Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
274 KB
Nội dung
ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI GVBM: HOÀNG THỌ PHÚ SVTH: ĐOÀN VĂN HIỆP MSSV:K084020135
LỜI MỞ ĐẦU Cuộc sống của chúng ta bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố vật chất, nếu cho chúng ta một điều ước thì chúng ta sẽ mong muốn rằng “tôi muốn có nhiều tiền”,vì hơn ai hết chúng ta biết rằng “có tiền ta có tất cả”. Ước muốn đó hầu hết mỗi người đều giống nhau. Tiền là cái gì đó không thể thiếu đối với chúng ta đặc biệt trong thời kỳ kinh tế phát triển. Một học sinh muốn có tiền để trang trải học phí và các sinh hoạt hằng ngày, một nhà kinh tế muốn có tiền để kinh doanh, người lao động muốn có nhiều tiền để ngoài việc trang trải cuộc sống còn có thu nhập để gửi về cho gia đình…Ở các quốc gia khác nhau người ta sử dụng những đồng tiền khác nhau, song song với đồng tiền quốc gia còn có các đồng tiền của các nước khác. Những đồng tiền này du nhập vào theo nhiều cách khác nhau, FDI, khách du lịch, trợ cấp, hoạt động thương mại…Chính cì thế nhu cầu sử dụng đồng ngoại tệ là cần thiết thuận tiện trong thương mại. Tại sao người Việt Nam thích Đôla hơn là VND? Tại sao đơn vị các đồng tiền giữa các quốc gia lại khác nhau? Trong nền kinh tế toàn cầu thì tại sao chính phủ các quốc gia không quy định một đồng tiền chung để tiện giao dịch mà vẫn duy trì một hệ thống các gồm nhiều đồng tiền với các tỷ giá khác nhau. Chính phủ các quốc gia làm gì để quan lý đơn vị tiền tệ của nước mình và quản lý thị trường các đồng tiền nước khác trên lãnh thổ quốc gia (thị trường ngoại hối). Thị trường ngoại hối ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế. Trong những ngày gần đây thế giới đang có những sự kiện kinh tế nóng bỏng như Hy lạp nợ nước ngoài mất khả năng thanh toán, điều đó có ảnh hưởng gì đến đồng EUR mà các nước EU phải có những kế hoạch can thiệp vì lần đầu tiên từ 2005 đồng EUR mất giá nhất so với USD.
Giá trị các đồng tiền ở các quốc gia khác nhau , điều đó hình thành nên các tỷ giá khác nhau hay còn gọi là “ tỷ giá ngoại tệ “ . Các tỷ giá khác nhau liệu có ảnh hưởng đến lải suất giữa các quốc gia, vì sao khi cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra lải suất ở Mỹ rất thấp ( một số ngân hàng cho vay với lãi suất 0,02%-0,03%) trong khi ở Việt Nam lãi suất vẩn ổn định và hầu như không thay đổi. Chính sự chênh lệch các đồng tiền tạo nên những cơ hội đầu tư sinh lời cao khá hấp dẩn các nhà đầu tư, từ đó hình thành nên một thị trường mới là thị trường ngoại hối. Là một thị trường mới ra đời nhưng phát triển khá mạnh. Nhưng bên cạnh cơ hội lợi suất sinh lời cao thì luôn tồn tại những rủi ro lớn. Việt Nam là thành viên của quỷ tiền tệ thế giới IMF, là thành viên của tổ chức thương mại thế giới và nhiều tổ chức khu vực khác nữa, chính vì vậy chúng ta chịu ảnh hưởng khi có một sự kiện kinh tế xảy ra, một tỷ giá thay đổi ảnh hưởng thế nào đến thu nhập của người dân Việt Nam, lợi ích kinh tế, kinh tế vĩ mô thay đổi, nợ nước ngoài tăng hay giảm, chúng ta có lợi hay bị thiệt thòi? nền kinh tế chúng ta chủ yếu từ xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, viện trợ ODA, FDI…khi tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng thế nào đến GDP, nhà nước cần phải điều chỉnh thế nào để mang lại lợi ích kinh tế nhất cho người dân ? Là một sinh viên khi đồng tiền Việt Nam mất giá liệu bạn có giám bỏ tiền ra để đi du học. Vâng chính sự quan trọng của thị trường ngoại hối có ảnh hưởng lớn đến lợi ích của đất nước hay lợi ích của bản thân vì vậy em xin chọn đề tài thị trường ngoại hối nhằm trình bày những quan điểm của bản thân mình và trong quá trình thực hiện đề tài có thể nâng cao khả năng nhận thức về một thị trường khá là mới mẻ. Trong quá trình trình bày có những sai sót mong thầy và các bạn có thể bổ sung nhằm hoàn thiện đề tài. Em xin chân thành cám ơn.
MỤC LỤC Phấn 1: thị trường ngoại hối( forex maket) Lịch sử giao dịch forex Khái niệm “Forex”? Những chủ thể tham gia thị trường Forex. Đối tượng và phương tiện tham gia Forex. Hàng hóa trên thị trường Forex và đặc điểm của nó. Phần 2: Các hoạt động ngân hàng trên thị trường Forex. Hoạt động của ngân hàng trong thị trường Forex. Cách quản lý rủi ro của ngân hàng Rủi ro ngoại hối là gì? Các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
PHẦN 1 : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI ( FOREX MAKET ) 1.Lịch sử giao dịch forex-Hiệp ước The Bretton Woods. Vào năm 1967 một ngân hàng Anh từ chối cho một giáo sư đại học tên là Milton Friedman vay một lượng tiền bằng bảng anh (Pound Sterling ) bởi vì ông ta dự định dùng số tiền này để mua và bán USD, ông ta đã nhận ra rằng đồng Pound có giá quá cao so với USD. Ông ta muốn bán khoản tiền mặt này và sau đó mua lại khi giá đồng Pound xuống thấp và trả lại cho ngân hàng. Dĩ nhiên bằng cách này ông ta nhanh chóng thu được lợi nhuận. Lời từ chối của ngân hàng dẫn đến thỏa ước The Bretton Woods Agreemant được thỏa ước 20 năm sau đó. Thỏa ước The Bretton Woods lấy đồng Dollar(USD) làm tiêu chuẩn và thiết lập tỷ giá giửa vàng và USD là 35 $ / 1 ounce. Thỏa ước The bretton Woods được thiết lập năm 1944 hướng đến xây dựng một chính sách tiền tệ vững chắc ngăn chặn tiền mặt tự do di chuyển tự do giữa các nước. Ngăn chặn việc
đầu cơ tiền tệ trên thế giới, lấy vàng làm tiêu chuẩn trao đổi- Thịnh hành từ năm 1876 cho tới chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nó kiểm soát hệ thống nền kinh tế thế giới. Bằng việc dùng vàng trao đổi, các đồng tiền bước vào một thồi kỳ mới với sự vững chắc nhờ sự che chắn của giá vàng. Vào thời cổ đại do các ông vua và những nhà độc tài chuyên chế sử dụng vàng trong giao dịch là chính và hạ thấp giá trị của tiền gây ra tình trạng lạm phát. Tuy nhiên tiêu chuẩn dùng và trao đổi cũng không thiếu những “ khiếm khuyết”. Khi nền kinh tế mạnh lên, việc nhập khẩu hàng nước ngoài tăng nhanh chóng. Nhưng khi nền kinh tế suy yếu dự trử vàng được tung ra để mua lại lượng vàng chạy ra nước ngoài, kết quả là tiền bị mất giá, tỷ lệ lãi suất giảm và nền kinh tế bị chậm lại dẫn đến tình trạng suy thoái. Cuối cùng giá hàng hóa tăng lên quá mức bình thường của nó, và dĩ nhiên sức hút của việc bán hàng hóa ra nước ngoài tăng lên cao, tỷ lệ lãi suất giảm xuống tạo ra sự thịnh vượng cho nền kinh tế. Dùng vàng làm giao dịch thịnh hành cho đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, chấm dứt các luồng giao dịch và vàng di chuyển tự do. Sau chiến tranh hiệp ước The Bretton Woods được thành lập. Các nước tham gia hiệp ước đồng ý duy trì giá trị đồng tiền riêng của họ bằng số tiền bảo chứng tương đương với đồng Dollar và tỷ lệ vàng tương ứng như nhu cầu. Các nước bị cấm hạ thấp đồng tiền của họ để tiện cho việc giao dịch với nước ngoài, và chỉ được hạ thấp giá nhỏ hơn 10%. Vào những năm 50 của thế kỷ 19, khi lượng tiền tệ giao dịch quốc tế được mở rộng dẫn đến những nguồn vốn cho phục vụ tái thiết và xây dựng lại do hậu quả của chiến tranh di chuyển một cách ồ ạt. Điều này dẫn đến việc làm mất ổn định tỷ giá trao đổi ngoại tệ đã được thiết lập trong hiệp ước The Bretton Woods. Hiệp ước The Bretton Woods cuối cùng bị xóa bỏ vào năm 1971, và lúc này đồng Dollar(USD) có thể sử dụng thay thế cho vàng(gold). Vào năm 1973, các đồng tiền của các quốc gia công nghiệp phát triển được thả nổi tự do, lúc này nguồn lực điều khiển tỷ giá chính phụ thuộc vào mức cung-cầu( supply and demand ) của nền kinh tế, chúng là tác động chính tác động vào thị trường ngoại hối. Tỷ giá của các cặp đồng tiền này được thả nổi hằng ngày, với lượng tiền giao dịch lớn, tốc độ và tỷ giá không nghừng biến đổi trong
suốt những năm 70 của thế kỷ XX, việc áp dụng những công cụ tài chính mới vào thị trường, dẫn đến những quy luật trước đó dần bị xóa bỏ và bước sang một thời kỳ tự do hóa thương mại toàn cầu. Vào những năm 80, biên độ di chuyển đồng vốn không nghừng mở rộng nhờ sự phát triển bùng nổ của máy tính và kỷ thuật công nghệ, thị trường không nghừng mở rộng xuyên suốt từ Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ…lượng tiền giao dịch ngoại hối tăng lên một cách đột ngột từ 70 tỷ Dollar mỗi ngày lên 1,5 ngàn tỷ USD/ngày trong hai thập kỷ sau đó. 2 Forex là gì? Forex là hình thức kinh doanh, mua bán tiền tệ mà chúng ta vẫn thường gọi là kinh doanh ngoại hối. Cơ sở của Forex là sự chênh lệch tỷ giá giữa các đồng tiền của các quốc gia. Tỷ giá chênh lệch này ai cũng biết nhưng nó không cố định mà luôn được tính toán và cập nhật liên tục bởi các tổ chức tài chính hay hệ thống các ngân hàng. Tỷ giá đó được tính toán dựa trên số tiền đẩu tư của tất cả mọi ngưởi trên thế giới vảo một loại tiền nào đó. Nó có thể tăng lên hay giảm xuống túy vào tình hình cụ thể của thị trường và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Những yếu tố đó có thể là tin tức chính trị, chính sách kinh tế, biến động kinh tế, một sự kiện kinh tế ở bất kỳ một quốc gia nào đó có sự giao thương mạnh…làm ảnh hưởng tới “ sức khỏa “ của một loại tiền tệ nào đó. Cơ sở để sinh lời khi tham gia thị trường Forex: Đó chính là sự phán đoán tình hình và phân tích của nhà đầu tư mà quyết định mua loại tiền tệ nào để sinh lời theo nguyên tắc: Mua vào lúc nó đang xuống (giảm giá trị) và bán ra khi nó tăng lên (tăng giá trị) và đương nhiên phải là trong tương quan với một loại tiền tệ cụ thể nào đó. Chính khoản chênh lệch khoản tiền giửa mua vào và bán ra là khoản tiền bán sẻ thắng/ thua trong mỗi giao dịch( được gọi là một trade ). Forex là một nhóm gồm khoảng 4500 tổ chức giao dịch tiền tệ, các ngân hàng quốc tế, các ngân hàng trung tâm của chính phủ và các công ty thương mại. Việc chi trả cho xuất nhập
khẩu cũng như việc mua bán tài sản đầu thông qua thị trường trao đổi ngoại tệ. Đây được gọi là thị trường trao đổi ngoại tệ “tiêu thụ” . Cũng có những đoạn đầu cơ trong những công ty Forex đó là sự phơi bày về tài chính rộng lớn để các nền kinh tế nước ngoài tham gia vào Forex để bù đắp rủi ro của việc đầu tư quốc tế. Thị trường ngoại hối đã vượt lên tất cả các thị trường khác để trở thành thị trường tài chính lớn nhất và phổ biến nhất trên thế giới. được giao dịch bởi hàng triệu cá nhân và tổ chức quốc tế. Tại đây ngưởi tham gia sẽ quyết định chủ thể giao dịch tùy vào điều kiện giá cả và uy tín của đối tượng. 3 Hàng hóa trên thị trường Forex. Vậy “hàng hóa” của thị trường FOREX là gì? Câu trả lời là TIỀN. Giao dịch ngoại hối là hoạt động giao dịch mua một số lượng tiền này và bán một số lượng tiền khác diễn ra cùng thời điểm. Tiền được giao dịch thông qua người môi giới hoặc trực tiếp theo từng cặp; ví dụ cặp EUR/USD hay GBP/JPY. 7 loại tiền được giao dịch thường xuyên nhất trên thị trường là : Dollar, Euro, Yen, Bảng Anh, Franc. Kí hiệu các loại tiền gồm 3 chữ cái, trong đó 2 chữ cái đầu tiên là viết tắt của tên quốc gia và chữ cái cuối cùng là tên của loại đồng tiền giao dịch 4. Đối tượng tham gia Forex Những đối tượng tham gia Forex bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng TW và các tổ chức tài chính, phi tài chính khác. Những năm gần đây,
các cá nhân ngày càng tham gia nhiều hơn vào thị trường này. Trong thập kỉ trước, chỉ có những “gã khổng lồ” mới gia nhập thị trường này được. Điều kiện tối thiểu nếu bạn muốn giao dịch trong thời gian đó là bạn phải có từ 10 đến 50 triệu USD để bắt đầu. FOREX ra đời lúc đầu nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng và các công ty khổng lồ trong ngành, không phải là những “chàng tí hon”. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ kì diệu của Internet, hệ thống giao dịch trực tuyến, các công ty giao dịch đã ra đời cho phép mở những tài khoản “lẻ” cho chúng ta. Ngày nay, những nhà môi giới trên thị trường được phép phá vỡ những đơn vị giao dịch rộng lớn và cho phép những giao dịch nhỏ có cơ hội để mua và bán bất cứ số nào trong những giá trị nhỏ hơn này (lots). Điều này đồng nghĩa với việc 1 cá nhân cũng có thể tham gia thị trường Forex với số vốn ban đầu nhỏ hơn lượng tiền được giao dịch nhiều lần. Ngân hàng thương mại có 2 vai trò trong thị trường Forex: 1. Làm cho việc giao dịch giữa hai bên trở nên dễ dàng, ví dụ như những công ty muốn trao đổi tiền tệ (người tiêu thụ). 2. Đầu cơ bằng cách mua và bán tiền tệ. Ngân hàng có vai trò trong những đơn vị tiền tệ nhất định bởi vì người ta tin rằng trong tương lai chúng sẽ có giá cao hơn (nếu mua trữ) và thấp hơn (nếu bán sớm). Người ta thống kê
rằng 70% lợi tức thường niên của những ngân hàng quốc tế được sinh ra từ việc đầu cơ tiền tệ. Những đầu cơ khác bao gồm những nhà giao dịch thành công nhất trên thế giới ví dụ George Soros. Đối tượng thứ 3 của Forex bao gồm những ngân hàng trung ương của các quốc gia giống như ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ. Họ tham gia Forex để đảm bảo lợi nhuận tài chính của quốc gia họ. Khi ngân hàng trung tâm mua và bán tiền tệ hoặc ngoại tệ thì mục đích là để giữ vững giá trị đồng tiền của đất nước họ. Forex rất rộng và có rất nhiều người tham gia chứ không phải một người, chỉ có những ngân hàng trung tâm của chính phủ mới có thể kiểm soát thị trường. So sánh với mức giao dịch trung bình hằng ngày 300 tỷ đô của thị trường Trái phiếu chính phủ và khoảng 100 tỷ đô được giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ thì Forex rất lớn vì đã vượt qua mức 1.9 nghìn tỷ đô mỗi ngày (2006) 5. Phương tiện để tham gia thị trường Từ “thị trường” là sự nhầm tên nhẹ nhàng trong việc mô tả giao dịch Forex. Không có vị trí trung tâm cho việc hoạt động giao dịch vì nó đã có trong những thị trường tiền tệ ở tương lai. Giao dịch được thực hiện qua điện thoại và thông qua những máy vi tính ở hàng trăm vị trí trên khắp thế giới. Phần