1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo trình an toàn lao động

42 276 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 308,29 KB

Nội dung

I. VẤN ĐỀ CHUNG CỦA BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1. Mục đích, ý nghĩa. Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, hành chính, kinh tế xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất; tạo nên một điều kiện lao động tiện nghi, thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. Như vậy có thể nói rằng Bảo hộ lao động là một chính sách kinh tế xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Được quan tâm và phát triển trước hết là vì yêu cầu khách quan của sản xuất và vì sức khoẻ, hạnh phúc của người lao động ( yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất) vì vậy mang ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân đạo sâu sắc. 2. Tính chất. Để công tác bảo hộ lao động đạt được mục tiêu như đã đề ra như trên thì công tác bảo hộ lao động nhất thiết phải mang đầy đủ ba tính chất: .Tính chất khoa học kỹ thuật .Tính chất pháp luật .Tính chất quần chúng Ba tính chất này có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ và hỗ trợ lẫn nhau. - Tính chất khoa học kỹ thuật: mọi công việc để tiến hành tốt công việc có liên quan đến công tác bảo hộ lao động đều phải sử dụng các kiến thức và phương pháp pháp khoa học để nghiên cứu đưa ra các biên pháp xử lý, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Các công tác nghiên cứu về điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, có hại tồn tại trong quá trình lao động đều do các nhà khoa học chuyên ngành về các lĩnh vực đó nghiên cứu và thực hiện. - Tính chất pháp luật: được thể hiện ở các lụât lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, nội quy, quy định về công tác bảo hộ lao động thể hiện các giải pháp về khoa học, các biện pháp về tổ chức và xã hội có liên quan đến công tác bảo hộ lao động. Mục đích buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện. Và đồng thời cũng phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra thường xuyên để có các biện pháp khen thưởng, và xử phạt nghiêm minh và kịp thời thì công tác bảo hộ lao động mới được tôn trọng và có hiệu qủa. - Tính quần chúng: công tác bảo hộ lao động mang tính quần chúng rộng rãi bởi vì tất cả mọi người kể cả người sử dụng lao động cho đến người lao động đều là các đối tượng cần được bảo vệ, đồng thời họ cũng phải tham gia vào việc tự bảo vệ chính bản thân họ và người khác. ……………………………… 1. Các yếu tố nguy hiểm và có hại. Trong quá trình lao động sản xuất luôn tồn tại các yếu tố nguy hiểm và có hại ảnh hưởng tới người lao động. Các yếu tố nguy hiểm và có hại đó tồn tại ở một số dạng như sau: - Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại, bụi, tiếng ồn, rung động - Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, các loại ký sinh trùng - Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động như không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, không thuận tiện về tâm sinh lý - Các yếu tố nguy hiểm như điện, làm việc trên cao… 2. Tai nạn lao động. Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động sản xuất, công tác do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài, làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể, nhiễm độc cấp tính cũng được coi là tai nạn lao động. Theo quy định của Nhà nước căn cứ vào số ngày nghỉ để điều trị thương tích thì tai nạn lao động được phân ra thành các loại như sau: Tai nạn lao động chết người Tai nạn lao động nặng Tai nạn lao động nhẹ 3. Bệnh nghề nghiệp. Bệnh nhgề nghiệp là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp liên quan đến nghề nghiệp do quá trình tiếp xúc thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu. Các nhà khoa học cho rằng công nhân bị bệnh nghề nghiệp cần được hưởng chế độ đền bù về vật chất để có thể bù đắp phần nào sức khoẻ bị thiệt hại, giúp họ khôi phục lại sức khoẻ hoặc bảo đảm cho họ có được phần thu nhập mà do bị bệnh nghề nghiệp mà họ mất đi sức lao động nên mất đi phần thu nhập đó. Cho nên chế độ đền bù về bệnh nghề nghiệp ra đời. Hiện nay Tổ chức lao động quốc tế đã xếp thành 29 nhóm bệnh khác nhau bao gồm nhiều loại bệnh nghề nghiệp khác nhau. Ở Việt Nam chúng ta nhà nước đã công nhận 21 bệnh nghề nghiệp được Nhà nước bảo hiểm như sau: Bệnh bụi phổi so Silic Bệnh bụi phổi Amiăng Bệnh nhiễm độc Chì và các hợp chất Chì Bệnh nhiễm độc Benzen và các đồng đẳng của Benzen Bệnh bụi phổi bông Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn Bệnh rung chuyển nghề nghiệp Bệnh xạm da nghề nghiệp Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc. Bệnh lao nghề nghiệp Bệnh viêm gan do vi rút nghề nghịêp Bệnh nhiễm độc Thuỷ ngân và hợp chất Thuỷ ngân Bệnh nhiễm độc Mangan và các hợp chất Mangan Bệnh nhiễm độc TNT Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp Bệnh do leptospira nghề nghiệp Bệnh giảm áp nghề nghiệp 1. Nguyên nhân gây tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. Tai nạn lao động và bệnh nghiệp thường xảy ra trong quá trình lao động sản xuất do sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với cơ thể con người. Do vậy nguyên nhân gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp chủ yếu do các nguyên nhân chính sau đây: - Nguyên nhân do kỹ thuật - Nguyên nhân do con người - Nguyên nhân do môi trường lao động 1.1. Nguyên nhân về kỹ thuật. Đây là một nguyên nhân cố hữu luôn tồn tại trong mọi điều kiện lao động, bởi lẽ tất cả các máy móc thiết bị dù hiện đại đến đâu thì vẫn còn tồn tại các yếu tố nguy hiểm, các vùng nguy hiểm xung quanh và có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, tác hại của các yếu tố này cũng không thể đo được: - Kích thước kết cấu máy móc thiết bị không phù hợp với kích thước nhân trắc học của người Việt nam. - Các bộ phận chi tiết của máy móc thiết bị độ bền cơ lý không đảm bảo cho nên trong quá trình vận hành thường xảy ra các hiện tượng hư hỏng, văng bắn - Bản thân các thiết bị máy móc thiếu các thiết bị che chắn, cơ cấu an toàn - Các thiết bị thiếu các thiết bị phòng ngừa quá tải như phanh hãm, khoá liên động, thiết bị khống chế hành trình, van an toàn - Các máy móc thiết bị khi vận hành do công nghệ cũ không đảm bảo về các tiêu chuẩn vệ sinh hoặc là trong quá trình vận hành sinh ra các yếu tố gây mất vệ sinh như bụi nhiều, tiếng ồn lớn - Các máy móc thiếu các thiết bị hỗ trợ cơ giới hoá, tự động hoá trong những công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm như vận chuyển vật liệu nặng lên cao, cấp dỡ vật liệu và xỉ lò ở các lò luyện, nồi hơi, máy nghiền - Trong quá trình vận hành không thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định về an toàn, không kiểm tra các thông số an toàn của máy móc trước khi vận hành như thử tải đối với các búa máy khí nén khi làm việc, các thiết bị như cần cẩu, cầu trục, pa lăng - Trang bị và sử dụng các trang thiết bị bảo vệ cá nhân không đảm bảo đúng theo quy chuẩn hoặc không thích hợp về kích thước, chất lượng và chủng loại. 1.2. Nguyên nhân do con người. Nguyên nhân do người sử dụng lao động. - Không tổ chức bộ máy quản lý, đôn đốc việc thực hiện các công tác về an toàn cũng như công tác kiểm tra về việc thực hiện các nội quy an toàn. - Người sử dụng lao động không quan tâm đến công tác an toàn và vệ sinh lao động như không có các nội quy, quy định về an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động. - Người sử dụng lao động không tuân thủ theo các quy định của nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động đối với các máy móc thiết bị khi đưa vào sử dụng. - Người sử dụng lao động phân công lao động không hợp lý, không huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động. - Người sử dụng lao động không trang cấp thiết bị bảo vệ cá nhân cho người lao động khi làm việc. - Không kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm các nội quy về an toàn và vệ sinh lao động cũng như có các biện pháp khen thưởng kịp thời cho những người có thành tích trong công tác an toàn và vệ sinh lao động. - Việc tổ chức huấn luyện công tác an toàn vệ sinh lao động cho người lao động không đạt yêu cầu, không theo định kỳ, không kịp thời, không có các biển khuyến cáo về an toàn, mất an toàn những nơi có nhiều các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trính sản xuất Nguyên nhân do người lao động. - Người lao động không chấp hành các quy định về an toàn và vệ sinh lao động do người sử dụng lao động đề ra. - Không mang đúng và đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân được trang cấp khi làm việc. - Khi phát hiện thấy có các nguy cơ, các nguyên nhân gây tai nạn lao động không báo cáo cho các cấp lãnh đạo để kịp thời xử lý. Nguyên nhân do môi trường lao động. - Trong quá trình tiến hành công việc vi phạm các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp như việc bố trí các nguồn phát sinh hơi khí độc ở những nơi đầu hướng gió, đầu hành trình của quy trình công nghệ, không tiến hành khử độc, lọc bụi trong những môi trường có phát sinh ra nhiều yếu tố bụi, hơi khí độc hoặc trước khi thải ra môi trường - Môi trường lao động không đảm bảo vệ sinh như thông gió, hơi khí độc, ánh sáng, nhiệt độ vượt quá các tiêu chuẩn cho phép hoặc dưới tiêu chuẩn cho phép, có chứa nhiều các bức xạ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, không đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc - Môi trường tự nhiên xung quanh nơi làm việc không đảm bảo vệ sinh như quá chật trội. - Tình hình chiếu sáng không đảm bảo độ sáng cho người lao động làm việc hoặc ánh sáng quá chói, phân bố không đều khi làm việc gây chói loá hoặc quá tải gây khó khăn cho người lao động khi làm việc - Cường độ của yếu tố tiếng ồn, mức độ rung động rất cao vượt qúa tiêu chuẩn cho phép - Tổ chức làm việc không hợp lý như việc bố trí các máy móc thiết bị không theo các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp cũng như an toàn, các máy móc khi vận hành thì luôn tồn tại các vùng nguy hiểm tác động đến cả hệ thống và con người hoặc là sự cố xảy ra trên một máy thì ảnh hưởng đến cả dây truyền - Việc xây dựng các nhà xưởng không theo đúng các tiêu chuẩn vệ sinh như không gian nhà xưởng chật hẹp, tư thế lao động không thoải mái gò bó - Việc bố trí mặt bằng sản xuất như các đường đi lại, các lối thoát hiểm khi cần thiết, khoảng các của đường đi không đủ gây ra chật hẹp trong quá trình vận chuyển cũng như việc bố trí các đường vận chuyển không đảm bảo như gồ ghề, giao cắt nhau phức tạp - Việc bảo quản các thành phẩm trong các nhà xưởng không theo dúng các quy tắc về an toàn như việc bối trí sắp xếp chồng chéo nhau, xếp chồng quá cao, lẫn lộn các chất có thể kết hợp với nhau tạo ra các hợp chất có nguy cơ gây cháy nổ cao - Các biện pháp vê sinh công nghiệp tại các máy móc, thiết bị, nhà xưởng không đúng quy định, vệ sinh môi trường không đảm bảo. - Các biện pháp tổ chức vệ sinh cá nhân cho người lao động như không có nhà vệ sinh hoặc không đủ nhà vệ sinh cho những công nhân nữ. 2. Các biện pháp phòng tránh. 2.1. Các biện pháp về tổ chức. - Việc tổ chức phân công lao động phải rõ ràng và phù hợp với từng công việc và trình độ của người lao động để phát huy cao nhất khả năng của họ cũng như hạn chế tối đa các nguy cơ gây mất an toàn do trình độ và công việc không phù hợp. - Phải có tổ chức quản lý công tác an toàn và vệ sinh lao động từ trên cấp cao nhất xuống đến người lao động theo quy định của nhà nước. - Phải tổ chức tuyên truyền, huấn luyện công tác an toàn và vệ sinh lao động đối với tất cả người lao động. - Phải tổ chức hướng dẫn cho người lao động biết sử dụng và sử dụng đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân khi làm việc. 2.2. Biện pháp kỹ thuật. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh - Việc xây dựng nhà xưởng phải đảm bảo các thông số về an toàn và vệ sinh công nghiệp như thông thoáng, cao ráo, không ẩm ướt Đối với nền nhà xưởng phải đảm bảo độ bền chắc, bằng phẳng, không trơn trượt - Việc bố trí máy móc thiết bị trong nhà xưởng phải đảm bảo theo đúng yêu cầu về an toàn như máy móc thiết bị phải được bố trí theo đúng quy trình, máy móc phải bố trí theo đúng khoảng cách an toàn là không nhỏ hơn 1m, những khu vực nguy hiểm có thể là không được thấp hơn 2m, không bố trí các máy móc thiết bị có sinh ra nhiều các yếu tố nguy hiểm và độc hại ảnh hưởng tới xung quanh cũng như toàn bộ nhà xưởng - Mặt bằng nhà xưởng phải gọn gàng, ngăn nắp, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, thành phẩm, phế rác thải phải theo đúng nơi quy định, không gây cản trở cho người đi lại thao tác và phương tiện vận chuyển. - Phải đảm bảo các tiêu chuẩn về ánh sáng tại các vị trí làm việc đặc biệt là tại các vị trí làm việc có yêu cầu cao về ánh sáng, tại các cầu thang, đuờng đi, trong hầm ngầm - Phải đảm bảo các tiêu chuẩn về thông gió, hút bụi cho toàn bộ nhà xưởng, nhất là những nơi có phát sinh nồng độ bụi, tiếng ồn lớn, phải có các biện pháp ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm phát sinh trong quá trình làm việc để đảm bảo không ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh. - Việc bố trí khoảng cách giữa các hàng thiết bị phải rộng ít nhất 2.5m, trong các gian sản xuất có các máy vận chuyển bên trong thì giữa các bộ phận chuyển động(toa xe, goòng, băng chuyền, xe lăn ) và các phần nhô ra của các kết cấu công trình (tường, cột) cần phải chừa lối qua lại rộng ít nhất 1m. - Các đường ống dẫn nước, hơi, khí, máng thông gió hoặc các thiết bị khác duới trần nhà xưởng ở các lối qua lại không được phép thấp hơn 2.2m. - Các máy móc thiết bị có sinh ra tiếng ồn lớn và rung động mạnh (vận tốc rung v≥ 2) thì phải bố trí vào những nơi nhà riêng và phải được xử lý giảm tiếng ồn và rung động. - Tất cả các thiết bị, máy móc đều phải có đầy đủ các nội quy an toàn vận hành sử dụng, Các nội quy phải biên soạn ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc và được treo, gắn cố định ngay tại nơi làm việc của người lao động. - Đối với các vùng nguy hiểm, các khu vực cấm thì phải có các biển cảnh báo về các yếu tố nguy hiểm, các loại áp phích bảo hộ lao động phù hợp như biển báo cấm, biển cảnh báo, biển báo ra lệnh, biển báo chỉ thị - Phải xây dựng hệ thống các giấy cho phép làm việc đối với những công việc có yếu cầu nghiêm ngặt về an toàn, những công việc có phát sinh nhiều các yếu tố nguy hiểm và độc hại, và phải có các biện pháp theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc sử dụng các loại giấy phép làm việc. - Các loại máy móc, thiết bị đều phải được kiểm nghiệm và kiểm định về an toàn thiết bị thường xuyên theo định kì để đảm bảo an toàn cho máy móc thiết bị khi vận hành. Biện pháp kỹ thuật an toàn đối với các máy móc, thiết bị. - Phải tiến hành thiết kế lắp đặt các thiết bị an toàn như van an toàn, chốt an toàn, các thiết bị phòng chống quá tải, không chế hành trình, tốc độ của các bộ phận thực hiện các chuyển động tịnh tiến hoặc quay tròn như khóa liên động, rơ le tự ngắt - Các thiết bị che chắn cho các hệ thống chuyển động, bụi, ồn, hơi khí độc, bức xạ nhiệt, các hào hố sâu - Các tín hiệu còi, đèn báo động - Các biển báo an toàn như biển cấm, biển cảnh báo; - Các trang thiết bị an toàn phải đảm bảo độ bền chắc dưới tác động của các yếu tố cơ, nhiệt, hoá và không gây biến dạng hình học, nóng chảy hoặc ăn mòn, không làm hạn chế khả năng về công nghệ cũng như công tác bảo dưỡng và vệ sinh công nghiệp. Các yêu cầu chung trong công tác vận hành, sửa chữa bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc, thiết bị. - Khi tiến hành vận hành máy móc, thiết bị thì ngưới lao động phải trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với từng công việc, từng môi trường làm việc, từng kích thước nhân trắc của người lao động. - Tất cả các máy móc, thiết bị khi vận hành phải đảm bảo có đầy đủ các thiết bị an toàn như các thiết bị che chắn, bảo vệ, khống chế hành trình, vận tốc, chống quá tải phù hợp ở những nơi có các yếu tố nguy hiểm và có hại xuất hiện. - Các thiết bị điều khiển, tín hiệu đèn báo phải đặt ở những nơi thuận tiện dễ thao tác cũng như dễ quan sát. - Tuyệt đối không được tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị trong khi dang vận hành hoặc đang thử máy. Chỉ được tiến hành khi các máy móc thiết bị đã ngừng không làm việc, tất cả hệ thống điện liên quan đến máy móc, thiết bị đều đã ngắt. - Phải tiến hành bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị theo đúng quy định. - Sau khi sửa chữa bảo dưỡng song phải tiến hành chạy thử đảm bảo máy móc chạy trở lại bình thường trước khi đưa vào vận hành. Các quy tắc an toàn khi sắp xếp vật liệu - Vật liệu nên xếp riêng theo từng loại và theo thứ tự thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng. - Các vật liệu dễ cháy nổ thì phải có các biện pháp bảo quản và sắp xếp theo đúng các yêu cầu an toàn riêng. - Dùng đế kê và định vị chắc chắn khi bảo quản vật dễ lăn Các quy tắc an toàn khi đi lại - Chỉ được đi lại ở các lối đi lại giành riêng cho người đã được xác định. - Khi lên, xuống thang phải vịn tay vào lan can. - Không nhảy từ vị trí trên cao xuống đất. - Khi có chướng ngại vật trên lối đi phải dọn ngay để thông đường. - Không bước, dẫm qua máy cắt, góc máy, vật liệu, thiết bị và đường giành riêng cho vận chuyển. - Không đi lại trong khu vực có người làm việc bên trên hoặc có vật treo ở trên. - Không đi vào khu vực dang có chuyển tải bằng cẩu - Nhất thiết phải dùng mũ khi đi lại phía dưới các công trình đang xây dựng, các máy móc đang hoạt động. Các quy tắc an toàn nơi làm việc - Không bảo quản chất độc ở nơi làm việc. - Khi làm việc bên trên nên cấm người đi lại phía dưới, không ném đồ, dụng cụ xuống dưới. - Nơi làm iệc phải luôn được giữ sạch sẽ, dụng cụ, vật liệu được sắp xếp gọn gàng. - Thực hiện theo các biển báo, các quy tắc an toàn cần thiết. Các quy tắc an toàn khi làm việc tập thể - Khi làm việc tập thể phải phối hợp chặt chẽ với nhau. - Chỉ định người chỉ huy và làm việc theo tín hiệu của người chỉ huy. - Sử dụng dụng cụ bảo hộ thích hợp trước khi làm việc. - Tìm hiểu kỹ trình tự và cách làm việc, tiến hành theo đúng trình tự; khi đổi ca phải bàn giao công việc một cách tỉ mỉ. - Trước khi vận hành thiết bị phải chú ý quan sát người xung quanh. Các quy tắc khi tiếp xúc với chất độc hại - Cần phân loại, dán nhãn và bảo quản chất độc hại ở nơi quy định. - Không ăn uống, hút thuốc ở nơi làm việc. - Sử dụng dụng cụ bảo hộ (mặt nạ phòng khí độc, áo quần chống hoá chất, găng tay ), dụng cụ phòng hộ. - Những người không liên quan không được vào khu vực chứa chất độc. - Thật cẩn thận khi sử dụng các chất kiềm, axit. - Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống. Các quy tắc an toàn khi sử dụng dụng cụ phương tiện bảo vệ cá nhân - Cần sử dụng ủng bảo hộ, mũ bảo hộ khi làm việc ngoài trời, trong môi trường nguy hiểm, độc hại. - Không sử dụng găng tay vải khi làm việc với các loại máy quay như máy khoan, tiện - Dử dụng kinh chống bụi khi làm các công việc phát sinh bụi, mùn như cắt mài, gia công cơ khí - Sử dụng áo, găng tay chống hoá chất, kính bảo hộ khi tiếp xúc với hoá chất - Sử dụng kính bảo vệ khi làm việc ở nơi có tia độc hại; những ngừơi kiểm tra, sửa chữa máy điện, dụng cụ điện, dây tải, dây cấp điện cần sử dụng mũ cách điện, găng tay cao su cách điện - Sử dụng dụng cụ hỗ trợ hô hấp, máy cấp không khí, mặt nạ dưỡng khí khi làm việc trong môi trường có nồng đô ôxy dưới 18% - Trong môi trường có nồng độ khí độc vượt quá tiêu chuẩn cho phép, cần sử dụng dụng cụ cung cấp khí trợ hộ hấp - Khi phải tiếp xúc với vật, chất nóng hoặc làm việc ở môi trường quá nóng cần sử dụng găng tay và áo chống nhiệt - Cần sử dụng dụng cụ bảo vệ như nút tai chống ồn, bịt tai chống ồn khi làm việc trong môi trường có cường độ tiếng ồn vượt 80-85 dB - Cần sử dụng áo, mặt nạ phòng độc ở nơi có khí, khói, hơi độc; sử dụng mặt nạ chống bụi ở nơi có nhiều vụn, bụi bay - Sử dụng găng tay chuyên dụng khi nung chảy, hàn ga, hàn hồ quang - Sử dụng thiết bị an toàn kiểu xà đeo khi làm việc ở nơi dễ bị ngã hoặc nơi có độ cao từ 2m trở lên - Sử dụng dụng cụ bảo vệ mặt khi làm việc trong môi trừơng dễ bị bắn mùn, hơi, chất độc vào mặt - Sử dụng áo, găng chống phóng xạ khi làm việc gần thiết bị có sử dụng phóng xạ đồng vị. Các quy tắc an toàn khi sử dụng máy móc - Ngoài người phụ trách ra, không ai được khởi động, điều khiển máy - Trước khi khởi động máy phải kiểm tra các thiết bị an oàn và vị trí đúng - Trước khi đi làm việc khác phải tắt máy, không để máy hoạt động khi không có người điều khiển - Khi muốn điều chỉnh máy, phải tắt động cơ và chờ cho tới khi máy dừng hẳn; không dùng tay hoặc gậy để làm dừng máy - Khi vận hành máy cần sử dụng phuơng tiện bảo vệ cá nhân, không mặc áo quá dài, không quấn khăn quàng cổ, không đeo cà vạt, nhẫn, găng tay - Kiểm tra máy thường xuyên và trước khi vận hành - Trên máy hỏng cần treo biển ghi “máy hỏng” - Tắt máy trước khi lau chùi và dùng dụng cụ chuyên dùng để lau chùi. V. TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CÁ NHÂN Tại các vị trí làm việc, mọi người lao động đều phải sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với các tiêu chuẩn của Nhà nước hay Quốc tế bao gồm nhưng không giới hạn những thứ sau: • Ủng bảo hộ. • Mủ bảo hộ. • Kính bảo hộ lao động • Găng tay bảo hộ • Chụp bảo vệ thính giác • Quần áo bảo hộ lao động Tuỳ thuộc vào từng vị trí làm việc cụ thể để sử dụng thêm, bớt các trang thiết bị bảo hộ lao động khác cho thích hợp. 1. Bảo vệ thính giác. Việc bảo vệ thính giác nhằm hạn chế về tiếng ồn tránh bị bệnh điếc nghề nghiệp. Các phương thức kiểm soát bao gồm: • Kiểm soát nguồn phát sinh tiếng ồn • Kiểm soát việc truyền dẫn liên quan tới suy hao hoặc giảm mức ồn (cửa, bọc cách âm, ). Các thiết bị bảo vệ thính giác phải sử dụng liên tục khi làm việc trong môi trường độ ồn vượt quá 85dB(A) với thời gian làm việc hàng ngày quá 8 giờ hay khi mức ồn xung vượt quá 130 dB(C). Không được để người lao động tiếp xúc với tiếng ồn gây tổn hại đến thính lực. Phải có dấu hiệu cảnh báo đặt ở lối vào khu vực có độ ồn cao. Cần hạn chế người lao động tiếp xúc với tiếng ồn càng nhiều càng tốt, và trước hết phải bằng các biện pháp kỹ thuật. Mức âm ở những khu vực khác nhau tại nơi làm việc cần phải phù hợp với thực tế mà kỹ thuật hiện hành có thể đạt được và tối thiểu phải thoả mãn TCVN 3985-1999. Các trang thiết bị, quá trình phải được xác định với dấu hiệu chỉ báo nguy hiểm nếu độ ồn vượt quá 83 dB(A), đồng thời phải sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác cá nhân trong khi chờ các biện pháp kiểm soát khả thi được thực hiện. Các biển báo được thiết lập để chỉ rõ các khu vực ồn và yêu cầu người lao động phải sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác trước khi bước vào các khu vực đó. Mọi cá nhân và khách tới thăm sẽ phải đeo các thiết bị bảo vệ thính giác. Nút bịt tai hay chụp tai chống ồn được dùng khi: • Tại khu vực có máy phát điện hoặc các máy có độ ồn cao. • Sử dụng máy mài, búa , dụng cụ thiết bị có độ ồn cao. • Ở trong xưởng cơ khí có độ ồn cao. • Có biển báo sử dụng hoặc khi giám sát yêu cầu. Chụp tai chống ồn phải được lau chùi sạch sẽ hàng ngày. 2. Bảo vệ đường hô hấp. Các nguyên tắc dưới đây phải được tuân thủ để bảo vệ người lao động khỏi các mối nguy hiểm về đường hô hấp: • Không cá nhân nào phải tiếp xúc trực tiếp trong bầu không khí mà có thể có hại cho sức khoẻ của họ. • Trong những trường hợp, khi bầu không khí có thể bị nhiễm độc, phải dùng một hệ thống thường xuyên đo thử bầu không khí xung quanh nơi làm việc do người được huấn luyện đúng cách sử dụng trang thiết bị thích hợp. • Phải thực hiện mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn việc thải các chất độc hại vào môi trường làm việc. Đạt được điều này bằng cách chấp nhận các phương pháp và điều kiện an toàn và bằng cách thực hiện việc kiểm soát các chất thải. • Nếu mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn hay kiểm soát mối nguy hiểm này không thành công thì phải cung cấp và sử dụng các thiết bị bảo vệ đường thở. Các thiết bị sản xuất ra bụi và khói (vd. thiết bị hàn, động cơ Diesel, ) sẽ phải bố trí ở những nơi thích hợp kèm theo kiểm soát về mặt kỹ thuật. Những khu vực đòi hỏi phải sử dụng trang thiết bị bảo vệ đường hô hấp phải được gắn biển báo. Khẩu trang, mặt nạ ngăn bụi khói được sử dụng để ngăn cản bụi và khói có thể gây hại trong không khí. Loại này không thích hợp để sử dụng trong môi trường có khí độc hoặc có nồng độ ôxy thấp. Phải đánh giá cẩn thận khu vực làm việc với những nguy hiểm có thể có trước khi sử dụng loại thiết bị này. Tại những khu vực nêu trên mọi nhân viên và khách tham quan đều phải đeo thiết bị bảo vệ. 3. Bảo vệ đầu. Phải đội mũ bảo hiểm khi làm việc ngoài trời, công trường xây dựng, hầm mỏ Người sử dụng phải thực hiện đúng các quy định dưới đây: • Mũ không được sơn lại • Chỉ được dán những nhãn dính cho phép lên trên mũ. • Không được rửa/làm sạch mũ bằng các sản phẩm xăng dầu hay các chất làm sạch tương tự. • Không được khoan lỗ trên mũ. • Chỉ sử dụng mũ để bảo vệ đầu. • Phải thay thế các mũ bị hỏng hay có vỏ bị hư. • Dây giữ trong mũ phải được duy trì ở tình trạng tốt. • Sau khi va đập mạnh trên vỏ mũ, mũ phải được kiểm tra và thay thế nếu thấy cần thiết. Tại các khu vực lao động, mọi nhân viên và khách tham quan phải đội mũ bảo hộ.Tất cả các cá nhân phải đội mũ bảo hộ trong những khu vực có nguy cơ gây chấn thương đầu. Không được phép sử dụng những mũ thông thường, nón nhôm, sắt cứng và mũ cứng không có khả năng bảo vệ đầu. Mũ bảo hộ không được biến dạng, sơn hoặc dính các hoá chẩt. Nếu xảy ra như vậy thì phải thay nón khác ngay lập tức. 4. Bảo vệ mắt. [...]... rơi được kiểm duyệt (trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và dây buộc giảm xóc) gắn vào điểm an toàn chắc chắn trên cơ cấu Phương pháp trên áp dụng cho lắp ráp và tháo dỡ giàn giáo khi công việc được tiến hành mà không có các thanh ngáng và lan can bảo vệ Phương pháp này đồng thời cũng được áp dụng cho các khu vực không có lan can, giàn giáo, lưới bảo vệ hoặc có nhưng không đảm bảo an toàn hoặc đã bị tháo... phép thực hiện công việc trong khu vực không gian hạn chế loại một phải đeo Bình dưỡng khí Người cảnh giới bên ngoài cũng phải trang bị Bình dưỡng khí bên mình nhằm mục đích cứu giúp lúc xẩy ra sự cố Các trang bị an toàn bảo hộ lao động phải được sử dụng bất kể lúc nào để đảm bảo việc vào không gian hạn chế loại hai một cách an toàn Loại 3: Khu vực không gian hạn chế loại ba thường đã được cách ly từ... phải đi vào khu vực không gian hạn chế thì phải thực hiện những xem xét sau: Tiến hành phân tích an toàn công việc với đội công tác Xác định loại khu vực không gian hạn chế Đánh giá tất cả các hoạt động đã được đề xuất và các quy trình công việc, đặc biệt những hoạt động có thể gây ra sự thay đổi về điều kiện trong khu vực không gian hạn chế Xem xét tính hợp lý và an toàn của toàn bộ khu vực làm việc... khi không khí được xác nhận là an toàn để vào Nhân viên an toàn chỉ phê duyệt giấy phép vào khu vực không gian hạn chế sau khi đã chứng minh đầy đủ rằng tất cả các qui định phòng ngừa an toàn đã được thực hiện đầy đủ Thời hạn hiệu lực của giấy phép vào khu vực không gian hạn chế sẽ được ghi rõ trong giấy phép Mỗi lần khu vực không gian hạn chế được kiểm tra và phê chuẩn an toàn để vào thi trước cửa lối... hiểm đang sử dụng; Dán nhãn; Cung cấp và sử dụng các tài liệu an toàn hóa chất; An toàn của kho; Thủ tục vận chuyển an toàn; An toàn trong quản lý và sử dụng; Biện pháp quản lý công việc; Thủ tục loại bỏ; Điều khiển sự tiếp xúc; Kiểm tra sức khỏe; - Lưu giữ hồ sơ; Huấn luyện và giáo dục; 2.1.1 Nhận diện hóa chất Nguyên tắc cơ bản của việc nhận diện hóa chất nguy hiểm là để biết những hóa chất gì đang... hợp YÊU CẦU CHUNG VỀ GIÀN GIÁO Tất cả các giàn giáo tại công trường làm việc phải được xây dựng phù hợp với yêu cầu của luật định Yêu cầu tối thiểu: • • • Việc lắp giàn giáo phải được thực hiện bởi những người có chứng chỉ/ bằng cấp về năng lực phù hợp Tất cả các giàn giáo phải được lắp đặt phù hợp với quy định trong Quy trình an toàn thang và giàn giáo Khi phát hiện giàn giáo có bất kỳ chi tiết nào... 3.1.3 Bản dữ liệu an toàn hóa chất Với mỗi hóa chất nguy hiểm được sử dụng trong doanh nghiệp phải luôn có sẵn những bản dữ liệu về an toàn hóa chất Trong đó, tối thiểu phải có những thông tin cơ bản hướng dẫn cách sử dụng hóa chất an toàn, đạt hiệu quả; thông tin về các biện pháp phòng ngừa thích hợp (gồm cả hạng mục trang thiết bị bảo vệ cá nhân) và các biện pháp khẩn cấp *Bản dữ liệu an toàn hóa chất... cả các thiết bị thử áp suất và hoạt động thử trong khoảng giới hạn an toàn giảm tối đa những nguy cơ tai nạn cho người hoặc nguy hiểm cho thiết bị Kỹ sư, giám sát phụ trách tiến hành công việc thử áp suất cao phải lập yêu cầu giấy phép với những thông tin chi tiết tỉ mỉ và trình bộ phận quản lý an toàn Khi giấy phép làm việc được trình lên, nhân viên phụ trách an toàn phải tiến hành kiểm tra khu vực... liên quan và dán gần bảng thông báo Khu vực thử áp suất cao luôn luôn được giám sát, ngăn chặn người không có nhiệm vụ không được vào CHƯƠNG IV: ÁP SUẤT THẤP IV AN TOÀN HOÁ CHẤT Trong những năm gần đây, vấn đề được quan tâm ngày càng nhiều là ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người, đặc biệt là người lao động Nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên quan đến... khách quan do sơ cứu viên quan sát được Triệu trứng: là yếu tố chủ quan do bệnh nhân miêu tả lại 1.4 PHẢN ỨNG VỚI TÌNH HUỐNG NGUY CẤP Với những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu được huấn luyện, bạn sẽ biết cách trợ giúp nạn nhân trong tình huống nguy cấp • Thực hiện các biện pháp an toàn thích hợp để đảm bảo an toàn cho chính bạn, cho nạn nhân và cho những người xung quanh Ví dụ, nếu nạn nhân đang ở trong . dụng lao động phân công lao động không hợp lý, không huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động. - Người sử dụng lao động không trang cấp thiết bị bảo vệ cá nhân cho người lao động. người lao động. - Người lao động không chấp hành các quy định về an toàn và vệ sinh lao động do người sử dụng lao động đề ra. - Không mang đúng và đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân được trang. các nội quy, quy định về an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động. - Người sử dụng lao động không tuân thủ theo các quy định của nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động đối với các máy móc

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w