PHÒNG GD& ĐT HUYỆN PHÚ NINH ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI VÒNG 2 MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2008-2009 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 ( 3 điểm) “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương) Trong hai câu thơ trên, hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ nào được tác giả sử dụng với tư cách là một biện pháp tu từ? Đó là biện pháp tu từ gì? Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó trong ngữ cảnh của câu thơ mà em đã xác định. Câu 2 ( 5 điểm) Hãy phân tích nghệ thuật của việc dùng từ trong những câu thơ sau: “Nao nao dòng nước uống quanh, Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nắm đất bên đường Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Câu 3 (12 điểm) Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt để làm sáng tỏ ý tưởng sau: Bài thơ “Bếp lửa” – bài thơ về một bếp tình ấm áp. ………… Hết…………… PHÒNG GD& ĐT HUYỆN PHÚ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT VÒNG 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2008 - 2009 Câu 1 ( 3 điểm): Đây là câu kiểm tra cả kiến thức tiếng Việt và Văn học mà trước hết là tiếng Việt. a. Câu thơ có hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ: - “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (0.5 điểm). b.Đó là biện pháp tu từ ẩn dụ (0.5 điểm). c. Giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ ẩn dụ (2 điểm): - “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”: Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là một biểu đạt giàu cảm xúc vừa nói lên được sự vĩ đại của Bác Hồ (được so sánh như mặt trời) vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ Viễn Phương đối với Bác Hồ. Câu 2 (5 điểm): Gợi ý * Nhận xét chung (2. điểm): - Tác giả sử dụng một loạt từ láy: “ nao nao, dầu dầu, sè sè” - Dùng từ tinh tế, chính xác gợi nhiều cảm xúc cho người đọc. - Vừa gợi tả được hình ảnh của sự vật vừa thể hiện tâm trạng con người. * Phân tích được cái hay của 2 từ láy: “nao nao, nho nhỏ” ( 2. điểm) - Gợi tả cảnh sắc mùa xuân lúc chị em Thuý Kiều du xuân trở về: Cách thanh tao, trong trẻo, êm dịu. - Gợi tả cảm giác buâng khâng, xao xuyến về một ngày vui xuân và linh cảm một điều gì đó không tốt sẽ đến trong tương lai. * Phân tích cái hay của hai từ láy: “sè sè, dầu dầu” ( 1. điểm) - Gợi tả hình ảnh nấm mồ nhỏ bé, lẻ loi, đơn độc, lạc lỏng giữa ngày lễ tảo mộ. - Bức tranh cảnh vật thê lương, ảm đạm, nhuốm màu u ám. Câu 3 (12 điểm): Trước khi phân tích, bài làm nên giải thích nhận định, hiểu đúng về cách diễn đạt bếp lửa – bếp tình (diễn đạt theo kiểu chơi chữ quên thuộc của văn học). Quả là đằng sau bếp lửa thân thuộc, cảm động trong bài thơ là cả một tình người được nhóm lên không bao giờ tắt. Bếp tình ấm áp đó trong bài thơ “Bếp lửa” sáng lên ở các nội dung sau: Tình bà, tình cháu, tình gia đình, quê hương, đất nước. a.Tình bà: - Bà khó nhọc nhóm lửa bất kể nắng mưa suốt bao năm ròng, tự mỗi sớm. - Bà thương yêu chăm sóc. Cưu mang, nuôi dạy cháu nên người trong suốt những năm mẹ và cha công tác xa. b.Tình cháu: - Thương quý bà: Thương quý, hiểu rõ nỗi khó nhọc của bà. - Biết ơn bà: Những chăm lo vật chất (khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo mới), những nuôi dưỡng tinh thần (khơi dậy những tâm tình tuổi nhỏ). - Khẳng định không một niềm vui vật chất nào làm nguôi quên được những kỉ niệm bình dị, cảm động về người bà mà cuộc đời đã gắn liền với bếp lửa khó nhọc nhưng ấm áp tình thương và tin yêu. c.Tình gia đình, quê hương, đất nước: - Tình yêu thương, lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương. Phải chăng, nó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước (dù đi xa với niềm vui trăm ngả vẫn không nguôi thương nhớ về chốn cũ, bà xưa); vẫn thương về gia đình, quê hương, đất nước qua ảnh hình kí ức – bếp lửa thân thuộc, bình dị mà diệu kì. Biểu điểm của phần này: Điểm 11-12: Kĩ năng phân tích tốt.Làm nổi bật được các ý a, b, c. Bài làm mạch lạc , cảm xúc, giàu chất văn. Bài làm có thể còn mắc vài lỗi diễn đạt. Điểm 9-10: Kĩ năng phân tích tương đối tốt. Chứng minh tương đối rõ các ý a, b, c. Bài tương đối mạch lạc, cảm xúc, có ý thức viết câu văn có hình ảnh. Còn vài lỗi điễn đạt không cơ bản. Điểm 7-8: Có kĩ năng phân tích. Đáp ứng các ý a, b, c. Bài làm suôn, dễ theo dõi, hành văn sáng sủa. Còn vài lỗi diễn đạt không cơ bản. Điểm 5-6: Đáp ứng các nội dung a, b nhưng bài làm còn lúng túng trong phương pháp. Hành văn được. Còn vài lỗi diễn đạt không cơ bản. Hoặc phân tích được bài thơ nhưng chưa quan tâm đến nhận định. Hành văn được. Còn vài lỗi diễn đạt không cơ bản. Điểm 3-4: Có hiểu nội dung của đề. Nhưng thiếu kiến thức và kĩ năng phân tích còn thấp. Điểm 1-2: Chưa thật sự hiểu nhận định và bài thơ. Bố cục lủng củng. Sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc chưa làm được gì. Lưu ý các thầy cô giám khảo: Ưu tiên phát hiện và trân trọng những bài làm đạt cả hai (hoặc chỉ một) mặt sau: + Ý tưởng có nét riêng độc đáo, sâu sắc, sáng tạo. + Hành văn có nét riêng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh. Điểm của bài thi là tổng điểm các câu trong bài thi, phần lẻ được tính đến 0,25 điểm theo thang 20 điểm. ……………Hết …………… . PHÒNG GD& ĐT HUYỆN PHÚ NINH ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI VÒNG 2 MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2008-20 09 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 ( 3 điểm) “ Ngày ngày mặt. của đề. Nhưng thi u kiến thức và kĩ năng phân tích còn thấp. Điểm 1-2: Chưa thật sự hiểu nhận định và bài thơ. Bố cục lủng củng. Sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Hết…………… PHÒNG GD& ĐT HUYỆN PHÚ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT VÒNG 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2008 - 20 09 Câu 1 ( 3 điểm): Đây là câu kiểm tra cả kiến thức tiếng Việt và Văn học mà trước hết