“Chìa khóa vàng” cho một trái tim khỏe GiadinhNet - Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần mang lại cho chúng ta một trái tim khỏe mạnh để sẵn sàng đón nhận cuộc sống. Nguy cơ đến từ môi trường và thực phẩm Bạn có nhận ra rằng đôi khi chúng ta đang trở thành nạn nhân của thời đại công nghiệp hóa bắt đầu từ chính bữa ăn hàng ngày. Thức ăn nhanh chứa nhiều transfat, cholesterol, chế độ ăn ít rau xanh… là những kẻ tiếp tay đáng ngại cho các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Làm sao để bệnh tật không “hỏi thăm” là lo lắng của tất cả những bà nội trợ trong gia đình. Bác Minh (Ô Chợ Dừa, Hà Nội) chia sẻ: “Phương châm ăn uống của nhà tôi là tăng rau củ, giảm tinh bột, hạn chế thịt. Cái thời bao cấp mà được một cân mỡ lợn xào rau cho cả nhà ăn thì vui phải biết. Còn bây giờ nhìn thấy mỡ đã thấy ngấy, thấy sợ rồi bởi ăn mỡ động vật nhiều dễ bị tim mạch lắm”. Để bảo toàn sức khỏe tim mạch cho các thành viên trong nhà, nhiều bà nội trợ còn lên kế hoạch ăn kiêng, loại bỏ hầu hết chất béo ra khỏi thực đơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cơ thể chúng ta cần nhiều loại thức ăn khác nhau để có thể nhận đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, trong đó chất béo chiếm vai trò quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, đồng thời, cũng là một nguồn nguyên liệu quan trọng trong việc tạo hình cơ thể, tham gia vào cấu trúc tế bào và một số quá trình sinh hóa. Ngoài ra, dầu mỡ còn giúp tăng sự hấp thu và sử dụng các loại vitamin quan trọng như vitamin A, D, E, K. Vậy, làm thế nào để vừa cung cấp đầy đủ chất béo cho cơ thể lại không phải lo ngại mặt trái của dầu mỡ? Dầu đậu nành - sự lựa chọn hoàn hảo Dầu đậu nành là một trong những loại dầu thực vật được sử dụng rộng rãi trên thế giới bởi những lợi ích về mặt sức khỏe. Dầu đậu nành được chiết xuất từ các hạt đậu nành, vốn là loại lương thực rất có lợi cho sức khỏe, chống lão hóa và đặc biệt tốt cho hệ tim mạch. Hạt đậu nành chứa: 8% nước, 5% chất vô cơ, 15-25% glucose, 15-20% chất béo, 35-45% chất đạm với đủ các loại amino acid cần thiết (isoleucin, lysin, metionin, pheny lalanin, tryptophan, valin) và nhiều sinh tố, khoáng chất, Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S, các vitamin A, B1, B2, D, E, F, các enzyme, sáp, nhựa, cellulose. Trên thực tế đã có nhiều thử nghiệm lâm sàng chứng tỏ việc tiêu thụ đậu nành có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu. Các nghiên cứu khoa học cho thấy những người ăn nhiều cholesterol và acid béo no sẽ tạo ra nhiều cặn lắng và mảng bám trong thành mạch máu, là nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Ngược lại, một khẩu phần ăn có nhiều axit béo chưa bão hòa, tương quan thích hợp giữa acid béo omega-3 và omega-6, nhiều rau, quả, các loại hạt thì tác dụng dự phòng các bệnh tim mạch tăng lên đáng kể. Với thành phần chứa tới hơn 80% acid béo chưa bão hòa đa và đơn, giàu omega-3, omega-9 và không có cholesterol, dầu đậu nành chính là nguồn chất béo lý tưởng, đáp ứng được yêu cầu về chất béo trong dự phòng các bệnh tim mạch. PV . “Chìa khóa vàng” cho một trái tim khỏe GiadinhNet - Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần mang lại cho chúng ta một trái tim khỏe mạnh để sẵn sàng đón nhận. được một cân mỡ lợn xào rau cho cả nhà ăn thì vui phải biết. Còn bây giờ nhìn thấy mỡ đã thấy ngấy, thấy sợ rồi bởi ăn mỡ động vật nhiều dễ bị tim mạch lắm”. Để bảo toàn sức khỏe tim mạch cho. những lợi ích về mặt sức khỏe. Dầu đậu nành được chiết xuất từ các hạt đậu nành, vốn là loại lương thực rất có lợi cho sức khỏe, chống lão hóa và đặc biệt tốt cho hệ tim mạch. Hạt đậu nành