UBND TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________ __________________________________ Số: ….…… /SGD&ĐT Phan Thiết, ngày …….tháng ……. năm 2010 V/v Hướng dẫn Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông, giáo dục thường xuyên và mầm non Kính gởi: - Các Phòng Giáo dục và Đào tạo; - Các đơn vị trực thuộc Ngày 20/7/2010, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có Thông tư số 21/2010/TT- BGDĐT ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi (GVDG) các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên; Sở hướng dẫn bổ sung và cụ thể thêm một số điểm trong Điều lệ thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh như sau: 1. Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng được mở rộng đến giáo viên đang giảng dạy trong các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non; bao gồm cả giáo viên đang giảng dạy trong các trường ngoài công lập các cấp học, bậc học. 2. Về tên gọi Hội thi các cấp: 2.1. Đối với cấp trung học phổ thông (THPT): Bao gồm: Hội thi GVDG THPT cấp trường, Hội thi GVDG THPT cấp tỉnh. Đối tượng dự thi bao gồm cả giáo viên đang giảng dạy Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT. 2.2. Đối với cấp trung học cơ sở (THCS): Bao gồm: Hội thi GVDG THCS cấp trường, Hội thi GVDG THCS cấp huyện, Hội thi GVDG THCS cấp tỉnh. Đối tượng dự thi bao gồm cả giáo viên đang giảng dạy Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS. Riêng đối với cấp huyện và cấp tỉnh, đối tượng dự thi bao gồm cả giáo viên dạy chuyên các môn âm nhạc, mĩ thuật, thể dục, ngoại ngữ, tin học ở cấp tiểu học. 2.3. Đối với cấp tiểu học: Bao gồm: Hội thi GVDG tiểu học cấp trường, Hội thi GVDG tiểu học cấp huyện, Hội thi GVDG tiểu học cấp tỉnh. Đối tượng dự thi ở cấp huyện và cấp tỉnh: không có giáo viên dạy chuyên (đã nêu ở mục 2.2 trên). 2.4. Đối với bậc mầm non: Bao gồm: Hội thi GVDG mầm non cấp trường, Hội thi GVDG mầm non cấp huyện, Hội thi GVDG mầm non cấp tỉnh. Đối tượng dự thi bao gồm giáo viên dạy ở nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non. DỰ THẢO 3. Về thời gian tổ chức Hội thi các cấp: Sở qui định thống nhất kế hoạch thời gian tổ chức Hội thi các cấp từ năm học 2010-2011 đến năm học 2015-2016 để các cấp học, bậc học chủ động trong việc tổ chức Hội thi GVDG hàng năm; cụ thể ở bảng kê dưới đây: Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 - Tổ chức Hội thi cấp trường; - Xét GVDG tiểu học cấp tỉnh (theo qui định cũ có điều chỉnh). - Tổ chức Hội thi cấp trường (học kì 1; riêng cấp THPT có thể tổ chức trong học kì 2); - Tổ chức Hội thi cấp huyện (học kì 2); - Tổ chức Hội thi cấp tỉnh riêng đối với cấp THPT. Tổ chức Hội thi cấp trường. - Tổ chức Hội thi cấp trường (học kì 1; riêng cấp THPT có thể tổ chức trong học kì 2); - Tổ chức Hội thi cấp huyện (học kì 2). - Tổ chức Hội thi cấp trường (riêng cấp tiểu học thực hiện trong học kì 1); - Tổ chức Hội thi cấp tỉnh đối với cấp THCS, cấp tiểu học và bậc mầm non (riêng cấp tiểu học thực hiện trong học kì 2). - Tổ chức Hội thi cấp trường (học kì 1); - Tổ chức Hội thi cấp huyện (học kì 2); - Tổ chức Hội thi cấp tỉnh riêng đối với cấp THPT (học kì 2). 4. Về bảo lưu danh hiệu GVDG các cấp: Sở qui định thống nhất việc bảo lưu danh hiệu GVDG các cấp từ năm học 2010-2011 như sau: 4.1. GVDG cấp trường không được bảo lưu trừ trường hợp đặc biệt sau: Đối với cấp tiểu học, do năm học 2010-2011 tiến hành xét GVDG cấp tỉnh theo qui định cũ nên giáo viên nào đã qua được vòng trường nhưng không đạt GVDG cấp tỉnh thì được bảo lưu GVDG cấp trường trong năm học 2010- 2011. 4.2. GVDG cấp huyện được bảo lưu đến năm học trước năm học tổ chức Hội thi GVDG cấp huyện kế tiếp. Ví dụ 1: Giáo viên A được công nhận GVDG cấp huyện năm học 2011- 2012. Do năm học 2013-2014 mới tổ chức Hội thi GVDG cấp huyện kế tiếp nên giáo viên A được bảo lưu GVDG cấp huyện đến hết năm học 2012-2013. 2 Nếu giáo viên A muốn dự thi GVDG cấp huyện năm học 2013-2014 thì phải tham gia Hội thi GVDG cấp trường năm học 2013-2014 (được tổ chức trong học kì 1). 4.3. GVDG cấp tỉnh được bảo lưu đến năm học trước năm học tổ chức Hội thi GVDG cấp tỉnh kế tiếp. Ví dụ 2: Giáo viên B được công nhận GVDG cấp tỉnh năm học 2010- 2011. Do năm học 2014-2015 mới tổ chức Hội thi GVDG cấp tỉnh kế tiếp nên giáo viên B được bảo lưu GVDG cấp tỉnh đến hết năm học 2013-2014. Nếu giáo viên B muốn dự thi GVDG cấp tỉnh năm học 2014-2015 thì phải tham gia Hội thi GVDG cấp trường năm học 2014-2015 (được tổ chức trong học kì 1). Như vậy, đối chiếu kế hoạch tổ chức Hội thi GVDG các cấp đã nêu ở mục 3 và các qui định bảo lưu GVDG các cấp đã nêu ở trên thì việc thống kê kết quả các danh hiệu GVDG các cấp được công nhận (CN) hoặc được bảo lưu (BL) của các cấp học, bậc học từ năm học 2010-2011 đến năm học 2015-2016 cụ thể như sau: Cấp học (bậc học) Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 THPT GVDG cấp trường (CN). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp tỉnh (CN). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp tỉnh (BL). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp tỉnh (BL). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp tỉnh (BL). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp tỉnh (CN). THCS và mầm non GVDG cấp trường (CN). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp huyện (CN). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp huyện (BL). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp huyện (CN). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp huyện (BL); - GVDG cấp tỉnh (CN). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp huyện (CN); - GVDG cấp tỉnh (BL). Tiểu học - GVDG cấp trường (CN, BL); - GVDG cấp tỉnh (CN). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp huyện (CN); - GVDG - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp huyện (BL); - GVDG - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp huyện (CN); - GVDG - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp huyện (BL); - GVDG - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp huyện (CN); - GVDG 3 Cấp học (bậc học) Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 cấp tỉnh (BL). cấp tỉnh (BL). cấp tỉnh (BL). cấp tỉnh (CN). cấp tỉnh (BL). 5. Về sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Được mở rộng thêm hình thức “Giải pháp hữu ích”. Cả 3 hình thức trên, trong văn bản này được gọi chung là sáng kiến kinh nghiệm (SKKN). 6. Về 2 tiết thực hành giảng dạy: 6.1. Đối với cấp THPT, THCS và giáo viên dạy chuyên môn cấp tiểu học: Nếu giáo viên được đào tạo nhiều môn thì đăng kí thực hành 1 môn. Tiết bốc thăm là tiết khác lớp với tiết tự chọn. 6.2. Đối với cấp tiểu học (trừ giáo viên dạy chuyên môn cấp tiểu học): Các môn học qui định cho giáo viên thực hành là: tiếng Việt, toán và tự nhiên và xã hội (bao gồm cả khoa học, lịch sử và địa lí); tiết bốc thăm là tiết có môn và lớp khác với môn và lớp của tiết tự chọn. 6.3. Đối với bậc mầm non: Tiết bốc thăm là tiết có môn (hoặc hoạt động) và lớp (hoặc nhóm) khác với môn (hoặc hoạt động) và lớp (hoặc nhóm) của tiết tự chọn. 7. Về điều kiện dự thi cấp huyện: Giáo viên tham dự Hội thi cấp huyện ngoài việc phải hội đủ những điều kiện của giáo viên tham dự Hội thi cấp trường còn phải có giấy chứng nhận đạt GVDG cấp trường của năm học trước và trong năm học (học kì 1) có tổ chức Hội thi cấp huyện. Trường hợp giáo viên bảo lưu danh hiệu GVDG cấp huyện thì chỉ cần giấy chứng nhận đạt GVDG cấp trường trong năm học có tổ chức Hội thi cấp huyện. 8. Về điều kiện dự thi cấp tỉnh: 8.1. Đối với cấp THPT: Giáo viên tham dự Hội thi cấp tỉnh ngoài việc phải hội đủ những điều kiện của giáo viên tham dự Hội thi cấp trường còn phải có giấy chứng nhận đạt GVDG cấp trường 2 lần trong 3 năm học liền kề và trong năm học có tổ chức Hội thi cấp tỉnh. Trường hợp giáo viên bảo lưu danh hiệu GVDG cấp tỉnh thì chỉ cần giấy chứng nhận đạt GVDG cấp trường trong năm học (học kì 1) có tổ chức Hội thi cấp tỉnh. Riêng năm học 2011-2012, do cấp THPT tổ chức thi trước để tránh sau này phải tổ chức Hội thi cấp tỉnh cho 2 cấp THPT và THCS trong cùng 1 năm học (cả 2 Hội thi này đều do Phòng Giáo dục Trung học trực tiếp điều hành nên phải tổ chức vào 2 năm học khác nhau) nên điều kiện dự thi đối với cấp THPT trong năm học này sẽ được qui định riêng. 8.2. Đối với các cấp học, bậc học còn lại: Giáo viên tham dự Hội thi cấp tỉnh ngoài việc phải hội đủ những điều kiện của giáo viên tham dự Hội thi cấp huyện còn phải có giấy chứng nhận đạt GVDG cấp huyện 2 lần trong 4 năm học trước liền kề năm học có tổ chức Hội thi cấp tỉnh. Trường hợp giáo viên bảo lưu 4 danh hiệu GVDG cấp tỉnh thì chỉ cần giấy chứng nhận đạt GVDG cấp trường trong năm học (học kì 1) có tổ chức Hội thi cấp tỉnh. 9. Về tổ chức thi: 9.1. Vòng 1: Chấm SKKN. 9.2. Vòng 2: Chấm thi kiểm tra năng lực. Giáo viên nào đạt 6 điểm trở lên ở vòng 1 được tiếp tục dự thi vòng 2. 9.3. Vòng 3: Chấm thi 2 tiết thực hành. Giáo viên nào đạt 8 điểm trở lên ở vòng 2 được tiếp tục dự thi vòng 3. 10. Về các Ban, Tiểu ban của Hội thi các cấp: 10.1. Ban Tổ chức Hội thi: Các thành viên Ban Tổ chức Hội thi đồng thời là Trưởng các Ban và Tiểu ban trực thuộc Ban tổ chức Hội thi. Số thành viên Ban Tổ chức Hội thi từ 4-5 người tuỳ theo qui mô về số lượng giáo viên dự thi, cấp tổ chức Hội thi (trường, huyện, tỉnh); gồm: Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và từ 2-3 uỷ viên. 10.2. Ban Đề thi: Chịu trách nhiệm ra đề thi kiểm tra năng lực của giáo viên, gồm 3 người kể cả Trưởng Ban. 10.3. Các Tiểu ban Ban Giám khảo Hội thi: 10.3.1. Tiểu ban đánh giá SKKN và chấm bài thi kiểm tra năng lực: Có 3 giám khảo, kể cả Trưởng Tiểu ban. a. Việc chấm bài thi kiểm tra năng lực thực hiện theo hướng dẫn chấm của Ban Đề thi. b. Đối với việc đánh giá SKKN: Thực hiện theo hướng dẫn sau: - Đối với cấp trường: + Đánh giá các SKKN mới hoàn thành trước ngày tổ chức Hội thi cấp trường (vòng 1), chưa được cấp trường xếp loại. + Ban Tổ chức thống nhất chuyển sang thang điểm 10 các SKKN đã được các cấp xếp loại (trường, huyện, tỉnh). - Đối với cấp huyện: + Đánh giá các SKKN chưa được xếp loại cấp huyện. + Ban Tổ chức thống nhất chuyển sang thang điểm 10 các SKKN đã được cấp huyện và tỉnh xếp loại. - Đối với cấp tỉnh: + Đánh giá các SKKN chưa được xếp loại cấp tỉnh. + Ban Tổ chức thống nhất chuyển sang thang điểm 10 các SKKN đã được cấp tỉnh xếp loại. 10.3.2. Các Tiểu ban chấm thi 2 tiết thực hành giảng dạy của giáo viên: - Đối với cấp THPT và THCS: Thành lập các Tiểu ban chấm thi từng môn. Mỗi Tiểu ban có 3 giám khảo kể cả Trưởng Tiểu ban (đối với cấp trường, 5 có thể chỉ bố trí 2 giám khảo kể cả Trưởng Tiểu ban). Trường hợp môn có nhiều giáo viên dự thi có thể bổ sung thêm giám khảo để đảm bảo thời gian và đảm bảo mỗi tiết dạy có từ 2 giám khảo trở lên chấm điểm độc lập. - Đối với cấp tiểu học và bậc mầm non: + Cấp trường: Bố trí 1 Tiểu ban gồm 3 giám khảo kể cả Trưởng Tiểu ban. Trường hợp có nhiều giáo viên dự thi có thể thành lập thêm 1 Tiểu ban nữa (mỗi Tiểu ban phụ trách chấm theo môn hoặc hoạt động; có thể bố trí mỗi Tiểu ban có 2 giám khảo kể cả Trưởng Tiểu ban). + Cấp huyện và cấp tỉnh: Bố trí từ 2-3 Tiểu ban chấm thi theo môn hoặc hoạt động. Mỗi Tiểu ban có 3 giám khảo kể cả Trưởng Tiểu ban. 11. Về xếp giải cá nhân và đồng đội của Hội thi: 11.1. Cá nhân: Được công nhận loại “Xuất sắc” ở Hội thi các giáo viên đạt các tiêu chuẩn công nhận GVDG ở mức cao sau: - SKKN đạt 8 điểm trở lên; - Bài thi kiểm tra năng lực đạt 9 điểm trở lên; - 2 tiết dạy đều đạt loại giỏi (hoặc tốt). 11.2. Đồng đội: Được xếp giải nhất, nhì và ba ở Hội thi cấp huyện và cấp tỉnh các đoàn có điểm cao nhất theo các tiêu chuẩn cụ thể sau: a. Đảm bảo số lượng tối thiểu giáo viên vào đến vòng 3 của Hội thi theo qui định của Ban Tổ chức. b. Điểm của đoàn dự thi là trung bình cộng điểm các cá nhân dự thi của đoàn. Điểm cá nhân được tính như sau: Tổng số điểm tối đa: 40 điểm, bao gồm: - Điểm SKKN (tối đa 10 điểm). - Điểm bài thi kiểm tra năng lực (tối đa 10 điểm). - Điểm 2 tiết dạy (tối đa 20 điểm). Cách chuyển sang thang điểm 10 kết quả xếp loại tiết dạy như sau: + Loại giỏi (hoặc tốt) : 10 điểm. + Loại khá : 8 điểm. + Không đạt 2 loại trên : 5 điểm. 12. Các nội dung khác: 12.1. Về chế độ bồi dưỡng và khen thưởng: Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh có văn bản qui định về: - Chế độ phụ cấp trách nhiệm khác nhau theo từng cấp Hội thi (trường, huyện, tỉnh), theo chức vụ đảm nhận (trưởng, phó, uỷ viên) và theo thời gian làm việc cho các tổ chức trong Hội thi: Ban Tổ chức Hội thi, Ban Đề thi, Ban Thư kí, Ban Giám khảo, các Tiểu ban. - Chế độ bồi dưỡng cho các giáo viên tham gia Hội thi theo từng cấp (trường, huyện, tỉnh). 6 - Tiền thưởng cho các giáo viên được công nhận GVDG, GVDG loại Xuất sắc theo từng cấp Hội thi (trường, huyện, tỉnh). - Tiền thưởng cho các đoàn đạt giải nhất, nhì, ba theo từng cấp Hội thi (huyện, tỉnh). 12.2. Để tránh căng thẳng gây ức chế đối với giáo viên tham dự Hội thi, các cấp quản lí giáo dục cần sắp xếp hợp lí việc thanh tra giáo viên theo chu kì và đánh giá 3 tiết dạy của giáo viên ở trường theo hướng: - Không thanh tra giáo viên được xét tham dự Hội thi các cấp trong năm học đó. - Trường không đánh giá 3 tiết dạy những giáo viên được xét tham dự Hội thi các cấp trong năm học, đang trong thời gian bảo lưu các danh hiệu GVDG, được thanh tra theo chu kì. 12.3. Đối với việc kiểm tra công nhận trường chuẩn quốc gia, xét danh hiệu thi đua, có xem xét đến tiêu chí GVDG cấp huyện, GVDG cấp tỉnh: Do mới thực hiện Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐD bắt đầu từ năm học 2010-2011 nên có một số năm học (từ năm học 2010-2011) sẽ không có các danh hiệu GVDG cấp huyện, GVDG cấp tỉnh tương ứng (xem bảng kê ở mục 4.3); các đơn vị lưu ý vận dụng danh hiệu GVDG cấp trường hoặc GVDG cấp huyện (nếu có) để xem xét cho phù hợp. Trên đây là các hướng dẫn chung nhất cho việc tổ chức Hội thi GVDG các cấp học, bậc học. Trong từng năm học, các cấp học, bậc học sẽ có hướng dẫn cụ thể thêm để thực hiện./. GIÁM ĐỐC Nơi nhận: - Như trên; - BGĐ Sở; - CĐ Ngành; - Các Phòng Ban Sở; - Lưu VT. 7 . - GVDG - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp huyện (CN); - GVDG - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp huyện (BL); - GVDG - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp huyện (CN); - GVDG 3 Cấp. - GVDG cấp huyện (BL). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp huyện (CN). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp huyện (BL); - GVDG cấp tỉnh (CN). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp. 2015-2016 THPT GVDG cấp trường (CN). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp tỉnh (CN). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp tỉnh (BL). - GVDG cấp trường (CN); - GVDG cấp tỉnh (BL). - GVDG cấp