1. Trang chủ
  2. » Tất cả

225427

55 138 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trong công cuộc đổi mới cải cách nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường cùng hoà nhập với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế Thế Giới. Tiền lương là một trong những vấn đề khó khăn và phức tạp, luôn luôn thay đổi để phù hợp với cơ chế thị trường, đồng thời là nguồn tái tạo sức lao động và đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Nếu giải quyết tốt mối quan hệ tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao động thì sẽ thúc đẩy được sản xuất phát triển khuyến khích được người lao động hăng say lao động sản xuất, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Để có thể tồn tại và phát triển trước những cạnh tranh gay gắt của thị trường, doanh nghiệp phải đổi mới và lựa chọn cho mình các hình thức trả lương sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội. Nhà máy xi măng Lam Thạch thuộc Công ty cổ phần xi măng và xây dung Quảng Ninh nơi em đang thực tập được khởi công và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/1997. Cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác tiền lương luôn là vấn đề cần phải đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tế. Sau một thời gian thực tập tìm hiểu nghiên cứu và tham khảo ý kiến của cán bộ công nhân viên nhà máy, đặc biệt là cán bộ phòng tổ chức lao động tiền lương. Em thấy các hình thức trả mà nhà máy đang áp dụng còn có một số hạn chế cần phải hoàn thiện. Bằng những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS - TS. Trần Xuân Cầu - giảng viên trường ĐHKTQD và các cán bộ nhân viên phòng tổ chức lao động tiền lương và một số phòng ban nhà máy em đã lựa chọn chuyên đề tốt nghiệp đề tài về: “Hoàn thiện các hình thức trả lương tại nhà 1 SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp máy xi măng Lam Thạch – Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh". Qua đây em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của PGS. TS Trần Xuân Cầu - giảng viên trường đại học Kinh tế quốc dân, sự đóng góp quý báu của cán bộ công nhân viên Nhà máy – Công ty đã giúp em hoàn thành đề tài này. Chuyên đề được chia thành 3 phần chính sau: Phần 1: Cơ sở lý luận chung về tiền lương Phần 2: Đánh giá thực trạng các hình thức tả lương tại Nhà máy xi măng Lam Thạch . Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại Nhà máy xi măng Lam Thạch . 3 SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG I. Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp: 1. Khái niệm tiền lương: - Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, chịu tác động mang tính quyết định của quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường lao động, phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật lao động. - Tiền lương danh nghĩa: Là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp. - Tiền lương thực tế: Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa sau khi đã đóng góp một khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định. (- TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Trường- Giáo trình tiền lương tiên công - Cao đẳng lao động xã hội ). 2. Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp: Việc tính toán và trả công lao động là một vấn đề phức tạp gây tranh cãi và thường xuyên phải điêù chỉnh, sửa đổi sao cho hợp với từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp. Bởi không có chế độ tiền lương nào hoàn hảo, thoả mãn được cùng hai lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động luôn muốn hưởng lương cao đáp ứng nhu cầu cuộc sống nhưng công việc lại phải nhàn hạ, điều kiện làm việc phải thuận lợi. Ngược lại người sử dụng lao động lại muốn khai thác và tận dụng tối đa khả năng của người lao động, nhưng lại muốn bỏ ra phần chi phí sử dụng lao động thấp 5 SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhất có thể được. Do đó nhà nước phải luôn luôn sửa đổi, bổ xung, ban hành chế độ tiền lương mới để doanh nghiệp vận dụng, trả lương tương xứng cho người lao động, dung hoà giữa hai lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp có những đặc thù riêng trong sản xuất kinh doanh và cũng có những hình thức trả lương khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những tồn tại trong công tác xây dựng đơn giá tiền lương và lựa chọn hình thức trả lương cho ngưòi lao động. Do đó các doanh nghiệp luôn mong muốn khắc phục những tồn tại và hoàn thiện các hình thức trả lương cho đơn vị mình với mục đích: Phát huy tiềm năng trong mỗi cán bộ công nhân viên, kích thích, khuyến khích họ làm việc tận tụy có năng suất, chất lượng và hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp mới có điều kiện cải thiện đời sống cho người lao động, đảm bảo tiền lương của người lao động thực sự trở thành giá cả sức lao động, đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Làm cho họ yên tâm công tác, tin tưởng và gắn bó sự nghiệp của mình với sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp. Các hình thức trả lương phải gắn với kết quả lao động thực tế, nhằm đáp ứng mức lương thoả đáng cho người lao động, từ đó họ quan tâm đến thành quả lao động của mình, tự giác làm việc, nâng cao trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp. II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG: Trong thực tiễn sản xuất và trong quan hệ lao động tồn tại hai hình thức trả lương phổ biến đó là: Hình thức trả lương theo sản phẩm và hình thức trả lương theo thời gian. 7 SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Việc lựa chọn hình thức trả lương nào tuỳ thuộc vào thực tế điều kiện lao động và yêu cầu của sản xuất. 1. Trả lương theo thời gian. - Khái niệm: Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức. (- TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Trường- Giáo trình tiền lương tiên công - Cao đẳng lao động xã hội ). - Công thức tính: TL TG = ML x T LVTT Trong đó: TL TG :Tiền lương thời gian ML: Mức lươngứng với các bậc lương trong thang lương, bảng lương. T LVTT : Thời gian làm việc thực tế. - Đối tương áp dụng: + Công chức viên chức. + Sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang. + Những người làm công tác quản lí, chuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. + Công nhân sản xuất chỉ nên áp dụng ở những bộ phận không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác hoặc vì tính chất hạn chế do việc trả công theo sản phẩm sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thực. - Điều kiện áp dụng: + Phải thực hiện chấm công cho người lao động chính xác. + Phải đánh giá chính xác mức độ phức tạp cuả công việc. Trong thực tế trả lương thời gian có 2 chế độ: Chế độ trả lương thời gian giản đơn và chế độ trả lương thời gian có thưởng. 9 SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1 . Trả lương theo thời gian giản đơn: ( giờ, ngày, tháng .) - Khái niệm: Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người công nhân do mức lương cấp bậc, chức vụ hay cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ. (TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Trường- Giáo trình tiền lương tiên công - Cao đẳng lao động xã hội ). - Công thức tính: TL TG = ML CB x T LVTT Trong đó: TL TG : Tiền Lương thời gian. ML CB : Mức Lương cấp bậc. T LVTT : Thời gian làm việc thực tế. Có 3 chế độ trả lương theo thời gian đơn giản: - Chế độ trả lương giờ: Tính theo mức lương cấp bậc và số giờ làm việc. - Chế độ trả lương ngày: Tính theo mức lương cấp bậc và số ngày làm việc thực tế. - Chế độ trả lương tháng: Tính theo mức lương cấp bậc tháng. 1.1.1. Chế độ trả lương tháng: - Khái niệm: Là chế độ trả lương tính theo mức lương cấp bậc hoặc chức vụ tháng của công nhân viên chức. (TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Trường- Giáo trình tiền lương tiên công - Cao đẳng lao động xã hội ). - Đối tượng áp dụng: Chủ yếu áp dụng đối với công nhân viên chức làm việc trong khu vực nhà nước. - Công thức tính: ML tháng = ML CB,CV + Các khoản phụ cấp (nếu có) - Ưu, nhược điểm: 11 SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7 11 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính. + Nhược điểm: Còn mang tính bình quân, chưa gắn tiền lương với hiệu suất công tác của từng người. 1.1.2. Chế độ trả lương ngày: - Khái niệm: Chế độ trả lương ngày là chế độ tiền lương tính theo mức lương cấp bậc, chức vụ và số ngày làm việc thực tế. - Đối tượng áp dụng: Công nhân viên chức trong các cơ quan đơn vị có thể chấm công và hạch toán ngày công chính xác cho từng cán bộ công nhân viên. - Công thức tính: ML Ngày = MLtháng / Ngày chế độ trong tháng Tiền lương của người lao động được tính theo công thức sau: Tiền lương = ML Ngày x số ngày làm việc thực tế - Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: Giảm bớt tính bình quân trong trả lương, có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động trong tháng. + Nhược điểm: Chưa phản ánh được hiệu quả trong ngày làm việc. (TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Trường- Giáo trình tiền lương tiên công - Cao đẳng lao động xã hội ). 1.1.3. Chế độ trả lương giờ: - Khái niệm: Chế độ trả lương thời gian theo giờ là chế độ tiền lương thời gian trả cho số giờ làm việc thực tế. - Công thức xác định: ML giờ =ML Ngày / Giờ chế độ - Ưu nhược điểm: 13 SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7 13 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Ưu điểm: khắc phục tính bình quân trong việc trả lương theo tháng và theo ngày. Năng cao hiệu quả sử dụng thời gian trong ngày làm việc. + Nhược điểm là: Việc áp dụng đòi hỏi phải tính toán chấm giờ công chính xác. (TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Trường- Giáo trình tiền lương tiên công - Cao đẳng lao động xã hội ). 1.2. Trả lương theo thời gian có thưởng: - Khái niệm: Theo hình thức này thì tiền lương người lao động nhận được gồm tiền lương thời gian giản đơn và một khoản tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định như: nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao . - Đối tượng áp dụng: Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với công nhân phụ, làm việc phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị . Ngoài ra còn áp dụng cho công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao, tự động hoá hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng. - Công thức tính: TL TG = ML x T LVTT + Tiền thưởng - Ưu điểm: Chế độ trả lương này phản ánh trình độ thành tích công tác thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Do vậy khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công tác của mình. Do đó cùng với ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật chế độ tiền lương này ngày càng được mở rộng hơn. 15 SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7 15 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp (TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Trường- Giáo trình tiền lương tiên công - Cao đẳng lao động xã hội ). 2. Trả lương theo sản phẩm. - Khái niệm: Hình thức trả lương sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào số lương sản phẩm hay công việc đảm bảo chất lượng quy định, do một hay một nhóm công nhân đã hoàn thành. - Đối tượng áp dụng: cho công việc có thể định mức lao động để giao việc cho người lao động có thể trực tiếp sản xuất. - Điều kiện áp dụng: + Phải xác định đơn giá sản phẩm chính xác. ĐG =( L CBCV + PC) M TG Hoặc: ĐG = L CBCV + PC / M SL + Phải tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc. - Công thức tính: Lsp = ∑ = n i 1 ( Qi x Đ g i) Trong đó: Lsp: Lương theo sản phẩm. Qi: Khối lượng sản phẩm i sản xuất ra. Đ g i: Đơn giá tiền lương một sản phẩm loại i. i: Số loại sản phẩm i. - Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm nổi bật của chế độ này là: Kết hợp được mối quan hệ giữa tiền công và kết quả lao động của họ được thể hiện rõ ràng làm cho quyền lợi và trách nhiệm của người lao động gắn chặt với nhau do đó kích thích công nhân cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng suất lao động. 17 SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7 17 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đồng thời hình thức này cũng dễ hiểu nên công nhân có thể tính được số tiền nhận được khi hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. + Nhược điểm: Tuy nhiên chế độ lương này còn làm cho người lao động dễ chạy theo số lượng mà coi nhẹ chất lượng sản phẩm, ít quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, ít quan tâm chăm lo đến công việc của tập thể. 2.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: - Khái niệm: Là chế độ trả lương cho công nhân căn cứ vào số lượng sản phẩm hay chi tiết sản phẩm đảm bảo chất lượng quy định và đơn giá tiền lương cố định. - Đối tượng áp dụng: Chế độ trả lương này được áp dụng rộng rãi với người trực tiếp sản xuất trong điều kiện quá trình sản xuất của họ mang tính độc lập tương đối, công việc có định mức thời gian, có thể thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. - Công thức tính: TL SP = Đ g x Q Trong đó: TL SP : Tiền lương sản phẩm của công nhân Q : Khối lượng sản phẩm thực tế hoàn thành + Ưu điểm nổi bật của chế độ này là: Kết hợp được mối quan hệ giữa tiền công và kết quả lao động của họ được thể hiện rõ ràng làm cho quyền lợi và trách nhiệm của người lao động gắn chặt với nhau do đó kích thích công nhân cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng suất lao động. Đồng thời hình thức này cũng dễ hiểu nên công nhân có thể tính được số tiền nhận được khi hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. + Nhược điểm: Tuy nhiên chế độ lương này còn làm cho người lao động dễ chạy theo số lượng mà coi nhẹ chất lượng sản phẩm, ít quan tâm đến 19 SV: Phạm Văn Trung Lớp: QTNL – K7 19

Ngày đăng: 04/04/2013, 15:00

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG NHÀ MÁY XI MĂNG LAM THẠCH - 225427
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG NHÀ MÁY XI MĂNG LAM THẠCH (Trang 20)
Bảng 1.1. 1: Tình hình lao động tại Nhà máy từ 2005-2007. - 225427
Bảng 1.1. 1: Tình hình lao động tại Nhà máy từ 2005-2007 (Trang 23)
Bảng  1.1.1 : Tình hình lao động tại Nhà máy từ 2005-2007. - 225427
ng 1.1.1 : Tình hình lao động tại Nhà máy từ 2005-2007 (Trang 23)
SƠ ĐỒ PHÂN PHỐI VÀ HÌNH THỨC SÚC TIẾN BÁN HÀNG CỦA NHÀ MÁY. - 225427
SƠ ĐỒ PHÂN PHỐI VÀ HÌNH THỨC SÚC TIẾN BÁN HÀNG CỦA NHÀ MÁY (Trang 26)
3. Hình thức trả lương sản phẩm tại Nhà máy xi măng Lam Thạch: - 225427
3. Hình thức trả lương sản phẩm tại Nhà máy xi măng Lam Thạch: (Trang 42)
3. Hình thức trả lương sản phẩm tại Nhà máy xi măng Lam Thạch  : - 225427
3. Hình thức trả lương sản phẩm tại Nhà máy xi măng Lam Thạch : (Trang 42)
Bảng 2.3. 2- Bảng tính lương tháng 12/2007 phòng tổ chức hành chính của Nhà máy - 225427
Bảng 2.3. 2- Bảng tính lương tháng 12/2007 phòng tổ chức hành chính của Nhà máy (Trang 46)
Bảng 2.3.2 - Bảng tính lương tháng 12/2007 phòng tổ chức hành chính của Nhà máy - 225427
Bảng 2.3.2 Bảng tính lương tháng 12/2007 phòng tổ chức hành chính của Nhà máy (Trang 46)
Bảng 4,1- Bảng tính lương tháng 12/2007 phòng hành chính tổng hợp Nhà máy theo phương án thiết kế - 225427
Bảng 4 1- Bảng tính lương tháng 12/2007 phòng hành chính tổng hợp Nhà máy theo phương án thiết kế (Trang 49)
Bảng 4,1- Bảng tính lương tháng 12/2007 phòng hành chính tổng hợp Nhà máy theo phương án thiết kế - 225427
Bảng 4 1- Bảng tính lương tháng 12/2007 phòng hành chính tổng hợp Nhà máy theo phương án thiết kế (Trang 49)
w