1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cây thuốc vị thuốc đông y lô hội

7 273 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 247,68 KB

Nội dung

Cây thuốc vị thuốc Đông y - LÔ HỘI Cây Lô hội LÔ HỘI (蘆 薈) Aloe Tên khác: Lưu hội, Nha đam, Lưỡi hổ, Hổ Thiệt. Tên khoa học: Aloe spp. (Hai loài được sử dụng nhiều: Aloe vera L. và Aloe ferox Mill.), họ Lô hội (Asphodelaceae). Mô tả: Cây: Cây sống nhiều năm, thân có thể hóa gỗ, phần trên mang lá tập trung thành hình hoa thị. Lá hình mũi mác dày, mọng nước, có nhiều chất nhầy nên giữ nhiều nước làm cho cây thích ứng được nơi khô hạn. Khi ra hoa thì trục hoa nhô lên ở giữa bó lá, mang chùm hoa màu vàng hoặc đỏ. Aloe ferox Mill. có thân cao từ 2 - 5m, lá mọc thành hoa thị dày, dài 15 -50cm, rộng 10cm ở gốc, có gai ở mặt dưới lá và ở mép lá. Hoa màu đỏ. Loài này là loài chủ yếu có ở nam Phi, cho “lô hội xứ ” Aloe vera L. (= vulgaris Lam.) Có thân ngắn: 30 - 50cm. Lá chỉ có gai ở 2 mép. Hoa màu vàng. Cây nguồn gốc ở bắc Phi, di nhập vào Antille nhưng hiện nay chỉ trồng ở các đảo Aruba và Bonaire cho “lô hội Barbade”. Dược liệu: Khối nhựa có kích thước không đồng đều, màu nâu đen bóng, dễ vỡ vụn, chỗ vỡ óng ánh như thuỷ tinh. Mùi hơi khó chịu, vị đắng nồng. Bộ phận dùng: Chất dịch đã cô đặc và sấy khô, đóng thành bánh, lấy từ lá cây Lô hội. Phân bố: Cây được trồng ở nước ta, nhiều ở miền Nam Trung bộ. Thu hái: Cắt lá cây, ép lấy chất dịch ở trong, đem cô khô. + Tác dụng đối với Vị trường: Aloin là chất tẩy xổ mạnh và mạnh hơn so với Đại hoàng. Aloin tác động trên kết trường. Lô hội dùng thụt Đại trường có tác dụng cũng như uống (Trung Dược Học). + Tác dụng tẩy xổ: Aloin là chất tẩy xổ mạnh, tác dụng kích thích đại trường gây xổ thường kèm theo đau bụng, hố chậu sung huyết. Nghiêm trọng có thể gây viêm Thận. Lô hội dùng thụt Đại trường có tác dụng cũng như uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Tác dụng đối với tim mạch: nước sắc Lô hội có tác dụng ức chế tim cô lập của ếch (Trung Dược Học). + Nước ngâm kiệt Lô hội có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với nấm gây bệnh ngoài da (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Lô hội còn có tác dụng kháng hoạt tính ung thư (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Tác dụng chữa vết thương và vết phỏng: nước sắc Lô Hội 10% bôi trên thỏ và chuột thấy rút ngắn được thời gian điều trị. Trong những năm gần đây, nước sắc Lô hội dùng điều trị phỏng có kết quả tốt, 1 số trường hợp cho thấy Lô hội kháng được với Pseudomonas aeruginosa (Trung Dược Học). + Tác dụng chống khối u: Lô hội chiết xuất bằng alcohol có tác dụng ức chế sự phát triển của 1 số khối u và xơ gan cổ trướng (Trung Dược Học). + Liều nhỏ Lô hội giúp kích thích tiêu hóa (Liều thường dùng: 0,5-1g), vì nó kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột. Liều cao, nó là vị thuốc tẩy mạnh nhưng tác dụng chậm, gây sự sung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột gìa. Tùy theo liều dùng, có thể gây độ tẩy cần thiết. Có tác dụng sau 10- 15 giờ, phân mềm nhão, không lỏng. Có khi hơi đau bụng (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Lô hội liều cao 200-500mg nhựa khô (3-5 lá tươi) có tác dụng xỏ mạnh. Công năng xổ này là do các chất có nhân Anthraquinon của Lô hội có tính kích ứng đường ruột, gây ra đau bụng quặn nên không tốt bằng các loại Muồng (Cassia) hoặc Tả diệp [Séné](Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 80: 23). + Tác dụng kháng sinh: các nghiên cứu mới nhất chứng minh gel Lô Hội tươi có tính sát khuẩn, gây tê (làm giảm đau sau khi bôi), tăng vi tuần hoàn vì vậy giúp mau lành vết thương khi bôi lên (Cuzzel 1986, David và cộng sự 1987, Rodriguez và cộng sự 1988, Hogan 1988). + Các Anthraquinon của các loại Aloe kết hợp được với các ion Calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 80: 23). + Aloe vera gel có tác dụng làm săn da, kháng sinh, làm đông kết dịch rỉ (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 80: 24). Thành phần hoá học: Các dẫn chất anthranoid. Đây là thành phần có tác dụng của lô hội gồm: - Aloe emodin, chất này không có trong dịch lô hội tươi. Trong nhựa lô hội aloe emodin chiếm khoảng 0,05 - 0,50%. Chất này tan trong ether, chlorofom, benzen và kết tinh hình kim vàng cam. - Barbaloin, chiếm 15 - 30% là thành phần chính của nhựa lô hội, công thức được nghiên cứu và sửa đổi nhiều lần. Hiện nay công thức được xác định là -D- glucopyranosyl anthron. Phần1,8-dihydroxy-3-hydroxymethyl-10- aglycon là anthron tương ứng của aloe emodin, phần đường là glucose nối với carbon số 10 theo dây nối C -glycosid. Nó là bột kết tinh hình kim màu vàng chanh đến vàng xẫm, vị đắng, đen dần ngoài không khí và ánh sáng, tan trong nước, cồn, aceton, ammoniac, hydroxyd kiềm, rất ít tan trong benzen, chloroform, ether. Barbaloin cũng như những loại C - glycosid khác, rất khó bị thủy phân bằng acid. Muốn thủy phân có hiệu suất cao thì phải thủy phân có kèm theo chất oxy hóa (như natri periodat hoặc sắt III chlorid). Barbaloin là một hỗn hợp 2 đồng phân S và R (do carbon bất đối ở C-10). Aloin A là đồng phân 10S có năng suất quay cực phải. Aloin B là đồng phân 10R có năng suất quay cực trái. Bên - L -cạnh hai chất trên còn có aloinosid B (= aloin 1” - O - rhamnopyranosid), cấu hình ở C -10 chưa xác định. Ngoài ra còn có một số anthranoid khác. Trong lô hội còn có aloenin, aloenin B là các dẫn chất phenyl pyran 2 - on; aloesin, aloesol là các dẫn chất benzo pyran 4 - on. Công năng: Thanh can nhiệt, thông tiện. Công dụng: Nhựa thường dùng trị: Kinh bế, kinh nguyệt ít, táo bón; đại tiện bí, sung huyết não, kinh phong. Lá thường dùng trị: Ðau đầu, chóng mặt, táo bón, trẻ em co giật, suy dinh dưỡng, ho gà. Còn dùng trị sâu răng, viêm mủ da, vết chảy và bỏng, eczema. Cách dùng, liều lượng: 0,05- 0,1g kích thích nhẹ niêm mạc, giúp tiêu hoá, ăn uống không tiêu. Liều lớn chữa nhức đầu, sung huyết phổi, sung huyết các phủ tạng. Bài thuốc: 1. Người bệnh tiểu đường: Dùng lá Lô hội 20g nấu lấy nước uống, cũng có thể uống sống. 2. Đau đầu, chóng mặt: Dùng Lô hội 20g, hoa Đại 12g, lá Dâu 20g, đem nấu lấy nước uống hết trong ngày, chia 2-3 lần. 3. Ăn uống khó tiêu: Dùng Lô hội 20g, Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, đem nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2-3 lần uống. 4. Viêm loét tá tràng: Dùng Lô hội 20g, Dạ cẩm 20g, Nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Tất cả nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2 - 3 lần uống. 5. Bị bế kinh, đau bụng kinh: Dùng Lô hội 20g, Nghệ đen 12g, rễ củ Gai 20g, Tô mộc 12g, cam thảo 4g. Đem tất cả nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2-3 lần uống. 6. Ho có đàm: Dùng lô hội 20g, bỏ vỏ ngoài, đem nấu lấy nước uống. 7. Bị chàm: Dùng lá Lô hội xẻ mỏng, bôi nhựa vào chỗ bị giống như chữa bỏng. Hằng ngày bôi phủ lên nhưng không được chà rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa lô hội thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non. 8. Táo bón: Dùng lá Lô hội tươi mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc lô hội 20g xay nhỏ với 0,5 lít nước, chia uống 2-3 lần trong ngày. 9. Mụn nhọt: Dùng lá Lô hội tươi giã nát, đắp lên nơi có mụn nhọt. 10. Bị mụn trứng cá: Dùng lá Lô hội tươi bóc vỏ, lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị mụn trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày. 11. Viêm đại tràng mãn: Dùng 5 lá lô hội tươi bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500 ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần khoảng 30 ml. 12. Trị vết cháy và bỏng: Dùng lá Lô hội chiết dịch xoa tại chỗ. Lấy một lá (15- 18cm) đun nước sôi, thêm đường dùng uống. Ghi chú: - Thuốc có độc, liều quá cao (trên 8g) có thể gây ngộ độc chết người. Phụ nữ có thai, người bị ỉa lỏng không dùng. - Gel lấy từ lá Lô hội được dùng để sản xuất nước uống bổ dưỡng, chế một số loại mỹ phẩm. - Cây dễ nhầm lẫn: Cây Lưỡi hổ (Sauropus rostratus Miq.) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) . C y thuốc vị thuốc Đông y - LÔ HỘI C y Lô hội LÔ HỘI (蘆 薈) Aloe Tên khác: Lưu hội, Nha đam, Lưỡi hổ, Hổ Thiệt. Tên khoa học: Aloe. chịu, vị đắng nồng. Bộ phận dùng: Chất dịch đã cô đặc và s y khô, đóng thành bánh, l y từ lá c y Lô hội. Phân bố: C y được trồng ở nước ta, nhiều ở miền Nam Trung bộ. Thu hái: Cắt lá c y, . chính của nhựa lô hội, công thức được nghiên cứu và sửa đổi nhiều lần. Hiện nay công thức được xác định là -D- glucopyranosyl anthron. Phần1,8-dihydroxy-3-hydroxymethyl-10- aglycon là anthron

Ngày đăng: 04/04/2015, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN