Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
109,1 KB
Nội dung
as-when-while Cả ba từ này đều dùng để nói về những sự việc, hành động, tình huống đang diễn ra cùng một thời điểm. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt trong vị trí và cách sử dụng. Hành động "nền" - Cả ba từ này đều dùng để nói về một hành động "nền", là hành động đang diễn ra (trong hiện tại hoặc quá khứ) thì có một hành động khác cũng xảy ra. Lưu ý ta thường dùng thì tiếp diễn đối với những hành động trong thời gian kéo dài. - Mệnh đề As diễn đạt phần thông tin ít quan trọng hơn, và thường đứng đầu câu. Ví dụ: As I was driving to work, I saw him walking down the street. Khi đang lái xe đến chỗ làm tôi thấy ông ấy bước xuống đường. - Mệnh đề When và While có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu Ví dụ: I was having a bath when the telephone rang. Tôi đang tắm thì chuông điện thoại reo lên. While they were having a nap, somebody broke into the house. Trong lúc họ đang ngủ trưa thì có kẻ nào đó đã đột nhập vào ngôi nhà. Các hành động, sự kiện kéo dài, diễn ra đồng thời - While thường dùng để diễn tả hai hành động kéo dài, xảy ra cùng một thời điểm và ta có thể dùng thì tiếp diễn hoặc đơn giản Ví dụ: While he was watching TV, I was working. Trong lúc anh ấy xem truyền hình thì tôi đang làm việc. He slept while I cooked supper. Anh ấy ngủ trong lúc tôi nấu bữa khuya. - As đề cập đến hai tình huống tiến triển và thay đổi cùng nhau. Ta thường sử dụng thời đơn giản của động từ Ví dụ: As I get older, I get more optimistic. Khi tôi lớn hơn tôi trở nên lạc quan hơn. As he came into the room, all rose to their feet. Khi anh ấy bước vào phòng, tất cả mọi người đứng dậy. - When đề cập đến tuổi tác và các giai đoạn của cuộc sống Ví dụ: His parents died when he was ten. Ba mẹ anh ấy qua đời lúc anh lên mười. Các hành động ngắn diễn ra đồng thờ i - Khi nói về hai hành động diễn ra đồng thời trong một thời gian ngắn, chúng ta thường sử dụng As và When Ví dụ: As I opened my eyes, I saw a strange sight. Khi mở mắt ra, tôi đã trong thấy một cảnh tượng lạ lùng. Mệnh đề giản lược Ta có thể bỏ chủ ngữ và -be sau when và while trong các mệnh đề giản lược Ví dụ: Start when ready. (= Start when you are ready) Hãy bắt đầu khi sẵn sàng. Mệnh đề quan hệ xác định và không xác định 1. Defining Relative Clauses (Mệnh đề quan hệ xác định) Mệnh đề quan hệ xác định được dùng để bổ nghĩa cho danh từ đi trước nó, tức là làm chức năng định ngữ (không thể bỏ được). Chúng xác định người, vật, sự việc đang được nói đến là ai, cái nào, điều nào…Mệnh đề quan hệ luôn đứng ngay sau danh từ mà nó bổ nghĩa. - We ‘re looking for someone who we can tell the truth. - These are the children that I looked after last summer. Chú ý: - Dấu phẩy không được dùng trong mệnh đề quan hệ xác định. - Không thể bỏ được mệnh đề quan hệ trong câu vì như thế làm nghĩa của câu không đủ, không rõ ràng. - Đại từ quan hệ trong mệnh đề quan hệ xác định đóng vai trò là tân ngữ có thể lược bỏ. Ex: The house (which) I am going to buy is not large. 2. Non-defining Relative Clauses (Mệnh đề quan hệ không xác định) Mệnh đề quan hệ không xác định được dùng để bổ nghĩa cho 1 danh từ hoặc mệnh đề được đề cập đến ở trước trong câu. Nó bổ sung thêm thông tin thêm về người, về sự vật, một hiện tượng đang được nói đến. Mệnh đề quan hệ luôn đứng ngay sau danh từ, mệnh đề mà nó bổ nghĩa. Mệnh đề quan hệ không xác định không phải là thành phần cốt yếu của câu và có thể loại bỏ mà không ảnh hưởng gì đến câu. Khác với mệnh đề quan hệ xác định, mệnh đề quan hệ không xác định được phân cách bằng dấu phẩy và không thể bỏ đại từ quan hệ. Ex:. - That car, which I bought ten years ago, is still good. - She passed the examination, which makes me surprised. Chú ý: - That không được dùng trong mệnh đề quan hệ xác định. - Đại từ quan hệ đóng vai trò làm tân ngữ trong mệnh đề quan hệ thì không bỏ được Ex: His proposal, which the committee is considering, is related to exams system. Trạng từ liên kết Trạng từ liên kết là những trạng từ dùng để nối những ý tưởng, những mệnh đề trong một đoạn văn. Có rất nhiều trạng từ liên kết trong tiếng Anh, có những trạng từ thường được sử dụng trong các văn bản có tính chất trang trọng, một số trạng từ khác thì được sử dụng trong văn nói, ít trang trọng hơn. Dưới đây là một vài trạng từ liên kết thường gặp: Yet / but still: Hai trạng từ này được dùng để nối những ý trái ngược nhau. But still là trạng từ sử dụng nhiều trong văn nói, ít trang trọng còn yet mang tính trang trọng hơn. Xem các ví dụ dưới đây, chú ý sự khác nhau về ý nghĩa và cách sử dụng khi chúng được sử dụng như một trạng từ (bổ sung thông tin cho động từ) và khi chúng được sử dụng như một trạng từ liên kết (nối hai ý trái ngược nhau): • Haven’t you finished that work yet? Come on. Get a move on!(Bạn chưa hoàn thành công việc đó à? Tiếp tục đi. Hãy xúc tiến nhanh lên!) • I have yet / still to see an English orchird as beautiful as those in the rain forests of Brazil.(Tôi chưa từng thấy một bông hoa lan nào ở nước Anh đẹp như những bông hoa trong khu rừng nhiệt đới ở Brazil này.) • I’ve cautioned him three times already for arriving late for work. But he still turned up ten minutes late again this morning.(Tôi đã cảnh cáo anh ta ba lần vì đi làm muộn. Nhưng sáng nay anh ta vẫn đi làm muộn 10 phút.) • He claims he is a vegetarian, yet he eats everything my mother puts in front of him.(Hắn ta nói rằng hắn ta là một người ăn kiêng, nhưng hắn ta ăn tất cả những gì mẹ tôi đặt trước mặt hắn.) Lưu ý: Yet với tư cách là một trạng từ liên kết chỉ có thể đứng trước mệnh đề. Still có thể đứng trước hoặc ngay sau chủ ngữ: but he still / but still he As well / too: Hai trạng từ này được dùng như là những trạng từ liên kết với ý nghĩa làcũng, thêm vào đó là, và chúng đều được sử dụng chủ yếu trong các văn bản có tính trang trọng. Xem các ví dụ dưới đây để phân biệt as well, too đóng vai trò là một trạng từ bổ nghĩa cho tính từ hoặc bổ sung thông tin cho động từ với as well, too với tư cách là trạng từ liên kết. • This T-shirt is too small for me. I need a larger size.(Chiếc áo phông này nhỏ quá. Tôi muốn một chiếc cỡ lớn hơn.) • I certainly can’t play the piano as well as she does. Katerina is good enough to be a concert pianist. I play quite well, but not as well.(Chắc chắn tôi không thể chơi pianô hay như cô ấy được. Katerina đủ khả năng để được chơi trong dàn nhạc. Tôi chơi cũng được nhưng không bằng cô ấy.) • My birthday’s on the sixth of June. ~ That’s funny. My birthday’s on the sixth of Junetoo / as well. (Sinh nhật của tôi là ngày 6 tháng 6. ~ Thật thú vị. Sinh nhật của tôi cũng là ngày 6 tháng 6.) • We’re all going to Cornwall for our holidays this year. Oh, and Jeremy’s coming as well / too.(Tất cả chúng ta sẽ đi tới Cornwall trong kì nghỉ hè năm nay. Ồ, và cả Jeremy cũng đang tới kìa.) Lưu ý: Too, as well với tư cách là trạng từ liên kết thường được đặt ở cuối mệnh đề, mặc dù vậy trong một số trường hợp ngoại lệ too có thể đứng ngay sau chủ ngữ, xem ví dụ sau: • You like Beethoven. I too am fond of his music.(Bạn thích Beethoven. Tôi cũng thích những bản nhạc của ông ấy.) However / nevertheless: Với tư cách là những trạng từ liên kết, however và neverthelessđược dùng để nhấn mạnh sự đối lập, và có thể sẽ làm người đọc, người nghe phải sửng sốt. Xem các ví dụ sau đây: • It is clear that prices have been rising steadily throughout this year. It is, however / nevertheless, unlikely that they will continue to rise as quickly next year.(Rõ ràng là giá cả đang tăng lên rất nhanh từ đầu năm nay. Tuy nhiên, không chắc chắn là giá cả sẽ tiếp tục tăng nhanh trong năm sau.) • The politician was confident of success. His advisers were not so certain, however.(Nhà chính trị gia rất tự tin vào thành công của ông ta. Tuy nhiên những nhà cố vấn của ông lại tỏ ra không chắc chắn lắm.) • He always remains cheerful. But his life has been beset by constant illness,nevertheless.(Anh ấy vẫn luôn luôn vui vẻ. Mặc dù cuộc sống của anh ấy luôn luôn bị bệnh tật vây quanh.) Lưu ý: However, nevertheless là những trạng từ có tính chất trang trọng hơn và có thể đứng trước, sau hoặc giữa mệnh đề. Whereas / while: là những liên từ dùng để nối những ý đối lập nhau trong những văn cảnh có tính chất trang trọng. Chúng có thể đúng ở đầu mệnh đề, xem các ví dụ sau đây: • It rains quite a lot in England in the summer months whereas rain in Spain in the summer is a rare occurrence.(Trong những tháng hè, trời mưa rất nhiều ở Anh, tuy nhiên mùa hè ở Tây Ban Nha rất hiếm khi có mưa.) While, I don’t mind you having the occational glass of wine, drinking too much is not in order.(Em sẽ không thấy phiền nếu thỉnh thoảng anh uống một cốc rượu nhưng uống quá nhiều là không thể chấp nhận được.) Cũng với ý nghĩa và cách sử dụng như vậy, trong những văn cảnh có tính chất ít trang trọng hơn, người ta còn sử dụng cụm từ: on the other hand. Xem ví dụ sau: Perharps we should spend the whole week under canvas. On the other hand, it may rain a lot and then we could return home earlier.(Có lẽ chúng tôi sẽ dành cả tuần ở trong lều. Tuy nhiên, có lẽ trời sẽ mưa nhiều và sau đó chúng tôi có thể phải về nhà sớm.) Tính từ ghép Những tính từ kép bao gồm một tính từ phân từ. Cấu trúc chung là: Adv + -ed participle: They are well-behaved children. Adv + -ing participle: China’s economic boom is generating a fast-growing market at home. (Bùng nổ kinh tế của Trung Quốc là tạo ra một thị trường đang phát triển nhanh chóng tại nhà.) Adj + -ed participle: She seems to live on ready-made frozen meals (Cô dường như sống phụ thuộc vào các bữa ăn đông lạnh làm sẵn) Adj + -ing participle: He’s the longest-serving employee in the company. (Ông là nhân viên phục vụ lâu nhất trong công ty.) N + -ed perticiple: The public square was free-lined N + -ing participle: I hope it will be a money-making enterprise. (Tôi hy vọng nó sẽ là một doanh nghiệp làm tiền) -ed particple + participle (từ 2 động từ): Did it really happen, or was it a made-up story? Chúng ta chỉ có thể sử dụng một số tính từ phân từ trong tính từ kép. ví dụ, chúng ta không thể nói: “… behaved children” hoặc “…a making enterprise” vì ý nghĩa không đầy đủ khi không có các trạng từ hoặc danh từ. Các cụm ghép khác như này bao gồm brick-built (xây dựng bằng gạch), easy-going (dễ tính), peace keeping (gìn giữ hòa bình), long-lasting (lâu dài), good-looking (đẹp trai, dễ nhìn), home-made (sản xuất tại nhà, hair-raising (dựng tóc gáy), far-reaching (tiến xa), well-resourced (có nguồn lực tốt), sweet-smelling (mùi ngọt), strange-sounding (nghe lạ), soft-spoken (giọng nói nhẹ nhàng), souring-tasting (vị chua), nerve-wracking (căng thẵng thần kinh) Chú ý rằng nhiều tính từ kép khác không bao gồm các tính từ phân từ: Ex: The problem is short-term It was just a small-case project. Adj + N + Ed: có Grey-haired, one-eyed, strong-minded, slow-witted (chậm hiểu), low-spirited, good-tempered, kind- hearted, right-angled. Adj + PP: có ý nghĩa thụ động Full-grown (phát triển đầy đủ), ready-made, low-paid, long-lost, free-born. Adv + PP: có ý nghĩa thụ động Well-behaved, ill-advised (lời khuyên không tốt, xúi bậy ý), well-known, so-called. N + PP: có ý nghĩa thụ động Wind-blown, silver-plated, home-made, tongue-tied (đớ lưỡi), mas-produced, air-conditioned, panic- striken: hoảng sợ. Adj + V-ing: có ý nghĩa chủ động Close-fitting (bó sát), good-looking. Adv + V-ing: có ý nghĩa chủ động Off-putting (nhô ra), far-reaching (ở xa), long-lasting (lâu dài), hard-working. N + V-ing: có ý nghĩa chủ động Heart-breaking (cảm động), top-ranking (xếp hàng đầu), record-breaking (phá kỉ lục), face-saving (gỡ thể diện), man-eating. Adj – Adj: North-west, blue-black, dead-tired, accident-prone (dễ bị tai nạn), world-famous, world-wide, duty-free (miễn thuế), brand-new, knee-deep, top-secret, top-most (cao nhất), nut-brown, sky-blue, nuclear-free. Adj – N: deep-sea (dưới biển sâu), full-length (toàn thân), red-carpet (thảm đỏ, long trọng), all-star (toàn là ngôi sao), half-price (hạ nửa giá), last-minute, long-range (tầm xa), second-hand, present-day (hiện đại). Trường hợp đặc biệt: Run-down: kiệt sức, cast-off: bị vứt bỏ, stuck-up: tự phụ, kiêu kì, burnt-up: bị cháy rụi, worn-out: mòn, kiệt sức Hard-up: cạn tiền, audio-visual: thính thị, so-so: không tốt lắm, all-out: hết sức, well-off: khá giả, cross-country, off-beat: khác thường, dead-ahead: thẳng phía trước Hit and mis: khi trúng khi trật, hit or miss: ngẫu nhiên, touch and go: không chắc chắn, free and easy: thoải mái, life and dead: sinh tử, tối quan trọng day-to-day: hằng ngày, down-to-earth: thực tế, out-of-work, out-of-the-way: hẻo lánh arty-crafty: về mỹ thuật, la-di-da: hào nhoáng, criss-cross: chằng chịt, laissez-faire: tự do, per capita: tính theo đầu người. How to use prefer + to inf. and prefer + V.ing. Is there any difference between them?” Về mặt ngữ pháp, không có sự khác nhau đáng kể giữa 2 cấu trúc này. Tuy nhiên về mặt ý nghĩa là lại có một chút. Khi muốn nói đến những hành động, sự việc nói chung thì người ta có xu hướng sử dụng prefer + V.ing, khi muốn nói đến một hành động, sự việc cụ thể hoặc trong một hoàn cảnh nhất định thì người ta có xu hướng dùng prefer + to inf. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tham khảo ví dụ: • I prefer swimming to jogging. Tôi thích bơi lội hơn là đi bộ. (Nói chung là để tập thể dục thì tôi thích đi bơi hơn là đi bộ, vì đi bơi mát mẻ hơn chứ đi bộ thì nóng nực lắm!) • I’m feeling a bit tired so I prefer to take a cab rather than walk. (Bình thường thì tôi thích đi bộ về nhà hơn vì nhà tôi cũng gần đây thôi nhưng do tôi đang hơi mệt nên tôi thích đi taxi về nhà hơn là đi bộ.) Sự khác nhau trong cách dùng từ Earth, Land, Soil, Ground The surface of the world, when compared with the sea, is called the land, but when compared with the sky or space it is called earth or the Earth: After a week at sea, the sailors saw land. After a week in space, the spacecraft returned to earth. An area considered as property is a piece of land: the high price of land in London The substance in which plants grow is the soil or earth: a tub filled with soil/earth, or (when we think of it as having an area) ground a small piece of ground where I could plant a few potatoes But when we are talking about large areas used for farming, we say land: There is good land here for growing corn. The surface we walk on is called the ground, but when this is inside a building, it is the floor: The horse fell to the ground. The plate fell to the floor. PHÂN BIỆT "BE GOING TO + V" VÀ " BE + Ving" Cùng với thì tương lai gần (be going to) và tương lai đơn (will + V), thì hiện tại tiếp diễn (be V-ing) sẽ làm phức tạp thêm cách phân biệt giữa chúng, dưới đây là cách phân biệt giữa 3 cách dùng này: 1) Will + V: chỉ lời hứa, việc không có chuẩn bị trước Ví dụ: A - My car is broken down ! B - Don't worry ! I will repair it for you. > Giải thích: vì B không hề biết trước A có xe hư nên không có chuẩn bị gì mà chỉ đột xuất nên ta dùng tương lai đơn. 2) Be + going to + V (nguyên mẫu): Chỉ một hành động đã có ý định làm hoặc một dự đoán. Ví dụ Oh, your language is ready now. What time are you going to leave? Look at those dark clouds! - Yes, it is going to rain soon. 3) Be + V-ing: Chỉ hành động đã chuẩn bị kế hoạch sẵn, thường có thời gian cụ thể hoặc một kế hoạch lớn, quan trọng đã quyết định làm thường có thời gian xác định Ví dụ: We are having a party next sunday. Would you like to come? > Giải thích: đã mời người ta thì chuyện đó phải đã được chuẩn bị hết rồi. 4) Be + V-ing vs. Be going to + V: Be + V-ing: chắc hơn, dấu hiệu có thời gian cụ thể, có lời mời (would you like ), chuyện quan trọng ( đám cưới, xây nhà, mua xe ) Ví dụ: I am having my house built next week. (tuần tới tôi sẽ xây nhà) Chú ý: WILL còn được sử dụng để chỉ sự dự đoán trong mệnh đề đi sau các động từ : think, know, be sure hoặc một dự đoán mà tự người nói nghĩ ra chứ trong bài không kể ra dấu hiệu. Đây chính là chỗ khó khi chúng ta phân biệt dự đoán nào là dùng WILL, dự đoán nào dùng BE GOING TO. Ví dụ: Don' worry about that. I am sure you will find it. (có am sure => dùng will) Why don't you try on this dress? It will be nice on you. (đoán thôi mà không có nói gì về dấu hiệu ), so sánh với câu ví dụ: Look at those dark clouds! (nhìn mây đen kìa! ) - Yes, it is going to rain soon (ừ, trời sắp mưa rồi) Thống nhất thuật ngữ tiếng Anh trong bảng điểm và bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng Trước hết, chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm (hai cách phân loại, xếp loại): kết quả học tập (bảng điểm) và hạng (xếp loại) tốt nghiệp (ghi trên bằng tốt nghiệp). Đối với kết quả học tập, bậc cao đẳng, đại học đã được quy định như sau: A (8,5 - 10) Giỏi – Excellent B (7,0 - 8,4) Khá – Good C (5,5 - 6,9) Trung bình – Average D (4,0 - 5,4) Trung bình yếu – Below Average F (dưới 4,0) Poor/ Weak Trong khi đó hạng tốt nghiệp được quy định như sau: a) Loại xuất sắc – High Distinction b) Loại giỏi – Distinction c) Loại khá – Credit d) Loại trung bình – Pass (Trung bình khá – Strong Pass) su khac nhau giua : historic & historical; economic & economical; electric & electrical??? Historic hay Historical a. Historic - (adj) nổi tiếng, quan trọng trong lịch sử The historic spot on which the early English settlers landed in North America (Một địa điểm lịch sử quan trọng ở Bắc Mĩ mà những người nhập cư người Anh đã đặt chân tới.) - (adj) mang tính lịch sử. historic times (thời kì lịch sử) b. Historical - (adj) thuộc về lịch sử, có liên quan tới lịch sử Historical reseach, historical magazine (Nghiên cứu lịch sử, tạp chí lịch sử) - (adj) có thật trong lịch sử Historical people, historical events (Những nhân vật lịch sử, những sự kiện lịch sử) economic & economical - economic: thuộc về kinh tế, có tính chất kinh tế - economical: có tính tiết kiệm electric & electrical -Electri là adj,dùng để chỉ các thiết bị dùng điện nói chung,có liên quan tới điện(có thiết bị bán dẫn,dẫn điện,chẳng hạn như dây điện).Eg:electric appliances:dụng cụ điện gia đình. -Electric cũng là Adj,nhưng dùng để chỉ các đồ dùng mang điện,được cung cấp năng lượng bởi điện,nhưng KHÔNG có hệ thống bán dẫn,dẫn điện(transistor). electric razor:một cái cạo râu điện,an electric guitar:một cái ghita điện(cả hai thứ này đều không có dây dẫn điện mà đều được sạc) Phân biệt các từ Say, Speak, Tell, Talk SAY: Là động từ có tân ngữ, có nghĩa là” nói ra, nói rằng ”, chú trọng nội dung được nói ra. Thí dụ: • Please say it again in English. (Làm ơn nói lại bằng tiếng Anh). • They say that he is very ill. (Họ nói rằng cậu ấy ốm nặng). SPEAK: Có nghĩa là “ nói ra lời, phát biểu ”, chú trọng mở miệng, nói ra lời. Thường dùng làm động từ không có tân ngữ. Khi có tân ngữ thì chỉ là một số ít từ chỉ thứ tiếng” truth ” ( sự thật ). Thí dụ: • He is going to speak at the meeting. (Anh ấy sẽ phát biểu trong cuộc mít tinh). • I speak Chinese. I don’t speak Japanese. (Tôi nói tiếng Trung Quốc. Tôi không nói tiếng Nhật Bản). Khi muốn “ nói với ai ” thì dùng speak to sb hay speak with sb. Thí dụ: • She is speaking to our teacher. (Cô ấy đang nói chuyện với thày giáo của chúng ta). TELL: [...]... sth (cho ai biết về điều gì) Thí dụ: • The teacher is telling the class an interesting story (Thầy giáo đang kể cho lớp nghe một câu chuyện thú vị) • Please tell him to come to the blackboard (Làm ơn bảo cậu ấy lên bảng đen) • We tell him about the bad news (Chúng tôi nói cho anh ta nghe về tin xấu đó) TALK: Có nghĩa là”trao đổi, chuyện trò”, có nghĩa gần như speak, chú trọng động tác “nói’ Thường gặp... với ai) Thí dụ: · What are they talking about? (Họ đang nói về chuyện gì thế?) · He and his classmates often talk to eachother in English (Cậu ấy và các bạn cùng lớp thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh) . tưởng, những mệnh đề trong một đoạn văn. Có rất nhiều trạng từ liên kết trong tiếng Anh, có những trạng từ thường được sử dụng trong các văn bản có tính chất trang trọng, một số trạng từ khác thì. rồi) Thống nhất thuật ngữ tiếng Anh trong bảng điểm và bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng Trước hết, chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm (hai cách phân loại, xếp loại): kết quả học tập (bảng điểm) và. dùng làm động từ không có tân ngữ. Khi có tân ngữ thì chỉ là một số ít từ chỉ thứ tiếng truth ” ( sự thật ). Thí dụ: • He is going to speak at the meeting. (Anh ấy sẽ phát biểu trong cuộc