BT2 một công trình xây dựng tại TXB

16 412 0
BT2  một công trình xây dựng tại TXB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG & ĐÔ THỊ BỘ MÔN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ BÀI TẬP 2 MỘT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI PHƯỜNG THANH XUÂN BẮC Hà Nội, tháng 3 năm 2014 Phụ lục Mở đầu………………………………………………………………………1 Mở đầu Trong quá trình phát triển đô thị nói chung và phát triển thành phố Hà Nội nói riêng, công tác quản lý đô thị đóng một vai trò rất quan trọng. Công tác quản lý đô thị phát huy được hết hiệu quả thì đô thị mới có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong thực tế, do nhiều nguyên nhân mà các cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra những quyết định không phù hợp dẫn đến những sai sót khi thực hiện. Từ đó làm phát sinh khiếu kiện của dân, làm giảm uy tín của các cơ quan, cấp chính quyền có liên quan và thiệt thòi cho người đầu tư. Để làm rõ vấn đề trên, nhóm chúng tôi - với tư cách là nhà quản lý đô thị - xin đưa ra một số phân tích về vụ việc “Một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân bắc”. Trong bản phân tích này chúng tôi xin nêu ra nguyên nhân và hậu quả của những sai sót, trách nhiệm của các nhà quản lý về vụ việc trên và đề ra phương án giải quyết phù hợp. Nội dung báo cáo của chúng tôi gồm 4 phần: Phần I- lý luận chung về quy hoạch và quản lý quy hoạch 6 Phần II- đánh giá quy hoạch và quản lý quy hoạch “một công trình tại phường Thanh Xuân Bắc” Phần III- Nguyên nhân và hậu quả Phần IV- Giải pháp và bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý 5 CHƯƠNG 1- LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH I. Một số khái niệm 1. Quy hoạch là gì? Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp các nguồn lực, xác định chức năng của từng không gian nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực. Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. 2. Các loại quy hoạch Quy hoạch ở Việt Nam là một hệ thống đa ngành, nhiều cấp, với vai trò và vị trí khác nhau, bao gồm: (1) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội áp dụng cho quy hoạch phát triển các vùng, lãnh thổ, cũng như quy hoạch các ngành và các sản phẩm chủ yếu. Đây được coi là quy hoạch gốc, quy hoạch chủ cho các quy hoạch khác. (2) Quy hoạch xây dựng gồm: quy hoạch xây dựng vùng; quy hoạch đô thị; điểm dân cư nông thôn; quy hoạch xây dựng các chuyên ngành, như: giao thông, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, thoát nước thải, vệ sinh môi trường của các đô thị lớn. (3) Quy hoạch sử dụng đất đai là một loại quy hoạch quan trọng được áp dụng trên toàn quốc. Tuy nhiên, đến nay, loại quy hoạch này mới chỉ làm được nhiệm vụ cân đối nhu cầu, phục vụ cho công tác địa chính, nên dù được lập công phu cho 4 cấp, nhưng hiệu quả mang lại rất thấp và luôn luôn bị thực tế “bỏ rơi”. Quy hoạch này chỉ được mọi người nhớ đến do có được một cơ sở pháp luật khá vững chắc, Luật Đất đai. II. Quản lý lập và xét duyệt quy hoạch đô thị 1. Ý nghĩa và căn cứ pháp lý để quản lý lập và xét duyệt quy hoạch đô thị • Ý nghĩa: Ý nghĩa công tác lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị là yêu cầu thực tế khách quan. Việc lập quy hoạch xây dựng đô thị là bắt buộc đối với các đô thị. • Căn cứ pháp lý - Luât Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 - Luật Đất đai số 13/2003/QH11 - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 6 - Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 - Luật của QH nước CHXHCNVN số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 12 năm 2003 về tổ chức HĐND và UBND - NĐ của Chính phủ số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH - NĐ của CP số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị - NĐ của CP số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng 2. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước quản lý quy hoạch - Chính Phủ: là cơ quan quản lý tập trung, thống nhất mọi hoạt động trên lĩnh vực phát triển đô thị nói chung và quản lý quy hoạch nói riêng trên phạm vi cả nước. CP là cơ quan chỉ đạo phối hợp. Vai trò của chính phủ: (1) Xác lập hành lang pháp lý cho các địa phương và các chủ thể hoạt động. (2) đảm bảo việc thực hiện các quy định đã được đề ra và đảm bảo trật tự trong phát triển đô thị. (3) điều hòa, phối hợp giữa các thành phần kinh tế, tầng lớp xã hội để tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội bằng pháp luật. - Bộ Xây dựng: là cơ quan của Chính phủ thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng, kiến trúc, quy hoạch phát triển đô thị trong cả nước. Bộ xây dựng lập và trình Chính phủ phương hướng chiến lược và biện pháp lớn về xây dựng nhà, quy hoạch tổng thể đô thị loại 1, 2; chỉ đạo hướng dẫn sau khi Chính phủ phê duyệt. Bộ xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước về nhà và các loại công thự thuộc sở hữu của Nhà nước. - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn mình quản lý. - Sở Quy hoạch: lập và quản lý quy hoạch trên địa bàn thành phố, cung cấp các dịch vụ về thủ tục hành chính: cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp phép xây dựng - Sở Địa chính: cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ ở địa phương, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Địa chính. - UBND quận/ huyện: cung cấp các dịch vụ thủ tục. Việc sang tên, chuyển nhượng nhà đất (BĐS) liên quan đến nhiều cơ quan cung cấp thủ tục hành chính. 5 - UBND phường: tham gia vào công tác cung cấp các dịch vụ như đăng kí tại địa phương, chứng nhận về nguồn gốc đất, chứng nhận về đất không tranh chấp, trích lục hồ sơ địa chính, nộp và xác nhận thủ tục chuyển nhượng nhà đất. - Văn phòng Kiến trúc sư trưởng: Lập kế hoạch và tổ chức nghiên cứu, thẩm tra, trình duyệt đồ án quy hoạch, thực hiện quản lý xây dựng theo quy hoạch; Quản lý Nhà nước về quy hoạch - kiến trúc; Tổ chức xem xét các đồ án về kiến trúc, cấp giấy phép xây dựng; Thanh tra xây dựng; Thẩm tra cấp giấy phép sử dụng đất cho các loại công trình xây dựng. III. Quản lý quá trình thực hiện 1. Tổ chức thực hiện * Công bố công khai quy hoạch đô thị - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt, đồ án quy hoạch đô thị phải được công bố công khai bằng các hình thức sau đây:  Trưng bày thường xuyên, liên tục bản vẽ, mô hình tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước các cấp có liên quan về quy hoạch đô thị, trung tâm triển lãm và thông tin về quy hoạch đô thị và tại khu vực được lập quy hoạch;  Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng;  In thành ấn phẩm để phát hành rộng rãi. - Nội dung công bố công khai gồm các nội dung cơ bản của đồ án và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được ban hành, trừ những nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia. - Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị có trách nhiệm cập nhật đầy đủ tình hình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt để cơ quan có thẩm quyền công bố công khai kịp thời cho các tổ chức, cá nhân biết và giám sát thực hiện. * Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch đô thị - Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn công bố công khai đồ án quy hoạch chung được lập cho thành phố, thị xã, thị trấn do mình quản lý. - Ủy ban nhân dân quận, huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương;, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được lập cho các khu vực thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. * Cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị - Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị đã được phê duyệt cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu. 6 - Việc cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị được thực hiện dưới các hình thức giải thích trực tiếp, qua phương tiện thông tin đại chúng và cấp chứng chỉ quy hoạch. - Các thông tin được cung cấp phải căn cứ vào đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được phê duyệt và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị đã được ban hành. - Cơ quan cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu, số liệu do mình cung cấp. * Cấp chứng chỉ quy hoạch - Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp căn cứ vào đồ án quy hoạch đô thị được duyệt và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được ban hành để cấp chứng chỉ quy hoạch cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu. - Nội dung của chứng chỉ quy hoạch bao gồm các thông tin về ranh giới của lô đất, chức năng sử dụng đất, diện tích, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng, chiều cao tối đa, chiều cao tối thiểu xây dựng công trình; các thông tin về kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và các quy định khác. - Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ quy hoạch theo thời hạn hiệu lực của đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. * Cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị - Cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị gồm cắm mốc chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới khu vực cấm xây dựng ngoài thực địa theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt. - Sau khi đồ án quy hoạch đô thị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:  Tổ chức lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Thời gian lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới không quá 30 ngày, kể từ ngày đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt;  Tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt. Việc cắm mốc giới ngoài thực địa phải được hoàn thành trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày hồ sơ cắm mốc giới được phê duyệt. - Hồ sơ cắm mốc giới do các đơn vị chuyên môn thực hiện. - Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp lưu giữ hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt và có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến mốc giới cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu. - Khi quy hoạch đô thị được điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh mốc giới theo quy hoạch đã được điều chỉnh. 5 - Mốc giới phải bảo đảm độ bền vững, dễ nhận biết, an toàn cho người, phương tiện giao thông qua lại và phù hợp với địa hình, địa mạo khu vực cắm mốc. - Bộ Xây dựng quy định cụ thể việc cắm mốc và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị. 2. Các biện pháp quản lý quy hoạch đô thị - Các biện pháp hành chính + Các biện pháp tiền kiểm: cấp chứng chỉ quy hoạch và cấp giấp phép xây dựng Cấp chứng chỉ quy hoạch: giấy phép quy hoạch hay chứng chỉ quy hoạch là một loại chứng thư pháp lý của Nhà nước chấp thuận rằng một dự án xây dựng đã phù hợp với các yêu cầu về mặt quy hoạch, tuân thủ các chỉ đạo quy hoạch cấp trên đang có hiệu lực tại địa bàn, do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Cấp giấy phép xây dựng: giấp phép xây dựng là một chứng thư pháp lý của Nhà nước chấp thuận một công trình (dự án) xây dựng đã đáp ứng đủ điều kiện về mặt kiến trúc, xây dựng kết cấu hạ tầng, an toàn…theo luật định và được phép khởi công xây dựng. + Các biện pháp hậu kiểm: thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm Định kỳ - kiểm tra bắt buộc: thông thường, mỗi công trình xây dựng có giấy phép sẽ có thể có hai cuộc kiểm tra định kỳ khi khởi công và khi đang xây dựng. Không định kỳ: khi có hành vi phạm bị tố cáo, hay khiếu nại. Những kiểm tra như vậy là biện pháp đảm bảo việc thực hiện và thực hiện đúng các quy định pháp luật xây dựng. - Các biện pháp kinh tế + lệ phí cấp quyền phát triển: lệ phí do các nhà phát triển bất động sản trả để bù đắp cho chính quyền địa phương về gánh nặng tài chính của việc phát triển các công trình hạ tầng hiện có. Lệ phí thường được đánh giá khi chính quyền địa phương cấp giấy phép xây dựng. + Đổi đất lấy hạ tầng: là biện pháp hạ tầng gián tiếp bao gồm việc cấp đất của Nhà nước cho một nhà phát triển vì mục đích phát triển hạ tầng. Nhà phát triển xây dựng hạ tầng theo yêu cầu như một điều kiện để nhận được quyền phát triển các lô đất nhất định (có thể liền kề hoặc ở một khu vực nhất định) + Ưu đãi thuế và bảo đảm vay: chính quyền đô thị áp dụng mức thuế ưu đãi và đảm bảo vay vốn đối với các khoản vay có liên quan tới dự án được dung để khuyến khích đầu tư trong hạ tầng công cộng + Tái phân lô đất: là một biện pháp tài chính- hành chính. Nhà nước hỗ trợ các nhà đầu tư hoặc cộng đồng chia lại ranh giới thửa đất, hiến một số miếng đất có 6 giá trị cho chỉ giới đường hay để bán thu tiền công và dùng tiền đó tài trợ cho các chi phí trước mắt của xây dựng hạ tầng. Giá trị gia tăng cho các lô đất thường lớn hơn là chi phí tái phân lô và diện tích mất đất cộng lại. CHƯƠNG 2 – ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH “MỘT CÔNG TRÌNH TẠI PHƯỜNG THANH XUÂN BẮC” I. Mô tả tình huống Năm 1979, Chính phủ giao cho Bộ xây dựng thực hiện quy hoạch, thiết kế và thi công dự án khu nhà nhiều tầng tập trung tại Thanh Xuân, bao gồm khu Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam. Đến nay, tuy chưa hoàn chỉnh toàn bộ nhưng khu nhà đã được đưa vào sử dụng hàng chục năm. Bộ xây dựng đã duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch khu Bắc và Nam Thanh Xuân, UBND thành phố Hà Nội cũng ghi duyệt lại quyết định số 1273/CV-UB, tuy nhiên mấy năm sau đề án quy hoạch bổ sung điều chỉnh này mới được Chính phủ chấp nhận. Cũng vào thời điểm này Trung tâm Y tế Bộ Xây dựng đã có công văn xin Bộ Xây dựng và UBND thành phố cho phép sử dụng diện tích đất xây dựng xen kẽ khu nhà ở Thanh Xuân để xây dựngcăn hộ cho cán bộ công nhân viên. Bộ xây dựng, UBND thành phố Hà Nộivà Văn phòng Kiến trúc sư trưởng đã cho phép. Tuy nhiên,Trung tâm y tế đã khởi công xây dựng nhà B5pkhông đúng với phê duyệt ban đầu, đồng thời không có giấy tờ hợp lệ và đã bị nhân dân trong khu vực phản đối, khiếu nại. Cơ quan quản lý thành phốcũng như chính quyền lại giải quyết không rõ ràng, thiếu minh bạch khiến cho sự việc kéo dài, đến nay công trình vẫn đang dở dang, hồ sơ vụ việc vẫn còn đang được các nhà chức trách nghiên cứu. II. Phân tích những sai phạm trong quản lý quy hoạch và xây dựng 1. Bộ Xây Dựng - Bộ xây dựng đã nhận công văn xin sử dụng đất xen kẽ khu nhà ở Thanh Xuân để xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên của Trung tâm y tế.Đất ở phường Thanh Xuân Bắc không thuộc phạm vi quản lý của bộ Xây Dựng nên bộ Xây Dựng nhận công văn trên là điều hoàn toàn vô lý. - Bộ xây dựng phải là cơ quan gương mẫu thực hiện tốt trật tự về xây dựng cần phải giải thích cho trung tâm y tế hiểu rằng trung tâm không được phép xin đất xây nhà ở cho cán bộ công nhân viên,thế nhưng bộ xây dựng lại dung túng cho hành vi sai phạm của cơ quan trực thuộc mình. 2/11/1991 Bộ Xây Dựng đã có công văn số 475/BXD/KH-UN do thứ trưởng Nguyễn Mạnh Kiểm ký với nội dung đồng ý cho Trung tâm y tế được đầu tư xây dựng 8 căn hộ nhà ở 2 tầng cho cán bộ công nhân viên của trung tâm bằng 5 nguồn vốn tự có trong quy hoạch xây xen kẽ tại nhóm nhà B ( khu phụ B5,B8 ) thuộc tiểu khu B5,B8 khu vực Thanh Xuân Bắc => Bộ Xây Dựng đã vượt quá quyền hạn quy định của mình cho phép Trung tâm y tế xây dựng nhà ở cho công nhân viên trong khi chưa có quyết định phê duyệt xây dựng bổ xung của Chính Phủ. - 20/7/1992 Bộ Xây Dựng ra quyết định số 130/BXD/KH-UN phê duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật công trình nhà ở 2 tầng cho 13 căn hộ của Trung tâm y tế trong khi Chính phủ chưa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, sự không trùng khớp trong nội dung công văn số 475/BXD/KH-UN và quyết định số 130/BXD/KH- UN của Bộ Xây Dựng,cho thấy sự dung túng quan liêu của bộ trong vụ việc này. 2. Trung tâm y tế - Có những yêu cầu không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế,xã hội lúc bấy giờ của nước ta ( xin xây dựng nhà cho hơn 20 cán bộ công nhân viên ) - Nộp công văn số 210/BXD-TCLĐ cho Bộ Xây Dựng xin được sử dụng diện tích đất xây dựng xen kẽ khu nhà ở Thanh Xuân… là sai và không đúng trình tự ( phải nộp cho Sở Quy Hoạch và Sở Địa Chính ) - Xây dựng khu nhà B5p sai với giấy phép được văn phòng kiến trúc sư trưởng cấp - Mặc dù công trình xây dựng đã bị đình chỉ 3 lần nhưng trung tâm y tế vẫn cố tình tiến hành xây dựng. Sau hơn hai năm đầu tư (Trung tâm y tế) đã cố tình không thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng công trình trong đô thị mà vẫn giữ các thủ tục cũ đã không còn giá trị pháp lý thực hiện hành vi là một hành vi vi phạm pháp luật. 3. Sở Quy hoạch và sở địa chính Sở Quy hoạch: chịu trách nhiệm quản lý, lập quy hoạch trên địa bàn thành phố. Thông qua việc cấp giấy phép quy hoạch cho Trung tâm Y tế, đơn vị này đã trực tiếp phá vỡ quy hoạch quận Thanh Xuân. Sở Địa chính: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trung tâm Y tế khi chưa có điều chỉnh quy hoạch. Điều này thể hiện sự thiếu trách nhiệm của đơn vị này trong công tác quản lý sử dụng đất. Bên cạnh đó, trước nhiều thông tin trái chiều của dư luận xã hội, Sở Địa chính đã không có những phản ứng nhằm giải quyết kịp thời. 4. UBND TP Hà Nội,UBND phường Thanh Xuân và các cơ quan cấp dưới - UBND thành phố Hà Nội đã giao đất xây dựng cho Trung Tâm y tế mà không xem xét kiểm tra kĩ các loại giấy tờ có lien quan,Trung tâm y tế có sai phạm cũng không hề hay biết 3/10/1992 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 2322 QĐ/UB về việc giao 460 m2 đất tại khu vực B5,B8 theo quy hoạch tiểu khu Thanh Xuân Bắc cho 6 [...]... tình thi công trái phép Đây là công trình xây dựng xen kẽ trong khu vực nhà cao tầng thời gian khởi công vào ngày 12/1/1993, nhưng trước đó ngày 31/12/92 Chủ tịch UBND Thành phố đã có chỉ thị số 63/CT việc tạm dừng xây xen kẽ các khu tập thể cao tầng, mà vẫn không xin giấy phép xây dựng là không tuân theo pháp luật 5 Văn phòng kiến trúc sư trưởng thành phố Khi cấp giấy phép xây dựng Kiến truc... tại khu đó - Nhược điểm: + Cần phải khảo sát lại khu vực đất theo quy hoạch tại đầu nhà B6, nếu có bể ngầm thì phương án không thực hiện được + Phải làm lại thủ tục xây dựng toàn bộ công trình + Phải phá dỡ công trình đã làm gây thiệt hại cho những cán bộ Trung tâm Y tế, những người đã bỏ tiền ra để xây dựng dự án này + Không ai dám chắc là khu đất trống đó sẽ nhanh chóng được quy hoạch và đầu tư xây. .. cho thuê trong quỹ nhà ở của thành phố để họ yên tâm công tác II Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý - Thực hiện đúng quy trình: Sở xây dựng, Bộ xây dựng tờ trình đề nghị -> Chính phủ phê duyệt quy hoạch bổ sung -> Trung tâm Y tế ( chủ đầu tư ) làm đơn xin -> Thành phố cấp quyền sử dụng đất -> Trung tâm Y tế thuê tư vấn làm luận chứng -> Sở xây dựng cấp phép, UBND giám sát đồng thời tất cả các cơ... định vị trí mặt bằng công trình không đúng với quy hoạch đã được duyệt Và khi có sự chyển dịch mà không báo cáo cụ thể với cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định là một sai sót lớn Chính quyền cơ sở thiếu sự kiểm tra, kiểm soát các thủ tục hợp pháp cho việc triển khai công trình, vì thế đã cho phép khởi công Bốn vấn đề sai sót trên đây vi phạm điều 20, 25 Điều lệ quản lý xây dựng tại Hà Nội ban hành... quy hoạch được duyệt, nếu thực hiện thì phải trình duyệt lại quy hoạch rất phức tạp vì chỉ mỗi công trình nhỏ mà phải duyệt lại quy hoạch toàn bộ tiểu khu đồng thời để duyệt lại sẽ mất rất nhiều thời gian và thủ tục Qua phân tích trên đi đến việc chọn phương án 1 song cần có kế hoạch tạo cho số hộ có nhu cầu về nhà ở tham gia đầu tư xây dựng công trình này một chỗ hợp lý bằng cách bán hoặc cho thuê trong... đến quy hoạch, tận dụng được đất ( nâng cao hiệu quả sử dụng đất ) của vị trí tại ngã ba đường đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách có điều kiện xây dựng khu sân vườn phía sau vì chỉ xây dựng một tầng nên không ảnh hưởng lớn đến độ thoáng phía sau 6 Đối với phương án 2 thì tính khả thi rất thấp vì ở khu vực này dễ có công trình ngầm, mặt khác diện tích lại nhỏ, phải làm lại các thủ tục rất rườm rà,... phép và báo cho chủ đầu tư phải trình việc điều chỉnh diện tích đất và điều chỉnh vị trí công trình tới cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng thực tế thì lại không làm như vậy, đó là một thiếu sót thể hiện không làm đúng trách nhiệm Ngày 13/4/95 nhân dân ở khu B (B4, B5, B6 ) đã có đơn khiếu kiện, Kiến trúc sư trưởng đã cho thành lập đoàn kiểm tra kết quả thông báo tại công văn số 19/TTr ngày 26/4/95... thực hiện được phương án này cần có sự trợ giúp của thành phố, tìm một nơi khác trong quỹ nhà của thành phố để bán hoặc cho thuê đối với những hộ gia đình đầu tư làm nhà này * Phương án 2: Đưa công trình về đúng quy hoạch - Ưu điểm: + Đảm bảo đúng quy hoạch được duyệt, đảm bảo quy chế xây dựng 5 + Tạo thêm được quỹ nhà ở, tạo thuận lợi cho một số cán bộ có nhà ở + Thực thi đúng theo pháp luật nên sẽ lấy... theo quyết định số 106/QDĐT 20/6/1992 của Bộ trưởng Bộ xây dựng Ngay từ đầu, cơ quan quản lý về trật tự xây dựng đã có những sai sót, không làm hết trách nhiệm của mình Là cơ quan quản lý về mặt chuyên ngành giúp chính quyền thực hiện chức năng này mà Kiến trúc sư trưởng Thành phố đã vi phạm điều cấm do chính mình đưa ra trong quy chế trật tự xây dựng đáng lẽ Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành phố phải... quán về chủ trương, quá trình thực hiện và điều chỉnh quy hoạch: lẽ ra Chính phủ không nên phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch bổ sung mà phải yêu cầu dỡ bỏ công trình này đi - Chậm trễ trong tiến hành xây dựng công trình công cộng - Mặc dù đã có kiến nghị của dân nhưng các cơ quan chức năng vẫn không kiểm tra, giám sát chặt chẽ - Chưa đặt lợi ích của nhân dân lên . tế Bộ Xây dựng đã có công văn xin Bộ Xây dựng và UBND thành phố cho phép sử dụng diện tích đất xây dựng xen kẽ khu nhà ở Thanh Xuân để xây dựngcăn hộ cho cán bộ công nhân viên. Bộ xây dựng, . có hiệu lực tại địa bàn, do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Cấp giấy phép xây dựng: giấp phép xây dựng là một chứng thư pháp lý của Nhà nước chấp thuận một công trình (dự án) xây dựng đã đáp. diện tích, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng, chiều cao tối đa, chiều cao tối thiểu xây dựng công trình; các thông tin về kiến trúc, hệ thống

Ngày đăng: 03/04/2015, 16:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1- LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH

    •  I. Một số khái niệm

    • II. Quản lý lập và xét duyệt quy hoạch đô thị

    • III. Quản lý quá trình thực hiện

    • CHƯƠNG 2 – ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH “MỘT CÔNG TRÌNH TẠI PHƯỜNG THANH XUÂN BẮC”

    • CHƯƠNG 4 – GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ

      • I. Giải pháp

      • II. Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan