Họ và tên:………………………… …………………………………… Lớp:……………… Trường Tiểu học Lê Minh Xuân 3 KIỂM TRA GHK 2-NĂM HỌC: 2009 – 2010 MÔN: Tiếng Việt 5 (Đọc) NGÀY: (Thời gian 40 phút) Điểm Nhận xét của giáo viên I. ĐỌC TIẾNG: Giáo viên cho học sinh bốc thăm, đọc 1 đoạn ( khoảng 110->120chữ) và trả lời 1 câu hỏi về nội dung do giáo viên đưa ra (1 trong các bài đọc trong sách Tiếng Việt Năm – tập 2) dưới đây : Các bài đọc : - Bài 1 : Thái sư Trần Thủ Độ ( trang 15) - Bài 2 : Tiếng rao đêm ( trang 30) - Bài 3 : Lập làng giữ biển ( trang 36) - Bài 4 : Phân xử tài tình (46) - Bài 5 : Phong cảnh đền Hùng ( trang 68) Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm 1/ Đọc rõ ràng , rành mạch , lưu loát ………………/ 2đ 2/ Đọc diễn cảm ………………/ 0,5đ 3/ Cường độ , tốc độ ………………/ 0,5đ 4/ Tư thế khi đọc bài, tự nhiên , đúng qui định ………………/ 1đ 5/ Giáo viên nêu 1 câu hỏi về nội dung trong bài học sinh trả lời ………………/ 1đ Cộng : ………………/ 5đ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ 1/Đọc sai một tiếng trừ 0,5 điểm, ngập ngừng trừ 0,5 điểm. 2/ Mỗi lỗi ngắt hơi hoặc nghỉ sai trừ 0, 5 điểm. 3/ Đọc vượt 1 phút 20 giây ( quá 30 giây) trừ 0, 5 điểm. Đọc nhỏ, lí nhí trừ 0, 5 điểm. 4/ Tư thế đọc không tự nhiên , thoải mái trừ 0,25 điểm; cầm sách không đúng qui cách, không đúng tầm trừ 0,25 điểm. Bài đọc: Con tê tê Con tê tê còn có tên gọi là con xuyên sơn. Vì người ta bảo con tê tê có thể đào thủng núi. Bộ vảy con tê tê màu đen nhạt, rất giống vảy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Bộ vảy như một bộ giáp sắt che kín từ đầu xuống đến sát các ngón chân và tận mút chỏm đuôi. Tê tê săn mồi trông thật lạ mắt. Thức ăn của nó là sâu bọ, nhưng chù yếu là các loài kiến. Riêng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi, không có răng. Nhưng bù lại, nó có cái lưỡi để bắt mồi rất lợi hại. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số. Cứ như thế, tê tê ăn tổ kiến nào thì ăn kì hết mới thôi. Đặc biệt nhất là tê tê có bốn chân ngắn ngủn với bộ móng cực sắc và khỏe. Khi đào đất, dũi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần chừng nửa phút đã ngập nửa lưng mình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất. . Tuy vậy, tê tê cũng có một nhược điểm rất kì lạ. Bao nhiêu người túm đuôi kéo không ra, nhưng chì cần một cái que lùa theo phía sau đuôi khẽ chọc một nhát là tê tê lập tức cuộn tròn như quả bóng lăn ra ngoài miệng lỗ. Tê tê là một loài thu hiền lành, chuyên diệt sâu bọ. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ nó. Theo Vi Hồng, Hò Thủy Giang Dựa vài bài đọc trên, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu 1, 2, 3 Câu 1: Bài văn được chia thành mấy đoạn? a. Chia thành 3 đoạn. b. Chia thành 4 đoạn. c. Chia thành 5 đoạn. d. Chia thành 6 đoạn. Câu 2: Khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê, tác giả đã chú ý đến bộ phận nào? a. Bộ vảy của con tê tê. b. Lưỡi của con tê tê. c. Bộ móng vuốt của con tê tê. d. Cách tê tê ẩn mình trốn kẻ thù. Câu 3: Đoạn văn: “Tê tê săn mồi ……… ăn kì hết mới thôi”. Tác giả đã miêu tả: a. Miêu tả miệng, hàm lưỡi của tê tê. b. Miêu tả cách săn mồi của tê tê. c. Cả A, B đều đúng. d. Cả A, B đều sai. Câu 4: Tìm 2 hình ảnh so sánh có trong bài đọc: Trả lời:………………………………………………………………………… Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ Công minh? a. Lẽ phải, lẽ công bằng, phù hợp với lợi ích chung của xã hội. b. Công bằng và sáng suốt. c. Ngay thẳng không thiên vị. d. Đề ra cho mọi người đều thấy, đều biết, không giữ kín. Câu 6: Cặp quan hệ từ trong câu thơ dưới đây thuộc loại quan hệ nào? Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai. a. Điều kiện – kết quả. b. Nguyên nhân – kết quả. c. Giả thuyết – kết quả. d. Biểu hiện quan hệ tương phản. Câu 7: Tìm các từ cùng nghĩa trong đoạn thơ sau: Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường Nhớ người những sớm tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo. (Tố Hữu) Trả lời:………………………………………………………………………… Câu 8: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu văn sau: Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất… Những vùng cây xanh bỗng ào tươi trong nắng sớm. (Theo Nguyễn Mạnh Tuấn) Trả lời:………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Họ và tên:………………………… …………………………………… Lớp:……………… Trường Tiểu học Lê Minh Xuân 3 KIỂM TRA GHK 2-NĂM HỌC: 2009 – 2010 MÔN: Tiếng Việt 5 (Viết) NGÀY: (Thời gian 40 phút) Điểm Nhận xét của giáo viên A. CHÍNH TẢ : ( Nghe – Viết ), thời gian 20 phút. ( 5 điểm ) Học sinh viết đầu bài và 1 đoạn của bài “ Tranh làng Hồ ”, đoạn viết “ Từ ngày còn ít tuổi…………….bên gà mái mẹ. ”, SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 88. Đánh giá, cho điểm : - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả : 5điểm . - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai- lẫn âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng qui định ) trừ 0.5 điểm. Lưu ý : Nếu viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao – khỏangg cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn,… trừ từ 0.25 điểm đến 0.5 điểm ( tính chung cho tòan bài viết ). B. TẬP LÀM VĂN : ( 5 điểm ) Quê hương em có nhiều cảnh đẹp. Hãy tả một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất. . : ………………/ 5 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ 1/Đọc sai một tiếng trừ 0 ,5 điểm, ngập ngừng trừ 0 ,5 điểm. 2/ Mỗi lỗi ngắt hơi hoặc nghỉ sai trừ 0, 5 điểm. 3/ Đọc vượt 1 phút 20 giây ( quá 30 giây) trừ 0, 5 điểm loát ………………/ 2đ 2/ Đọc diễn cảm ………………/ 0 ,5 3/ Cường độ , tốc độ ………………/ 0 ,5 4/ Tư thế khi đọc bài, tự nhiên , đúng qui định ………………/ 1đ 5/ Giáo viên nêu 1 câu hỏi về nội dung trong bài. trừ 0, 5 điểm. Đọc nhỏ, lí nhí trừ 0, 5 điểm. 4/ Tư thế đọc không tự nhiên , thoải mái trừ 0, 25 điểm; cầm sách không đúng qui cách, không đúng tầm trừ 0, 25 điểm. Bài đọc: Con tê tê Con tê tê