1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát hành tiền của NHTW và tác động đối với nền kinh tế

17 5,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 156,76 KB

Nội dung

Trường ĐH Ngân Hàng TPHCM Lớp ĐH23NH13 Nhóm 7 Đề tài 7: Phát hành tiền của NHTW và tác động đối với nền kinh tế I/ Lược sử phát hành tiền: 1.1 Giới thiệu sơ nét về NHTW và chức năng NHTW: 1.1.1 Định nghĩa NHTW: NHTW là cơ quan độc quyền phát hành tiền và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm ổn định giá trị tiền tệ góp phần đảm bảo an tòan hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2 Chức năng của NHTW: Ngân hàng trung ương liên quan đến ba chức năng cơ bản, đó là phát hành tiền tệ, ngân hàng của các tố chức tín dụng, và ngân hàng của chính phủ. Tuy nhiên, không phải ngân hàng trung ương nào cũng mang đầy đủ ba chức năng này. + Phát hành tiền tệ: Ở phần lớn các nước, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền tệ. Ở một số nước khác, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, còn tiền kim loại với tư cách là tiền bổ trợ thì do chính phủ phát hành. Ví dụ như: Cục Dự trữ Liên bang - ngân hàng trung ương của Mỹ- không có chức năng phát hành tiền, thay vào đó là Bộ Tài chính đảm nhiệm chức năng này. Cũng có thông tin cho rằng Chính phủ Mỹ không có quyền phát hành đồng Đô-la, mà là do Cục Dự Trữ Liên Bang. + Ngân hàng của các tổ chức tín dụng: Ngân hàng trung ương thực hiện công việc tái chiết khấu các hối phiếu đối với các tổ chức tín dụng , cấp vốn thông qua cho vay đối với các tổ chức này (đồng thời qua đây kiểm soát lãi suất). Ngân hàng trung ương còn mua và bán các giấy tờ có giá , qua đó điều tiết lượng vốn trên thị trường. Ngân hàng trung ương có quyền yêu cầu các ngân hàng thương mại mở tài khoản tại Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng phải gửi vào tài khoản của họ một lượng tiền nhất định. Thông thường lượng tiền này được quy định tương đương với một tỷ lệ nào đó tiền gửi vào ngân hàng thương mại, gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc Trong trường hợp có tổ chức tín dụng gặp nguy cơ đổ vỡ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính của quốc gia, ngân hàng trung ương sẽ tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng đó để cứu nó. Vì thế, ngân hàng trung ương được gọi là người cho vay cuối cùng (hay người cho vay cứu cánh). +Ngân hàng của Chính phủ: Ở nhiều nước, ngân hàng trung ương là người quản lý tiền nong cho chính phủ. Chính phủ sẽ mở tài khoản giao dịch không lãi suất tại ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, ở một số nước, chẳng hạn như ở Việt Nam, chức năng này do kho bạc đảm nhiệm. Ngân hàng trung ương còn làm đại diện cho chính phủ khi can thiệp vào thị trường ngoại hối. 1.2 Các cơ quan phát hành tiền: Khi nghiên cứu về sự hình thành hệ thống ngân hàng và hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày nay, chúng ta đã thấy việc phát hành tiền tê khi xưa không có tính chất tập trung. Trong bối cảnh ấy các ngân hàng phát hành nhiều loại giấy bạc ngân hàng khác nhau và đã làm cản trở quá trinh phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của ngân hàng. Các Nhà nước đã ban hành các đạo luật để hạn chế số lượng ngân hàng đựợc phép phát hành giấy bạc. Lúc này, hệ thống ngân hàng được chia ra thành hai nhóm ngân hàng với các nghiệp vụ khác nhau: + Thứ nhất: nhóm các ngân hàng được phép phát hành tiền gọi là ngân hàng phát hành + Thứ hai: nhóm các ngân hàng không được phép phát hành tiền và chỉ thực hiện các nghiệp vụ khác gọi là ngân hàng trung gian. Sang đầu thế kỷ XX hầu hết các nước phát triển đều thực hiện cơ chế một ngân hàng độc quyền phát hành. Song, ngân hàng phát hành vẫn còn thuộc sở hữu tư nhân rồi về sau bị quốc hữu hóa, đó là trường hợp của Ngân Hàng Anh Quốc, Ngân Hàng Pháp Quốc; có khi là một ngân hàng tư được Chính phủ trao cho nhiệm vụ phát hành tiền tệ dưới sự kiểm soát của Chính phủ, đó là trường hợp của Ngân Hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine) ở nước ta hồi thời Pháp thuộc; có khi là một cơ quan công như Viện Phát Hành. Sau cuộc khủng hỏang kinh tế 1929-1933 đã bắt buộc Nhà nước tăng cường hơn nữa việc can thiệp của mình vào lĩnh vực kinh tế. Xuất phát từ yêu cầu đó, Nhà nước đã nhanh chóng nắm lấy Ngân hàng phát hành để qua đó điều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô bằng cách quốc hữu hóa Ngân hàng phát hành hoặc thiết lập Ngân hàng phát hành thuộc quyền sở hữu Nhà nước, điển hình như Ngân Hàng Anh Quốc và Ngân Hàng Pháp Quốc đã nói ở trên. Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn có một số nước Ngân hàng phát hành không hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nhưng hoạt động của nó vẫn mang tính chất sở hữu Nhà nước, bởi lẽ bộ phận điều hành cao nhất của Ngân hàng phát hành do Nhà nước bổ nhiệm. Đến gần giữa thế kỷ XX thì bắt đầu xuất hiện tiến trình cải tiến ngân hàng phát hành thành ngân hàng Trung ương. Bằng việc các Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng phát hành để biến ngân hàng phát hành thuộc sở hữu tư nhân thành ngân hàng Trung ương (NHTW) thuộc sở hữu Nhà nước. NHTW ra đời sau khi vai trò độc quyền phát hành đã được ấn định vào ngân hàng phát hành và là cơ sở để ngân hàng Trung ương có thể thực hiện các chức năng khác. Độc quyền phát hành tiền có nghĩa là NHTW là người duy nhất được phép phát hành tiền theo các quy định trong luật hoặc được Chính phủ phê duyệt (mệnh giá tiền, lọai tiền, mức phát hành…) nhằm đảm bảo thống nhất và an tòan cho hệ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia. Giấy bạc và tiền kim loại là phương tiện thanh toán hợp pháp duy nhất trong cả nước và được thanh toán không hạn chế. Vì đây là đồng tiền có quyền lực mạnh và là cơ sở tạo tiền gửi của ngân hàng trung gian do đó mà mọi họat động cung ứng tiền của NHTW sẽ ảnh hưởng đến tổng phương tiện thanh tóan trong xã hội và do đó ảnh hưởng đến tòan bộ nền kinh tế. Cho nên vai trò độc quyền không chỉ đề cập đến quyền lực mà còn ngụ ý trách nhiệm của NHTW trong việc xác định số lượng tiền cần phát hành và thời điểm phát hành cũng như phương thức phát hành để đảm bảo sự ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế. Vậy tại sao quyền lực phát hành giấy bạc lại tập trung vào ngân hàng trung ương, việc đó có tác động như thế nào đối với nền kinh tế? Sỡ dĩ việc phát hành tiền tập trung vào NHTW là vì các lí do sau: + Các Chính phủ các nước muốn kiểm soát sự biến động của lượng tiền trong lưu thông trong phạm vi toàn quốc. Điều này cũng có thể thực hiện được nếu như Nhà nước là người phát hành tiền, nhưng kinh nghiệm thực tế đã cho thấy rằng, khi Chính phủ phát hành tiền thì việc kiểm soát và hạn chế khối lượng phát hành rất khó. + Lượng tiền trong lưu thông giờ đây bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ở ngân hàng. Sự mở rộng các hoạt động tín dụng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu tiền mặt. Vì thế, khi nắm vai trò độc quyền phát hành, NHTW có cơ hội để kiểm soát khả năng mở rộng tín dụng và do đó điều chỉnh lượng tiền cần phát hành. + Giấy bạc do NHTW phát hành- một ngân hàng nhận được sư ưu đãi tối ưu từ Chính phủ- sẽ có uy tín cao trong lưu thông + Việc phát hành tiền mang lại lợi nhuận, vì thế tốt nhất nên được tập trung vào một ngân hàng để tiện cho việc phân phối và sử dụng nguồn lợi đó một cách thích hợp. 1.3 Nguyên tắ c phát hành tiền: 1.3.1 Nguyên tắc trữ kim Nguyên tắc này được áp dụng trong thời kì lưu thông tiền vàng (thời kì bản vị vàng). Việc phát hành tiền giấy ràng buộc chặt chẽ bởi quý kim. Việc tăng hay giảm số lượng tiền giấy tuỳ thuộc vào số lượng quý kim dự trữ của ngân hàng. Việc phát hành tiền giấy chỉ được thực hiện khi nào có một lượng quý kim được nhập vào kho. Tuy nhiên có thể chấp nhận một lượng nhất định vượt mức của khối tiền phát hành đối đối với số quý kim dự trữ, phần vượt đó phải thật thấp và cố định.Việc đảm bảo bằng vàng có thể được thực hiện bằng một trong các hình thức sau: -Nhà nước qui định một hạn mức phát hành giấy bạc ngân hàng: nếu khối lượng giấy bạc ngân hàng nằm trong hạn mức thì không cần phải có kim loại quí (vàng) làm đảm bảo, nhưng nếu vượt quá hạn mức đó thì đòi hỏi cần phải có 100% vàng làm đảm bảo. Thực tế trước năm 1893 Hoa Kì đã cho phép đổi đô la giấy ra vàng không hạn chế, điều đó đã cho thấy dụ trữ vàng đảm bảo cho phát hành giấy bạc là vô cùng lớn. Ở Anh năm 1939 qui định chỉ được phát hành tối đa giấy bạc bảng Anh là 58 triệu bảng. -Nhà nước qui định mức dự trữ vàng tối thiểu cho khối lượng giấy bạc phát hành, phần còn lại phải được đảm bảo bằng các chứng từ có giá như thương phiếu, chứng khoán chính phủ và các tài sản Có khác của NHTW. Năm 1913 Chính phủ Mỹ qui định tỷ lệ 40% dự trữ vàng cho khối lượng giấy bạc phát hành. Năm 1915 khi thành lập ngân hàng quốc gia Sài Gòn chính phủ ngụy quyền đã qui định dự trữ vàng cho khối lượng tiền phát hành vào lưu thông là 33%. Luật ngân hàng năm 1884 cho phép NHTW Anh phát hành tiền tín dụng được đảm bảo bằng chứng khoán của chính phủ và tạo ra một lượng tiền tín dụng là 14 triệu bảng Anh, nếu phát hành vượt con số đó thì phần vượt thêm phải được đảm bảo bằng lượng vàng tương đương với lượng gửi tại quĩ đảm bảo của nhà nước. Phát hành tiền có đảm bảo bằng vàng dược qui định cụ thể cho từng thời gian tùy thuộc vào mục tiêu ổn định tiền tệ và khả năng dự trữ vàng. Thực hiện theo nguyên tắc này có ưu điểm: một mặt khống chế mức phát hành giấy bạc tăng giảm theo khối lượng dự trữ kim loại hiện có, tránh sự lạm dụng quyền phát hành tiền để phát hành một lượng tiền vào lưu thông vượt quá nhu cầu của nền kinh tế, dễ gây ra lạm phát. Mặt khác, dự trữ vàng làm đảm bảo còn làm cơ sở cho việc chuyển đổi giấy bạc ngân hàng ra vàng; thông qua chuyển đổi mà điều tiết lượng giấy bạc trong lưu thông phù hợp với giá trị mà nó thay thế, đảm bảo giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của giấy bạc phù hợp với giá trị thực tế (vàng) mà nó đại diện.( Mỹ trước năm 1893 cho phép đổi giấy bạc đô la ra vàng không hạn chế, Ngân hàng Anh năm 1916 qui định 389 bảng cho 1 ounce chuẩn với độ nguyên chất là 11/12) Nguyên tắc này có nhược điểm là sự thiếu linh hoạt của khối lượng tiền phát hành và phần nào tách rời khối lượng tiền phát hành khỏi nhu cầu lưu thông hàng hóa, đặt sự ổn định của lưu thông giấy bạc ngân hàng phụ thuộc vào dự trữ vàng. Nếu khối lượng hàng hóa lưu thông tăng khi số lượng vàng dự trữ có hạn sẽ ảnh hưởng đến lưu thông tiền tệ. Mặc dù các quy định bổ sung của các nước làm cho nguyên tắc dự trữ vàng trở nên linh hoạt hơn đối với hoạt động phát hành của NHTW, nhưng nhiều quốc gia, có thể do áp lực của cuộc khủng hỏang kinh tế 1929-1933 hoặc do ảnh hưởng của các điều kiện sau chiến tranh, cùng với sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng, đã giảm, ngừng hoặc hủy bỏ yêu cầu dự trữ vàng cho lượng tiền phát hành. Việc này chính là bước khởi đầu của sự chuyển đổi cơ chế phát hành tiền nhằm đảm bảo tính linh hoạt đang ngày càng tăng lên trong hoạt động phát hành tiền của NHTW. Như vậy trong thời kì vàng còn đóng vai trò là tiền tệ thì cơ sở đảm bảo cho phát hành tiền của NHTW là một trọng lượng vàng dự trữ làm căn cứ cho việc phát hành tiền và khả năng dự trữ điều tiết của tiền vàng đã dự trữ cho tiền tệ được ổn định. 1.3.2 Nguyên tắc hàng hoá: Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa khối lượng hàng hóa sản xuất ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải đưa nhiều tiền vào lưu thông để đáp ứng cho nhu cầu trao đổi hàng hóa và dịch vụ, mặt khác để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu chính phủ ngày càng tăng, nguyên tắc phát hành tiền dựa vào dự trữ kim loại quí gần như chấm dứt. Thay vào đó phát hành tiền được đảm bảo bằng hàng hóa. Quá trình lưu thông tiền tệ đã làm xuất hiện nhận thức mới về tiền, thế giới đã phải tiền tệ hóa vai trò của vàng, các loại tiền dấu hiệu ra đời thay thế cho tiền vàng trong lưu thông. Theo nguyên tắc này giấy bạc ngân hàng được phát hành không còn bị cột chặt vào dự trữ vàng hay bất kì một loại hàng hoá cố định nào khác mà hoàn toàn dựa vào nhu cầu của nền kinh tế. NHTW chỉ phát hành phát hành thêm tiền vào lưu thông khi có sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tăng thêm trong nền kinh tế. Ngược lại nếu số lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tạo ra ít hơn trước thì NHTW phải rút bớt tiền về. Như vậy, theo cơ chế phát hành này NHTW có thể điều chỉnh linh hoạt khối lượng tiền phát hành phù hợp với sự biến động của nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế trong từng thời kỳ và đảm bảo lưu thông tiền tệ ổn định. Tuy nhiên, nếu dựa trên cớ chế phát hành này, nếu NHTW không căn cứ vào tình hình kinh tế hay nhu cầu tiền tệ trên thị trường, phát hành ra một lượng tiền lớn hơn số lượng hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế, gây mất cân bằng về tỷ lệ giữa hàng và tiền, sẽ rất dễ dàng gây ra lạm phát. Ngày nay hầu hết NHTW các quốc gia đều thực hiện phát hành tiền theo nguyên tắc này. Lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm ở VN được chính phủ phê duyệt chủ yếu căn cứ vào tốc độ tăng tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát dự kiến, tốc độ chu chuyển tiền tệ, tiền mặt tồn quỹ và nghiệp vụ thanh toán… 1.4 Các lần phát hành tiền ở Việt Nam kể từ ngày thống nhất đất nước : Sau khi Hội nghị hiệp thương thống nhất hai miền, ngày 25.4.1978, chính phủ nước CHXHCNVN quyết định thống nhất tiền tệ trên toàn quốc, cả nước thực hiện hệ thống ngân hàng một cấp là NHNNVN. Ngày 3.5.1978 chính thức phát hành tiền mới gồm các loại giấy 5 hào, 1đ, 5 đ, 10 đ, 20 đ và 50 đ mặt trước có quốc huy và hàng chữ NHNNVN, mặt sau in hình các cơ sở kinh tế hai miền và năm in là 1976. Riêng tiền đúc bằng nhôm, mặt trước cũng luôn có hình quốc huy, còn mặt sau có ghi NHNNVN, giá trị đồng tiền gồm 1 hào, 2 hào, 5 hào và 1 đồng cùng năm đúc là 1976. Hệ thống tiền mới này có giá trị tương đương hệ thống cũ, nghĩa là: 1 đồng tiền miền Bắc hoặc 0, 8 đồng tiền miền Nam đổi lấy 1 đồng tiền mới!. Như vậy từ đây, trên toàn lãnh thổ Việt Nam chỉ có một hệ thống tiền duy nhất lưu hành Dần đến năm 1980, ngân hàng lại phát hành thêm loại tiền giấy mới mặt trước có quốc huy và quốc hiệu CHXHCNVN, mặt sau ghi hàng chữ NHNNVN năm in 1980 và phong cảnh hai miền: tờ 2đ màu tím than, tờ 10 đ màu lục; và tờ 100 đ là tờ giấy tiền có giá trị lớn nhất thời ấy. Đặc biệt năm 1981 cho phát hành tờ 30 đ màu hồng tím cũng có chân dung Bác và hình ảnh cảng Nhà Rồng làm mọi người thắc mắc: - Nếu chỉ dùng loại tiền 30 đ thì làm sao làm tròn số tiền theo cơ số thập phân (100, 1000 ). Sau đó, khối lượng tiền cung ứng và tổng phương tiện thanh toán tăng lên nhanh chóng, đến năm 1985 tăng gấp 35 lần so với năm 1980, trong đó khối lượng tiền lưu hành tăng gấp 20 lần làm lạm phát trầm trọng, vật giá leo thang Để thi hành Nghị quyết về Giá - Lương - Tiền nhằm mục đích điều chỉnh và ổn định sức mua của đồng tiền, từ ngày 14.9.1985, Nhà nước lại tiến hành đổi tiền: 1 đồng tiền mới bằng 10 đồng tiền cũ. Đợt đầu từ tháng 9.1985 đến 1986 phát hành các loại tiền giấy 5 hào, 1 đ, 2đ, 5đ, 10đ, 20đ, 30đ, 50đ, 100đ và 500 đ. Hệ thống tiền đúc 1 hào, 2 hào, 5 hào và 1 đồng năm 1976 vẫn cho lưu hành Vì tỉ lệ đồng mới bằng 10 đồng cũ nên tờ tiền mới lúc đó có giá trị rất cao. Đợt đổi tiền mới này vẫn làm người ta thắc mắc: - Vì sao vẫn còn thiết kế loại tiền 30đ? - Tiền cũ lớn nhất chỉ là tờ 100đ, tương đương 10đ tiền mới, thế mà đợt phát hành tiền mới này lại có đến 500 đ (tức bằng 5000 đ tiền cũ), đây có phải là dấu hiệu ban đầu của sự lạm phát? Và có một điều lấy làm lạ nữa là ngay sau khi đổi tiền chưa được bao lâu thì chính phủ quyết định nâng giá lên trở lại 10 lần!. Cuộc cải cách Giá - Lương - Tiền xét trên tổng thể đã tiến hành thiếu đồng bộ, chỉ một năm sau, tức năm 1986, lạm phát đến mức chóng mặt: 774%. Báo cáo Chính trị của BCHTW Đảng tại Đại hội VI chỉ rõ: "- Việc giải quyết vấn đề Giá - Lương - Tiền đã phạm sai lầm". Với sự gợi ý của ông Lữ Minh Châu (Thống đốc Ngân hàng), một người hoạt động về lĩnh vực ngân hàng nhiều kinh nghiệm từ trước 1975, để khắc phục tình hình này, báo cáo chính trị đã có phương hướng: “Bên cạnh nhiệm quản lý lưu thông tiền tệ của NHNN, cần xây dựng hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế”. Để thực hiện Nghị quyết VI, ngày 13.7.1987, Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) ban hành Chỉ thị 218.CT cho phép ngân hàng chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp thí điểm ở 4 thành phố lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Sau khi thử nghiệm có kết quả, ngày 26.3.1988, Nghị định 53.HĐBT có nội dung cơ bản là xóa bỏ hệ thống ngân hàng một cấp, xây dựng mô hình ngân hàng hai cấp theo nền kinh tế thị trường. Ngân hàng Nhà nước lúc này là ngân hàng của các ngân hàng, là cơ quan phát hành tiền của nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về điều hòa lưu thông tiền tệ, giám sát và thanh tra hoạt động kinh doanh của các ngân hàng chuyên doanh (như: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp ). Từ cuộc cải cách đó, năm 1988 nạn lạm phát 500% đến 1989 kéo xuống còn 34%. Trong những năm 1987 - 1988, ngân hàng phát hành thêm các loại tiền mới luôn có chân dung Bác: tờ 200đ; tờ 500đ, tờ 1000đ, tờ 2000đ, tờ 5000đ, cả 4 tờ đều có hình chìm chân dung Bác, hiện dần bị thu hồi nay hầu như đã vắng bóng Sau đó, ngân hàng lại cho phát hành thêm các loại tiến giấy 100đ màu xanh lục .Tờ 1000đ màu xanh in năm 1988 mang hình con voi kéo gỗ, tờ 2000đ màu tím in năm 1988 mang hình các nữ công nhân trong nhà máy dệt, tờ 5000đ màu xanh nước biển in năm 1991 mang hình đập thủy điện và các cột đường dây cao thế, cùng các tờ 10.000đ màu đỏ, 20.000đ màu xanh dương và 50.000đ màu xanh lục (cả 3 tờ này đều có hình chìm chân dung Bác). NHNN VN luôn áp dụng các kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới trong việc sản xuất tiền giấy, nhằm nâng cao chất lượng in ấn cũng như tính bảo an của đồng tiền Việt Nam. Do đó, có những thời điểm, trong lưu thông có 2 đồng tiền cùng mệnh giá ( giá trị ngang nhau) nhưng khác nhau về mẫu thiết kế ( hình thức ) cùng song song lưu hành . Ngày 17 tháng 12 năm 2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành bổ sung vào lưu thông 2 đồng tiền mệnh giá 500.000đ và 50.000đ được in trên chất liệu giấy polymer. Ngày 01 tháng 9 năm 2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành bổ sung loại tiền giấy polymer mệnh giá 100.000đ. Ngày 17 tháng 5 năm 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát hành vào lưu thông đồng tiền polymer mệnh giá 20.000đ. Và ngày 30 tháng 8 năm 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa vào lưu thông 2 đồng tiền mệnh giá 200.000đ và 10.000đ in trên giấy polymer. Như vậy, hiện nay trong lưu thông, mệnh giá 100.000đ, 50.000đ, 20.000đ và 10.000đ có 2 mẫu thiết kế, in trên chất liệu giấy nền polymer và cotton cùng song song lưu hành Ngày 17 tháng 12 năm 2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành tiền kim loại vào lưu thông với 3 mệnh giá: 5.000đ, 1.000đ và 200đ. Ngày 01 tháng 4 năm 2004 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành thêm 2 mệnh giá: 2.000đ và 500đ. Việc phát hành trở lại tiền kim loại không chỉ đánh dấu sự ổn định về mặt giá trị của đồng tiền Việt Nam trong thời gian qua, mà còn là bước đi nhằm hoàn thiện hệ thống tiền tệ Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế, tiết giảm chi phí phát hành đối với đồng tiền có mệnh giá nhỏ. II/ Phát hành tiền ngày nay: 2.1 Điểm khác biệt so với phát hành tiền ngày xưa: Về căn bản, việc phát hành khi xưa bị ràng buộc quá nhiều bởi dự trữ vàng ở ngân hàng. Sự lệ thuộc của khối lượng tiền tệ phát hành vào khối trữ kim đã làm cho nền kinh tế nhiều lúc thiếu tiền. Chính nguyên do thiếu tiền này đã làm xuất hiện những cuộc khủng hỏang kinh tế nhiều nơi vào nửa thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Lúc bấy giờ, nền kinh tế các nước Châu Âu phát triển quá mau nhưng khối lượng tiền tệ bị ràng buộc bởi quý kim nên không tăng theo cùng một tỷ lệ. Đôi khi giữa lúc nền kinh tế đáng lẽ cần phải có nhiều tiền hơn để tiếp tục yểm trợ các hoạt động sản xuất phát triển, thì ngân hàng, do áp lực của nhu cầu chuyển đổi của dân từ tiền giấy sang vàng, đã buộc phải làm áp lực với khách hàng thu hồi nợ, khiến cho nền kinh tế đang cần tiền, trở nên thiếu tiền trầm trọng, làm phát sinh những cuộc khủng hoảng ở Hoa Kỳ năm 1907, và cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới 1929. Từ thập niên 1930 trở đi, các nước đã lần lượt cắt đứt mối liên hệ giữa tiền giấy và vàng theo một tỷ giá cố định. NHTW đảm nhiệm vai trò phát hành tiền tệ trên một căn bản rộng rãi hơn là căn bản vàng và điều này đã làm cho việc phát hành dựa vào nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Chúng ta đã biết là tiền tệ có một sức mua, một giá trị tiềm ẩn. Sức mua này bao gồm cả mọi lọai hàng hóa và dịch vụ, kể cả vàng chứ không riêng gì vàng. Vậy giữa tiền tệ và hàng hóa, dịch vụ có một tương quan nhất định. Vai trò của tiền tệ là làm thế nào để yểm trợ những hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ hay những hoạt động đưa khối lượng hàng hóa và dịch vụ vào lưu thông phân phối. Việc phát hành tiền tệ phải dựa vào nhu cầu làm xuất hiện một khối lượng hàng hóa dịch vụ đủ giữ vững cho sức mua của tiền tệ, nghĩa là việc phát hành tiền tệ ngày nay căn bản là dựa vào nguyên tắc hàng hóa. Đó là căn bản của việc phát hành tiền tệ ngày nay. Căn bản phát hành này rộng hơn căn bản phát hành ngày xưa. Trước thập niên 30, như chúng ta đã thấy, theo nguyên tắc trữ kim, đại bộ phận tiền giấy phát hành có đối phần là vàng, lúc ban đầu 100% là vàng, nhưng lần lần về sau, có thể có một khối tiền giấy vượt đinh mức vàng ở một biên vực lúc đầu nhỏ hẹp về sau rộng dần. Tuy số tiền giấy ngoài định mức vàng đó cũng phải có đối phần là thương phiếu hay trái phiếu quốc gia, nhưng nó chiếm một tỷ lệ tương đối ít hơn đối phần bằng vàng. Ngày nay, tỷ lệ quan trọng của các đối phần của tiền tệ đảo ngược lại. Tiền tệ phát hành phần lớn là để làm ra của cải vật chất, tức là hàng hóa dịch vụ, vì hàng hóa dịch vụ được tiêu dùng trong cả nước khắp mọi tầng lớp. Nó được tượng trưng bởi khối thương phiếu làm đảm bảo cho việc ứng tiền hay cấp phát tín dụng. Khối thương phiếu đó là đối phần quan trong nhất, kế đó là vàng và ngoại tệ, rồi mới tới đối phần thứ ba là trái phiếu quốc gia. 2.2 Công cuộc chuẩn bị phát hành tiền: Như đã biết, một trong các nghiệp vụ của NHTW là cung ứng một khối lượng tiền tệ cho nhu cầu của nền kinh tế. Nhu cầu này nhiều khi rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, NHTW lúc nào cũng phải in và đúc sẵn một số lượng tiền tệ quan trọng, đủ để thay thế tòan bộ số lượng tiền đang lưu hành. In là in tiền giấy, đúc là đúc tiền kim lọai, tiền kim lọai dành cho những giá trị nhỏ, tiền giấy mang những ngạch số giá trị lớn hơn. Những tiền giấy và tiền kim lọai, in và đúc sẵn để dự trữ như vậy chưa phải là tiền. Khối dự trữ này được phân làm 2 lọai lớn. Một loại dự trữ gồm những loại tiền có hình dáng, khuông khổ, màu sắc chữ in hay đúc… giống hoàn toàn những thứ tiền đang lưu hành, chỉ khác nhau về số thứ tự hay một vài chi tiết nhỏ khác. Loại dự trữ nay dùng để thay thế những tiền đang lưu hành khi nó dơ, rách… Loại dự trữ thứ hai, gồm những thứ có hình dáng khuôn khổ, có thể màu sắc khác những thứ tiền đang lưu hành trên thị trường, loại này là để đề phòng những thứ tiền đang lưu hành có triệu chứng bị làm giả, nhất là những tờ giấy bạc có ngạch số giá trị lớn. Trong trường hợp đó, NH sẽ thay nguyên cả một loạt giấy bạc bị làm giả để thay thế bằng một thứ tiền mới có một giá trị bề mặt tương đương. Tuy nhiên, việc thay thế tiền bằng cách này không nên làm thường xuyên, vì như chúng ta thấy , một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến giá trị tiền tệ là yếu tố dân chúng chịu giữ tiền, chấp nhận tiền trong dự trữ tài sản của mình. Nếu đổi tiền được tiến hành thường xuyên, chẳng những gây tốn kém mà còn gây nên hậu quả nghiêm trọng là người dân không dám giữ tiền. Hoa Kỳ là một ước được lợi thế có đồng Mỹ Kim được cả thế giới tí nhiệm, tích trữ tiêu dùng, đó là do tính ổn định của đơn vị tiền tệ này. NHTW có cơ sở in và đúc tiền của riêng mình để phục vụ nhu cầu phát hành, cũng có khi có cơ sở in đúc tiền trực thuộc một cơ quan khác, nhưng đó là dấu vết còn sót lại của thời đại xa xưa của sở đúc tiền của kho bạc hy sở đúc tiền của Nhà vua. Về ngạch số giá trị tiền giấy, NHTW có nhiệm vụ phải cung ứng tiền đủ ngạch số, từ giá trị nhỏ đến gía trị bề mặt lớn nhắm đáp ứng nhu cầu giao dịch của dân. Thiếu giấy bạc nhỏ cũng như thiếu giấy bạc lớn đều gây trở ngại cho hoạt động kinh tế. 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền phát hành trong lưu thông: Lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm là khối lượng tiền do NHTW phát hành cho lưu thông hàng năm. Lượng tiền này thường được gọi là tiền mạnh vì một đồng tiền dự trữ của NHTW đưa vào lưu thông có thể tạo ra 2 hoặc 3 đồng tiền trong tổng phương tiện thanh toán. Việc xác định lượng tiền bổ sung cung ứng cho lưu thông hàng năm là rất cần thiết trong khuôn khổ chính sách tiền tệ điều tiết khối lượng tiền. 2.3.1Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm(MB): * Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối tiền tệ NHTW với MB: MB= Tài sản có trong nước ròng + Tài sản có ngoại tệ ròng MB= Tiền ngoài NHNN + Tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại NHNN Do đó sự thay đổi những chỉ tiêu đó sẽ tác động trực tiếp đến lượng tiền đưa ra lưu thông hàng năm. a) Sự thay đổi tài sản có ngoại tệ ròng trên bảng cân đối tiền tệ của NHTW: - NHTW mua hay bán ngoại tệ, vàng đều làm tăng hay giảm tài sản có ngoại tệ - Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách ngoại hối, tỷ giá lãi suất…sẽ tác động đến các luồng chu chuyển ngoại tệ quốc gia. - Sự thay đổi về dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ cũng sẽ làm thay đổi tài sản có ngoại tệ ròng. Khi NHTW tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thì một lượng ngoại tệ của các NHTM sẽ do NHTW nắm giữ, do đó sẽ làm tăng tài sản có ngoại tệ của NHTW và giảm tài sản có ngoại tệ của NHTM. - Sự biến động tỷ giá và giá vàng cũng làm thay đổi tài sản có ngoại tệ ròng, do dự trữ vàng cũng được hạch toán vào Tài sản có ngoài tệ. b) Sự thay đổi tài sản có trong nước ròng trên bảng cân đối tiền tệ của NHTW: - Thu chi ngân sách có tác động rất lớn đến lượng tiền cung ứng cho lưu thông hàng năm, và là nhân tố ngoài tầm kiểm soát của NHTW. Bởi lẽ việc thu chi của NSNN có ảnh hưởng trực tiếp đến khoản tiền NHTW cho chính phủ vay và tiền gửi của chính phủ ở NHTW. - Việc NHTW cho vay các NHTM. Sự tăng giảm khoản mục này phụ thuộc nhiều vào mục tiêu của chính sách tiền tệ. Nếu thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ thì nhu cầu vay vốn của các NHTM với NHTW tăng lên. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, nếu thị trường tiền tệ thông suốt, NHTW là người cho vay cuối cùng trên thị trường lên ngân hàng, thì mức độ tăng giảm của khoản mục này gắn chặt với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Trong trường hợp thị trường tiền tệ chưa phát triển, mức độ thông suốt của thị trường còn hạn chế thì khoản mục này gắn kết chưa chặt chẽ với mục tiêu của chính sách tiền tệ, mà còn phụ thuộc vào mức độ huy động vốn của các NHTM và điều tiết nguồn vốn giữa các NHTM với nhau. - Các khoản ròng khác có mức độ tác động nhỏ, phụ thuộc vào mức độ chi tiêu của NHTW. [...]... định mà NHTW sử dụng các kênh phát hành tiền cho phù hợp Mặc dù tiền được phát hành theo kênh nào thì cũng nhằm thưc hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ III/ Tác động của việc phát hành tiền đối với nền kinh tế: Một trong những chức năng cơ bản của NHTW là phát hành tiền. Về nguyên tắc, việc phát hành tiền trong lưu thông được thực hiện thông qua nghiệp vụ cung ứng tiền trung ương cho nền kinh tế, bản... lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm: Hành động phát hành tiền của NHTW là hành động khởi đầu cho quá trình cung ứng tiền tệ của nền kinh tế Có 4 tác nhân tham gia quá trình cung ứng tiền tệ, gồm: NHTW, các tổ chức tín dụng, người gửi tiền, người vay tiền từ các tổ chức tín dụng Trong đó, NHTW là quan trọng nhất vì nó tạo ra lượng tiền mạnh- lượng tiền làm thay đổi các điều kiện của thị... các kênh dẫn tiền vào lưu thông, thì việc đổi tiền, một trong các nghiệp vụ phát hành tiền, nếu thực hiện không đúng thời điểm và dựa vào tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu về tiền tệ để xác định đúng khối lượng tiền cần phát hành cũng sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực cho sự phát triển kinh tế Điển hình như lần đổi tiền thứ tư của Nhà nước vào 14/9/1985 theo tỉ lệ 10đ tiền NHNN cũ ăn 1đ tiền NHNN mới,... mở NHTW có thể điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng theo cả hai chiều bơm – hút từ đó điều tiết được lượng tiền trong lưu thông phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế Tóm lại tùy vào sự phát triển của nền kinh tế, mà NHTW cần thận trọng khi ra quyết định sự dụng kênh nào đề phát hành tiền và xác định lưu lượng tiền bổ sung vào lưu thông, nhằm tạo ra hiệu quả tích cực cho nền kinh tế, ... pháp vay NHTW bằng cách phát hành tiền trực tiếp và nợ nước ngòai Hành vi cung ứng tiền cho Ngân sách Nhà nước chi tiêu (dù có đảm bảo) sẽ làm yếu năng lực kiểm soát tiền tệ của NHTW và chứa đựng nguy cơ lạm phát tiềm năng Vì thế kênh phát hành này ngày càng ít được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới 2.4.2 Kênh ngân hàng thương mại Căn cứ vào nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, và lượng tiền cung... tích cực hay tiêu cực đối với nền kinh tế Khi NHTW xác định đúng lượng tiền cần thiết phát hành vào trong lưu thông sẽ làm kích thích tiêu dùng, đầu tư và sản xuất Thông qua kênh ngân sách Nhà nước, một lượng tìền mới phát hành sẽ được đưa vào lưu thông qua con đường chi tiêu của Chính phù, góp phần giải quyết tình hình bội chi của Chính phủ, tuy nhiên nếu lạm dụng cách phát hành này và nếu ngân sách Nhà... trường tiền tệ (cung cầu vốn, lãi suất, tỷ giá…), đến cách ứng xứ của các tác nhân còn lại, qua đó tác động đến lạm phát, sản lượng a) Quy trình xác định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông: Trên lý thuyết, lượng tiền phát hành bổ sung hàng năm cho lưu thông phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát Tuy nhiên, trên thực tế, lượng tiền này có mối quan hệ trực tiếp đến lạm phát và. .. có tiền để trả lại cho công chúng, chính phủ lại thu các công cụ nợ về Như vậy NHTW không phải phát hành thêm tiền Vay của nước ngoài: lượng tiền vay được thông thường dưới hình thức hàng hóa, vàng hoặc ngoại tệ các loại Những loại tài sản này khi đem về nước thường phải kí quĩ ở NHTW để chuyển đổi thành tiền mặt, có nghĩa là NHTW sẽ phải phát hành thêm tiền Vay của NHTW: khi Chính phủ vay của NHTW, ... 1,38 lần khối lượng tiền mới đã phát hành trong đợt đổi tiền trước đó để phục vụ công cuộc cải cách lương và giá Tiếp đó lại là một quá trình diễn biến phức tạp về quan hệ tiền- hàng và kết quả là lạm phát đã không ngừng gia tăng, như năm 1986 lạm phát lên đến 774% ngay đối với đồng tiền mệnh giá mới đã gấp 10 lần đồng tiền mệnh giá cũ Mặt khác sự can thiệp của NHTW vào thị trường vàng và ngoại tệ sẽ ảnh... có nền kinh tế thị trường đang phát triển như nước ta hiện nay thì mối quan hệ tỷ lệ này chưa thật phù hợp, do nền kinh tế đang quá trình tiền tệ hóa, hệ thống các số liệu chưa thật sự đồng nhất, mức độ tác động giữa các biến số tiền tệ, biến số kinh tế chưa thực sự mang tính thị trường Vì vậy, trong thực tế xác định khối lượng tiền cung ứng hàng năm của NHNN Việt Nam về cơ bản dựa vào mối quan hệ của . 7: Phát hành tiền của NHTW và tác động đối với nền kinh tế I/ Lược sử phát hành tiền: 1.1 Giới thiệu sơ nét về NHTW và chức năng NHTW: 1.1.1 Định nghĩa NHTW: NHTW là cơ quan độc quyền phát hành. thông hàng năm: Hành động phát hành tiền của NHTW là hành động khởi đầu cho quá trình cung ứng tiền tệ của nền kinh tế. Có 4 tác nhân tham gia quá trình cung ứng tiền tệ, gồm: NHTW, các tổ chức. được phát hành theo kênh nào thì cũng nhằm thưc hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ. III/ Tác động của việc phát hành tiền đối với nền kinh tế: Một trong những chức năng cơ bản của NHTW là phát

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w