1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÍNH TOÁN LƯỚI & CÀI ĐẶT VỚI GLOBUS TOOLKIT 5

58 358 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 476,5 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Bài thu hoạch môn học TÍNH TOÁN LƯỚI Đề tài TÍNH TOÁN LƯỚI & CÀI ĐẶT VỚI GLOBUS TOOLKIT 5 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN PHI KHỨ HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN KHOA LỚP: CAO HỌC CNTTQM KHÓA 6. MÃ SỐ HỌC VIÊN: CH1101016. TPHCM tháng 7/2013 BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI LỜI NÓI ĐẦU Cũng như các công nghệ tính toán khác, tính toán lưới (grid computing) ra đời xuất phát từ nhu cầu tính toán của con người. Thực tế, ngày càng có nhiều bài toán phức tạp hơn được đặt ra và do đó các tổ chức cũng cần phải có những năng lực tính toán mạnh mẽ hơn. Thay vì phải đầu tư nhiều tiền của vào thiết bị, người ta lại kết hợp và phân bố lại các nguồn tài nguyên có sẵn một cách hợp lý và tính toán lưới ra đời từ đó. Hiện nay, tính toán lưới đang nổi lên như một công nghệ tính toán đầy hứa hẹn trong tương lai. Nó là mô hình tính toán đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực tính toán hiệu năng cao. Trong bài thu hoạch này, em sẽ tìm hiểu về những khái niệm cơ bản, những đặc điểm chính và cách thức thực hiện của tính toán lưới. Sau đó, em sẽ trình bày cách cài đặt tính toán lưới qua bộ công cụ Globus Toolkit phiên bản mới nhất. Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến TS Nguyễn Phi Khứ, người đã tận tâm truyền đạt những kiến thức nền tảng cơ bản về môn học “Tính toán lưới”, định hướng cho tôi biết về nhiều hướng đi mới, cơ sở nghiên cứu mới mẻ trong kỹ thuật lập trình, giúp tôi có cơ sở kiến thức để có thể viết được bài thu hoạch này. Do kiến thức còn hạn hẹp, bài thu hoạch có thể có những sai sót nhất định, mong thầy và các bạn góp ý để bài thu hoạch ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu xa! Học viên thực hiện đề tài Nguyễn Văn Khoa HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN KHOA – MSHV: CH1101016 Page 2 BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 MỤC LỤC 3 1. TÍNH TOÁN LƯỚI 4 Cơ bản về tính toán lưới 4 Các dạng Grid 16 Cấu trúc một hệ thống lưới 19 Mô hình mạng lưới 21 So sánh tính toán lưới với các mô hình khác 26 Lợi ích của tính toán lưới 27 2. CÀI ĐẶT VỚI CÔNG CỤ GLOBUS TOOLKIT 30 Giới thiệu Globus Toolkit 30 Cài đặt Globus Toolkit 5.2.0 trên CentOS 6.2 31 Cài đặt và cấu hình SimpleCA 35 Triển khai Globus Toolkit trong mạng 41 3. KẾT LUẬN 57 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN KHOA – MSHV: CH1101016 Page 3 BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI 1. TÍNH TOÁN LƯỚI Cơ bản về tính toán lưới Tính toán lưới là gì? Grid là một loại hệ thống song song, phân tán cho phép chia sẻ, lựa chọn, kết hợp các tài nguyên phân tán theo địa lý, thuộc nhiều tổ chức khác nhau dựa trên tính sẵn sàng, khả năng, chi phí của chúng và yêu cầu về chất lượng dịch vụ (QoS) của người dùng để giải quyết các bài toán, ứng dụng có quy mô lớn trong khoa học, kỹ thuật và thương mại. Từ đó hình thành nên các “tổ chức ảo” (Virtual Organization (VO)), các liên minh tạm thời giữa các tổ chức và tập đoàn, liên kết với nhau để chia sẻ tài nguyên và/hoặc kỹ năng nhằm đáp ứng tốt hơn các cơ hội kinh doanh hoặc các dự án có nhu cầu lớn về tính toán và dữ liệu, toàn bộ việc liên minh này dựa trên các mạng máy tính. Tính toán mạng lưới là một công nghệ cho phép các tổ chức ảo chia sẻ tài nguyên phân tán theo một mục đích chung mà không yêu cầu phải có 1 trung tâm điều khiển tập trung. HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN KHOA – MSHV: CH1101016 Page 4 BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI Hình 1. Mô hình tính toán lưới Tổ chức ảo có thể mở rộng từ những bộ phận nhỏ trong cùng 1 viện cho đến tổ chức gồm nhiều thành viên nằm rải rác khắp địa cầu. Một số tổ chức ảo như: 1. Đội thiết kế Blended Wing Body của hãng Boeing 2. Bộ phận quản lý sản phẩm Global VPN của hãng Worldcom có mặt trên 28 quốc gia. 3. Phòng kế toán tài vụ của 1 công ty Tài nguyên có thể là một tài nguyên tính toán như máy tính cá nhân, máy tính xách tay, trạm làm việc, máy chủ, nhóm máy tính (cluster), siêu máy tính hoặc có thể là tài nguyên lưu trữ như ổ đĩa cứng trong máy PC, các thiết bị lưu trữ chuyên dụng như RAID. Các thiết bị đo lường, dò (sensor) cũng là 1 dạng tài nguyên cần chia sẻ. Thậm chí băng thông mạng, phần mềm cũng là tài nguyên của một tổ chức ảo. Các định nghĩa khác: • Plaszczak/Weller định nghĩa kỹ thuật lưới là “kỹ thuật cho phép ảo hoá tài nguyên dự trữ theo yêu cầu, và chia sẻ dịch vụ, tài nguyên giữa các tổ chức”. HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN KHOA – MSHV: CH1101016 Page 5 BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI • IBM thì định nghĩa, “Lưới là khả năng sử dụng một tập các nguồn mở và giao thức để có thể truy nhập tới các ứng dụng và dữ liệu, năng lực xử lý, khả năng lưu trữ và một loạt các tài nguyên tính toán khác trên Internet. Một lưới là một loại hệ thống song song và phân tán cho phép chia sẻ giữa nhiều khu vực dựa trên sự sẵn có, dung lượng, hiệu năng, giá cả và các yêu cầu về chất lượng dịch vụ của người sử dụng”. • Buyya định nghĩa Lưới là “ một kiểu hệ thống song song và phân tán cho phép chia sẻ, lựa chọn và kết hợp động các tài nguyên phân tán theo địa lý tại thời điểm thực thi dựa trên sự sẵn sàng, dung lượng, hiệu năng, giá và những yêu cầu về chất lượng dịch vụ. • CERN, một trong những tổ chức lớn nhất sử dụng công nghệ Lưới, nói về Lưới như sau: ”một dịch vụ để chia sẻ năng lực của máy tính và dung lượng lưu trữ dữ liệu qua Internet”. Bản chất của tính toán lưới giống một nền tảng dạng khái niệm hơn là một tài nguyên vật lý. Lưới được tận dụng để cung cấp tài nguyên cho một nhiệm vụ tính toán. Mục tiêu của công nghệ lưới liên quan tới những yêu cầu của việc cung cấp tài nguyên linh hoạt vượt ra khỏi các khu vực cục bộ. Vì sao có tính toán lưới? Năng lực xử lý của các máy tính ngày càng tăng, kết hợp với sự ra đời của các hạ tầng mạng tốc độ cao đã thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống xử lý phân tán. Mặt khác, nhu cầu tính toán của con người ngày càng cao, yêu cầu thời gian thực thi các ứng dụng phải được rút ngắn, do đó hiện nay có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực xử lý phân tán. Grid computing (tính toán lưới) là một trong những công nghệ mới trong lĩnh vực tính toán phân tán. Grid computing là đề tài được tập trung nghiên cứu bởi nhiều tổ chức lớn trong công nghiệp như IBM, Syn MicroSystems, Oracle … và trong các trường, viện nghiên cứu. Tính toán lưới ra đời giúp cho việc phối hợp hoạt động của các hệ thống tính toán nằm phân tán với nhau về mặt địa lý trở nên dễ dàng hơn. So với công nghệ HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN KHOA – MSHV: CH1101016 Page 6 BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI ra đời trước là máy tính cụm (cluster computing), công nghệ tính toán lưới có phạm vi phân tán và hoạt động rộng hơn. Mỗi một cluster có thể trở thành một thành phần tính toán (node) trong hệ thống lưới. Công nghệ lưới không đòi hỏi các thành phần phải có sự tương đồng với nhau về cấu trúc, năng lực xử lý. Có thể xem môi trường lưới là một tập hợp rất nhiều các tài nguyên tính toán và có cấu trúc không đồng nhất. Sử dụng công nghệ tính toán chúng ta có thể xây dựng một hệ thống bao gồm hàng trăm, hàng triệu bộ xử lý. Các đặc điểm cơ bản Trong nghiên cứu, Ian Foster – một trong những người đầu tiên đề ra khái niệm Grid Computing – đã nêu lên những đặc điểm quan trọng của một hệ thống lưới: • Hệ thống lưới không bị ràng buộc bởi một cơ chế quản lý tập trung mà là sự phối hợp các tài nguyên phân tán. Các tài nguyên vẫn là tài sản riêng của các tổ chức khác nhau, có những chính sách hoạt động, bảo mật độc lập của riêng từng tổ chức qui định Hệ thống lưới phải sử dụng các giao thức mở, chuẩn hóa: do các tài nguyên độc lập và thuộc quản lý của nhiều tổ chức nên các giao tiếp giữa chúng phải tuân theo các qui tắc chung và được chuẩn hóa. Điều này đòi hỏi quá trình nghiên cứu về công nghệ lưới phải có sự tham gia, phối hợp của nhiều tổ chức. • Hệ thống lưới phải chú trọng, quan tâm đến chất lượng dịch vụ: một hệ thống lưới đúng nghĩa phải bảo đảm thời gian thực thi ứng dụng nhanh chóng, khả năng sẵn sàng phục vụ và khả năng chịu lỗi cao. Vì môi trường lưới sẽ là môi trường thực thi các ứng dụng rất lớn nên điều này là một đòi hỏi quan trọng Tương lai của tính toán lưới Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ: Những đột phá trong công nghệ sản xuất phần cứng giúp tạo ra các hệ thống máy tính ngày càng mạnh mẽ. Sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mạng khiến khả năng kết nối những hệ thống máy tính với nhau cũng dễ dàng hơn. HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN KHOA – MSHV: CH1101016 Page 7 BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI Nhu cầu tận dụng các nguồn tài nguyên rảnh rỗi: Trong rất nhiều tổ chức (như các trường đại học, các viện nghiên cứu) hệ thống máy tính chưa thật sự được vận hành hết khả năng. Hầu hết các máy tính để bàn chỉ được khai thác khoảng 30% khả năng hoạt động, ngay cả các máy chủ cũng có rất nhiều khoảng thời gian rảnh rỗi. Việc kết nối các tài nguyên rảnh sẽ mang lại nguồn lợi lớn, tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành. Nhu cầu phối hợp, chia sẻ kết quả công việc: Các vấn đề con người đang giải quyết ngày càng phức tạp, ví dụ như bài toán về dự báo thời tiết có thể lên đến 1014 phép tính. Nếu mỗi tổ chức đều muốn riêng lẻ tự thực thi những nghiên cứu của mình, chi phí đầu tư cho những thiết bị chuyên dụng có thể sẽ rất đắt. Tính toán lưới cho phép tận dụng những tài nguyên chuyên biệt của nhiều tổ chức: thiết bị đo đạc nhiệt độ, hướng gió, lượng mưa nằm rải rác ở các trạm khí tượng kết hợp với các tài nguyên tính toán mạnh mẽ của các viện nghiên cứu, doanh nghiệp. Kết quả của việc kết hợp là giảm chi phí đầu tư và khả năng chia sẻ kết quả nghiên cứu của các tổ chức với nhau. Nhu cầu được tiếp cận với những phương tiện, công cụ mạnh mẽ: Những người dùng thông thường trước đây hầu như không có cơ hội được tiếp xúc với những hệ thống siêu máy tính vì chi phí quá cao. Với sự ra đời của hệ thống lưới, khả năng tiếp cận với các hệ thống này trở nên khả thi hơn rất nhiều. Sự ra đời của tính toán lưới đã giúp con người có trong tay những công cụ và phương pháp làm việc mới hơn, hiện đại hơn phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của mình. Một số dự án thực tế trên thế giới Các dự án của các công ty đa quốc gia và tổ chức quốc tế 1. IBM IntraGrid & Service on Demand. www.ibm.com. Hỗ trợ bởi IBM. Mục đích: Kết nối các phòng thí nghiệm của IBM 2. Hỗ trợ mô hình kinh doanh kiểu mới Oracle 10g. www.oracle.com. Hỗ trợ bởi Oracle. Mục đích: Cơ sở dữ liệu trên nền Grid Computing HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN KHOA – MSHV: CH1101016 Page 8 BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI 3. International Virtual Data Grid Laboratory (iVDGL). www.ivdgl.org. Hỗ trợ bởi NSF. Mục đích: Kiến tạo dữ liệu mạng lưới quốc tế để hỗ trợ các thí nghiệm quy mô lớn trên nền mạng lưới và ứng dụng mạng lưới. 4. Global Grid Forum. www.ggf.org. Mục đích: Cộng đồng quốc tế và là cơ quan chuẩn hoá trong lĩnh vực tính toán mạng lưới. Hội thảo GGF được tổ chức hàng quý. 5. Global Virtual Observatory. Hỗ trợ bởi nhiều tổ chức vật lý thiên văn. Xem U.K. AstroGrid và U.S. NVO. 6. Sun Grid Engine. www.sun.com. Hỗ trợ bởi Sun Microsystems. Mục đích: Phát triển hạt nhân tính toán mạng lứơi cho máy chủ hỗ trợ bởi Sun (Solaris, Linux) 7. NSF MiddleWare. www.nms.org. Hỗ trợ bởi NSF. Mục đích: Website chuyển giao công nghệ nền cho grid computing 8. GLOBUS. www.globus.org. Hỗ trợ bởi NSF. Tổ chức phi lợi nhuận do một số chính phủ và công ty tài trợ để phát triển công nghệ và công cụ tính toán mạng lưới Các dự án của vùng Châu Á – Thái bình dương (Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Trung quốc, Singapore, Úc, Thái land) 1. APGrid.www.apgrid.net. Hỗ trợ bởi E-Japan. Là diễn đàn khu vực về các công nghệ mạng lưới 2. PRAGMA. www.pragma-grid.org. Hỗ trợ bởi NSF và các viện, trường. Là tổ chức liên kết các trường đại học, viện nghiên cứu trong khu vực để giải quyết các vấn đề tầng trung của mạng lưới 3. BioGrid. www.biogrid.jp. Hỗ trợ bởi E-Japan. Ứng dụng công nghệ mạng lứơi trong các lĩnh vực nghiên cứu sinh học, y học, dược phẩm, … 4. EcoGrid. www.ecogrid.org. Hỗ trợ bởi chính phủ Đài Loan. Dự án bảo vệ môi sinh vùng núi 5. NanoGrid. www.kyushu-u.ac.jp. Hỗ trợ bởi E-Japan. Ứng dụng grid trong nghiên cứu và phát triển vật liệu nano. HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN KHOA – MSHV: CH1101016 Page 9 BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI 6. MolecularGrid. Ứng dụng grid trong phân tích và phát triển vật liệu nano của Hàn quốc 7. N*Grid. Hỗ trợ bởi Korea MIC. Phát triển các ứng dụng cộng đồng 8. Singapore National Grid Project. Hỗ trợ bởi A*start. Phát triển các ứng dụng Grid Các dự án của EU 1. CrossGrid. www.crossgrid.org. Hỗ trợ bởi European Union. Phát triển, cài đặt và khia thác các thành phần mới của mạng lưới cho các ứng dụng tính toán tương tác, ứng dụng dữ liệu lớn. 2. DATATAG. www.datatag.org. Hỗ trợ bởi European Union. Nghiên cứu và phát triển công nghệ cho dự án transAtlantic Grid 3. European Union (EU) DataGrid . www.eu-datagrid.org. Hỗ trợ bởi European Union. Kiến tạo và ứng dụng mạng lưới trong lĩnh vực vật lý năng lượng cao, khoa học môi trường, sinh tin học. 4. Damien. www.hlrs.de/organization/pds/projects/damien. Hỗ trợ bởi European Union. Phát triển các thành phần chuẩn để tạo nên môi trường trung tầng (midle-ware) cho các ứng dụng mô phỏng và hiển thị phân tán. 5. European Grid of Solar Observatories (EGSO). www.mssl.ucl.ac.uk/grid/egso. Hỗ trợ bởi European Union. Kiến tạo kho dữ liệu ảo tạo lập bới các dữ liệu về mặt trời trong các trung tâm dữ liệu trải rộng khắc Châu Âu trở thành tập hợp dữ liệu mạng lứơi (Data Grid) 6. EuroGrid & Grid Interoperability (GRIP). www.eurogrid.org. Hỗ trợ bởi European Union. Kiến tạo các công nghệ giúp truy cập từ xa các các tài nguyên siêu tính toán và mã mô phỏng, tương tác với Globus. 7. Grid Resources for Industrial Applications (GRIA). Hỗ trợ bởi European Union. Thử nghiệm mạng lưới hướng ứng dụng, tập trung vào gia công các dịch vụ tính toán phân tích cấu trúc và sản xuất phim kỹ thuật số. 8. GridLab. www.gridlab.org. Hỗ trợ bởi European Union. Ứng dung và phát triển công nghệ Grid HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN KHOA – MSHV: CH1101016 Page 10 [...]... 14 Cài thêm thư viện # yum install libtool-ltdl-devel Cài Globus Tookit 5. 2.0 0 Tải GT 5. 2.0 http://www .globus. org/ftppub/gt5 /5. 2 /5. 2.0/installers/src/gt5.2.0-all-sourceinstaller.tar.gz 1 Tạo user globus và đặt password # useradd globus # passwd globus 2 Tạo folder chứa chương trình sau khi được build # mkdir /usr/local /globus- 5. 2.0 # chown globus: globus /usr/local /globus- 5. 2.0 3 Chuyển sang user globus. .. nhằm mở rộng những công nghệ này cho môi trường lưới, ví dụ như Java JINI Các hệ thống tính toán ngang hàng Tính toán ngang hàng cũng là một lĩnh vực của tính toán phân tán Những điểm khác biệt chính giữa tính toán ngang hàng và tính toán lưới là: HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN KHOA – MSHV: CH1101016 Page 26 BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI • Tính toán lưới có cộng đồng người sử dụng có thể nhỏ hơn... HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI trên khắp thế giới nhằm phục các công việc tính toán và cộng tác của người dùng • Inter Grids: Inter grids, theo IBM, cung cấp khả năng chia sẻ tài nguyên tính toán và lưu trữ thông qua Web Mạng lưới tính toán - Compute Grids Mạng lưới tính toán - Compute grids được thành lập nhằm mục tiêu duy nhất là chia sẻ tài nguyên tính toán • Desktop Grids: Đây là mạng lưới tập hợp sức mạnh tính. .. huống cụ thể HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN KHOA – MSHV: CH1101016 Page 29 BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI 2 CÀI ĐẶT VỚI CÔNG CỤ GLOBUS TOOLKIT Giới thiệu Globus Toolkit Globus Toolkit (GT) là một cài đặt của kiến trúc Grid bao gồm các dịch vụ và giao thức như đã mô tả trong phần II Globus (www .globus. org) là một dự án do chính phủ Mỹ tài trợ nhằm cung cấp các thành phần và công cụ phần mềm để... phần mềm lưới trung gian Globus Toolkit Với chức năng là một thành phần trung gian trong kiến trúc lưới, bộ phần mềm này cung cấp nền tảng chuẩn để thiết lập các dịch vụ trên lưới tính toán, nhưng tính toán lưới còn cần có nhiều thành phần khác và rất nhiều công cụ để thiết lập và duy trì môi trường lưới Các dạng Grid Trong thực tế mạng lưới - Grid được cài đặt ở nhiều dạng khác nhau phù hợp với ứng... giữa hai kiểu tính toán này là: một cụm tính toán là một tập đơn các nút tính toán tập trung trên một khu vực địa lý nhất định, trong khi một lưới bao gồm nhiều cụm tính toán và những loại tài nguyên khác (như mạng, các thiết bị lưu trữ) Lợi ích của tính toán lưới Khai thác, tận dụng các tài nguyên nhàn rỗi Hầu hết các tổ chức đều có một lượng lớn các tài nguyên tính toán nhàn rỗi, các máy tính cá nhân... Hoàng Lê Minh Báo cáo tổng quan về tính toán mạng lưới và tính toán hiệu năng cao, Hội thảo toàn quốc về tính toán mạng lưới và tính toán hiệu năng cao, Feb 2004 Một số ứng dụng đã được triển khai Lưới cung cấp một giải pháp cho những bài toán về tính toán hiệu năng cao như tạo nếp protein, mô hình hoá tài chính, mô phỏng động đất và dự đoán khí hậu thời tiết Ngoài ra lưới còn có thể giúp các tổ chức, doanh... hỗ trợ từ đâu? Diễn đàn điện toán lưới toàn cầu GGF: Diễn đàn Grid toàn cầu có mục đích định nghĩa các đặc tả cho tính toán lưới GGF được phát triển với hợp tác giữa HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN KHOA – MSHV: CH1101016 Page 15 BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI khu vực công nghiệp và khoa học với những hỗ trợ quan trọng từ cả hai khu vực này Tổ chức Globus Alliance: Globus Alliance triển khai một... bước cài như sau: Chỉ hỗ trợ *nix, ở đây chọn CentOS 6.2 với bản mới nhất Globus Toolkit 5. 2.0 Chuẩn bị 1 Cài CentOS 6.2 Đăng nhập với root, có kết nối Internet 2 Cài JDK 7 + Tải: http://www.oracle.com/technetwork/java/javase/downloads/jdk-7u3download- 150 1626.html (được file jdk-7u3-linux-i586.rpm) + Cài: # rpm -ivh jdk-7u3-linux-i586.rpm Kiểm tra cài JDK thành công: # java -version java version “1.7.0_03″... KHOA – MSHV: CH1101016 Page 25 BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI quản lý đa bước, quản lý tính đồng bộ, đa luồng, đa thành phần… trong các tiến trình tính toán • Dịch vụ tìm kiến phần mềm (Software Discovery Service): hỗ trợ tìm kiếm và lựa chọn phần mềm cài đặt và làm nền tảng cho mạng lưới Tầng ứng dụng (Application layer) Đây là tầng cuối cùng trong kiến trúc mạng lưới, bao gồm tất cả các ứng . của tính toán lưới 27 2. CÀI ĐẶT VỚI CÔNG CỤ GLOBUS TOOLKIT 30 Giới thiệu Globus Toolkit 30 Cài đặt Globus Toolkit 5. 2.0 trên CentOS 6.2 31 Cài đặt và cấu hình SimpleCA 35 Triển khai Globus Toolkit. HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 MỤC LỤC 3 1. TÍNH TOÁN LƯỚI 4 Cơ bản về tính toán lưới 4 Các dạng Grid 16 Cấu trúc một hệ thống lưới 19 Mô hình mạng lưới 21 So sánh tính toán lưới với. LUẬN 57 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN KHOA – MSHV: CH1101016 Page 3 BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: TÍNH TOÁN LƯỚI 1. TÍNH TOÁN LƯỚI Cơ bản về tính toán lưới Tính toán lưới là

Ngày đăng: 09/04/2015, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w