diện phát biểu Nhóm khác góp ý, bổ sung. Giáo viên nhận xét, kết luân. - Địa hình nước ta nghiêng theo hướng TB-ĐN là chủ yếu. Độ cao giảm dần từ nội địa ra biển. III. Địa hình nước ta mang tích chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. a) Tác động của khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm tới địa hình. - Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. - Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, bóc mòn. b) Tác động của con người tới địa hình. - Tạo ra một số dạng địa hình mới ( đê, đập, hồ…) - Gây ra những tác động biến đổi tiêu cực bề mặt… 4 Nguyễn Bá Lương – SP Địa lí k34 3. Củng cố. Trò chơi. 1.HÀNG NGANG SỐ 1 GỒM 3 CHỮ CÁI Một loại tài nguyên không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp ĐẤT 2.HÀNG NGANG SỐ 2 GỒM 8 CHỮ CÁI Dạng địa hình chiếm ¼ lãnh thổ nước ta ĐỒNG BẰNG 3.HÀNG NGANG SỐ 3 GỒM 5 CHỮ CÁI Nhân tố ngoại lực tác động chủ yếu đến địa hình KHÍ HẬU 4.HÀNG NGANG SỐ 4 GỒM 9 CHỮ CÁI Đây là dãy núi lớn nhất chạy dọc miền trung nước ta. TRƯỜNG SƠN 5.HÀNG NGANG SỐ 5 GỒM 6 CHỮ CÁI Hậu quả của nạn phá rừng là gì?  LŨ QUÉT 6. HÀNG NGANG SỐ 6 GỒM 11 CHỮ CÁI 5 Nguyễn Bá Lương – SP Địa lí k34 Đỉnh núi nào cao nhất nước ta? PHANXIPHĂNG * TỪ KHÓA HÀNG DỌC: CÓ 6 CHỮ CÁI Đây là bộ phận quan trọng trong cấu trúc địa hình Việt Nam?  ĐỒI NÚI. Phiếu học tập số 2. ( Phát cho học sinh sau khi kết thúc phần II.I Địa hình nước ta mang tích chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.) Câu 1. Đặc diểm nào sau đây không phải là đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam? A. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. B. Đồng bằng ven biển được phù sa sông bồi đắp chiếm diện tích chủ yếu trên đất liền. C. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. D. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu sự tác động mạnh mẽ của con người. Câu 2. Những đáp án nào sau đây không phải là thuộc tính của địa hình tính chất nhiệt đới ẩm,gió mùa tạo nên? A. Lớp vỏ phong hóa dày, có nhều sông suối cắt xẻ bề mặt miền núi và đồng bằng. B. Các hiện tượng trượt đất và sụt lở trên bề mặt địa hình. C. Nhiều dạng cacxto nhiệt đới. D. Có đường bờ biển kéo dài. Đáp án:D Câu 3. Nối Cột A với cột B cho thích hợp. 1. Địa hình catxtơ 2. Địa hình đồng bằng phù sa mới. 3. Địa hình cao nguyên badan 4. Địa hình đê sông, đê biển, hồ chứa. A.Do núi lửa phun trào theo các đứt gãy. B. Do nước ta có nhiều khu vực đá vôi gần biển. C. Do sự bồi đắp vật liệu trầm tích từ sông ngòi. D. do con người tạo nên. 6 Nguyễn Bá Lương – SP Địa lí k34 Phiếu học tập số 1.( Đã phát cho học sinh ở mục I . Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của trúc địa hình Việt Nam) Nhóm 1( tổ 1, 2). Tìm hiểu về dạng địa hình đồi núi qua những đặc điểm sau: - Diện tích:…………………………………………………………………. - Vị trí phân bố:……………………………………………………………. - Đặc điểm hình dạng (hướng, độ cao,đỉnh, sườn)………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… - Kể tên một số dãy núi, đỉnh núi cao tiêu biểu…………………………… ……………………………………………………………………………… - Giá trị kinh tế-xã hội: + Thuận lợi:……………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… + Khó khăn……………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Nhóm 2( tổ 3,4): Tìm hiểu về dạng địa hình qua những đặc điểm sau: - Diện tích…………………………………………………………………. - Vị trí phân bố:………………………………… - Đặc điểm hình dạng( độ cao, bề mặt)……………………………………. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… - Cấu tạo:…………………………………………………………………… - Kể tên một số đồng bằng tiêu biểu……………………………………… ……………………………………………………………………………… - Giá trị kinh tế - xã hội:……………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 7 Nguyễn Bá Lương – SP Địa lí k34 ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 4. Dặn dò - Về nhà học bài và làm bài tập Bài 28 trang 54,55 sách Bài tập địa lí 8. -Chuẩn bị bài mới: + Chuẩn bị atlat địa lí Việt Nam + Sưu tầm các tư liệu tranh ảnh về địa hình đồi núi, đồng bằng, địa hình ven biển. 8 Nguyễn Bá Lương – SP Địa lí k34 PHIẾU CHUẨN KIẾN THỨC Phiếu học tập số 1.( Chuẩn kiến thức cho học sinh trong mục I . Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của trúc địa hình Việt Nam) Nhóm 1( tổ 1, 2). Tìm hiểu về dạng địa hình đồi núi qua những đặc điểm sau: - Diện tích:…chiếm ¾ diên tích đất liền. - Vị trí phân bố…tập trung ở phía tây lãnh thổ, tạo thành biên giới tự nhiên từ phía đông bắc đến tây nam tổ quốc - Đặc điểm hình dạng (hướng, độ cao,đỉnh, sườn)………………………… + Chạy theo hướng tây bắc-đông nam và theo hướng vòng cung là chủ yếu. + Độ cao:85% đồi núi dưới 1000m + Đỉnh tròn,sườn dốc. - Kể tên một số dãy núi, đỉnh núi cao tiêu biểu: Đỉnh phanxiphăng( dãy Hoàng Liên Sơn) cao 3143m: đỉnh Tây Côn Lĩnh(Vùng núi Việt Bắc) cao 2419m; đỉnh Rào Cỏ (Trường Sơn Bắc) cao 2235m; đỉnh Ngọc Linh (Trường Sơn Nam) cao 2598m… - Giá trị kinh tế-xã hội: + Thuận lợi: Công nghiệp: Giàu tiềm năng về khoáng sản, thủy điện… Nông nghiệp: Phát triển được nhiều loại cây trồng xứ lạnh, cây công nghiệp, nhiều loại gia súc lớn Du lịch: Có thể phát triển nhiều loại hình du lịch: mạo hiểm, thăm quan nghỉ dưỡng, sinh thái… + Khó khăn: Khó khăn lớn nhất là phát triển giao thông. Nhóm 2( tổ 3,4): Tìm hiểu về dạng địa hình qua những đặc điểm sau: - Diện tích: chiếm ¼ diện tích đất liền. - Vị trí phân bố: tập trung ở phía đông lãnh thổ, ven các hệ thống sông lớn. - Đặc điểm hình dạng( độ cao, bề mặt): + Chủ yếu có độ cao dưới 15m. + Bề mặt: Các đồng bằng châu thổ: bề mặt rộng, bằng phẳng. Đồng bằng duyên hải: nhỏ hẹp, bị các khối núi chia cắt thành bhiều khu vực. - Cấu tạo: Phần lớn là do trầm tích sông ngòi bồi đắp. 9 Nguyễn Bá Lương – SP Địa lí k34 - Kể tên một số đồng bằng tiêu biểu :Đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửư Long, đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh, đồng bằng Bình-Trị Thiên… - Giá trị kinh tế - xã hội: + Là nơi tập trung dân cư đông đúc, các công trình văn hóa, các khu công nghiệp + Là nơi sản xuất phần lớn lương thực, thực phẩm cho cả nước. Phiếu học tập số 2 Câu 1. Đáp án:B Câu 2. Đáp án:D Câu 3. Đáp án. 1B, 2C.3a,4D 10 . Bá Lương – SP Địa lí k34 Tiết 34. Bài 28. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh cần nắm được: - 3 đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam. - Vai trò,. trúc địa hình Việt Nam 1 Nguyễn Bá Lương – SP Địa lí k34 SGK-101 và màu sắc trong lược đồ địa hình Việt Nam hình 28.1, em hãy cho biết lãnh thổ Việt Nam ( phần đất liền ) có những dạng địa hình. của con người tới địa hình hiện tại. II. Phương tiện dạy học. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam, lát cắt địa hình (phóng to từ Atlat), hình ảnh về các dạng địa hình cơ bản ở Việt Nam. - Laptop, máy

Ngày đăng: 23/04/2015, 01:00

Xem thêm: Bai28.Địa lí8. Đặc điểm địa hình Việt Nam. sử dụng được ngay.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w