Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
0,97 MB
Nội dung
1 BÀI TIỂU LUẬN Nhóm thực hiện: TP HỒ CHÍ MINH, NGÀY 28 THÁNG 03 NĂM 2011
Danh sách nhóm: 1. Đinh Thị Bình K094020266 2. Đoàn Dũng K094020273 3. Đặng Thị Kim Lành K094020304 4. Lê Thị Hoàng Ly K094020312 5. Trần Kim Thục K094020359 Bảng phân công công việc ( 28/2-29/3) 1, Ngày 28/2 • Cả nhóm cùng họp và đưa ra sườn bài làm cho bài tiểu luận, và phân công nhiệm vụ thành viên về tìm kiếm tài liệu theo sườn và phần mà mình đã nhận. 2, Tối 28/2 • Đinh Thị Bình gửi mail cho cả nhóm qua mail group sườn bài làm. 3, Từ 1/3 đến 11/3 • Đặng thị Kim Lành + Đoàn Dũng: Chịu trách nhiệm tìm kiếm thông tin, ví dụ, số liệu thực tiễn và hoàn thành phần tính thanh khoản của tài sản. • Lê Thị Hoàng Ly+ Trần Kim Thục: Chịu trách nhiệm tìm kiếm thông tin, ví dụ, số liệu thực và hoàn thành phần rủi ro của tài sản. 4, Từ 12/3 đến 15/3 • Đinh Thị Bình: Chịu trách nhiệm làm phần mở đầu của tiểu luận. • Trần Kim Thục: Chịu trách nhiệm làm phần mục lục và phần tài liệu tham khảo của đề tài. 2
• Đoàn Dũng+ Đặng Thị Kim Lành + Lê Thị Hoàng Ly tìm kiếm thêm thông tin, ví dụ thực tiễn và hình ảnh minh họa. 5, Từ 16/3 đến 23/3 • Cả nhóm họp lại và cùng nhau tổng hợp nội dung mà mình đã hoàn thành và thống nhất ví dụ và số liệu đưa ra minh họa, làm phần đánh giá và hướng giải quyết. 6, Từ 23/3 đến 25/5 • Đinh Thị Bình chịu trách nhiệm Format lại toàn bộ bài làm. • Đặng Thị Kim Lành + Lê Thị Hoàng Ly chịu trách nhiệm nội dung và hình thức của PP. 7, Ngày 26/3 • Đinh Thị Bình up bìa làm lên group mail bài hoàn chỉnh cho cả nhóm và mỗi thành viên xem lại toàn bộ bài làm hoàn chỉnh. 28, Ngày 29/3 • Trần Kim Thục gửi mail cho thầy và lớp trưởng bài làm vào trước 12h00 - thứ 3 ngày 29/3. *** Thuyết trình dự kiến: Đoàn Dũng 3
MỤC LỤC .1 Danh sách nhóm: .2 Bảng phân công công việc ( 28/2-29/3) 2 MỤC LỤC .4 Phần mở đầu 4 CHƯƠNG 1: RỦI RO .5 1.1.Định nghĩa .5 1.1.1 Các khái niệm rủi ro theo nghĩa thông thường 5 1.5. Sự kết hợp cân nhắc giữa suất sinh lời và rủi ro .17 1.6. Tóm lược các rủi ro đặc trưng của bốn lĩnh vực đầu tư chính tại Việt Nam và hướng hạn chế rủi ro .19 1.6.1. Tóm lược các rủi ro đặc trưng của bốn lĩnh vực đầu tư chính tại Việt Nam .19 Đầu tư vàng: 19 Phần mở đầu Trong cuộc sống, chắc hẳn là chúng ta đã, đang và sẽ đứng trước những sự lựa chọn như là: Nên bán đất mua vàng? Hay là nên đầu tư vào đô la hay là bất động sản? Tại sao chúng ta lại đầu tư vào cổ phiếu mà không phải là trái phiếu? Câu hỏi đó lại càng nan giải hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế khi mà các hình thức đầu tư trở nên vô cùng đa dạng và phong phú như: Đầu tư vàng, ngoại hối hoăc là chứng khoán …Cộng với nền kinh tế thế giới luôn thay đổi và biến động không ngừng khiến cho các nhà đầu tư trở nên khó xử khi đứng trước quá nhiều sự lựa chọn hình thức đầu tư có thể mang lại hiệu quả cho mình. Trước nhu cầu bức thiết đó, một lý thuyết đã ra đời để giúp các nhà đầu tư có thể tối thiểu hóa những rủi ro có thể có trong hoạt động đầu tư của mình và chọn ra được hình 4
thức đầu tư nào là mang lại hiệu quả cao nhất, tốn ít chi phí nhất mà khả năng thanh khoản của nó cao nhất…Đó chính là: “ Lý thuyết lượng cầu tài sản”. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu vào hai yếu tố cơ bản và quan trọng trong việc hình thành quyết định đầu tư vài loại tài sản nào của các nhà đầu tư. Đó là: “ Tính thanh khoản và rủi ro” của tài sản. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: RỦI RO 1.1.Định nghĩa 1.1.1 Các khái niệm rủi ro theo nghĩa thông thường Rủi ro là những điều không chắc chắn của những kết quả trong tương lai hay là những khả năng của kết quả bất lợi. Chẳng hạn, khi nói việc một học sinh có sức học trung bình quyết định dự thi vào trường ĐH Kinh tế-Luật mang nhiều rủi ro, thì phải hiểu rằng rủi ro ở đây chính là sự 5
không chắc chắn của khả năng đậu đại học nguyện vọng một, hay nói khác hơn việc dự thi này rất có thể khiến em học sinh đó thi trượt đại học nguyện vọng một. Rủi ro ứng với sai lệch giữa dự kiến và thực tế. Rủi ro là sự không thể đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với kết quả dự đoán. Trong lĩnh vực tài chính, rủi ro được hiểu như mức độ không chắc chắn của suất sinh lời dự tính của tài sản, ví dụ, đối với trái phiếu ta có rủi ro biến động lãi suất, đối với cổ phiếu ta có rủi ro liên quan đến biến động cổ tức, biến động giá trị cổ phiếu và rủi ro lớn nhất là khi công ty phá sản (giá trị cổ phiếu bằng zero). Ví dụ: có hai tài sản • Trái phiếu A có suất sinh lời dự tính sau một năm là 9.6% • Tín phiếu kho bạc thời hạn 1 năm cho lợi suất đáo hạn (bằng với suất sinh lời dự tính) chắc chắn là 9.60%. Tuy hai loại tài sản này đều cho một suất sinh lợi dự tính như nhau là 9.60% nhưng tín phiếu kho bạc T-Bill ít rủi ro hơn do chắc chắn mang lại suất sinh lời 9.6% trong khi trái phiếu A có thể mang lại các suất sinh lợi khác nhau, có khả năng là 15% và có thể là 18%. Những nhà đầu tư e ngại rủi ro sẽ thích tín phiếu kho bạc hơn do ít rủi ro hơn trong khi những người ưa mạo hiểm thích trái phiếu A hơn do có khả năng mang lại suất sinh lời cao hơn (15% và 18%) cho dù xác suất xảy ra tình huống này là thấp. Khả năng thâm hụt là một định nghĩa khác về rủi ro. Khả năng thâm hụt là khả năng mà tỷ suất sinh lợi sẽ nằm dưới con số mục tiêu nào đó. Việc định nghĩa rủi ro bằng khả năng thâm hụt có liên quan đến một khái niệm thuộc về trực giác rủi ro là gì. Ví dụ khả năng thua lỗ của quỹ Magellan hàng tháng vượt quá 10% là 3.4%. 6
1.1.2. Tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro Tài sản rủi ro là một tài sản có tỷ suất sinh lợi không chắc chắn trong tương lai và ta đo lường sự không chắc chắn trong tỷ suất sinh lợi của tài sản rủi ro bằng phương sai hoặc độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi. Ví dụ: cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, … Tài sản phi rủi ro là tài sản có tỷ suất sinh lợi hoàn toàn chắc chắn và độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi mong đợi của tài sản này bằng không. (Tỷ suất sinh lợi có được trên tài sản đó sẽ là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro) Ví dụ: Trái phiếu chính phủ, chứng chỉ tiền gửi,… 1.1.3.Hai đặc trưng của rủi ro -Tần số xảy ra (rủi ro có thường xuyên xảy ra hay không): thể hiện bằng xác suất hoặc khả năng xuất hiện của biến cố. -Biên độ (rủi ro có lớn hay không, lớn bao nhiêu): được thể hiện bằng giá trị của các biến cố. 1.1.4. Thái độ đối với rủi ro của nhà đầu tư Về cơ bản những nhà đầu tư luôn từ chối rủi ro. Bằng chứng là hầu hết các nhà đầu tư không thích rủi ro thì họ luôn theo đuổi những hình thức bảo hiểm khác nhau, bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe hơi, bảo hiểm sức khỏe. Mua bảo hiểm là trả một khoản phí tổn để phòng ngừa cho những biến cố không chắc chắn trong tương lai. Thêm một bằng chứng của thái độ đối với rủi ro là sự khác biệt lợi tức mong đợi (tỷ suất sinh lợi mong đợi) đối với các loại trái phiếu khác nhau, giả sử có sự khác biệt về rủi ro tín dụng. Chẳng hạn, lợi tức mong đợi trên trái phiếu chúng ta sở hữu tăng từ AAA đến AA đến A khi rủi ro tăng tương ứng cho thấy nhà đầu tư luôn yêu cầu một tỷ suất sinh lợi cao hơn để có thể chấp nhận một mức rủi ro cao hơn. 7
Tuy nhiên, điều này không ám chỉ tất cả mọi người đều từ chối rủi ro hay các nhà đầu tư hoàn toàn từ chối rủi ro đối với tất cả các cam kết tài chính. Và sự thật là không một ai mua bảo hiểm cho tất cả mọi thứ xung quanh mình. Thêm vào đó, một vài cá nhân mua bảo hiểm liên quan đến một vài rủi ro, nhưng họ cũng mua vé số và chơi game, đánh bạc tại casino, nơi được biết đến với những khoản sinh lợi tiêu cực bao hàm nhiều rủi ro. Việc kết hợp thái độ thích hay không ưa thích rủi ro có thể được giải thích bằng lượng tài sản hiện có. Nghiên cứu của Friedman và Savage cho thấy con người thích mạo hiểm cho những khoản tiền nhỏ nhưng lại không muốn mạo hiểm với những khoản tiền lớn. Đó là lý do họ mua bảo hiểm để bảo vệ mình khỏi những thất thoát to lớn tiềm ẩn. Trong khi có nhiều thái độ ứng xử khác nhau đối với rủi ro, thì giả định cơ bản của chúng ta là trên thị trường tài chính, phần lớn các nhà đầu tư e ngại rủi ro. Vì vậy, nếu các yếu tố là như nhau thì tài sản ít rủi ro hơn sẽ được ưa thích hơn. Ví dụ, khi đứng trước sự lựa chọn giữa hai tài sản có cùng tỷ suất sinh lợi, nhà đầu tư sẽ chọn tài sản có mức độ rủi ro thấp hơn. 1.1.5. Một số thuật ngữ khác liên quan đến rủi ro • Chỉ số rủi ro Chỉ số rủi ro đo lường sự dịch chuyển của các cổ phiếu được thể hiện trong chủ đề đầu tư chung. Chỉ số rủi ro mà chúng ta có thể xác định được ở thị trường Mỹ và một số thị trường cổ phiếu khác đều được phân thành nhiều nhóm: Độ lệch chuẩn: Phân biệt những cổ phiếu thông qua độ lệch chuẩn của chúng. Những tài sản có độ lệch chuẩn ở thứ hạng cao được xem là biến động nhiều hơn mức trung bình. Đà phát triển: Phân biệt những cổ phiếu thông qua thành quả gần đây của công ty phát hành cổ phiếu. Quy mô: Phân biệt những cổ phiếu lớn so với những cổ phiếu nhỏ. 8
Tính thanh khoản: Phân biệt những cổ phiếu thông qua lượng cổ phiếu mua bán. Tăng trưởng: Phân biệt cổ phiếu thông qua sự tăng trưởng thu nhập trong quá khứ và dự đoán trong tương lai. Giá trị: Phân biệt những cổ phiếu thông qua những chỉ tiêu cơ bản, cụ thể là tỷ suất thu nhập, cổ tức, dòng tiền, giá trị sổ sách, doanh thu… so với giá cổ phiếu: giá cổ phiếu thấp hay cao liên quan đến chỉ tiêu cơ bản. Độ lệch chuẩn thu nhập: Phân biệt những cổ phiếu thông qua độ lệch chuẩn thu nhập. Đòn bẩy tài chính: Phân biệt những công ty thông qua tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần và độ nhạy cảm rủi ro lãi suất. Bất kỳ thị trường cổ phiếu nào đều ít nhiều bao hàm chỉ số rủi ro, tủy thuộc vào đặc trưng riêng của thị trường • Rủi ro sụt giá: Là rủi ro liên quan đến việc tỷ suất sinh lợi không được như mong đợi. Rủi ro sụt giá được tính bằng căn bậc hai của bán phương sai.(Nếu như tỷ suất sinh lợi cân xứng, nghĩa là tỷ suất sinh lợi đó gần như bằng nhau và bằng x% trên hoặc dưới giá trị trung bình, thì bán phương sai chính xác bằng ½ phương sai.) • Rủi ro hệ thống: Là phần rủi ro còn lại của danh mục thị trường, không thể đa dạng hóa. Nói cách khác, rủi ro hệ thống chính là tính khả biến trong tất cả các tài sản rủi ro do tác động của các biến kinh tế vĩ mô. Rủi ro hệ thống được đo lường bởi độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường và có thể thay đổi theo thời gian khi có những thay đổi trong các biến kinh tế vĩ mô tác động đến giá trị của tất cả các tài sản rủi ro. Các biến kinh tế vĩ mô có thể là sự thay 9
đổi của tốc độ tăng cung tiền, sự biến động của lãi suất, sự biến động trong sản xuất công nghiệp, thu nhập và dòng tiền của các công ty. • Rủi ro năng động: Là sai số mô phỏng của danh mục đầu tư, nó mô tả danh mục đầu tư này có thể theo danh mục chuẩn tốt như thế nào. Rủi ro năng động được tính bằng độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi năng động. (Tỷ suất sinh lợi năng động là sự khác biệt giữa tỷ suất sinh lợi danh mục của nhà quản trị và tỷ suất sinh lợi danh mục chuẩn). • Rủi ro thặng dư: Là rủi ro của tỷ suất sinh lợi thặng dư hay rủi ro của phần tỷ suất sinh lợi độc lập với tỷ suất sinh lợi hệ thống. • Lãi suất phi rủi ro: Là lãi suất được giả định bằng cách đầu tư vào các công cụ tài chính mà không bị rủi ro vỡ nợ. • Lãi suất rủi ro: Là lãi suất được giả định bằng cách đầu tư vào các công cụ tài chính có thể bị rủi ro vỡ nợ. • Rủi ro về lãi suất thị trường: khi lãi suất thị trường tăng, giá chứng khoán sẽ giảm và ngược lại. • Rủi ro tái đầu tư: nếu lượng tiền mặt thu vào được tái đầu tư thì thu nhập từ những hoạt động tái đầu tư đôi khi được gọi là “lãi-trên-lãi” và phụ thuộc mức lãi suất thị trường vào thời điểm tái đầu tư, cũng như chiến lược tái đầu tư. Khả năng thay đổi tỷ lệ tái đầu tư theo một chiến lược do những thay đổi lãi suất thị trường trên thị trường được gọi là rủi ro tái đầu tư. • Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là nguy cơ công ty phát hành không có khả năng chi trả đúng hạn. Tức là sẽ không thể chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn. Rủi ro tín dụng được đánh giá bằng các dịch vụ đánh giá khả năng tín dụng của cá nhân hay công ty. 10