1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

44 2.5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU Xử lý các giao dịch đã trở nên ngày càng quan trọng trong các ứng dụng công nghệ thông tin cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán, giao dịch bất động sản… Kết quả là người sử dụng phải truy cập, phân tích, xử lý, tích hợp, lưu trữ và xác minh dữ liệu giao dịch nhanh hơn bao giờ hết – thường là trong thời gian thực – trên những hệ thống dữ liệu không có chỗ cho việc gián đoạn hoặc thời gian chết. Nhu cầu về dữ liệu với độ trễ thấp được kết hợp bởi sự tăng trưởng theo cấp số nhân về khối lượng dữ liệu giao dịch và sự gia tăng các môi trường ứng dụng công nghệ thông tin không đồng nhất trong các doanh nghiệp, tạo ra một nhu cầu cấp thiết về tích hợp dữ liệu cũng như giải pháp đồng bộ dữ liệu. Các giải pháp này luôn đi kèm với yêu cầu dễ dàng trong triển khai và tác động ở mức thấp nhất đối với các ứng dụng quan trọng của doanh nghiệp. Trong nội dung bài tiểu luận này, tôi xin trình bày kiến trúc cơ sở dữ liệu phân tán được xây dựng và hỗ trợ trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle 11g và một công nghệ đồng bộ dữ liệu phân tán nổi bật của Oracle, đó là Oracle GoldenGate 11g. Hiện nay, công nghệ GoldenGate được sử dụng hầu hết trong các doanh nghiệp hàng đầu thế giới để hỗ trợ cho các hệ thống dữ liệu quan trọng trong việc tích hợp và tăng cường tính sẵn sàng cao cho các cơ sở dữ liệu. Oracle GoldenGate 11g phát triển dựa trên việc ứng dụng một loạt các công nghệ mới nên tài liệu về kiến trúc, tài liệu triển khai chưa có nhiều. Trong tiểu luận này, tôi chỉ trình bày kiến trúc công nghệ cơ bản của nó. Tôi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Phúc, giảng viên môn học “Cơ sở dữ liệu nâng cao”, đã truyền đạt những kiến thức quý báu về các hệ cơ sở dữ liệu tiên tiến hiện nay cũng như những hướng nghiên cứu sâu hơn về hệ cơ sở dữ liệu phân tán; đã hướng dẫn và chỉ bảo để hoàn thành chuyên đề nghiên cứu rất bổ ích và lý thú này. Nội dung của bài tiểu luận ngoài phần mở đầu và kết luận, có hai chương: Chương 1: Cơ sở dữ liệu phân tán trong Oracle 11g. Chương 2: Công nghệ và cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu của GoldenGate 11g. Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN TRONG ORACLE 11G Nội dung chương này trình bày một số khái niệm cơ bản về kiến trúc cơ sở dữ liệu phân tán; sự hỗ trợ cơ sở dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle 11g bao gồm: Kiến trúc cơ sở dữ liệu phân tán, Liên kết cơ sở dữ liệu, Quản trị cơ sở dữ liệu phân tán, Xử lý giao dịch trong hệ thống phân tán, Phát triển ứng dụng cho một hệ cơ sở dữ liệu phân tán. 1. Các khái niệm về cơ sở dữ liệu phân tán Cơ sở dữ liệu phân tán (Distributed Database - DDB) là một tập hợp nhiều cơ sở dữ liệu có liên đới logic và được phân bố trên một mạng máy tính. Trong khái niệm này có hai thuật ngữ quan trọng trong các định nghĩa là “liên đới logic” và “phân bố trên một mạng máy tính”. - Liên đới logic: Toàn bộ dữ liệu của cơ sở dữ liệu phân tán có một số các thuộc tính ràng buộc chúng với nhau, điều này giúp chúng ta có thể phân biệt một cơ sở dữ liệu phân tán với một tập hợp cơ sở dữ liệu cục bộ hoặc các tập tin lưu trữ tại các vị trí khác nhau trong một mạng máy tính. - Phân bố trên một mạng máy tính: Toàn bộ dữ liệu của cơ sở dữ liệu phân tán không được lưu trữ ở một nơi mà lưu trữ trên nhiều trạm thuộc mạng máy tính, điều này giúp chúng ta phân biệt cơ sở dữ liệu phân tán với cơ sở dữ liệu tập trung đơn lẻ. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán (Distributed Database Management System D-DBMS) được định nghĩa là một hệ thống phần mềm cho phép quản trị các hệ cơ sở dữ liệu phân tán và làm cho sự phân tán trở nên “trong suốt” đối với người sử dụng. Hệ cơ sở dữ liệu phân tán (Distributed Database System - DDBS) được xây dựng dựa trên hai công nghệ cơ bản là cơ sở dữ liệu và mạng máy tính. Một hệ cơ sở dữ liệu phân tán không phải là một “tập hợp các tập tin” được lưu trữ riêng rẽ tại mỗi nút của một mạng máy tính. Để tạo ra một hệ cơ sở dữ liệu phân tán các tập tin không chỉ có liên đới logic mà chúng còn phải có cấu trúc và được truy xuất qua một giao diện chung. Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 3 Hình 1.1: Mô hình hệ cơ sở dữ liệu phân tán Hệ cơ sở dữ liệu phân tán thuần nhất: các cơ sở dữ liệu cục bộ ở tất cả các nơi (site) đều dùng chung một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Hệ cơ sở dữ liệu phân tán không thuần nhất: các cơ sở dữ liệu cục bộ ở các nơi (site) không dùng chung một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. 2. Kiến trúc cơ bản của cơ sở dữ liệu phân tán Kiến trúc này không biểu diễn tường minh cho mọi hệ cơ sở dữ liệu phân tán. Tuy nhiên, với kiến trúc này các mức của cơ sở dữ liệu phân tán được trình bày mang tính khái niệm thích hợp để dễ hiểu về tổ chức của các cơ sở dữ liệu phân tán nói chung. - Sơ đồ tổng thể: Định nghĩa tất cả các dữ liệu sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu phân tán. Trong mô hình quan hệ, sơ đồ tổng thể bao gồm định nghĩa của các tập quan hệ tổng thể. - Sơ đồ phân đoạn: Mỗi quan hệ tổng thể có thể chia thành một vài phần không gối lên nhau được gọi là đoạn (fragments). Có nhiều cách khác nhau để thực hiện việc phân chia này. Ánh xạ (một - nhiều) giữa sơ đồ tổng thể và các đoạn được định nghĩa trong sơ đồ phân đoạn. - Sơ đồ định vị: Các đoạn là các phần logic của quan hệ tổng thể được định vị vật lý trên một hoặc nhiều vị trí trên mạng. Sơ đồ định vị định nghĩa đoạn nào định vị tại các vị trí nào. Lưu ý rằng kiểu ánh xạ được định nghĩa trong sơ đồ định vị quyết định cơ sở dữ liệu phân tán là dư thừa hay không. Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 4 - Sơ đồ ánh xạ cục bộ: Ánh xạ các ảnh vật lý và các đối tượng được lưu trữ tại một trạm (tất cả các đoạn của một quan hệ tổng thể trên cùng một vị trí tạo ra một ảnh vật lý). Hình 1.2: Các mức trong suốt phân tán 3. Các lý do để sử dụng cơ sở dữ liệu phân tán - Các tổ chức có cấu trúc phân tán: Trong thực tế có nhiều tổ chức được phân tán khắp nơi, trong khi đó, dữ liệu quản lý ngày càng lớn và phục vụ cho đa người dùng nằm phân tán, vì vậy cơ sở dữ liệu phân tán là con đường thích hợp với cấu trúc tự nhiên của các tổ chức đó. - Cần kết nối các cơ sở dữ liệu có sẵn: Cơ sở dữ liệu phân tán là giải pháp tự nhiên khi có các cơ sở dữ liệu đang tồn tại và sự cần thiết xây dựng một ứng dụng toàn cục. Trong trường hợp này cơ sở dữ liệu phân tán được tạo theo tiến trình từ dưới lên dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu đang tồn tại. Tiến trình này đòi hỏi phải tái cấu trúc các cơ sở dữ liệu cục bộ ở một mức nhất định. - Sự lớn mạnh của tổ chức: Các tổ chức có thể phát triển mở rộng bằng cách thành lập thêm các đơn vị mới, vừa có tính tự trị, vừa có quan hệ với các đơn vị tổ chức khác. - Giảm chi phí truyền thông: Tăng ứng dụng cục bộ, giảm chi phí truyền thông. - Nâng cao hiệu suất: Có cơ chế xử lý song song và phân mảnh dữ liệu theo ứng dụng làm cực đại hóa tính cục bộ của ứng dụng. -Tăng độ tin cậy và tính sẵn sàng: Nếu có một thành phần nào đó của hệ thống bị hỏng, hệ thống vẫn có thể duy trì hoạt động. Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 5 4. Kiến trúc cơ sở dữ liệu phân tán trong Oracle 11g Một hệ cơ sở dữ liệu phân tán cho phép các ứng dụng truy cập dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu cục bộ và từ xa. Trong một hệ cơ sở dữ liệu phân thán thuần nhất, mỗi cơ sở dữ liệu là một cơ sở dữ liệu Orcacle. Trong một hệ cơ sở dữ liệu phân thán không thuần nhất, có ít nhất một cơ sở dữ liệu không phải là Oracle. Các cơ sở dữ liệu phân tán sử dụng kiến trúc client/server để xử lý các yêu cầu thông tin. Hệ cơ sở dữ liệu phân tán thuần nhất Trong Oracle, một hệ cơ sở dữ liệu phân tán thuần nhất là một mạng lưới của hai hay nhiều cơ sở dữ liệu Oracle nằm trên một hoặc nhiều máy. Hình 1.3 minh họa một hệ thống phân tán kết nối 3 cơ sở dữ liệu: HQ, MFG và SALES. Một ứng dụng đồng thời có thể truy cập hoặc sửa đổi dữ liệu trong một số cơ sở dữ liệu trong môi trường phân tán. Ví dụ, một truy vấn từ một máy trạm Manufacturing trên cơ sở dữ liệu cục bộ MFG có thể truy xuất dữ liệu từ bảng products trên cơ sở dữ liệu cục bộ và bảng dept trên cơ sở dữ liệu từ xa HQ. Đối với một ứng dụng client, vị trí và nền tảng của cơ sở dữ liệu là trong suốt. Ta cũng có thể tạo ra các synonyms cho các đối tượng từ xa trong hệ thống phân tán để người dùng có thể truy cập chúng với cú pháp tương tự như các đối tượng cục bộ. Ví dụ, nếu ta kết nối đến cơ sở dữ liệu MFG nhưng muốn truy cập dữ liệu trên cơ sở dữ liệu HQ, ta tạo ra một synonyms trên MFG cho bảng dept từ xa, cho phép thực hiện truy vấn này: SELECT * FROM dept; Bằng cách này, một hệ thống phân tán cho phép truy cập như một hệ thống dữ liệu tập trung. Người sử dụng trên MFG không cần phải biết rằng các dữ liệu họ đang truy cập nằm trên các cơ sở dữ liệu từ xa. Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 6 Hình 1.3: Cơ sở dữ liệu phân tán thuần nhất Cơ sở dữ liệu phân tán và xử lý phân tán Các thuật ngữ cơ sở dữ liệu phân tán và xử lý phân tán có liên quan mật thiết với nhau, nhưng chúng có ý nghĩa khác nhau. Oracle định nghĩa như sau: - Cơ sở dữ liệu phân tán: Một tập hợp các cơ sở dữ liệu trong một hệ thống phân tán mà có thể được truy cập bởi các ứng dụng như một nguồn dữ liệu đơn lẻ. - Xử lý phân tán: Các hoạt động xảy ra khi một ứng dụng phân phối các tác vụ của nó vào những máy tính khác nhau trong một mạng. Các hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán khác nhau sử dụng các kiến trúc xử lý phân tán khác nhau. Ví dụ, một máy chủ cơ sở dữ liệu Oracle đóng vai trò như một máy trạm khi nó yêu cầu dữ liệu mà một máy chủ khác quản lý. Cơ sở dữ liệu phân tán và cơ sở dữ liệu thứ bản (replicated database) Hai thuật ngữ này cũng có liên quan với nhau nhưng hoàn toàn khác nhau. Trong một cơ sở dữ liệu phân tán hoàn toàn (nghĩa là, không có dữ liệu thứ bản), hệ thống quản lý một bản sao duy nhất của tất cả dữ liệu và các đối tượng cơ sở dữ liệu mà nó hỗ trợ. Thông thường, các ứng dụng cơ sở dữ liệu phân tán dùng các giao dịch phân tán để truy cập cả hai dữ liệu cục bộ và dữ liệu từ xa và chỉnh sửa cơ sở dữ liệu toàn cục trong thời gian thực. Trong tiểu luận này, ta chỉ nói đến cơ sở dữ liệu phân tán hoàn toàn. Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 7 Thuật ngữ thứ bản đề cập đến các hoạt động sao chép và duy trì các đối tượng cơ sở dữ liệu trong nhiều cơ sở dữ liệu thuộc về một hệ thống phân tán. Dựa trên công nghệ của cơ sở dữ liệu phân tán nhưng cơ sở dữ liệu thứ bản không cung cấp được cho các ứng dụng các lợi ích mà môi trường cơ sở dữ liệu phân tán có sẵn. Thông thường, dữ liệu thứ bản được sử dụng để cải thiện hiệu suất của cơ sở dữ liệu cục bộ và bảo vệ tính sẵn sàng của các ứng dụng. Ví dụ, một ứng dụng thường truy cập đến cơ sở dữ liệu cục bộ hơn là truy cập đến một máy chủ từ xa để giảm thiểu lưu lượng truy cập mạng và đạt hiệu suất tối đa. Hơn nữa, ứng dụng vẫn có thể hoạt động nếu máy chủ cục bộ gặp sự cố nhưng các máy chủ khác với dữ liệu thứ bản vẫn còn truy cập được. Hệ cơ sở dữ liệu phân tán không thuần nhất Trong một hệ cơ sở dữ liệu phân tán không thuần nhất có ít nhất một cơ sở dữ liệu không phải là Oracle. Để truy cập, Oracle xem nó như là một cơ sở dữ liệu Oracle cục bộ. Máy chủ cơ sở dữ liệu Oracle truy cập cơ sở dữ liệu này thông qua các dịch vụ xử lý không đồng nhất (Oracle Heterogeneous Services) kết hợp với một agent. Nếu ta truy cập một cơ sở dữ liệu không phải là Oracle thông qua Oracle Transparent Gateway thì agent chính là cổng truy cập của ứng dụng. Ví dụ, nếu ta có một cơ sở dữ liệu Sysbase trong hệ cơ sở dữ liệu phân tán Oracle thì ta cần khai báo một cổng truy cập Sysbase để cơ sở dữ liệu Oracle có thể giao tiếp với nó. Ngoài ra, ta cũng có thể dùng các kết nối thông dụng để truy cập đến các cơ sở dữ liệu không phải Oracle thông qua các giao thức ODBC hay OLE DB. Dịch vụ xử lý không đồng nhất (Heterogeneous Services): Heterogeneous Services (HS) là một thành phần tích hợp trong máy chủ cơ sở dữ liệu Oracle. HS cung cấp kiến trúc chung và cơ chế quản trị của các sản phẩm Oracle Database Gateway và các phương tiện truy cập không đồng nhất khác. Ngoài ra, nó cũng cung cấp khả năng tương thích ngược cho hầu hết phiên bản của Oracle Transparent Gateway. Transparent Gateway Agents: Đối với từng hệ cơ sở dữ liệu không phải là Oracle mà ta truy cập, HS sử dụng một Transparency Gateway Agent để giao tiếp với cơ sở dữ liệu đó. Agent này là đặc trưng cho từng hệ thống cơ sở dữ liệu, vì vậy mỗi loại hệ thống có đòi hỏi có một agent khác nhau. Transparency Gateway Agent tạo thuận lợi trong việc giao tiếp giữa một hệ thống Oracle và không Oracle Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 8 và sử dụng các thành phần của HS trong máy chủ Oracle. Agent thực hiện các lệnh SQL và các yêu cầu giao dịch khác tại hệ thống không Oracle thay mặt cho máy chủ cơ sở dữ liệu Oracle. Các kết nối thông dụng (Generic connectivity): Các kết nối thông dụng cho phép kết nối đến các dữ liệu trong hệ thống không phải Oracle thông qua HS ODBC agent hoặc HS OLE DB agent. Cả hai đều được tích hợp trong các sản phẩm Oracle. Ta có thể dùng các trình điều khiển ODBC hoặc OLE DB để giao tiếp với các agent. Tuy nhiên, một số tính năng truy cập dữ liệu chỉ có trên Transparency Gateway Agent. Kiến trúc cơ sở dữ liệu client/server Một máy chủ cơ sở dữ liệu Oracle là một phần mềm Orcacle quản lý một cơ sở dữ liệu và một máy trạm Oracle là một ứng dụng truy xuất thông tin trên máy chủ. Mỗi máy tính trong mạng là một nút có thể lưu trữ một hay nhiều cơ sở dữ liệu. Mỗi nút trong một hệ cơ sở dữ liệu phân tán có thể hoạt động như một máy trạm, máy chủ hoặc cả hai tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể. Trong hình 1.4, máy lưu trữ cơ sở dữ liệu HQ hành động như một máy chủ cơ sở dữ liệu khi một lệnh tác động lên cơ sở dữ liệu của nó (ví dụ, lệnh thứ hai trong Transaction tác động lên bảng dept), nhưng lại hành động như một máy trạm khi có một lệnh tác động lên cơ sở dữ liệu từ xa (ví dụ, lệnh đầu tiên trong Transaction tác động lên bảng emp trong cơ sở dữ liệu từ xa SALES). Hình 1.4: Một hệ cơ sở dữ liệu phân tán Oracle Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 9 Một máy trạm có thể kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp đến một máy chủ cơ sở dữ liệu. Một kết nối trực tiếp xảy ra khi một máy trạm kết nối đến một máy chủ và truy cập thông tin trong cơ sở dữ liệu chứa trên máy chủ đó. Ví dụ, nếu kết nối với cơ sở dữ liệu HQ và truy cập bảng dept trên cơ sở dữ liệu này như trong hình 1.4, ta có thể gõ lệnh như sau: SELECT * FROM dept; Truy vấn này là trực tiếp vì ta không truy cập đối tượng nào trên cơ sở dữ liệu từ xa. Ngược lại, một kết nối gián tiếp xảy ra khi một máy trạm kết nối đến một máy chủ và sau đó truy cập thông tin trong một cơ sở dữ liệu trên máy chủ khác. Ví dụ, nếu ta kết nối đến cơ sở dữ liệu HQ và truy cập đến bảng emp của cơ sở dữ liệu từ xa SALES như trong hình 1.4, ta gõ lệnh như sau: SELECT * FROM emp@sales; Truy vấn này là gián tiếp vì đối tượng mà ta đang truy cập không nằm trên cơ sở dữ liệu mà ta đang kết nối. 5. Các liên kết cơ sở dữ liệu (Database links) Khái niệm trung tâm của các hệ cơ sở dữ liệu phân tán chính là Database link. Một database link là một kết nối giữa hai máy chủ vật lý, cho phép một máy trạm truy cập chúng như một cơ sở dữ liệu logic. Database link Database link là một con trỏ xác định một con đường giao tiếp một chiều từ một máy chủ cơ sở dữ liệu Oracle đến một máy chủ cơ sở dữ liệu khác. Các con trỏ liên kết được định nghĩa là một mục trong bảng từ điển dữ liệu. Để truy cập liên kết này, ta phải được kết nối với cơ sở dữ liệu cục bộ có chứa các mục từ điển dữ liệu đó. Một liên kết database link là một cách diễn giải theo ý nghĩa rằng một máy trạm kết nối đến một cơ sở dữ liệu cục bộ A có thể sử dụng một liên kết được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu A để truy cập thông tin trong cơ sở dữ liệu từ xa B, nhưng người dùng kết nối đến cơ sở dữ liệu B không thể sử dụng liên kết đó để truy xuất dữ liệu trong cơ sở dữ liệu A. Một kết nối database link cho phép người dùng cục bộ truy xuất dữ liệu trên cơ sở dữ liệu từ xa. Vì vậy, mỗi cơ sở dữ liệu trong hệ thống phân tán phải có một tên toàn cục (global database name) duy nhất trong một mạng (domain network). Tên toàn cục này xác định duy nhất một máy chủ cơ sở dữ liệu trong một hệ phân tán. Hình 1.5 mô tả người dùng scott truy cập bảng emp trên cơ sở dữ liệu từ xa với tên toàn cục hq.acme.com. Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 10 Hình 1.5: Database link Các database link có thể là riêng tư hay công khai. Nếu là riêng tư thì chỉ có người tạo ra liên kết đó mới có quyền truy cập. Nếu là công khai thì tất cả người dùng cơ sở dữ liệu đó đều có quyền truy cập. Sự khác biệt chủ yếu trong các database link là cách mà chúng kết nối đến một cơ sở dữ liệu từ xa. Người dùng truy cập vào một cơ sở dữ liệu từ xa thông qua các loại liên kết sau: Loại liên kết Mô tả Connected user link Người dùng kết nối như chính mình, nghĩa là họ phải có một tài khoản trên cơ sở dữ liệu từ xa với username và password giống như trên cơ sở dữ liệu cục bộ. Fixed user link Người dùng kết nối bằng cách sử dụng username và password được tham chiếu trong liên kết. Ví dụ, nếu Jane sử dụng một Fixed user link kết nối đến cơ sở dữ liệu HQ với username và pasword là scott/tiger thì Jane có tất cả các đặc quyền mà HQ đã cấp cho scott và tất cả các vai trò (roles) mà scott được cấp trong HQ. [...]... ta có thể kiểm soát cơ sở dữ liệu Oracle xử lý dữ liệu ở đâu và truy cập dữ liệu như thế nào Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 33 Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle CHƯƠNG 2 CÔNG NGHỆ VÀ CƠ CHẾ ĐỒNG BỘ HOÁ DỮ LIỆU CỦA ORACLE GOLDENGATE 11G Nội dung chương này giới thiệu sơ lược về công nghệ đồng bộ dữ liệu phân tán nổi tiếng của Oralce là phần mềm Oracle GoldenGate... dụng Tối ưu hoá truy vấn phân tán Tối ưu hoá truy vấn phân tán là một tính năng của cơ sở dữ liệu Oracle nhằm làm giảm lượng dữ liệu cần di chuyển giữa các vị trí khi một giao dịch truy xuất dữ liệu từ các bảng được tham chiếu từ xa trong một câu lệnh SQL phân tán Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 32 Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Tối ưu hoá truy vấn phân tán sử dụng... dụng hệ thống Lưu ý rằng: - Các tài khoản người dùng cần thiết để thiết lập các kết nối server-to-server phải có sẵn trong tất cả các cơ sở dữ liệu trong một hệ cơ sở dữ liệu phân tán - Các vai trò cần thiết để truy cập đến cơ sở dữ liệu phân tán phải tồn tại trong tất cả các cơ sở dữ liệu của một hệ cơ sở dữ liệu phân tán Khi tạo ra các database link cho các nút mạng trong một hệ cơ sở dữ liệu phân tán, ... database link trong lược đồ của người dùng phát ra lệnh SQL đó 2 Public database link trong cơ sở dữ liệu cục bộ Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 26 Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle 3 Global database link (chỉ khi có dịch vụ thư mục) Phân giải tên khi tên cơ sở dữ liệu toàn cục là đầy đủ: Giả sử ta thực hiện một lệnh SQL sau, trong đó khai báo tên cơ sở dữ liệu toàn... điển dữ liệu tồn tại trong trong mỗi cơ sở dữ liệu cục bộ Vì vậy, một danh mục toàn cục là không cần thiết - Các nút mạng có thể nâng cấp phần mềm độc lập Mặc dù cơ sở dữ liệu Oracle cho phép quản lý từng cơ sở dữ liệu trong một hệ cơ sở dữ liệu phân tán một cách độc lập, ta cũng không nên bỏ qua các yêu cầu toàn cục của hệ thống Ví dụ, ta cần phải: Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 17 Cơ chế đồng bộ hoá dữ. .. Từ đồng nghĩa (synonym) cho các đối tượng lược đồ Cơ sở dữ liệu Oracle cho phép ta tạo ra các synonym nhằm mục đích ẩn tên các database link khỏi sự tò mò của người dùng Một synonym cho phép truy cập vào Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 15 Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle một bảng trên cơ sở dữ liệu từ xa tương tự như cú pháp hay dùng để truy cập trên cơ sở dữ liệu. .. Bảo mật truy cập Private Khi kết nối đến cơ sở dữ liệu từ xa, cơ sở dữ liệu sử dụng No thông tin bảo mật (userid/password) lấy từ phiên làm việc cục bộ Do đó, liên kết này là connected user database link Mật khẩu phải được đồng bộ giữa hai cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 18 Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Private Yes Userid/password được lấy từ... dữ liệu toàn cục, cơ sở dữ liệu không tìm kiếm database link Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 27 Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Phân giải tên đối tượng lược đồ Sau khi cơ sở dữ liệu cục bộ Oracle kết nối đến cơ sở dữ liệu từ xa và được chỉ định thay mặt cho người dùng cục bộ thực hiện một lệnh SQL, phân giải đối tượng vẫn tiếp tục được thực hiện nếu như người... qua database link Cơ sở dữ liệu Oracle sử dụng tên cơ sở dữ liệu toàn cục để đặt tên cho các đối tượng lược đồ toàn cục bằng cách sử dụng mẫu sau: schema.schema_object@global_database_name Trong đó: Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 14 Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle - schema là tập các cấu trúc dữ liệu logic hoặc các đối tượng lược đồ Một lược đồ sở hữu bởi một người... bảng trên cơ sở dữ liệu cục bộ và cơ sở dữ liệu từ xa SALES: Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 24 Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle BEGIN UPDATE scott.dept@sales.us.americas.acme_auto.com SET loc = 'NEW YORK' WHERE deptno = 10; UPDATE scott.emp SET deptno = 11 WHERE deptno = 10; END; COMMIT; Chia xẻ các lệnh SQL cho truy vấn từ xa và truy vấn phân tán Cơ chế của một . 1: Cơ sở dữ liệu phân tán trong Oracle 11g. Chương 2: Công nghệ và cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu của GoldenGate 11g. Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle. Cơ chế đồng bộ hoá dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Cơ sở dữ liệu nâng cao Trang 6 Hình 1.3: Cơ sở dữ liệu phân tán thuần nhất Cơ sở dữ liệu phân tán và xử lý phân. sở dữ liệu phân tán trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle 11g bao gồm: Kiến trúc cơ sở dữ liệu phân tán, Liên kết cơ sở dữ liệu, Quản trị cơ sở dữ liệu phân tán, Xử lý giao dịch trong hệ thống

Ngày đăng: 10/04/2015, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w