1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những giá trị và hạn chế của phép biện chứng trong nền triết học cổ điển Đức

27 2,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 404,5 KB

Nội dung

Đối với phép biện chứng, lịch sử tư duy triết học đã chứng kiến ba hình thái phát triển của nó, bao gồm: phép biện chứng chất phác từ thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm trong nền triết học cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật do Marx và Engels xây dựng. Trong đó, nền triết học cổ điển theo chủ nghĩa duy tâm tại nước Đức, khởi nguồn từ Kant và đạt đỉnh cao bởi Hegel, đã đạt những thành tựu hết sức quan trọng, tạo nền tảng cho việc xây dựng hệ thống lý luận chặt chẽ vững chắc cho phương pháp biện chứng. Tuy nhiên, phép biện chứng duy tâm do nền triết học cổ điển Đức xây dựng nên vẫn tồn tại những hạn chế, mâu thuẫn bên trong nó mà các nhà triết học thế hệ sau như Marx, Engels đã phê phán, kế thừa một cách chọn lọc để xây dựng nên phép biện chứng duy vật, một bước tiến mới trong lịch sử tư duy nhân loại nói chung và phép biện chứng nói riêng. Việc phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế của phép biện chứng trong nền triết học cổ điển Đức là hết sức cần thiết để có cái nhìn đúng đắn hơn, kế thừa những mặt tích cực, hạn chế các mặt còn khiếm khuyết. Vì vậy, nhóm quyết định lựa chọn đề tài: “Những thành tựu và hạn chế của phép biện chứng trong nền triết học cổ điển Đức” để nghiên cứu sâu hơn.

Trang 1

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NGÂN HÀNG

- -BÀI THUYẾT TRÌNH

Đề tài: “Những thành tựu và hạn chế của phép biện

chứng trong nền triết học cổ điển Đức”

Giảng viên : TS Ông Văn Năm

Tp Hồ Chí Minh,02/2015

Trang 2

MỤC LỤC

Bảng phân công việc trong nhóm 3

Mở đầu……… ……… 4

1 Tính cấp thiết của đề tài……… 4

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài ……… 6

3 Mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu……… ……6

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài……… ….… 6

5 Đóng góp của đề tài……….……… 7

6 kết cấu của đề tài……… 7

Chương 1: Bối cảnh lịch sử nước Đức cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX 8

1.1 Bối cảnh lịch sử nước Đức cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX…… 8

1.2 Khái quát về biện chứng từ triết học cổ đại đến triết học cổ điển Đức… 9

Chương 2: Các tư tưởng biện chứng tiêu biểu trong nền triết học cồ điển Đức 12

2.1 Immanuel Kant 12

2.2 Johann Gottlieb Fichte: 14

2.3 Friedrich Wilhelm Joep Schelling: 15

2.4 Friedrich Hegel: 16

Chương 3: Tổng kết những thành tựu và hạn chế của phép biện chứng trong nền triết học cổ điển Đức: 22

3.1 Những thành tựu đạt được 22

3.2 Các hạn chế còn tồn tại: 24

Kết luận……… ……… .25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

ii

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC TRONG NHÓM STT Họ và tên Nội dung công việc

1 Châu Hồ Quốc Bảo - Tổng hợp nội dung bài thuyết trình, báo cáo

- Hoàn thiện hình thức, danh mục bài viết

- Đánh giá các thành tựu đạt được

3 Đỗ Thị Kim Nữ - Nghiên cứu, tóm tắt hệ thống tư tưởng triết

- Chuẩn bị Slide thuyết trình

5 Nguyễn Huy Thu Hiền - Nghiên cứu, tóm tắt hệ thống tư tưởng triết

học của Kant

- Thuyết trình 1

6 Lê Văn Cường - Nghiên cứu, đánh giá và đưa ra ý kiến phản

biện, đề xuất một số ý tưởng về bài nhóm bạn

- Phản biện 1

7 Đoàn Trần Phong - Nghiên cứu, đánh giá và đưa ra ý kiến phản

biện, đề xuất một số ý tưởng về bài nhóm bạn

- Hoàn thiện báo cáo tóm tắt ý kiến phản biện

8 Phan Hữu Tài - Nghiên cứu, đánh giá và đưa ra ý kiến phản

biện, đề xuất một số ý tưởng về bài nhóm bạn

- Hoàn thiện báo cáo tóm tắt ý kiến phản biện

9 Lưu Huỳnh Thành An - Nghiên cứu, đánh giá và đưa ra ý kiến phản

biện, đề xuất một số ý tưởng về bài nhóm bạn

- Phản biện 2

iii

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong quá trình vận động và phát triển, lịch sử triết học đã chứng kiến sự đấutranh không ngừng nghỉ giữa các quan điểm, các tư tưởng, học thuyết nhằm đi tìm câutrả lời cho những vấn đề xuyên suốt lịch sử phát triển của nhân loại

Bằng tư duy lý luận, các nhà triết học đi đến nhận định khái quát là: Tất cả sựvật, hiện tượng xảy ra trong thế giới chung quy lại có hai loại: Các sự vật, hiện tượngvật chất và các sự vật, hiện tượng tinh thần; ngoài ra không có bất kỳ sự vật, hiệntượng nào nằm ngoài hai loại sự vật, hiện tượng đó Do vậy trong triết học xuất hiện

hai phạm trù vật chất và ý thức dùng để chỉ hai loại sự vật, hiện tượng trên Vấn đề cơ

bản của triết học có hai mặt: Mặt thứ nhất (bản thể luận) đòi hỏi trả lời cho câu hỏi:

Vật chất hay ý thức (giới tự nhiên hay tinh thần) cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai (nhận thức luận) đòi trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? (Bùi Văn Mưa, 2011)

Đồng thời, vấn đề bản tính thế giới cũng là vấn đề mà triết học nỗ lực tìm hiểucâu trả lời thỏa đáng Vấn đề bản tính thế giới là vấn đề về phương thức tồn tại của vạn

vật trong thế giới, có hai mặt: Các sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại cô lập, tách

biệt nhau hay có liên hệ, ràng buộc lẫn nhau? Mặt thứ hai đòi trả lời cho câu hỏi: Các

sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại trong trạng thái đứng im, bất động hay không ngừng vận động, biến đổi? (Bùi Văn Mưa, 2011)

Phương pháp (phép) biện chứng và phương pháp (phép) siêu hình đã ra đời đểgiải quyết những vấn đề về bản tính của thế giới nói trên, trong đó:

- Phép siêu hình cho rằng mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới (cả sự vật vật chất

lẫn tinh thần) đều tồn tại cô lập, tách biệt nhau, không có liên hệ, không ràngbuộc lẫn nhau; chúng luôn ở trạng thái tĩnh tại, đứng im, bất động, khôngchuyển hóa, không phát triển Nhưng nếu giả sử chúng có liên hệ, ràng buộc lẫn

iv

Trang 5

nhau thì đó chỉ là sự liên hệ, ràng buộc bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên; nếugiả sử chúng có vận động, phát triển thì sự vận động, phát triển đó chỉ là sự tănglên hay giảm xuống đơn thuần về lượng, chỉ là lặp lại cái cũ, chứ không có sự rađời của cái mới… Phép siêu hình là quan điểm xem xét sự vật trong trạng tháibiệt lập, ngưng đọng với một tư duy cứng nhắc.

- Phép biện chứng cho rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới không tồn tại

cô lập, tách biệt nhau mà là tồn tại trong muôn vàn mối quan hệ, liên hệ lẫnnhau, chúng không đứng im, bất động mà luôn vận động, phát triển, chuyển hóalẫn nhau Trong đó vận động được hiểu là tự vận động, còn phát triển là pháttriển tự thân Nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động và phát triển là mâuthuẫn, tức sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, tồn tại ở bên trong

sự vật Cách thức của mọi sự vận động và phát triển là sự chuyển hóa giữalượng và chất Còn xu hướng của mọi sự vận động và phát triển là phủ định củaphủ định Phép biện chứng là quan điểm xem xét sự vật trong mối liên hệ ràngbuộc lẫn nhau và trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng, với một tưduy mềm dẻo, linh hoạt (Bùi Văn Mưa, 2011)

Lịch sử triết học bao gồm lịch sử đấu tranh giữa phép biện chứng và phép siêuhình Trong cuộc đấu tranh này, phép siêu hình ngày càng tinh vi hơn, phép biệnchứng ngày càng mềm dẻo hơn Thông qua cuộc đấu tranh này mà tư duy lý luận ngàycàng hoàn thiện hơn (Bùi Văn Mưa, 2011)

Đối với phép biện chứng, lịch sử tư duy triết học đã chứng kiến ba hình thái pháttriển của nó, bao gồm: phép biện chứng chất phác từ thời cổ đại, phép biện chứng duytâm trong nền triết học cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật do Marx và Engelsxây dựng Trong đó, nền triết học cổ điển theo chủ nghĩa duy tâm tại nước Đức, khởinguồn từ Kant và đạt đỉnh cao bởi Hegel, đã đạt những thành tựu hết sức quan trọng,tạo nền tảng cho việc xây dựng hệ thống lý luận chặt chẽ vững chắc cho phương phápbiện chứng Tuy nhiên, phép biện chứng duy tâm do nền triết học cổ điển Đức xâydựng nên vẫn tồn tại những hạn chế, mâu thuẫn bên trong nó mà các nhà triết học thế

hệ sau như Marx, Engels đã phê phán, kế thừa một cách chọn lọc để xây dựng nênphép biện chứng duy vật, một bước tiến mới trong lịch sử tư duy nhân loại nói chung

v

Trang 6

và phép biện chứng nói riêng Việc phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chếcủa phép biện chứng trong nền triết học cổ điển Đức là hết sức cần thiết để có cái nhìnđúng đắn hơn, kế thừa những mặt tích cực, hạn chế các mặt còn khiếm khuyết Vì vậy,

nhóm quyết định lựa chọn đề tài: “Những thành tựu và hạn chế của phép biện

chứng trong nền triết học cổ điển Đức” để nghiên cứu sâu hơn.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài:

Phép biện chứng là một trong hai phương pháp cơ bản để nghiên cứu về bản tínhcủa thế giới, trong đó phép biện chứng duy tâm trong nền triết học cổ điển Đức có giátrị hết sức quan trọng trong hệ thống triết học hiện nay Đây cũng là đối tượng nghiêncứu của nhiều tác giả trên thế giới Một số công trình tiêu biểu là: Triết học phươngTây hiện đại (Lưu Phóng Đồng, 2004), Giáo trình Triết học (dùng cho học viên caohọc và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học) (Bộ Giáo dục và Đào tạo,2006), Thông diễn học của Hegel – Paul Redding (Lê Tuấn Huy, 2006)… Đồng thời,

có nhiều bài viết trên các tạp chí, báo nghiên cứu về đề tài này Nhìn chung, các côngtrình đó đã đưa ra cái nhìn khái quát phép biện chứng trong nền cổ điển Đức và vai tròcủa nó trong hệ thống tư duy triết học Trên cơ sở tiếp thu và hệ thống hóa kiến thức,quan điểm của các thế hệ đi trước, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích rõ hơn nhữngthành tựu và hạn chế nổi bật của phép biện chứng trong thời kỳ này

3 Mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:

3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Chỉ ra những thành tựu và hạn chế chung nhất của phép biện chứng trong nềntriết học cổ điển Đức từ đó đưa ra một số gợi ý, đánh giá trong việc kế thừa và pháttriển nội dung các tư tưởng này

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu hoàn cảnh ra đời, lịch sử phát triển của phép biện chứng trước đó,phân tích đánh giá nội dung tư tưởng của các nhà triết học tiêu biểu trong thời đại này

từ đó đưa ra kết luận về những thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại

vi

Trang 7

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài:

4.1 Cơ sở lý luận của đề tài:

Cơ sở lý luận đứng trên quan điểm duy vật biện chứng trong quá trình nghiêncứu đề tài bao gồm: quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm pháttriển

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụngcác phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích và tổnghợp, logic và lịch sử…

5 Đóng góp của đề tài:

Bài nghiên cứu hệ thống hóa lại tư tưởng biện chứng trong nền triết học cổ điểnĐức, đồng thời làm rõ một số thành tựu và hạn chế trong hệ thống tư tưởng thời kỳnày nói chung và các triết gia nói riêng Tuy vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,

do khả năng và thời gian hạn chế, cũng như hệ thống tư tưởng đồ sộ của các tác giảnên việc nghiên cứu chưa thực sự đầy đủ và hoàn chỉnh Do đó, vấn đề này cần đượctiếp tục nghiên cứu thêm

Trang 8

- Chương 2: Các tư tưởng biện chứng tiêu biểu trong nền triết học cổ điển Đức

- Chương 3: Tổng kết những thành tựu và hạn chế trong của phép biện chứngtrong nền triết học cổ điển Đức

CHƯƠNG 1

  

KHÁI QUÁT VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ, LỊCH SỬ PHÉP BIỆN CHỨNG TỪ

TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI ĐẾN TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC

Có thể nói con người là sản phẩm của lịch sử, và lịch sử lại mang tính kế thừa

Do đó, khi đánh giá, phân tích một học thuyết, tư tưởng triết học, chúng ta cần xem xétbối cảnh, cơ sở ra đời của học thuyết, tư tưởng đó, đồng thời cần nghiên cứu lại nhữngthành tựu, hạn chế từ các tư tưởng trước đó, bởi sự vận động và phát triển của sự vật,hiện tượng luôn mang tính biện chứng, tiếp thu những mặt tích cực từ cái cũ, loại bỏnhững mặt tiêu cực chứ không phủ định sạch trơn Vì vậy, việc xem xét hoàn cảnhnước Đức cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX và lịch sử phát triển của phép biệnchứng là cần thiết

viii

Trang 9

1.1 Bối cảnh lịch sử nước Đức cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX

Nước Đức thời kỳ này vẫn là một quốc gia phong kiến cát cứ điển hình với chế

độ chuyên chế nhà nước Phổ Đây là thời kỳ nhà nước Phổ có sự suy yếu, lạc hậu vềkinh tế và chính trị và cũng là đặc điểm thời đại hình thành và chi phối nền triết học cổđiển Đức nói chung và triết học Hegel nói riêng

Nước Đức nửa đầu thế kỷ XIX chứng kiến cuộc đấu tranh dai dẳng giữa nhữngngười theo chủ nghĩa tự do muốn có một liên bang Đức thống nhất dưới một Hiếnpháp dân chủ, và những người theo chủ nghĩa bảo thủ, muốn duy trì nước Đức như làmột tập hợp chắp vá bởi các tiểu quốc quân chủ độc lập, với Phổ và Áo tranh giànhảnh hưởng Triều đình vua Phổ Friedrich Wilhelm vẫn tăng cường quyền lực duy trìchế độ quân chủ, cản trở đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa

Trong khi đó, ở Tây Âu diễn ra các cuộc cách mạng tư sản làm rung chuyển cảChâu Âu, đặc biệt là cách mạng tư sản Pháp năm 1789; nước Anh khởi đầu cho cuộccách mạng công nghiệp Chủ nghĩa tư bản đã hình thành ở nhiều nước ở Tây Âu, đemlại một nền sản xuất phát triển, mở đầu nền văn minh công nghiệp, khẳng định tínhchất ưu việt của chủ nghĩa tư bản so với chế độ phong kiến

Sự lạc hậu của nước Đức, sự phát triển của các nước Tây Âu về kinh tế – xã hội,khoa học đã thức tỉnh tính phản kháng của giai cấp tư sản Đức cũng như những bộphận tiến bộ khác của xã hội và đòi hỏi phải có cách nhìn mới về tự nhiên, xã hội vàcon người Giai cấp tư sản Đức muốn làm cách mạng tư sản như các nước Tây Âu,muốn xây dựng nền triết học theo yêu cầu mới, song do mới ra đời và nằm rải rác ởnhững vương quốc nhỏ tách rời nhau nên họ còn yếu kém về số lượng, kinh tế vàchính trị nên không thể tiến hành cách mạng tư sản trong thực tiễn, mà chỉ tiến hànhcách mạng về phương diện tư tưởng Họ vừa muốn làm cách mạng, lại vừa muốn thoảhiệp với tầng lớp phong kiến quý tộc Phổ đang thống trị thời đó nên họ giữ lập trườngcải lương trong việc giải quyết những vấn đề phát triển của đất nước Chính điều đóquy định nét đặc thù của triết học cổ điển Đức: nội dung cách mạng dưới một hìnhthức duy tâm, bảo thủ; đề cao vai trò tích cực của tư duy con người, coi con người làmột thực thể hoạt động, là nền tảng, là điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học (BộGiáo dục và Đào tạo, 2006)

ix

Trang 10

1.2 Khái quát về biện chứng từ triết học cổ đại đến triết học cổ điển Đức

“Biện chứng” có gốc từ tiếng Hy Lạp là “dialektica” (với nghĩa là nghệ thuậtđàm thoại, tranh luận) Theo nghĩa này, biện chứng là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm

ra chân lý bằng cách phát hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương và nghệthuật bảo vệ những lập luận của mình Trong triết học Marx, “biện chứng” được dùngđối lập với “siêu hình”, đó là lý luận đồng thời là phương pháp xem xét sự vật trongtrạng thái liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau và trong quá trình vậnđộng, phát triển không ngừng Phép biện chứng xuất hiện từ thời cổ đại và từ đó đếnnay, lịch sử phát triển của nó đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn với sự pháttriển của khoa học và thực tiễn

Thời cổ đại, phép biện chứng mang nặng tính mộc mạc, chất phác Cả triết họcPhương Đông và Phương Tây cổ đại đều chứa đựng tư tưởng về biện chứng Trongtriết học Phương Đông cổ đại, quan niệm về nhân duyên, vô ngã, vô thường của ĐạoPhật chứa đựng những tư tưởng biện chứng khá sâu sắc Trong thuyết Âm – Dương,

Âm và Dương tồn tại trong mối liên hệ quy định lẫn nhau tạo ra sự thống nhất giữa cáibất biến và cái biến đổi; giữa cái duy nhất và cái số nhiều, đa dạng, phong phú Trongthuyết ngũ hành, năm yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ tồn tại trong mối liên hệtương sinh, tương khắc với nhau Các yếu tố đó tác động, chuyển hóa lẫn nhau, ràngbuộc, quy định lẫn nhau, tạo ra sự biến đổi trong vạn vật Lão Tử (khoảng thế kỷVI.TCN) cho rằng vạn vật bị chi phối bởi hai quy luật phổ biến là quân bình và phảnphục Luật quân bình luôn giữ cho sự vận động của vạn vật được cân bằng theo mộttrật tự điều hòa trong tự nhiên, không có gì thái hóa, không có gì bất cập Luật phảnphục là khi sự vật phát triển đến cực điểm thì chuyển quay trở lại theo phương hướng

cũ Trong Đạo đức kinh, còn có những tư tưởng biện chứng trực quan như bất kỳ sựvật, hiện tượng nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập vừa xung khắc vớinhau, vừa nương tựa vào nhau, vừa bao hàm lẫn nhau, v.v (Bộ Giáo dục và Đào tạo,2006)

Triết học Hy Lạp cổ đại với các triết gia tiêu biểu như Heraclite, Socrate, Platon,Aristotle,… đều chứa đựng tư tưởng biện chứng.Trong đóHeraclite cho rằng bảnnguyên của thế giới là lửa và khẳng định bản tính của thế giới là “mọi thứ đều trôi

x

Trang 11

qua” Ông cho rằng “mọi cái biến đổi thành lửa và lửa thành mọi cái tựa như trao đổivàng thành hàng hóa và hàng hóa thành vàng”, bản thân vũ trụ “mãi mãi đã, đang và sẽ

là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng cháy bùng và tàn lụi” Ông xây dựng “học

thuyết về dòng chảy” với luận điểm kinh điển “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng

một dòng sông” (Lưu Phóng Đồng, 2004)

Vào thời cực thịnh của triết học Hy Lạp cổ đại, tư tưởng biện chứng được thểhiện trong tư tưởng của Socrate Ông được xem là người đầu tiên sử dụng thuật ngữbiện chứng theo nghĩa là nghệ thuật tranh luận, hướng các bên cùng quan tâm đến vấn

đề tranh luận với mục đích đạt được chân lý bằng con đường đối lập các ý kiến của họqua hình thức hỏi – đáp (Lưu Phóng Đồng, 2004)

Tư tưởng này được phát triển hơn trong quan niệm biện chứng của Platon.Ôngcho rằng biện chứng là nghệ thuật tìm ra các khái niệm đúng, là thao tác logic phânchia và gắn kết các khái niệm bằng công cụ hỏi- đáp để xác định các khái niệm đó.Aristotle có những nghiên cứu sâu sắc về logic và biện chứng Ông đưa ra nhiều tưtưởng về phạm trù, quy luật và xây dựng các hình thức cơ bản của tư duy.Phép biệnchứng của Aristotle ngoài sự thể hiện các quan niệm về các vật thể tự nhiên và sự vậnđộng của chúng, còn thể hiện rõ trong sự giải thích về cái riêng và cái chung, ông đã

cố gắng khảo sát cái chung trong sự thống nhất không tách rời cái riêng; theo ông,nhận thức cái chung trong cái đơn lẻ là thực chất của nhận thức cảm tính

Nhìn chung, phép biện chứng cổ đại mang nặng tính tự phát, ngây thơ Mặc dùcòn nhiều hạn chế nhưng phép biện chứng cổ đại đã coi thế giới là một chỉnh thể thốngnhất; giữa các bộ phận của thế giới có mối liên hệ qua lại, thâm nhập, quy định, tácđộng lẫn nhau; thế giới không ngừng vận động, biến đổi Những nội dung tư tưởng cơbản của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại là cơ sở để phép biện chứng phát triển lênhình thức cao hơn, “triết học hiện đại chỉ tiếp tục cái công việc do Hêraclít và Arixtốt

đã mở đầu mà thôi” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006)

Triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ (thế kỷ V – XV), với sự hình thành và pháttriển của phương thức sản xuất phong kiến, triết học và khoa học thời kỳ này là mộtbước lùi so với thời kỳ cổ đại Thời kỳ này, triết học gắn liền với tôn giáo (Cơ đốcgiáo) và chủ nghĩa kinh viện, tư tưởng về biện chứng không được phát triển Triết học

xi

Trang 12

Tây Âu thời Phục hưng (thế kỷ XV – XVI) và Cận đại (thế kỷ XVII – XVIII), gắn liềnvới sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, triết học cóđiều kiện phát triển Tuy nhiên, triết học thời kỳ này (cận đại) gắn với phương thức tưduy siêu hình của khoa học tự nhiên, tư tưởng biện chứng không được phát triển.Bước sang cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, với bối cảnh lịch sử đặc thùcủa nước Đức, với sự phát triển của triết học cổ điển Đức, tư tưởng biện chứng từ thời

cổ đại mới được “sống lại” và phát triển trong một hình thái mới Phép biện chứng

được xem là thành tựu lớn nhất của triết học cổ điển Đức.

Nhìn chung, phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức là phép biện chứng duytâm, được hình thành từ Kant, phát triển qua các nhà triết học sau đó như Fichte,

Schelling và phát triển đỉnh cao trong triết học của Hegel: “Hình thức thứ hai của

phép biện chứng, hình thức quen thuộc của các nhà khoa học tự nhiên Đức, là triết học cổ điển Đức từ Cantơ đến Hegel” 1 (G.W.F Hegel, 2008)

1 Các hình thức lịch sử của phép biện chứng: Phép biện chứng chất phác, Phép biện chứng duy tâm (triết học cổ điển Đức), Phép biện chứng duy vật.

xii

Trang 13

của từng nhà triết học là cần thiết để làm rõ tính kế thừa và phát triển của phép biệnchứng.

2.1 Immanuel Kant 2 :

Ông cho rằng các lý luận nhận thức trước đây không đáp ứng được tiêu chuẩn đểxây dựng hệ thống tri thức khoa học, vì vậy muốn xây dựng lý luận nhận thức như mộtkhoa học trước hết phải biết phê phán Phê phán không chỉ đơn thuần là mổ xẻ để tìmsai sót trong lý luận nhận thức cũ mà còn là thiết lập khả năng nhận thức của conngười, của triết học đối với mỗi ngành khoa học Lý luận nhận thức chính là cơ sở đểxây dựng tri thức triết học và tri thức khoa học

Theo ông, thế giới vật chất tồn tại khách quan dưới dạng những sự vật cá biệt,

tuy nhiên, khi nghiên cứu nó, chúng ta gặp phải những mâu thuẫn trong nhận thức Bởi

vì, một mặt nếu thừa nhận tri thức phản ánh thế giới khách quan, mà thế giới kháchquan tồn tại dưới dạng các sự vật cá biệt, thì tri thức đó phải là tri trức riêng lẻ, ngẫunhiên chứ không phải là tri thức phổ biến, tất yếu Nhưng mặt khác, nếu đòi hỏi trithức phải mang tính phổ biến, tất yếu thì phải thừa nhận tri thức này không phản ánhcác sự vật cá biệt, không phản ánh thế giới khách quan, nghĩa là phải thừa nhận trithức chỉ là sản phẩm của tư duy Để giải quyết mẫu thuẫn trên, ông đưa ra khái niệm

vật tự nó và thừa nhận sự tồn tại của tri thức tiên nghiệm (Bộ Giáo dục và Đào tạo,

2006)

Theo Kant, do thế giới vật chất, về bản chất là vật tự nó, nên con người khôngnhận thức được bản chất của thế giới, mà chỉ nhận thức được hiện tượng của nó Ông

rút ra kết luận: tri thức của con người không phản ánh bản chất của thế giới khách

quan mà chỉ phản ánh các hiện tượng của nó mà thôi Như vậy, một mặt, ông thừa

nhận thế giới khách quan là những sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan (duy vật);

2 Immanuel Kant (1724 – 1804): Sinh ra ở Koenisberg, trong một gia đình thợ thủ công ngoan đạo, có truyền thống giáo dục rất kỹ về giáo lý, giáo luật và niềm tin về Thượng đế Ông giảng dạy triết học, toán học, cơ học, vật lý học, nhân chủng học, lịch sử tự nhiên đại cương Tác phẩm khoa học và triết học: Lịch sử tổng quát về tự nhiên và lý luận chung về bầu trời, Phê phán lý trí thuần túy, Phê phán lý trí thực hành, Phê phán năng lực phán đoán… Cuộc đời hoạt động khoa học và triết học của ông được chia làm 2 thời kỳ: trước phê phán và sau phê phán Trong thời kỳ trước phê phán (trước 1770), Kant xuất phát từ quan điểm duy vật tự phát và biện chứng tự nhiên, tập trung nghiên cứu các vấn đề về khoa học và triết học tự nhiên Sau thời kỳ phê phán (sau 1770), Kant chuyển phong cách triết lý sang tinh thần phê phán để nghiên cứu lại toàn bộ di sản triết học hiện có.

xiii

Ngày đăng: 16/03/2015, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w