1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

PHÁT BIỂU cảm NGHĨ về bài cây TRE VIỆT NAM của NHÀ văn THÉP mới 6

6 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 194,66 KB

Nội dung

Phát biểu cảm nghĩ về bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép MớiĐề bài: Em hãy Phát biểu cảm nghĩ của em về bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới Chiến thắng Điện Biên Phủ vang động c

Trang 1

Phát biểu cảm nghĩ về bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới

Đề bài: Em hãy Phát biểu cảm nghĩ của em về bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới

Chiến thắng Điện Biên Phủ vang động cả thế giới khiến cho các dân tộc đang tiến hành cuộc cách mạng giải phóng khỏi ách áp bức của chế độ thực dân và những người tiến bộ khắp năm châu đều cảm phục và kính yêu nhân dân Việt Nam Năm 1956, một số nghệ sĩ điện ảnh Ba Lan dựng một cuốn phim về nước ta lấy tên là Cây tre Việt Nam, coi cây tre tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, nhất là tinh thần chiến đấu bất khuất, bền bỉ, kiên cường Nhà văn Thép Mới viết lời thuyết minh cho bộ phim ấy (Thuyết minh bắt buộc đi kèm hình ảnh trên phim, làm phận sự đưa ra đôi lời ngắn gọn, có ý nghĩa, để giới thiệu và làm tăng khả năng diễn đạt của hình ảnh) Bài văn này giàu chất thơ và giàu nhạc tính, hình ảnh đẹp có sức biểu cảm cao, chắp cánh cho trí tưởng tượng của người đọc bay bổng Có thể coi đây là một thiên tùy bút xuất sắc, kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa nghệ thuật miêu tả với trữ tình và bình luận Sau 1954, khí thế của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn đang còn hừng hực nóng hổi như mới xảy

ra hôm qua Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam mỗi sáng vẫn cử bài Giải phóng Điện Biên làm nhạc hiệu Nhân dân miền Bắc phấn khởi bắt tay vào khôi phục kinh tế, xây dựng xã hội chủ nghĩa Các nước bạn giúp đỡ nước ta rất nhiều về cả vật chất lẫn tinh thần Bộ phim Cây tre Việt Nam được hoàn thành và bài văn này được viết trong hoàn cảnh sôi động ấy

Phim lấy cây tre làm biểu tượng, lời thuyết minh cũng phải theo ý đó Các nhà làm phim miêu tả một đôi nét tiêu biểu, coi tre là thứ cây gắn bó, chở che cho một nền văn hóa, là người bạn thân thiết, gần gũi với người nông dân suốt cả một đời từ thuở nằm nôi cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay Tre là người bạn kề vai sát cánh trong cuộc sống lao động hằng ngày, đồng thời cũng là người bạn son sắt, thủy chung trong cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp gian khổ, oanh liệt và chiến thắng lẫy lừng Người dựng phim cũng như người viết thuyết minh nhằm ca ngợi cuộc sống giản dị, nên thơ, ca ngợi cuộc chiến đấu và chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam với những đức tính tốt đẹp thể hiện nơi cây tre giản dị mà cao quý

Bài văn chia làm bốn đoạn Đoạn một là phần mở bài, nêu ý bao quát toàn bài và phác họa hình ảnh cây tre với những phẩm chất nổi bật của nó Đoạn hai và ba là phần thân bài, phát triển và minh họa cho ý chính Đoạn bốn là phần kết bài

Nội dung ấy được mở rộng và minh họa bằng những chi tiết, hình ảnh sắp xếp theo trình tự hợp

lí như sau:

Trang 2

Tre (và những cây cùng họ) có mặt khắp nơi trên đất nước ta Tre có vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý

Tre gắn bó lâu đời với con người, đặc biệt là người nông dân trong cuộc sống lao động sản xuất Tre gắn bó với con người trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước, mà cụ thể nhất

là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Tre vẫn mãi là bạn đồng hành thân thiết của dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai

Câu mở đầu khẳng định: Cây tre là bạn thân của người nông dân, bạn thân của nhân dân Việt Nam Tre là một loại cây dễ trồng, dễ sống, có vẻ đẹp bình dị và mang nhiều phẩm chất quý báu

Đề tài về cây tre không mới, nhưng ở bài văn này sự liên tưởng giữa tre với người đã được mở rộng đến tầm dân tộc Đây là nét độc đáo, có tính sáng tạo Nhà văn không chỉ nhìn cây tre ở khía cạnh đạo đức mà nhìn toàn diện, bắt đầu từ khía cạnh tình cảm: tre là bạn thân của con người, chứ không bó hẹp trong phạm vi biểu tượng

Chúng ta hãy tưởng tượng có một màn ảnh đang hiện lên trước mắt Đất nước Việt Nam xanh mướt bốn mùa đủ loại cây lá khác nhau, nhưng nhiều nhất vẫn là tre nứa Những cánh rừng tre miền Nam, miền Bắc, miền xuôi, miền ngược… nối tiếp nhau Tác giả nhấn mạnh: trong muôn

Trang 3

loài cây nhuộm xanh đất nước, nổi lên một loài thân thuộc nhất, đó là tre Thân thuộc, chứ không phải là quen thuộc Nghĩa là tre đã có quan hệ ruột thịt với người

Lời thuyết minh đang hào hứng giới thiệu tre Đồng Nai của miền Nam, nứa Việt Bắc – cái nôi cách mạng và kháng chiến, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, nơi vừa mới ghi chiến thắng oanh liệt của dân tộc… bỗng dưng hạ một câu bất ngờ với giọng điệu ân tình, thủ thỉ: lũy tre thân mật làng tôi Tại sao lại xuất hiện làng tôi ở đây? Làm gì có lũy tre nào của làng quê tác giả trên màn ảnh? Vậy mà sao ta nghe vẫn thấy tự nhiên, hợp lí, thậm chí êm tai nữa? Ấy là vì nó phù hợp với ý thân thuộc trên kia Đối với ai tre lại không thân mật? Cho nên, lũy tre trên màn ảnh kia, dù là của làng nào đi nữa thì cũng là lũy tre thân mật làng tôi Bởi con người Việt Nam chúng ta đi đến đâu mà chẳng có nứa tre làm bạn

Đất nước vừa trải qua chín năm kháng chiến chống quân xâm lược Pháp cực kỳ gian khổ Nhưng cũng chính trong những tháng ngày gian khổ ấy, chúng ta đã phát hiện ra rằng: dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khôi phục lại đầy đủ và đậm đà hơn cái truyền thống Nhiễu điều phủ lấy giá gương của tổ tiên tự nghìn xưa và cái truyền thông quý báu bầu bí chung giàn vừa cảm động vừa có ý nghĩa sâu xa Bất kì ở đâu, trên đường chiến đấu, ta đều có những người mẹ, người chị, người em thân thương và những cây tre quấn quýt, ân tình Câu văn không hề nói đến những điều đó nhưng trong âm hưởng của nó chứa đựng nội dung như vậy Nói chuyện tre mà là nói chuyện tâm tình đất nước, tâm tình con người Việt Nam ta đó

Sau khi giới thiệu chung, bây giờ ống kính lia cận cảnh, miêu tả một sô đặc điểm, đồng thời là đức tính của tre Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài văn này là phép nhân hóa được tác giả sử dụng rất có hiệu quả để thể hiện những phẩm chất của cây tre Một mầm măng nhú lên Lời thuyết minh khái quát: tre có nhiều loại nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng Nói về tre nhưng thấp thoáng đã gợi chuyện người Cái mầm non ấy sau này sẽ trở thành biểu tượng trong phù hiệu của tuổi thơ Việt Nam, đương còn là măng nhưng đã hiên ngang, thẳng tắp

Tiếp theo là những đức tính đáng quý của tre Tre không đòi hỏi gì nhiều: Vào đâu tre cũng sống,

ở đâu tre cũng xanh tốt Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn Kham khổ, thiếu thốn, vậy mà tre vẫn cứng cáp, dẻo dai, vững chắc… Đó là đức tính của tre và phần nào cũng là đức tính của nông dân ta Đến lời bình luận: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người… thì đích thực phẩm chất của tre đã là phẩm chất của người Tre và người đã hòa với nhau làm một Bây giờ nói đến vai trò của tre trong nền văn hóa lâu đời của đất nước Việt Nam Ông kính chiếu vào những vòm tre rợp bóng vươn cao, nghiêng mình ôm ấp những xóm làng, như ôm ấp cuộc đời của cả một dân tộc

Trang 4

Câu Bóng tre trùm mát rượi đẹp như một câu thơ và cả đoạn văn này lấy chữ trùm làm nốt nhạc chủ đạo: Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm, thôn Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính

Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời… Trên màn ảnh hiện ra nào làng, bản, xóm thôn, nào mái chùa cổ kính, nào mái đình rêu phong… tiêu biểu cho một nền văn hóa lâu đời và bên cạnh đó là cảnh sống của người dân cày với hình ảnh cây tre luôn ở bên cạnh, trở thành người nhà, cùng chung sống, giúp đỡ nhau đời đời, kiếp kiếp… Tre như cánh tay của người nông dân lao động vất vả quanh năm không hề ngơi nghỉ Hai câu thơ sánh đôi như hai người bạn chí cốt: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ, Tre với người vất vả quanh năm, góp phần khẳng định thêm quan hệ khăng khít đó

Ở trên còn là nói chung chung, đến đây tác giả nêu cụ thể sự gắn bó giữa tre với người từ lúc còn thơ cho tới lúc tuổi già Tre tỏa bóng mát chở che cho buổi ban đầu hò hẹn nỉ non: Tre làm lạt gói bánh chưng xanh, thắt chặt mối lương duyên cho trai gái thành vợ thành chồng Tre là nguồn vui duy nhất của trẻ em thôn quê qua những que chuyền đánh chắt Tre đem lại giây phút khoan khoái cho tuổi già khi thong thả rít điếu thuốc lào từ chiếc điếu cày tre Như vậy, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre cho đến lúc nằm xuống xuôi tay trên chiếc giường tre, suốt một đời, tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy

Đoạn văn đầy chất trữ tình, êm dịu Có thể coi lời thuyết minh ở đoạn này như thiên trường ca về lịch sử của một nền văn hóa được cô đọng lại trong hình ảnh cây tre và hình ảnh người nông dân Việt Nam trải mấy ngàn năm Bóng mát của tre ôm trùm, che chở Tre là cánh tay, là bạn tâm tình, là nguồn vui, là niềm khoan khoái Tre đong đưa trẻ thơ, tre nâng đỡ thân già Tre là người nhà, người thân, đời đời, kiếp kiếp

Nhà văn miêu tả cây tre rất chân thực nhưng cũng hết sức trữ tình, bay bổng Không chỉ có hình tượng trên màn ảnh và trong lời văn làm nên vẻ đẹp của tre mà còn có nhạc điệu du dương trong từng chữ, từng câu Tiết tấu trong câu, trong đoạn, trong cả bài văn đều có sự cân đối, bằng trắc xen nhau, kết hợp hài hòa, tạo nên một âm hưởng ngân nga, sâu lắng

Tre gắn bó không rời với con người trong cuộc sống đời thường và tre càng không rời con người trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước Từ nghìn xưa, tre đã lập kỳ tích với người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân Trong buổi đầu chống Pháp, tre đương đầu với giặc bằng chiếc gậy tầm vông Tre trở thành đồng đội, đồng chí của người và cùng người lập nên nhiều chiến công vang dội

Trang 5

Buổi đầu tuy chưa có sắt thép trong tay nhưng quyết tâm đánh giặc của cả dân tộc ta là vô cùng lớn lao Cho nền tầm vông vạt nhọn đã trở thành vũ khí sắc bén chống quân xâm lược Pháp với đầy đủ vũ khí do đế quốc Mĩ, thực dân Anh giúp sức Gậy tre, chông tre đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc ở miền Nam ngay sau buổi đầu kháng chiến

Từ ngàn xưa, tre đã cùng người nông dân đi vào bao cuộc trường chinh của dân tộc Tre cùng anh bộ đội, người nông dân mặc áo lính, chiến đấu dũng cảm, kiên cường Bộ đội khiêng pháo lên trận địa thì tre làm đòn, đạp rào xông vào đồn địch thì tre làm liếp đè lên dây thép gai Bộ đội leo lên đồn giặc bằng chiếc thang tre, vượt qua bờ hào của giặc bằng chiếc cầu tre Bộ đội cần được tiếp cơm, tiếp nước thì tre làm đòn gánh kĩu kịt trên vai chị dân công

Bộ đội qua sông thì tre sẵn sàng làm bè nứa, thuyền nan Đến trận Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã có thêm sắt thép nhưng vẫn khiêng pháo lên trận địa bằng chạc nứa, đòn tre… Nhớ lại buổi đầu kháng chiến, bao nhiêu là gian lao, vất vả, cơm thiếu gạo khan, tre lại hiến dâng cả máu thịt của mình: măng dang, măng nứa thay cơm, tro nứa thay muối nuôi anh bộ đội Bộ đội ta anh hùng, tre cũng xứng đáng là anh hùng

Suốt chín năm trường kháng chiến chống Pháp, tre đã đứng lên, thật sự chiến đấu như người Không còn là nghệ thuật nhân hóa thông thường mà đã là một sự hóa thân kì diệu Tre biến thành người trong cuộc chiến đấu và chiên thắng thần kì: Tre xung phong vào xe tăng, đại bác Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín Tre hi sinh để bảo vệ con người… Yêu anh

bộ đội, tre đi vào cuộc trường chinh… Tre phá đồn giặc, tre đi xung kích… Tre đã dự trận Điện Biên Phủ… Tre vui với anh bộ đội Tre hòa tiếng hát khải hoàn… Đoạn văn hừng hực lửa chiến đấu, cao vút khí thế anh hùng ca, giống như bài sử thi ca ngợi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc

Tác giả không chỉ ca ngợi cây tre trong chiến đấu ở mặt anh hùng, bất khuất, dũng cảm, kiên trinh… mà còn ca ngợi cây tre ở mặt tình cảm, tâm hồn Tre xung phong vào xe tăng, đại bác…

là vì tre có tấm lòng thương yêu vô hạn con người, làng xóm, mái tranh, đồng lúa… Tre muốn che chở, giữ gìn tất cả những gì thân thuộc nhất trên đất nước này

Anh bộ đội cùng tre đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, vinh quang tột đỉnh Giặc tan, non sông thái bình, trong tiếng hát khải hoàn của con người còn có tiếng nói của tre qua tiếng sáo trúc réo rắt vang ngân

Mừng hòa bình, tre trỗi dậy điệu nhạc của đồng quê mênh mông, bát ngát Đó là tiếng nhạc véo von của cây sáo trúc Tiếng sáo cùng chiếc diều vút bay theo gió Gió càng mạnh, diều càng cao,

Trang 6

tiếng sáo lại càng du dương, trầm bổng Mấy câu cuối bài văn đẹp như một bài thơ trữ tình chứa chan, dạt dào cảm xúc:

Diều bay, diều lá tre bay lưng trời…

Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời…

Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều

Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông, hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre…

Đó là tiếng hát của tương lai Tương lai thuộc về các em thiếu nhi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Các em lớn lên như măng mọc thẳng và cũng sẽ mang chất tre cứng cáp, dẻo dai, bất khuất như thế hệ cha anh

Ngày mai, trong cuộc sống sẽ có nhiều sắt thép nhưng tre vẫn còn rủ bóng trên đường các em đi học và tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình trong điệu sáo trúc, vẫn tươi vui noi cổng chào thắng lợi, trên chiếc đu tre bay bổng ngày xuân Tre sẽ còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi sáng, còn mãi với chúng ta vui hạnh phúc, hòa bình

Kết thúc cuốn phim, kết thúc lời giới thiệu Cây tre Việt Nam là như vậy Với bề ngoài nhũn nhặn, hiền lành nhưng bên trong chứa chan tình cảm và vững bền bao đức tính tuyệt vời, cây tre xứng đáng tiêu biểu cho phẩm chất của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam

Bài văn nói chuyện cây tre, kì thực là ca ngợi người nông dân Việt Nam đời đời gắn bó với cây tre Bên ngoài cũng nhũn nhặn, mộc mạc như cây tre, ở đâu cũng sống khỏe, cũng xanh tốt như tre Khi có giặc ngoại xâm, đi vào cuộc chiến đấu, người nông dân cũng như cây tre, thẳng ngay, can đảm, bất khuất, dù hi sinh vẫn giữ vững tinh thần: Trúc dẫu cháy, tiết ngay vẫn để Đó là phẩm giá tốt đẹp, cao quý của con người Việt Nam đã có tự thuở xưa mà ông cha ta đã gửi gắm qua hình ảnh của cây tre bình dị mà thân thuộc

Ngày đăng: 27/03/2015, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w