Bài 5: Hãy tính độ cao tính từ đáy bình của cột chất lỏng trong các ống đo áp.. Bài 2: Nước từ trong ống phun ra khí quyển như trên hình.. Bài 3: Nước từ đường ống nằm ngang phun ra
Trang 1Bài 1:
Bình chứa không khí và nước ở 20oC. Áp suất tuyệt đối ở A là 98kPa, tính áp suất tuyệt đối
ở B.
Bài 2:
Bình ở 20oC. Áp suất khí quyển là 101.03kPa. Áp suất tuyệt đối ở đáy bình bằng 231.3kPa. Cho dầu SAE 30 (0.85), thủy ngân (13.6). Tính tỉ khối của dầu olive.
Bài 3:
Bình bên trái hở. Bình bên phải kín. Tính cột áp ở A và B dưới dạng: Pa và mét nước.
Trang 2
Tính áp suất ở A, B, C, D. Biết khe giữa A và B hở ra khí quyển.
Bài 5:
Hãy tính độ cao (tính từ đáy bình) của cột chất lỏng trong các ống đo áp. Các ống đo áp hở
ra khí quyển.
Bài 6:
Bình kín. Áp suất khí trong bình bằng 30 kPa. Tính chiều cao y của cột thủy ngân trong ống
đo áp. Biết ống đo áp hở ra khí quyển.
Trang 3
Tính áp suất ở điểm A. Biết đầu ống bên phải hở ra khí quyển.
Bài 8:
Hãy tính độ lớn và vị trí của áp lực lên van.
Bài 9:
Van AB hình tròn. Hãy tính độ lớn và vị trí của áp lực lên van.
Trang 4
Van AB hình chữ nhật ngăn nước, bề rộng (chiều vuông góc mặt giấy) bằng ½ chiều cao AB. Tính lực P cần để mở van. Cho 1 ft = 0.305 m.
Bài 11:
Van AB hình chữ nhật ngăn nước. Đáy bằng ½ AB. h= 6ft. Hãy tính áp lực do nước tác dụng lên van và phản lực ở gờ B. Cho 1 ft = 0.305 m.
Bài 12:
Hãy tính độ lớn và vị trí của áp lực do nước biển lên van ABC hình tam giác.
Trang 5
Van AB hình chữ nhật, bề rộng bằng 1.5m. Bên trái lài nước, bên phải là Glycerine. Tính áp lực tổng lên van.
Bài 14:
Bờ kênh AB có dạng ¼ mặt trụ tròn, dài 40m. Hãy tính độ lớn áp lực tổng cộng và vị trí áp lực tổng tác dụng lên bề mặt thành kênh.
Trang 6Hãy tính moment tổng do áp lực dầu quanh điểm C cho 1m chiều rộng của vật rắn ABC.
Bài 18:
Mặt ABC hình nón. Tính áp lực lên mặt ABC.
Bài 19:
Hãy tính áp lực lên 1m chiều rộng van ABC (bản lề ở O). Lực F bằng bao nhiêu để có thể mở
van?
Bài 20:
Vật hình trụ tròn cân bằng trên mặt nước như trên hình. Hãy tính trọng lượng của vật.
Trang 7
Bài 1:
Lưu lượng nước: 150 l/s, lưu lượng dầu (0.8): 30 l/s. Xem các chất lỏng là không nén được, hỗn hợp đi ra ở ống C có đường kính D=30cm. Tìm vận tốc và khối lượng riêng hỗn hợp ở C.
Bài 2:
Tính vận tốc V2, biết V1=5m/s, h=const.
Bài 3:
Lưu lượng nước: 100N/s. Lưu lượng xăng (0.69): 52N/s. Xác định chiều dòng khí (vào hay ra) và tính lưu lượng khí. Xem các lưu chất là không nén được.
Trang 8
Ống có đường kính D1 lồng vào bên trong ống có đường kính D2. Nước từ ống D1 có vận tốc
U1 trộn với nước trong ống D2 có vận tốc U2. Sau khi nhập lại, vận tốc nước trung bình bằng
Uo=50mm/s, hãy tính umax.
Bài 6:
Dòng khí thổi đến bề mặt với vận tốc đều Uo. Sau đó, dòng khí phát triển thành lớp biên với
bề dày 𝛿 và phân bố vận tốc như trên hình. Hãy tính lưu lượng Q của phần dòng khí ra khỏi lớp biên. Chiều rộng (chiều vuông góc giấy) của dòng khí bằng b.
Trang 9Nước đổ xuống từ bờ tràn với phân bố vận tốc u=Uo(y/h)1/7.
Với Uo=1.4m/s, h=3m, bề rộng bờ tràn là 7m, hãy tính lưu lượng Q và thời gian để 105 m3 nước chảy qua bờ tràn.
Bài 8:
Chất lỏng chảy trong ống tròn với phân bố vận tốc u=B/μ (ro2‐r2), với μ là độ nhớt và ro là bán kính ống. Hãy tính lưu lượng khối lượng và vận tốc max trong ống.
Bài 9:
Hầm gió có các ống hút không khí ra dọc theo khu vực thử để hạn chế sự phát triển của lớp biên. Tổng cộng có 800 lỗ hút đường kính 7mm với vận tốc qua lỗ là Vs=10m/s. V1=46m/s. Hãy tính V0, V2, và Vf.
Trang 10
Bài 1:
Nước từ bình hở được dẫn ra khí quyển bằng ống si‐phông. v là vận tốc trung bình trong ống. Mất năng từ 1‐2 là 2v2/2g, từ 2‐3 là 3v2/2g. Tính lưu lượng trong ống và áp suất dư ở
2.
Bài 2:
Nước từ trong ống phun ra khí quyển như trên hình. Bỏ qua mọi mất năng, tính chiều cao h của tia nước.
Bài 3:
Nước từ đường ống nằm ngang phun ra khí quyển như trên hình. Cho đường kính D1, D2 và
áp suất p1 trong ống với các giá trị trên hình. Bỏ qua mọi mất mát năng lượng, tính v2.
Trang 11
Bài 4:
Nước từ bể chứa được dẫn ra khí quyển bằng ống tròn. Tổng tổn thất năng lượng trên hệ thống là 11.58m, hãy tính chiều cao z.
Bài 5:
Nước chảy trong ống co hẹp, nghiêng. Hai ống đo áp hở được gắn lên thành ống. Xem dòng
Trang 12
Bài 7:
Tia nước phun từ đường ống ra khí quyển. Vận tốc ở điểm cực đại A là 18m/s. Bỏ qua mọi mất năng, hãy tính áp suất ở B.
Bài 8:
Nước chảy trong đường ống co hẹp, nghiêng như trên hình. Ống đo áp kín được gắn và ống.
Trang 13
Nước chảy qua đập tràn. Bề rộng đập bằng 5m. Hãy tính v1 và v2.
Bài 10:
Nước từ ống phun ra khi quyển. Lưu lượng nước là 15kg/s. Áp suất dư ở 1 là 150kPa. Hãy tính mất năng từ 1 đến 2.
Bài 11:
Nước từ bình kín phun ra khí quyển. Áp suất tuyệt đối của khí trong bình bằng 75 kPa. Hãy tính vận tốc ở A, biết mất năng ở vòi là 0.1m và áp suất khí quyển là 101.31kPa.
Trang 14
Nước từ bể phun ra khí quyển qua ống và vòi. Gọi v1 là vận tốc trong ống, v2 là vận tốc ở vòi. Tổn thất năng lượng trong ống là 5v12/2g, ở vòi là 0.05v22/2g. H=8m. Hãy tính lưu lượng và
áp suất ở A.
Bài 13:
Nước phun từ bể chứa ra khí quyển qua vòi. Ống Pito được đặt ở miệng vòi. H=6m,
h=5.75m. Hãy tính tổn thất năng lượng ở vòi. Bỏ qua tốn thất năng lượng trong ống Pito.
Bài 14:
Nước chảy giữa hai bể chứa hở. Lưu lượng là 16 l/s. Tính tổn thất cột áp trong ống.
Trang 15
Dòng khí thổi trong ống với hai ống đo áp được gắn như trên hình. Trọng lượng riêng không khí là 12N/m3. Chất lỏng trong ống đo áp có tỉ trọng bằng 0.827. Hãy tính lưu lượng khí trong ống. Bỏ qua mọi tổn thất năng lượng.
Bài 16:
Nước chảy trong ống Ventury nằm ngang. Ngay đoạn co hẹp, ống nhỏ được nối với bể nước bên dưới. Cho D1=5cm, D2=10cm, h=20cm. Hãy tính lưu lượng Q trong ống để mực nước trong bể vừa dâng lên đến độ cao h trong ống thẳng đứng.
Trang 16Bài 1:
Tia nước từ ống tròn phun thẳng góc với tường. Trọng lượng của khối rắn là 6N. Hãy tính lưu lượng Q để làm ngã tường.
Bài 2:
Nước từ ống phun qua vòi ra khí quyển và thẳng góc với tấm phẳng. Lực F bằng 12 N cần để giữ tấm phẳng đứng yên. Bỏ qua mất năng, hãy tính lưu lượng tia nước và áp suất p trong ống.
Bài 3:
Nước từ bình trên bàn phun ra khí quyển qua hai vòi. Bỏ qua ma sát giữa bình và mặt bàn. Hãy tính lực F cần để giữ bình đứng yên. Biết mực nước trong bình không đổi.
Trang 17
Tia nước phun vuông góc với tấm phẳng. Một phần tia nước đi xuyên qua lỗ trên tấm phẳng, một phần trượt không ma sát trên bề mặt tấm.Tính lực cần để giữ tấm rắn đứng yên.
Bài 5:
Nước từ trong ống phun ra khí quyển qua hai miệng vòi như trên hình. Bỏ qua mất mát năng lượng. Tính lực tác dụng lên vòi theo phương đứng và phương ngang.
Bài 6:
Nước từ trong vòi phun ra khí quyển qua vòi cong đứng. Tính lực tác dụng lên vòi theo phương đứng và phương ngang.
Trang 18
Nước chảy trong hai đoạn ống giao nhau như trên hình. Các ống đều có đường kính bằng 1m. Tính lực tác dụng lên đoạn giao nhau theo hai phương x và y.
Bài 8:
Nước chảy trong ống thẳng đứng rồi phun ra khí quyển qua ống nằm ngang. D1=27cm,
D2=13cm. Lưu lượng nước bằng 15.14m3/phút. Áp kế p1 chỉ 194kPa. Tính moment cần để giữ đầu ống ở điểm B.
Bài 9:
Nước từ bồn phun ra khí quyển qua vòi. Đường kính vòi bằng 5cm. Bỏ qua mất năng và ma sát giữa mặt dưới đáy bồn và mặt đất. h=1m. Hãy tính lực tác dụng lên bồn chứa.
Trang 19
Tia nước phun thẳng đứng đỡ vật nặng như trên hình. Tổng trọng lượng W của vật và tấm lót bằng 700N. Hãy tính vận tốc của tia nước. Biết đường kính tia nước bằng 5 cm.
Bài 11:
Nước từ bể chứa phun ra khí quyển và được van hướng dòng như trên hình. Bỏ qua mọi ma sát. Hãy tính lực căng dây cáp.
Bài 12:
Đoạn cong nối ống nằm ngang. Cho p1=350kPa, p2=120kPa, D1=25cm, V1=2.2m/s, D2=8cm. Hãy tính lực theo phương ngang tác dụng lên đoạn cong.
Trang 20Bài 1:
Dầu (0.9) với hệ số nhớt động học bằng 0.0002m2/s chảy trong ống tròn.
Xem dòng dầu chảy tầng, a) bằng cách tính mất năng giữa hai mặt cắt 1 và 2, chứng tỏ rằng dòng dầu chảy lên, b) tính lưu lượng trong ống, d) tính vận tốc và số Reynolds.
Bài 2:
Lưu lượng nước trong ống A là 3ml/s. Nếu muốn dòng trong ống C ở chế độ chảy tầng với
số Reynolds bằng 500, lưu lượng nước trong ống B bằng bao nhiêu?
Bài 3:
Lưu lượng nước Q là 5 l/s. Áp suất tại 1, 2, 3 lần lượt là 12.5kPa, 11.5kPa, và 10.3kPa. Hãy tính mất năng giữa các mặt cắt 1‐ 2 và 1‐3.
Trang 21
Chất lỏng có tỉ khối bằng 0.917, độ nhớt động lực học bằng 0.19Pas. Xác định chiều dòng chảy và lưu lượng trong ống. Xem dòng chảy tầng.
Bài 5:
Nước chảy trong đoạn ống thẳng nằm ngang. Hai ống đo áp hở được bố trí như trên hình. Tính lưu lượng nước trong ống, biết độ nhám ống là 0.0442mm. Lấy độ nhớt nước bằng 1.14x10‐5m2/s.
Bài 6:
Trang 22
Bài 7:
Ống sắt có độ nhám bằng 0.046mm, đường kính bằng 200 mm. Tổn thất cục bộ lối vào bằng 0.05 và ở mỗi chỗ cong bằng 0.4. Hãy tính lưu lượng trong ống. Cho nước có độ nhớt bằng 0.113x 10‐4 m2/s và khối lượng riêng bằng 999 kg/m3.
Bài 8:
Ỗng dẫn nước từ hồ trên xuống hồ dưới. Tổng chiều dài L của ống bằng 7km, đường kính d=50cm, ống nhẵn, chênh lệch mực nước hai hồ là 98m. Bỏ qua tổn thất cục bộ. Hãy tính lưu lượng.
Bài 9:
Xăng (0.719) chảy trong ống có độ nhám bằng 0.5mm và phun ra khí quyển. Áp suất ở 1 là 2500kPa, lưu lượng là 100 l/s. Hãy tính đường kính ống. Bỏ qua tổn thất cục bộ.
Trang 23
Nước có độ nhớt bằng 1.13x10‐6m2/s phun từ bình kín ra khí quyển với lưu lượng 0.1m3/s. Đường kính ống bằng 150mm, độ nhám bằng 0.046mm. Các hệ số tổn thất cục bộ được cho như trên hình. Hãy tính áp suất p1.
Bài 11:
Nước chảy giữa hai hồ trong đường ống tròn dài 50m và có đường kính bằng 30 cm. Lưu lượng trong ống là 125 l/s. Lối vào có hệ số tổn thất là 0.5. Lối ra có hệ số tổn thất bằng 1. Ống sắt có độ nhám bằng 0.046mm. Hãy tính H.
Bài 12:
Bia được dẫn từ bình chứa trên trái sang bình chứa bên phải bằng hai đường ống. Tỉ khối của bia xem như bằng 1 và độ nhớt bằng 0.004 Pa.s. Hãy tính chiều cao H. Lưu lượng Q bằng 0.3m3/s. Hệ số tổn thất cục bộ lối vào bằng 0.5 và ở chỗ mở rộng bằng 0.12. Hệ số tổn thất cục bộ lối ra bằng 1.
Bài 13:
Trang 24Nước chảy giữa hai hồ qua hai đoạn ống song song nối với một đoạn ống thẳng. Chiều dài, đường kính và độ nhám các ống được cho như trên hình. Cho H=11m. μ=10‐3Pas, δ=0.9. Tìm lưu lượng qua ống 1, 2, và 3.
Xem dòng chảy có số Reynolds rất lớn.
Bài 14:
Nước chảy từ 1 đến 2 qua hai đoạn ống song song nối với một đoạn ống thẳng. Bỏ qua tổn thất cục bộ. Các ống có đường kính bằng 60mm và độ nhám 0.046mm. Tổng lưu lượng từ 1 đến 2 là 13 l/s. Tính độ giảm áp suất từ 1‐2. Xem số Reynolds trong ống là rất lớn.
Bài 15:
Bơm được dùng để bơm nước giữa hai hồ có cùng độ cao mực nước. Công suất bơm là 50kW. Giả sử hệ số ma sát trong ống là 0.02. Bỏ qua tổn thất cục bộ. Hãy tính lưu lượng bơm.
Bài 16:
Trang 25
hệ số ma sát trong ống là 0.02, hãy tính lưu lượng qua turbine.
Bài 17:
Một hệ thống hai bồn chứa và bơm như hình vẽ, cao trình mặt thoáng tại bồn I là 15m Hai đường ống nối từ bồn chứa tới bơm có cùng chiều dài L = 20m, cùng đường kính d = 10cm và cùng độ nhám bằng 0.2mm Nếu bơm cung cấp công suất P = 300W cho dòng chảy để lưu lượng chảy về bể II là 15lít/s, tính cao trình mặt thoáng bồn II.