1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

107-T27-Viết đoạn văn

3 158 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 69,5 KB

Nội dung

Tuần 27 - Tiết 107 Ngày soạn Ngày dạy VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận - Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo các cách diễn dịch và qui nạp II. Chuẩn bị: - GV: Soạn giáo án - HS: Học bài, soạn bài III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu khái niệm về luận điểm? Yêu cầu về luận điểm? - Kiểm bài soạn 3. Tổ chức các hoạt động Hoạt động của thầy Nội dung ghi * Giới thiệu bài: Tìm ra luận điểm là tìm ra bộ xương của bài văn nghị luận. Nhưng đó chỉ là bước đầu, dù rất quan trọng. Việc tiếp theo ta phải biết cách sắp xếp và trình bày các luận điểm như thế nào? * Hoạt động 1: - Gọi hs đọc và quan sát đoạn a,b. đâu là câu chủ đề của đoạn văn? Câu chủ đề được đặt ở vị trí nào? (+ đ (a): “Thật là chốn tụ hội trọng yếu… muôn đời” Vị trí đứng đầu đoạn văn + đ (b): “ Đồng bào ta… ngày trước” Vị trí đứng cuối đoạn văn.) - Theo em câu hỏi chủ đề ở đây có nhiệm vụ gì? (Câu chủ đề có nhiệm vụ thông báo luận điểm của đoạn văn một cách rõ ràng, chính xác. Nhờ đó ta xác định được luận điểm của đoạn văn.) - Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch, đoạn nào được viết theo cách qui nạp? Phân tích cách diễn dịch và qui nạp trong mỗi đoạn văn (theo sách thiết kế) - Nếu không có từ :Huống gì” mở đầu đoạn (a) có bị ảnh hưởng gì không? Nêu tác dụng của từ này? (Nếu không có từ “Huống gì” thì luận điểm đoạn văn này sẽ bị tách rời khỏi luận điểm của đoạn văn trên. Nó có tác dụng liên kết đoạn văn) - Có thể thay huống gì bằng Bởi vì”, “ cho nên”, “Thấy vậy” được không? Vì sao? (Không thể thay bằng các từ trên vì không phù hợp với mối quan hệ giữa 2 đoạn văn) - Qua phân tích 2 ví dụ em cần lưu ý điểm gì khi I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận 1/ Đoạn a: Câu chủ đề “Thật là… muôn đời đứng đầu đoạn văn đoạn diễn dịch Đoạn b: Câu chủ đề “Đồng bào ta… trước” đứng cuối đoạn đoạn qui nạp trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận. * Hoạt động 2: Gọi hs đọc và quan sát đoạn văn 2. Trả lời câu hỏi - Luận cứ là gì? (là cơ sở, là chứng cứ để làm rõ luận điểm) - Tìm luận điểm và luận cứ trong đoạn văn trên? (+ Luận điểm: “cho thằng nhà giàu… giai cấp nó ra” + Luận cứ: Vợ chồng Nghị Quế thích chó giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu) - Đoạn văn trình bày theo kiểu nào? (Qui nạp) - Nhà văn có lập luận theo cách tương phản không? Vì sao? (Cách lập luận tương phản: đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó , quí chó, vồ vập mua chó… bên cạnh giọng chó má với người bán chó cách lập luận này có tác dụng rất lớn đến việc chứng minh và làm rõ luận điểm: bản thân chó má của giai cấp địa chủ. - Các luận cứ trong đoạn văn trên có xác thực , có đủ để làm rõ luận điểm không? (Các luận cứ trong đoạn văn trên xác thực, đủ để làm rõ luận điểm. nếu không có Nghị Quế thích chó hoặc không giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu thì sức thuyết phục của luận điểm sẽ mất đi, giảm đi) - Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Nếu tg xếp nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu “lên trên, đưa nhận xét vợ chồng địa chủ cũng… thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu quả của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng thế nào? (+ Luận cứ sắp xếp theo thứ tự hợp lí, rõ ràng + Nếu đưa luận cứ 2 lên trên luận cứ 1 thì sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt đi, không nổi bật được sắp xếp luận cứ chặt chẽ, hợp lý, không thể đảo, đổi tuỳ tiện) - Trong đoạn văn, các cụm từ chuyện chó con, “giọng chó má”, “thằng nhà giàu rước chó vào nhà”, chất chó điểu của giai cấp nó được sắp xếp cạnh nhau. Cách sắp xếp ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không? Vì sao? (Các cụm từ được đặt bên nhau làm cho đoạn văn vừa xoáy vào luận điểm, vào vấn đề, vừa làm cho bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra bằng hình ảnh với cái nhìn khách quan, khinh bỉ của người phê bình trình bày luận điểm chặt chẽ, hấp dẫn) - Qua phần tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về cách nêu luận cứ cũng như cách diễn đạt một luận điểm. *Hoạt động 3: 1/ Gọi hs đọc và xđ yêu cầu. 2/ - Luận điểm: Bản chất của vợ chồng NQ qua việc mua chó - Luận cứ: + Vợ chồng NQ thích chó + Giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu Luận cứ xác thực đủ để làm sáng tỏ luận điểm Được sắp xếp theo thứ tự hợp lí, chặt chẽ * Ghi nhớ (sgk/81) II. Luyện tập 1/ Diễn đạt ý mỗi câu a. Tránh lối viết dài dòng, làm - Xác định luận điểm của từng câu. (a. Tránh lối viết dài dòng làm người xem khó hiểu. b. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bọn trẻ - Hãy diễn đạt luận điểm dưới dạng ngắn gọn, sáng rõ hơn? (GV gợi ý thêm: a. cần viết gọn, dễ hiểu, b: Niềm say mê đào tạo nhà văn trẻ của Nguyên Hồng) 2/ Gọi hs đọc và xác định yêu cầu. Quan sát đoạn văn trả lời. - Xác định luận điểm của đoạn văn? Luận điểm được trình bày ở câu nào? Đó là câu gì của đoạn văn? Đoạn văn trình bày kiểu gì (đoạn diễn dịch) - Tg đã sử dụng các luận cứ nào? - Em có nhận xét gì về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn (Sắp xếp theo trình tự tăng tiến: luận cứ sau biểu hiện mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước) 3/ Viết đoạn văn. GV gợi ý cho hs 1 số luận đỉêm. Cho hs thảo luận viết - LĐ 1: + Làm bài tập là thực hành bài học Lý thuyết nó làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại sâu hơn, bản chất hơn + Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ hơn + Làm bt là rèn kỹ năng của tư duy, đặc biệt là tư duy phân tích, tổng hợp so sánh, chứng minh + Vì vậy học nhất thiết phải kết hợp với làm bt thì sự học mới đầy đủ và vững chắc -LĐ 2: + Học vẹt là học thuộc lòng, có khi không hiểu hoặc hiểu lơ mơ + Học không hiểu thì rất chống quên, khó vận dụng thành công những điều đã học trong thực tế + Học vẹt mất thời gian, công sức mà chẳng đem lại hiệu quả gì thiết thực. + Học vẹt làm mòn cùn năng lực tư duy suy nghĩ + Bởi vậy không thể học theo cách học vẹt. Học bao giờ phải cũng trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức đúng sự vật, vấn đề. người xem khó hiểu b. Nguyên Hồng thích đựơc truyền nghề cho bọn trẻ 2/ Luận điểm: Tế Hanh là người tinh lắm. - Luận cứ: + Tế Hanh đã ghi được đôi nét thân tình về cảnh sinh hoạt chốn thôn quê + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi… cảnh vật - Nhận xét: Các luận cứ được tác giả xếp đặt theo trình tự tăng tiến Tác dụng: càng đọc càng thấy hứng thú tăng thêm 3/ Viết đoạn văn 4/ Các luận cứ có thể được sắp xếp như sau: - Văn gth được viết ra nhằm làm cho người đọc dễ hiểu - Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt được mục đích - Ngược lại giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng lĩnh hội dễ nhớ, dễ làm theo. - Vì thế, văn giải thích phải được viết sao cho dễ hiểu * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà - Viết đoạn văn bt3,4 - Học bài “Nước Đại Việt ta”, soạn bài “Bàn luận về phép học” . đoạn văn) - Qua phân tích 2 ví dụ em cần lưu ý điểm gì khi I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận 1/ Đoạn a: Câu chủ đề “Thật là… muôn đời đứng đầu đoạn văn đoạn diễn dịch Đoạn. báo luận điểm của đoạn văn một cách rõ ràng, chính xác. Nhờ đó ta xác định được luận điểm của đoạn văn. ) - Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch, đoạn nào được viết. nhà văn trẻ của Nguyên Hồng) 2/ Gọi hs đọc và xác định yêu cầu. Quan sát đoạn văn trả lời. - Xác định luận điểm của đoạn văn? Luận điểm được trình bày ở câu nào? Đó là câu gì của đoạn văn? Đoạn

Ngày đăng: 20/04/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w