1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG Tìm hiểu về vàora với tệp nhị phân (binary file),

19 602 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 168,5 KB

Nội dung

BÁO CÁO LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG Giáo viên hướng dẫn: NGÔ CÔNG THẮNG Sinh viên thực hiện: (Nhóm 10) 1.Nguyễn Thị Sen 2.Phạm Ngọc Thắng 3.Nguyễn Thị Diệp 4.Hoàng Thị Nga Lớp Tin Học C-K52 Khoa Công Nghệ Thông Tin ĐỀ TÀI: “Đề 4_Tìm hiểu về vào/ra với tệp nhị phân (binary file), kỹ thuật bắt lỗi vào/ra tệp, con trỏ tệp, truy nhập trực tiếp phần tử tệp. Viết chương trình nhập vào danh sách n sinh viên, mỗi sinh viên có các thông tin về Mã sinh viên, Họ và tên, lớp, Điểm TBC. Ghi các đối tượng sinh viên ra tệp nhị phân (không sử dụng hàm thành viên). Đọc lại danh sách sinh viên từ tệp và đưa ra màn hình theo bảng. Chương trình có menu Nhập dữ liệu, Xem danh sách, Tìm kiếm và sửa, Kết thúc chương trình. Dữ liệu nhập vào được ghi vào cuối tệp.” **Phân công công việc: 1. Tìm hiểu về vào/ra với tệp nhị phân (binary file).(Hoàng Thị Nga) 2. Tìm hiểu kỹ thuật bắt lỗi vào/ra tệp.(Phạm Ngọc Thắng) 3. Tìm hiểu con trỏ tệp. (Nguyễn Thị Diệp) 4. Tìm hiểu truy nhập trực tiếp phần tử tệp. (Nguyễn Thị Sen) Phần chương trình : Cả nhóm cùng tìm hiểu. ** MỞ ĐẦU ** Như chúng ta đã biết,tệp là một dãy các phần tử cùng kiểu được sắp xếp một cách tuần tự. Tệp dữ liệu được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài dưới một tên nào đó. Tệp tập hợp trong nó một số phần tử dữ liệu có cùng cấu trúc giống như mảng nhưng khác mảng là số phần tử của tệp chưa được xác định. Trong Pascal có 3 loại tệp được sử dụng là:tệp có kiểu,tệp văn bản,tệp không kiểu. Và tác dụng lớn nhất của kiểu dữ liệu tệp là ta có thể lưu trữ các dữ liệu nhập vào từ bàn phím và các kết quả xử lý trong bộ nhớ RAM ra tệp để dùng nhiều lần. Trong C++, khi thao tác với một tập tin dữ liệu, cần thực hiện tuần tự theo các bước như sau: Mở tập tin, thực hiện các thao tác đọc, ghi trên tập tin đang mở, đóng tập tin. Cách truy nhập tệp tuần tự có nhược điểm là bao giờ cũng phải bắt đầu từ đầu tệp tin, đi tuần tự cho đến vị trí cần truy nhập. Khi tệp tin có kích thước lớn thì cách truy nhập này rất tốn thời gian. Để tránh nhược điểm này, C++ cho phép truy nhập trực tiếp đến một vị trí xác định trên tệp tin. Để thực hiện các thao tác liên quan đến tập tin dữ liệu, C++ cung cấp một thư viện <fstream.h> chứa các lớp và các hàm phục vụ cho các thao tác này. Do vậy, trong các chương trình làm việc với tập tin, ta cần khai báo chỉ thị dùng thư viện này ngay từ đầu chương trình. Ở đây,chúng ta sẽ tìm hiểu về vào/ra với tệp nhị phân (binary file), kỹ thuật bắt lỗi vào/ra tệp, con trỏ tệp, truy nhập trực tiếp phần tử tệp. Để có thể hiểu rõ hơn về dữ liệu kiểu tệp cũng như tác dụng lớn nhất của kiểu dữ liệu tệp. ** NỘI DUNG ** I. LÝ THUYẾT A. Tìm hiểu về vào/ra với tệp nhị phân (binary file) - Có hai loại vào/ra cơ bản trong C++ là: định dang (Formatted) và nhị phân (Binary). Trong vào/ra định dạng, các số được lưu trữ trên đĩa như một xâu ký tự. Để mở một tệp dưới chế độ nhị phân, ta dùng cú pháp sau: fstream <Tên biến tệp> (<Tên tệp>, ios: : binary) ; Khi đó, các thao tác đọc, ghi trên biến tệp được thực hiện Theo đơn vị byte theo kích thước các bản ghi (cấu trúc) được ghi trong tệp. Ví dụ: Muốn mở tệp tin baitho.txt dưới chế độ nhị phân, ta Khai báo như sau: fstream myBaiTho (“baitho.txt”, ios: :binary); 1.Vào ra tệp nhị phân bằng read và write a. Ghi vào tệp nhị phân bằng write Các bước thực hiện để ghi dữ liệu vào một tệp tin như sau: - Mở tệp tin theo chế độ để ghi bằng đối tượng ofstream (mở tệp tin chỉ để ghi): Ofstream <Tên biến tệp> (<Tên tệp tin , ios: : out) ; - Ghi dữ liệu vào tệp bằng thao tác “<<”: <Tên biến tệp> << <Dữ liệu>; - Đóng tệp tin bằng lênh close(): <Tên biến tệp>.close( ) ; Trong đó, thao tác write nhận hai tham số Đầu vào như sau: + Tham số thức nhất: là con trỏ kiểu char trỏ đến vùng dữ liệu cần ghi và tệp. Vì con trỏ bắt buộc có kiểu char nên khi muốn ghi dữ kiệu có kiểu khác vào tệp, ta dùng hàm chuyển kiểu: reinterpret_cast<char *> (<Dữ liệu>) ; + Tham số thứ hai là kích cỡ dữ liệu được ghi vào tệp. Kích cớ này được tính theo byte, nên thông thường ta dùng toán tử: sizeof (<Kiểu dữ liệu>) ; b. Đọc dữ liệu từ tệp nhị phân bằng read - Các bước thực hiện để đọc dữ liệu từ một tệp tin nhị phân như sau: + Mở tệp tin theo chế độ để đọc nhị phân bằng đối tượng fstream ( mở tệp tin chỉ để ghi): fstream <Tên biến tệp> (<Tên tệp tin>, ios: : I ios: :binary) ; + Đọc dữ liệu từ tệp bằng thao tác “read()”: <Tên biến tệp>.read (char* <Dữ liệu ra>, int <Kích thước dữ liệu>) ; + Đóng tệp tin bằng lệnh close(): <Tên biến tệp>.close( ) ; 2.Ghi một đối tượng ra đĩa (tệp nhị phân) //ghi đoi tuong person ra dia #include<fstream.h>// cho vao ra file class person //lop person { private: char name[40]; //ten nguoi int age; //tuoi public: void getData() //lay du lieu { cout<<”\nNhap vao ten:”;cin>>name; cout<<”\nNhap vao tuoi:”;cin>>age; } }; int main() { person pers;//tao mot doi tuong person pers.getData();//lay du lieu cho nguoi ofstream outfile(“PERSON.DAT”,ios::binary);tao mot doi tuong ofstream outfile.write((char*)&pers,sizeof(pers)); //ghirano } 3.Đọc một đối tượng từ đĩa (tệp nhị phân) //doc doi tuong person tu dia #include<fstream.h> //cho vao ra file class person //lop person { private: char name[40]; //ten nguoi int age; //tuoi public: void showData()//hien thi du lieu { cout<<”\nTen:”<<name; cout<<”\nTuoi:”<<age; } }; int main() { person pers; //tao mot doi tuong person ifstream infile(“PERSON.DAT”,ios::binary);//tao mot doi tuong ifstream infile.read((char*)&pers,sizeof(pers));//doc no } B.Kỹ thuật bắt lỗi vào/ra tệp Trong các ví dụ về file từ trước đến giờ chúng ta không quan tâm đến các tình huống lỗi. Trong các ví dụ đó chúng ta cho rằng các file mở để đọc đã tồn tại và các file mở để ghi có thể được tạo và ghi thêm dữ liệu vào. Chúng ta cũng cho rằng không có lỗi gì xảy ra trong quá trình đọc và ghi. Trong một chương trình thực tế, việc kiểm tra các giả thiết như vậy và các thao tác thích hợp nếu chúng diễn ra không đúng là rất quan trọng. Một file mà chúng ta nghĩ là đã tồn tại có thể không tồn tại hoặc một tên mà chúng ta định dùng cho một file mới có thể đã gắn với một file đã tồn tại hoặc có thể không còn nhiều chỗ trống trên đĩa hoặc có một cửa ổ đĩa được mở. 1. Xử lý các lỗi Chương trình sau cho thấy cách quản lý các lỗi như vậy một cách thuận lợi nhất. Tất cả các thao tác liên quan đến đĩa được kiểm tra ngay sau khi chúng được thực hiện. Nếu một lỗi đã xảy ra, một thông báo được đưa ra và chương trình kết thúc. Chúng ta sử dụng kỹ thuật đã được đề cập tới trước đây để kiểm tra giá trị trả về từ chính đối tượng đó, qua đó xác định được các trạng thái lỗi của nó. Chương trình mở một stream đưa ra, ghi một mảng các số nguyên tới nó với một lời gọi hàm write() và đóng đối tượng. Sau đó nó mở một đối tượng stream và đọc mảng số nguyên đó với một lời gọi hàm read() . //rewerr.cpp //quan ly loi trong khi vao ra #include <fstream.h> //cho cac stream file #include <process.h> //cho exit() void main() { int j; for(j=0;j<MAX;j++) //dua vao day bo dem cac du lieu buff[j]=j;//(0,1,2,…) ofstream os; //tao mot stream dua ra os.open(“edata.dat”,ios::trunc | ios::binary); if(!os) {cerr<<”\nCould no open out put file”;exit(1));} cout<<”\nWritting…”; os.write((char*)buff,MAX*sizeof(int));//ghi ra dia if(!os) { cerr<<”\nCould not write to file”;exit(1);} os.close(); //dong file for(j=0;j<MAX;j++) buff[j]=0; //xoa bo dem ifstream is; is.open(“edata.dat”,ios::binary); if(!os) { cerr<<”\nCould not open input file”;exit(1);} cout<<”Reading…”; is.read((char*)buff,MAX*sizeof(int));//doc tu file if(!os) { cerr<<”\n Could not read from file”;exit(1);}//kiem tra du lieu for(j=0;j<MAX;j++) if(buff[j]!=j) { cerr<<”\nData is incorrect”;exit(1); } Cout<<”\nData is correct” } 2. Phân tích các lỗi Trong ví dụ REWERR, để xác định xem có lỗi xảy ra trong một hoạt động vào/file không, chúng ta kiểm tra giá trị trả về của toàn thể đối tượng stream : if(!is) //lỗi xảy ra Ở đây là trả về một giá con trỏ nếu mọi thứ diễn ra tốt, trả về không nếu không diễn ra tốt đẹp. Đây là cách ngắn nhất để tìm lỗi; dù là lỗi nào đi nữa, nó cũng được tìm kiếm bằng cách giống nhau. Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng bit trạng thái lỗi để tìm ra những thông tin cụ thể về môt lỗi vào/ra file. Chúng ta đã biết một số bit trạng thái này làm việc với màn hình và bàn phím. Ví dụ tiếp theo, FERRORS, cho thấy cách sử dụng chúng trong I/O //ferrors.cpp //kiem tra loi mo file #include <fstream.h> void main() { ifstream file; file.open(“GROUP.DAT”,ios::nocreate); if(!file) cout<<”\nCan’t open GROUP.DAT”; else cout<<”\nFile open successfully”; cout<<”\nFile=”<<file; cout<<”\nError state=”<<file.rdstate(); cout<<”\ngood()=”<<file.good(); cout<<”\neof()=”<<file.eof(); cout<<”\nfail()=”<<file.fail(); cout<<”\nbad()=”<<file.bad(); file.close(); } Đầu tiên chương trình kiểm tra giá trị của đối tượng file. Nếu giá trị của nó là 0 thì file có thể không mở được bởi vì nó không tồn tại. Trạng thái lỗi trả về bởi rdstate() là 4. Đây là bit chỉ rằng file không tồn tại; nó được thiết lập tới true (giá trị khác 0). Các bit khác đều được thiết lập bằng 0. Hàm good() trả về 1 (true) chỉ khi không có bit nào được thiết lập, bởi vậy nó trả về 0. Vì không ở cuối file nên hàm eof() trả về 0. Các hàm fail() và bad() trả về giá trị khác 0 bởi vì có lỗi xảy ra. Trong một chương trình quan trọng, một vài hoặc tất cả các hàm này được sử dụng sau mỗi thao tác vào/ra để đảm bảo rằng mọị thứ đều diễn ra như mong muốn. C.Con trỏ tệp Mỗi đối tượng file kết hợp với nó hai giá trị nguyên goi là get pointer (con trỏ đọc) và put pointer (con trỏ ghi). Hai giá trị này cũng được gọi là current get position (vị trí đọc hiện tại) và current put position (vị trí ghi hiện tại). Các giá trị này xác định số byte trong file mà ở đó sẽ diễn ra việc đọc và ghi (thuật ngữ pointer trong ngữ cảnh này không nên nhầm với các pointer C++ (các con trỏ) được sử dụng như các biến điạ chỉ). Chúng ta thường muốn bắt đầu đọc tại đầu file và tiếp tục đọc cho đến cuối file. Khi ghi, có thể chúng ta muốn bắt đầu ở đầu file, xóa tất cả nội dung đã có, hoặc ở cuối file nếu chúng ta muốn ghi thêm vào file. Đây là các hoạt động mặc định, bởi vậy không có hoạt động nào của con trỏ file là cần thiết ở đây. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta phải điều khiển con trỏ file để có thể đọc và ghi tới một vị trí tùy ý trên file. Các hàm seekg() và tellp() cho phép thiết lập và kiểm tra get pointer, các hàm seekp() và tellp() cho phép thực hiện hành động như vậy đối với put pointer. 1. Xác định vị trí Chúng ta đã có một ví dụ về get pointer trong chương trình DISKFUN, ở đó hàm seekg() thiết lập tới đầu file để việc đọc bắt đầu tại đó. Dạng seekg() này có một đối số, nó biểu diễn vị trí tuyệt đối trong file. Bắt đầu của file là byte 0, đó là những gì chúng ta đã dùng trong DISKFUN. Hình 5-4 nói rõ điều này. Begin File End Vi trí con trỏ File Hình 5-4. Hàm seekg() có một đối số. 2. Xác định độ lệch (offset) Hàm seekg() có thể được sử dụng trong hai cách. Chúng ta đã thấy cách thứ nhất, ở đó đối số đơn biểu diễn vị trí tính từ đầu file. Chúng ta cũng có thể sử dụng nó với hai đối số, đối số thứ nhất biểu diễn độ lệch (offset), tính từ vị trí cụ thể trong file và đối số thứ hai xác định nơi mà độ lệch tính từ đó. Có ba khả năng cho đối số thứ hai: beg là đầu file, cur là vị trí con trỏ hiện tại và end là cuối file. Câu lệnh: Seekg(-10;ios::end); sẽ thiết lập get pointer() (con trỏ đọc) tới vị trí 10 byte trước cuối file. Hình 5-5 cho thấy sự sắp xếp này. Begin File End Độ lêch tính từ đầu file Độ lêch tính từ cuối file Vị trí hiên tại Độ lêch từ vị trí hiện tại của con trỏ. s Hình 5-5. Hàm seekg() có hai đối số Sau đây chúng ta đi vào một ví dụ sử dụng phiên bản hai đối số của hàm seekg() để tìm ra một đối tượng person cụ thể trong file PERSON.DAT đã được tạo bởi chương trình DISKFUN và hiển thị dữ liệu cho người tìm được này. //seekg.cpp //tim nguoi cu the trong file #include<fstream.h> //cho vao ra file class person //lop person { protected: char name[40];//ten nguoi int age;//tuoi public: void showData()//hien thi du lieu { cout<<”\nTen:”<<name; cout<<”\nTuoi:”<<age; } }; void main() { person pers; //tao mot bien person ifstream infile;//tao mot file vao infile.open(“PERSON.DAT”,ios::binary);//mo file infile.seekg(0,ios::end);//chuyen toi byte 0 tinh tu cuoi byte int endposition=infile.tellg();//tim vi tri hien tai cua get //pointer int n=endposition/sizeof(pers);// so nguoi trong file cout<<”\nCo ”<<n<<” nguoi trong file”; cout<<”\nTim nguoi so: “; cin>>n; int position=(n-1)*sizeof(pers); //tinh so byte tinh tu dau tien toi vi tri can doc infile.seekg(position); //chuyen toi vi tri do infile.read((char*)&pers,sizeof(pers));//doc mot nguoi pers.showData();//hien thi nguoi nay } 3. Hàm tellg() Hàm tellg() trả về vị trí hiện tại của get pointer. Sauk hi đưa get pointer về cuối file, chương trình sử dụng hàm tellg() để trả về vị trí của get pointer; đây là chiều dài file tính bằng byte. Tiếp theo, chương trình tính toán xem có bao nhiêu đối tượng person trong file bằng cách chia kích thước của file cho kích thước của một person; sau đó nó hiển thị kết quả Trong kết quả đưa ra ở trên, người sử dụng xác định đối tượng thứ hai trong file và chương trình tính toán xem vị trí này hết bao nhiêu byte tính từ đầu file rồi dùng hàm seekg() để đến vị trí này. Sau đó sử dụng hàm read() để đọc dữ liệu của người ở vị trí đó. Cuối cùng nó hiển thị dữ liệu đọc được của đối tượng với hàm thành viên showData(). D. Truy nhập trực tiếp từng phần tử của tệp 1. Con trỏ tệp tin Con trỏ tệp tin có vai trò như một đầu đọc trỏ vào một vị trí xác định của tệp và thao tác truy nhập tệp diễn ra tuần tự: • Tại mỗi thời điểm, con trỏ tệp tin xác định một vị trí trên tệp mà tại đó, thao tác truy nhập tệp (đọc/ghi) được thực hiện. • Sau thao tác truy nhập, con trỏ tệp tự động chuyển đến vị trí tiếp theo dựa vào kích thước đơn vị dữ liệu được truy nhập. Cách truy nhập tệp tuần tự có nhược điểm là bao giờ cũng phải bắt đầu từ đầu tệp tin, đi tuần tự cho đến vị trí cần truy nhập. Khi tệp tin có kích thước lớn thì cách truy nhập này rất tốn thời gian. Để tránh nhược điểm này, C++ cho phép truy nhập trực tiếp đến một vị trí xác định trên tệp tin bằng các phép toán: [...]... trỏ tệp tin • Dịch chuyển con trỏ tệp tin đến một vị trí xác định 1 Truy nhập vị trí hiện tại của con trỏ tệp Cú pháp truy nhập đến vị trí hiện thời của con trỏ tệp phụ thuộc vào kiểu biến tệp đang dùng là để đọc hay ghi • Nếu biến tệp là kiểu mở tệp để đọc ifstream thì cú pháp là: .tellg(); • Nếu biến tệp là kiểu mở tệp để ghi ofstream thì cú pháp là: .tellp(); Chương trình. .. con trỏ tệp cout . việc với tập tin, ta cần khai báo chỉ thị dùng thư viện này ngay từ đầu chương trình. Ở đây,chúng ta sẽ tìm hiểu về vào/ra với tệp nhị phân (binary file), kỹ thuật bắt lỗi vào/ra tệp, con trỏ tệp, . Chương trình có menu Nhập dữ liệu, Xem danh sách, Tìm kiếm và sửa, Kết thúc chương trình. Dữ liệu nhập vào được ghi vào cuối tệp. ” * *Phân công công việc: 1. Tìm hiểu về vào/ra với tệp nhị phân (binary. Thông Tin ĐỀ TÀI: “Đề 4 _Tìm hiểu về vào/ra với tệp nhị phân (binary file), kỹ thuật bắt lỗi vào/ra tệp, con trỏ tệp, truy nhập trực tiếp phần tử tệp. Viết chương trình nhập vào danh sách n

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w