Thứ ba liên quan đến tần suất các tài khoản được đánh giá và bước ngoặc lựa chọn Nghiên cứu kế toán tinh thần là để tăng cường sự hiểu biết về tâm lý của sự lựa chọn Giới thiệu... Mua
Trang 1MENTAL ACCOUNTING MATTERS
Trang 2Kế toán tinh thần là tập hợp các hoạt động nhận thức được sử dụng bởi các cá nhân và hộ gia đình để tổ chức, đánh giá và theo dõi các hoạt động tài chính, gồm 3 nội dung được chú ý nhiều nhất:
1. Thứ nhất là các kết quả được nhận thức như thế nào?
2. Thứ hai liên quan đến sự phân bổ các hoạt động đến các tài khoản cụ thể
3. Thứ ba liên quan đến tần suất các tài khoản được đánh giá và bước ngoặc lựa chọn
Nghiên cứu kế toán tinh thần là để tăng cường sự hiểu biết về tâm lý của sự lựa chọn
Giới thiệu
Trang 3Nội dung
Bước ngoặc lựa chọn và kế toán
tinh thần năng động
Dự thảo ngân sách
Ra quyết định kế toán tinh thần
Khái niệm lãi và lỗ
Trang 4Khái niệm quyết định
Khái niệm hưởng thụ
Sự thất bại của điều chỉnh giả thuyết hưởng thụ
I Khái niệm lãi và lỗ
Trang 5Được xác định trên khoản lời và lỗ dựa trên điểm tham chiếu
Được xác định trên khoản lời và lỗ dựa trên điểm tham chiếu
Lời và lỗ hiển thị thông qua
sự nhạy cảm suy giảm
Lời và lỗ hiển thị thông qua
1 Hàm giá trị
Hàm giá trị có thể được hiểu như một sự đại diện một số thành phần trung tâm của hệ thống nhận thức hài lòng của con người (Kahneman and Tversky, 1979)
Trang 62 Khái niệm quyết định (1)
Theo Nghiên cứu Kahneman và Tversky, đề nghị 3 cách khái niệm về kết quả ra quyết định: trong điều kiện của một tài khoản tối thiểu, một tài khoản cục bộ, hoặc một tài khoản toàn diện
Ví dụ: Mua áo khoác (125$) [15$] và một máy tính với giá ($15)[125$] Và tại 1 chi nhánh khác của cửa hàng, bán với giá (10$)[120$], nằm cách xa khoảng 20 phút lái xe.
Vậy quyết định của bạn có sự khác biệt như thế nào, mua tại đó hay mua ở chi nhánh khác với giá giảm và tiết kiệm được 5$, nhưng phải mất 20 phút lái xe?
Trang 7Có 2 khả năng:
- Lái xe thêm 20 phút để mua cái máy tính giảm được 5$
- Lái xe thêm 20 phút để mua cái áo khoác giảm được 5$
Có 64% số người được phỏng vấn quyết định sẽ đi chi nhánh khác để tiết kiệm được 5$ với mặt hàng có giá 15$, nhưng đối với mặt hàng có giá 125$ thì không
⇒Quyết định tài khoản cục bộ
⇒Quyết định tài khoản tối thiểu: đồng ý với 2 khả năng trên
2 Khái niệm quyết định (2)
Trang 8 Xét theo tài khoản toàn diện
W là tài sản hiện có
W* là tài sản mới = W – 140$
Sau đó, so sánh giữa lợi ích của việc đi đến chi nhánh khác
W** = W - 140$ + 5$ - chi phí
Kết quả quyết định dựa trên tài khoản toàn diện sẽ không thay đổi, vì thực tế không có sự khác biệt về lợi
ích giữa mua tại đó hay tại chi nhánh khác.
2 Khái niệm quyết định (3)
Trang 9Xây dựng mô hình với nhiều cách kết hợp sau để
tối đa hóa tiện ích cho khách hàng (Thaler, 1985)
Trang 10Ví dụ:
Khi một người thắng xổ số 2 lần tương ứng với 50$ và 25$, so với người thắng xổ số 1 lần với 75$ Ai hạnh phúc hơn?
Có 64% người được hỏi cho rằng: thắng 2 lần hạnh phúc hơn
3 Khái niệm hưởng thụ (2)
Những nguyên tắc trên sẽ hữu ích khi áp dụng vào marketing để tối đa hóa sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng về các sản phẩm
Trang 11Hàm điều chỉnh hưởng thụ: ’(x&y)= max[v(x+y), v(x)+v(y)]
- Điều chỉnh giả thuyết hưởng thụ là tách lỗ, tách riêng lỗ theo thời gian vì mức độ nhạy cảm đối với lỗ sẽ suy giảm
- Tuy nhiên theo kết quả điều tra, đa số mọi người cho rằng, không thể chịu đựng thêm một thiệt hại nào nữa, thêm
1 thiệt hại khác dù nhỏ hơn thiệt hại ban đầu cũng làm giảm hạnh phúc của họ
Vì vậy điều chỉnh này là thất bại
Tuy nhiên, việc kết hợp lỗ không đơn giản vì trong thực tế rất khó khăn để giảm tác động thiệt hại trong hạnh phúc của con người Nên mỗi người cần ra quyết định hợp lý để tránh gặp phải tổn thất
4 Sự thất bại của việc điều chỉnh giả thuyết hưởng thụ
Trang 12Tiện ích giao dịch
Mua trước, chi phí chìm và khấu hao thanh toán
Tách thanh toán
Ra quyết định kế toán tinh thần
Ra quyết định kế toán tinh thần
II Ra quyết định kế toán tinh thần
Mở đóng tài khoản
Trang 131 Tiện ích giao dịch (1)
- Tiện ích giao dịch đo lường giá trị nhận thức của giao dịch Nó là sự khác biệt giữa khoản thanh toán và giá tham chiếu của hàng hóa
Ví dụ về vai trò của tiện ích giao dịch (Thaler, 1985)
Bạn đang nằm trên bãi biển và bạn muốn uống 1 chai nước lạnh, người đi cùng bạn gọi cho một cửa hàng bán bia gần đó và nói rằng bia có lẽ sẽ đắt nên hỏi bạn sẵn lòng trả bao nhiêu cho bia Anh ấy nói sẽ mua bia nếu chi phí thấp hơn hoặc bằng giá bạn nêu, còn cao hơn thì không mua Vậy giá bạn nên nói với anh ấy là bao nhiêu?
Trang 14Phản ứng trung bình thu thập được là mức đề nghị 2.65$ cho Khu nghỉ mát và 1.5$ cho cửa hàng (1984) Mọi người sẵn sàng trả nhiều hơn cho bia ở Khu nghỉ mát vì giá tham chiếu trong bối cảnh đó cao hơn
Theo kinh tế thì không hợp lý vì cùng một chai bia thì giá phải bằng nhau ở 2 nơi.
Theo tính toán tinh thần thì họ chấp nhận mức giá cao hơn vì mức giá tham chiếu ở Khu nghỉ mát cao hơn
1 Tiện ích giao dịch (2)
Trang 163 Mua trước, chi phí chìm và khấu hao thanh toán (1)
- Xem xét ví dụ của Thaler, 1980: việc trả 100$ mua 2 vé xem đấu bóng rổ được tổ chức một tháng một lần Giả sử vé được bán tại giá tham chiếu nên tiện ích giao dịch bằng 0 Khi khách hàng mua vé thì tài khoản mở và ghi nhận mất đi 100$ Khi đến ngày trận đấu bóng diễn ra thì tài khoản đóng lại
- Nếu có bão tuyết xảy ra ngăn cản việc xem trận bóng, trong trường hợp này khách hàng đóng tài khoản tại điểm tổn thất 100$; mất mát được công nhận
Biến chi phí thành tổn thất
- Tuy nhiên, tại sao một số người vẫn sẵn sàng đến trận bóng trong trận bão tuyết?
Trang 17Có 2 lý do:
- Vì vé đã được mua trước nên chi phí mua vé được xem là chi phí chìm
- Chi phí lái xe thì khách hàng không tính vào chi phí đi đến xem trận bóng (nằm ở tài khoản khác)
3 Mua trước, chi phí chìm và khấu hao thanh toán (2)
Trang 18- Chi phí chìm có ảnh hưởng đến những quyết định theo sau nhưng nó không kéo dài vô thời hạn.
Ví dụ 1
Bạn mua một đôi giày, ngày đầu tiên mang nó bạn bị đau, mấy ngày sau bạn cố gắng thử lại nhưng đau hơn lần đầu
Điều gì sẽ xảy ra?
a) Bạn trả càng nhiều cho đôi giày, bạn càng bỏ ra nhiều thời gian để cố mang nó.
b) Cuối cùng bạn ngừng việc cố gắng mang đôi giày nhưng bạn không vứt chúng đi Bạn càng trả nhiều tiền cho đôi giày thì bạn giữ nó trong tủ càng lâu trước khi vứt bỏ nó.
c) Tại một thời điểm, bạn vứt đôi giày đi, bất kể chi phí đã mua nó, việc thanh toán đã hoàn toàn “mất giá”.
3 Mua trước, chi phí chìm và khấu hao thanh toán (3)
Trang 193 Mua trước, chi phí chìm và khấu hao thanh toán (4)
Ví dụ 2
Theo Arkes và Blumer (1985): thử nghiệm với những người mua những vé mùa để đến nhóm hát của khu đại học được đặt ngẫu nhiên trong 3 nhóm:
+ Một nhóm trả đầy đủ giá
+ Một nhóm được chiết khấu 13%
+ Một nhóm được chiết khấu 45%
Kết quả: trong nửa mùa đầu, những người trả giá đầy đủ tham gia nhiều hơn những người được chiết khấu, nhưng nửa
mùa còn lại không có sự khác biệt giữa các nhóm
Trang 203 Mua trước, chi phí chìm và khấu hao thanh toán (5)
Ví dụ 3
Giả sử bạn mua 1 chai Bordeaux với giá kỳ hạn là 400$/chai, chai rượu sẽ được bán lẻ với giá 500$ khi nó được giao, bạn không có ý định uống nó trong vòng 10 năm, khi bạn có được chai rượu bạn cảm thấy như thế nào?
a) Tiêu 400$ nhiều giống như tiêu 400$ cho kỳ nghỉ cuối tuần
b) Giống như đầu tư 400$, sau đó tiêu dùng dần dần sau một thời gian
c) Giống vừa tiết kiệm được 100$
“Invest now, Drink later, Spend never” Tính toán tinh thần biến một sở thích đắt đỏ thành một sự miễn phí
Trang 224 Tách thanh toán (2)
- Có lẽ thẻ tín dụng là cách tách thanh toán tốt nhất, tạo điều kiện chi tiêu đơn giản
- Thanh toán qua thẻ tín dụng tạo ra 2 hiệu ứng:
a) Thanh toán muộn hơn mua
Thẻ tín dụng có thể trì hoãn việc thanh toán sau vài tuần
b) Thanh toán được tách ra từ việc mua
Chi tiêu thẻ tín dụng có thể thanh toán gộp chung hóa đơn trộn lẫn với việc mua của nhiều người khác, làm khoản thanh toán của mình trông nhỏ hơn khi tách riêng
Trang 23Phân bổ tài sản
Tự kiểm soát và tặng quà
Hậu quả vi phạm tính chất có thể thay thế được
Phân loại tiêu dùng
Tính toán thu nhập
Phân loại tiêu dùng
III Dự thảo ngân sách
Trang 241 Phân loại tiêu dùng (1)
- Những tổ chức thành lập ngân sách để duy trì việc theo dõi và phân chia giới hạn tiêu dùng, hệ thống kế toán tinh thần là cách của các chủ hộ trong việc duy trì chi tiêu trong ngân sách (Thaler và Shefrin, 1981)
- Càng thắt chặt ngân sách thì càng rõ ràng về những quy tắc trong ngân sách đối với cả gia đình và các tổ chức
Ví dụ
Heath và Soli (1996) báo cáo rằng hầu hết các đối tượng sinh viên MBA đã có ngân sách thực phẩm và giải trí hàng tuần và ngân sách hàng tháng cho quần áo Có khả năng là các quy tắc thay đổi đáng kể khi các sinh viên có việc làm vào năm học cuối.
Trang 251 Phân loại tiêu dùng (2)
Theo Heath và Soll, quá trình các chi phí được theo dõi trong ngân sách gồm hai giai đoạn:
(1) Chi phí phải được ghi nhận
(2) Sau đó đưa vào các tài khoản thích hợp
Những chi tiêu lớn sẽ được ghi nhận, còn những chi tiêu nhỏ và thường xuyên dễ bị phớt lờ
Ứng dụng: Một công ty tiếp thị loại thuốc cai hút thuốc lá đã thúc dục mọi người tổng hợp chi tiêu thuốc lá thường xuyên
của họ và nghĩ về kỳ nghĩ mà họ có thể có được từ quỹ chi tiêu đó 2$/ngày có lẽ bị phớt lờ nhưng 730$ có thể trả cho một
kỳ nghỉ đẹp.
Trang 26- Khi ngân sách không có tính chất thay thế thì có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng theo nhiều cách và dẫn đến tiêu dùng không hợp lý
- Heath và Soll (1996), đưa ra một thực nghiệm minh họa: Hỏi 2 nhóm đối tượng xem họ có sẵn sàng mua vé chơi
trò chơi không?
+ Nhóm thứ nhất đã tiêu 50$ vào đầu tuần để đi đến trận đấu bóng + Nhóm khác có một vé đậu xe 50$ vào đầu tuần
Kết quả: Những người đã đi đến trận đấu bóng rổ thì ít muốn đi chơi hơn những người có được vé đậu xe.
Ngụ ý: Tiền nên có tính chất thay thế và các nhà kinh tế lập luận rằng thời gian cũng nên có tính chất thay thế.
2 Hệ quả của vi phạm tính chất có thể thay thế được
(1)
Trang 27Ví dụ:
Quay lại ví dụ về chiếc áo khoác và cái máy tính, sự chọn lựa mua ban đầu là lái xe thêm 20 phút để được giảm 5$ khi họ mua món hàng nhỏ đã không tính đến yếu tố thời gian
Leclerc et al.(1995) đã hỏi mọi người sẵn sàng bỏ ra thêm bao nhiêu tiền để tránh chờ đợi 1 vé trong 45 phút
Kết quả: Họ tìm thấy là mọi người sẵn sàng để trả nhiều hơn 2 lần để tránh chờ đợi cho việc mua 45$ hơn là mua
15$
Ngụ ý: Mọi người quan tâm đến thời gian tùy theo số tiền mua (bối cảnh tài chính)
2 Hệ quả của vi phạm tính chất có thể thay thế được
(2)
Trang 28Một số ngân sách cố ý thiết lập quá thấp để đối phó với vấn đề tự kiểm soát ngầm một cách đặc biệt.
Ví dụ 1:
Những người thích uống một chai rượu vào buổi tối và họ chỉ có đủ khả năng tiêu dùng 10$ cho chai rượu vào bữa tối
và vì vậy giới hạn chi phí cho rượu trung bình là 10$, không chi tiêu cho chai rượu hơn 20$ Chính sách trên không tối
ưu khi họ có cơ hội nhận được chai rượu 30$ họ thấy nó đáng giá hơn 30$ tiền mặt, cho thấy họ không tin tưởng vào chính họ để chống lại sự cám dỗ để tăng ngân sách cho rượu một cách vô lý nếu họ phá vỡ rào cản 20$.
Ngụ ý: Những người này thích món quà lớn là rượu, cái mà trên ngân sách thông thường của họ.
3 Tự kiểm soát và tặng quà (1)
Trang 29Ví dụ 2:
Có lẽ ví dụ sinh động nhất của thực tế này là kinh nghiệm của Liên đoàn bóng đá quốc gia trong việc thu hút được những người chơi để trình diễn tại các Pro Bowl hàng năm Tiền sẽ ít hấp dẫn đối với những người chơi nổi tiếng (ngôi sao) với mức tiền lương 7 con số Nên cách giải quyết là họ thường tổ chức các trận đấu này ở Hawaii kèm theo tặng 2 vé hạng nhất cho người chơi và bạn gái hoặc vợ của họ, và những dịch vụ tiện ích nhất cho người chơi.
3 Tự kiểm soát và tặng quà (2)
Trang 304 Phân bổ tài sản
Hệ thống phân cấp tài sản phụ thuộc vào sự hấp dẫn trong chi tiêu của mỗi hộ gia đình
1. Tài khoản lôi cuốn việc tiêu dùng nhất là tiền mặt
2. Tài sản ít được lựa chọn để chi tiêu là các loài tài sản hiện tại như: tài khoản tiết kiệm cổ phiếu, trái phiếu, các
quỹ tương hỗ, các quỹ này thường được chỉ định cho tiết kiệm
3. Tiếp theo trong hệ thống phân cấp là giá trị căn nhà Các khoản vay mua nhà (trả góp) được trả trong tương lai
4. Cuối cùng, trong thể loại ít hấp dẫn nhất của các quỹ nằm trong "khoản thu nhập trong tương lai”, như tài khoản
tiết kiệm hưu trí
Trang 31Phần thứ 3 của những vi phạm tính chất có thể thay thế được tạo ra bởi nguồn thu nhập Mọi người có xu hướng tiêu dùng khác nhau tùy theo nguồn thu nhập mà họ có được.
Ví dụ 1:
Theo Kooreman (1997), ông ấy đã nghiên cứu hành vi tiêu dùng của những gia đình nhận được tiền trợ cấp trẻ
em từ chính phủ Hà Lan, ông ấy tìm ra được là chi tiêu mua quần áo cho trẻ em là nhạy cảm hơn với những thay đổi của các khoản trợ cấp so với những nguồn thu nhập khác.
5 Tính toán thu nhập (1)
Trang 32Ví dụ 2 :
Một công ty có lợi nhuận và muốn hoàn trả lại một ít lợi nhuận cho các cổ đông, thì có 2 phương pháp:
+ PP truyền thống là trả cổ tức
+ PP khác là mua lại cổ phiếu
Theo Shefrin và Statman (1984) dựa trên kế toán tinh thần họ cho rằng các cổ đông thích cổ tức vì cổ tức giống như
một khoản trợ cấp
Hatsopoulos, Krugman và Poterba (1989): Mặc dù lãi trên vốn ít ảnh hưởng đến tiêu dùng nhưng khi nó được
chuyển thành tiền mặt (bán CP) thì tiêu dùng sẽ tăng Còn lãi trên vốn mà vẫn nằm trên CP thì các NĐT sẽ không
5 Tính toán thu nhập (2)
Trang 33Nội dung Nội dung
Kết quả của lần chơi
trước và sự lựa chọn mạo
hiểm
Định nghĩa hẹp và lo sợ mất mát thiển cận Hiệu ứng đa dạng hóa
IV Bước ngoặc lựa chọn và kế toán tinh thần năng động
Trang 341 Kết quả của lần chơi trước và
sự lựa chọn mạo hiểm (1)
- Theo Kahneman và Tversky, nghiên cứu thực nghiệm cuộc cá cược trên đài phát thanh Thấy rằng: số lượng đặt cược tăng vào cuộc đua cuối cùng trong ngày Việc đặt cược phụ thuộc vào:
i) Số tiền đặt cược bị mất trong ngày
ii) Lo lắng để hòa vốn
- Hiệu ứng chi phí chìm phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định đóng cửa của các khoản cá cược hàng ngày
- Nếu mỗi lẫn đặt cược là một tài khoản riêng trong tài khoản tinh thần của mỗi người thì kết quả của lần chơi trước không ảnh hưởng đến quyết định đặt cược hiện tại
Trang 351 Kết quả của lần chơi trước và
sự lựa chọn mạo hiểm (2)
- Đối với đánh bạc kết quả của một canh bạc trước có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn mạo hiểm của quyết định chơi canh bạc sau đó
Ví dụ
• Vấn đề 1 Bạn vừa thắng 30$ Bây giờ lựa chọn giữa:
(a) Một cơ hội 50% để thắng 9$ và 50% cơ hội để thua 9$ [70]
(b) Không tăng thêm hoặc mất mát [30]
• Vấn đề 2 Bạn chỉ thua 30$ Bây giờ lựa chọn giữa:
(a) Một cơ hội 50% để thắng 9$ và 50% cơ hội để thua 9$ [40]
(b) Không tăng thêm hoặc mất mát [60]
•
Trang 361 Kết quả của lần chơi trước và
sự lựa chọn mạo hiểm (3)
- Thứ nhất, vấn đề 1, thắng 30$ trước, sẽ kích thích người chơi lựa chọn mạo hiểm và quyết định chơi lần sau
- Thứ hai, vấn đề 2 và 3, thua 30$ trước, sẽ không kích thích người chơi lựa chọn mạo hiểm vào lần chơi sau, trừ khi được thay thế bởi một lần chơi với cơ hội thắng cao hơn (để hòa vốn)
- Nhược điểm: người chơi bị giới hạn ngân sách (giới hạn giữa được và mất)
Đòi hỏi nghiên cứu khác thực tế trong cuộc sống
Theo Gertner (1993), người chơi có ngân sách không bị giới hạn, nghiên cứu sử dụng số liệu tổng hợp trong một chương trình trò chơi truyền hình được gọi là 'Thẻ Cá mập' (Card Sharks)
Trang 372 Định nghĩa hẹp và lo sợ mất mát thiển cận (1)
• Định nghĩa hẹp: phân tích một vấn đề trong một khuôn khổ hạn hẹp, tách biệt và đưa ra quyết định tối ưu
cho khuôn khổ hạn hẹp ấy Phương pháp này chỉ hữu ích trong một vài trường hợp, tuy nhiên nó cũng có thể dẫn đến sai lầm
• Ví dụ được đề nghị bởi Paul samuelson:
Samuelson đã đề nghị bạn của anh ấy 1 cuộc cá cược hấp dẫn là họ sẽ tung 1 đồng xu nếu bạn của anh ấy thắng
sẽ được 200$, nếu thua sẽ phải trả 100$ Đồng nghiệp của anh ấy từ chối và nói rằng nếu samuelson sẵn sàng chơi 100 lần thì anh ấy sẽ chơi Samuelson từ chối nhưng về nhà và chứng minh rằng cặp lựa chọn này là không hợp lý: