1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phân tích biện chứng của LLSX và QHSX. Sự vận dụng quy luật này ở nước ta trong quá trình xây dựng CNXH.

2 9,8K 203

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 42,5 KB

Nội dung

1.Khái niệm: Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở một quá trình lịch sử nhất định. Phương thức sản xuất bao gồm 2 mặt là LLSX và QHSX. a. Lực lượng sản xuất: Là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên hay quá trình thực hiện sản xuất là phương thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất tạo ra 1 sức sản xuất nhất định trong sản xuất vật chất. Người lao động: Phải có sức khỏe, kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ tri thực khoa học. TLSX: bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. + Đối tượng lao động: Công cụ lao động, phương tiễn sản xuất. + Trong tư liệu sản xuất thì công cụ lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất thường xuyên nhất vì trình độ sản xuất phát triển của thời đại đều do trình độ của tư liệu sản xuất mà trước hết là công cụ lao động quyết định. Khi công cụ lao động thay đổi hoàn thiền và phát triển thì kinh nghiệm kỹ năng lao động của người lao động thay đổi, phát triển và hoàn thiện hơn. ↔ Công cụ lao động phản ánh trình độ phát triển của LLSX là yếu tố cơ bản nhân sức mạnh của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên nó là thước đo trình độ phát triển chinh phục tự nhiên của con người là thước đo phân biệt các thời đại kinh tế kỹ thuật khác nhau trong lịch sử. + Trong các yếu tố cấu thành của LLSX thì người lao động là quan trọng nhất, là chủ thể của nền sản xuất vật chất là nhân tố cơ bản giữ vị trí hàng đầu và có tính quyết định vì chính người lao động đã chế tạo ra công cụ lao động, cải tiến hoàn thiện và sử dụng nó để tiến hành ra của cải vật chất cần thiết phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của con người.

Câu 10: Phân tích biện chứng của LLSX và QHSX. Sự vận dụng quy luật này ở nước ta trong quá trình xây dựng CNXH. 1.Khái niệm: Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở một quá trình lịch sử nhất định. Phương thức sản xuất bao gồm 2 mặt là LLSX và QHSX. a. Lực lượng sản xuất: Là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên hay quá trình thực hiện sản xuất là phương thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất tạo ra 1 sức sản xuất nhất định trong sản xuất vật chất. - Người lao động: Phải có sức khỏe, kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ tri thực khoa học. - TLSX: bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. + Đối tượng lao động: Công cụ lao động, phương tiễn sản xuất. + Trong tư liệu sản xuất thì công cụ lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất thường xuyên nhất vì trình độ sản xuất phát triển của thời đại đều do trình độ của tư liệu sản xuất mà trước hết là công cụ lao động quyết định. Khi công cụ lao động thay đổi hoàn thiền và phát triển thì kinh nghiệm kỹ năng lao động của người lao động thay đổi, phát triển và hoàn thiện hơn. ↔ Công cụ lao động phản ánh trình độ phát triển của LLSX là yếu tố cơ bản nhân sức mạnh của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên nó là thước đo trình độ phát triển chinh phục tự nhiên của con người là thước đo phân biệt các thời đại kinh tế kỹ thuật khác nhau trong lịch sử. + Trong các yếu tố cấu thành của LLSX thì người lao động là quan trọng nhất, là chủ thể của nền sản xuất vật chất là nhân tố cơ bản giữ vị trí hàng đầu và có tính quyết định vì chính người lao động đã chế tạo ra công cụ lao động, cải tiến hoàn thiện và sử dụng nó để tiến hành ra của cải vật chất cần thiết phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của con người. + Trong thời đại ngày nay khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp là nguyên nhân trực tiếp của mọi biến đổi to lớn trong sản xuất quản lý, điều hành các quá trình công nghệ. ↔ LLSX là yếu tố khách quan là nền tảng vật chất của toàn bộ lịch sử nhân loại. b. Quan hệ sản xuất. Là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất được thể hiện ở 3 mặt. - Quan hệ sở hữu với tư liệu sản xuất. - Quan hệ trong tổ chức và quản lý. - Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động làm ra. ↔ Trong 3 yếu tố trên chúng có mối quan hệ khăng khít không tách rời nhau trong đó quan hệ sở hữu với TLSX là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đối với 2 mặt. Tuy phụ thuộc vào quan hệ sở hữu nhưng quan hệ tổ chức và quan hệ phân phối sản phẩm lao động làm ra cũng tác động trở lại quan trọng đối với chế độ sở hữu đó là góp phần củng cố, phát triển và hoàn thiện chế độ sở hữu hay cũng có thể làm xói mòn biến dạng quan hệ sở hữu. ↔ QHSX do con người tạo ra nhưng khi đã hình thành mang tính khách quan không phụ thuộc vào ý chủ quan của con người. 2. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với phát triển của LLSX. a. Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX - LLSX quy định sự hình thành biến đổi và phát triển của LLSX là khuynh hướng chung của xã hội là không ngừng biến đổi và phát triển, sự phát triển đó bao giờ cũng bắt nguồn từ biến đổi và phát triển của LLSX trước hết là công cụ lao động như vậy chính LLSX là yếu tố động nhất cách mạng nhất của phương thức sản xuất có tác dụng quyết định đối với phương thức sản xuất nên nó là nội dung của quá trình sản xuất. - Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung quy định hình thức do đó LLSX quy định QHSX. Trình độ sản xuất ở trình độ tính chất nào thì QHSX ở tính chất đó khi LLSX phát triển thì QHSX phải biến đổi theo cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. + Tính chất của LLSX thể hiện tính chất cá nhân và tính chất xã hội hóa. Θ Tính chất cá nhân phản ánh sản xuất còn ở trình độ thủ công thô sơ 1 người có thể làm ra 1 sản phẩm. Θ Tính chất xã hội hóa phản ánh sản xuất ở trình độ cao sản phẩm làm ra là kết quả hợp tác của nhiều người. + Trình độ của LLSX được thể hiện trước hết là sự phát triển của lực lượng lao động ở việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất ở kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người ở trình độ tổ chức quản lý phân công lao động trong xã hội, trình độ LLSX càng cao thì sự phân công lao động càng tỷ mỉ. ↔ Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là không tách rời nhau của LLSX nói lên cả tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. + Khi LLSX phát triển đến 1 trình độ mới QHSX không phù hợp với LLSX nữa sẻ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt dẫn đến việc xóa bỏ QHSX cũ lỗi thời lạc hậu thay thế bằng QHSX mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX để mở đường thúc đẩy LLSX phát triển. Như vậy sự phù hợp biện chứng giữa LLSX và QHSX được hiểu ra là phù hợp- không phù hợp- phù hợp tạo nên sự phát triển không ngừng của lịch sử xã hội loài người đưa xã hội loài người chuyển từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất mới cao hơn tiên tiến hơn từ phương thức sản xuất nguyên thủy lên phương thức sản xuất phong kiến- phương thức sản xuất TBCN- phương thức sản xuất CSCN mà giai đoạn thấp là CNXH. b. Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX. - Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, quy định tổ chức quản lý tác động trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia sản xuất, lợi ích của người lao động, chủ đầu tư, của xã hội từ đó hình thành hệ thống những yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của LLSX. - Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX được thể hiện ở 2 mặt. + Khi QHSX phù hợp với tính chất trình độ LLSX sẽ thúc đẩy LLSX phát triển mạnh mẽ đó là sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành của QHSX và sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành nên LLSX, giữa QHSX và LLSX phải đem lại những phương thức liên kết phù hợp có hiệu quả cao. + Khi QHSX không phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX sẽ kìm hãm LLSX. Khi QHSX trở nên lỗi thời lạc hậu so với sự phát triển của LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX nó trở thành lực cản lớn nhất đối với sản xuất, đối với sự phát triển của toàn xã hội. Khi QHSX “đi trước” một cáh tách rời hay “tiên tiến” giả tạo so với sự phát triển của LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. Như vậy để giải quyết mâu thuẫn giữa QHSX và LLSX phải thông qua hoạt động của con người trong xã hội có đối kháng giai cấp mâu thuẫn đó chỉ được giải quyết triệt để bằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chứ không phải bằng sự điều hòa, điều chỉnh hay thích nghi. Quy luật QHSX phù hợp với tính chất trình độ của LLSX có vị trí vô cùng quan trọng. Là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại, là quy luật cơ bản nhất chi phối sự vận động và phát triển của nền sản xuất xã hội nó là nguồn gốc sâu xa của sự phát triển đưa xã hội từ hình tháo kinh tế này sang hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn. Nó tồn tại trong mọi chế độ kể cả chế độ XHCN. Trong CNXH mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX vẫn là khách quan cũng biểu hiện đưới hình thức phù hợp- không phù hợp- phù hợp… và đó là nguồn gốc động lực của sự vận động và phát triển của LLSX nhưng mâu thuẫn ấy không phải là mâu thuẫn đối kháng như trong các chế độ xã hội có chế độ tư hữu tư nhân về TLSX. c. Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX ở Việt Nam. - Trước đổi mới: Chúng ta vận dụng quy luật này chưa tốt cả nhận thức và hoạt động thực tiễn xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về TLSX một cách ồ ạt trong khi đó đang tạo địa bàn cho sự phát triển của LLSX. Xây dựng chế độ công hữu về TLSX một cách tràn lan, trong khi đó trình độ LLSX còn thấp kém và phát triển không đồng đều. - Từ đổi mới 1986 đến nay: Chúng ta có những chủ trương đổi mới để sửa chữa những sai lầm để cải tạo XHCN và quản lý kinh tế. Đó là xóa bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp phát triển nề kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. + Đối với LLSX: Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đến việc phát triển LLSX thông qua sự công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. + Đối với QHSX: Được chú trọng trên cả 3 mặt quan hệ xã hội đối với TLSX, quan hệ trong tổ chức quản lý, quan hệ trong phân phối sản phẩm làm ra. . sản xuất. - Quan hệ trong tổ chức và quản lý. - Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động làm ra. ↔ Trong 3 yếu tố trên chúng có mối quan hệ khăng khít không tách rời nhau trong đó quan hệ sở. người. 2. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với phát triển của LLSX. a. Vai trò quy t định của LLSX đối với QHSX - LLSX quy định sự hình thành biến đổi và phát triển của LLSX là khuynh hướng chung. xuất. - Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung quy định hình thức do đó LLSX quy định QHSX. Trình độ sản xuất ở trình độ tính chất n o thì QHSX ở tính chất đó khi LLSX phát

Ngày đăng: 08/04/2015, 08:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w