Xã hội ngày càng phát triển và văn minh thì bình đẳng giới càng được chú trọng và thể hiện ở mọi lĩnh vực của đời sống - xã hội, trong đó có lĩnh vực quản lý.. Bình đẳng giới trong hoạt
Trang 1T vi t t t: ừ viết tắt: ết tắt: ắt:
CA: Công an
CCB: Cựu chiến binh
CT: Chủ tịch
GT: Giao thông
HĐND: Hội đồng nhân dân
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
LĐTBXH: Lao động thương binh xã hội
MTTQ: Mặt trận tổ quốc
ND: Nông dân
NS: Ngân sách
P CHỦ TỊCH: Phó chủ tịch
P.B.THƯ: Phó bí thư
T.Kê: Thống kê
UBND: Ủy ban nhân dân
VHTT: Văn hóa thông tin
XD: Xây dựng
Trang 2Lời mở đầu
hực chất của cụm từ "bình đẳng giới" chính là bình đẳng nam nữ và là một trong những vấn đề cơ bản của quyền con người Xã hội ngày càng phát triển
và văn minh thì bình đẳng giới càng được chú trọng và thể hiện ở mọi lĩnh vực của đời sống - xã hội, trong đó có lĩnh vực quản lý Bình đẳng giới trong hoạt động quản lý không đơn giản là nam - nữ có số lượng ngang nhau tham gia vào hoạt động quản lý; cũng không có nghĩa coi nam, nữ là giống nhau, không tính đến yếu
tố tâm sinh lý, yếu tố xã hội của từng giới trong hoạt động quản lý Bình đẳng giới trong hoạt động quản lý thể hiện ở chỗ nam và nữ cùng có vị thế xã hội như nhau khi tham gia và thực hiện quản lý; sự tương đồng và khác biệt của nam và nữ (dưới góc độ giới và giới tính) được thừa nhận và được coi trọng như nhau để phát huy đầy đủ các tiềm năng của từng giới; cả nam và nữ đều có cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi như nhau trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý, được hưởng các lợi ích bình đẳng như nhau theo các nguyên tắc nhất định
T
Ở nước ta hiện nay, vẫn còn tình trạng tỷ lệ và cơ cấu giữa nam và nữ chưa được bảo đảm trong các cơ quan nhà nước, bình đẳng hơn về giới trong lĩnh vực chính trị và quản lý nhà nước vừa thể hiện mức độ tiến bộ của phụ nữ trong xã hội
so với nam giới đồng thời là một trong những cách hiệu quả nhất nhằm đảm bảo
sự tiến bộ liên tục Xã Nghĩa Đạo – huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh nhiều năm qua chưa từng có một vị nữ chủ tịch nào, cũng như phó chủ tịch Khi bước vào trụ sở UBND xã để xin tài liệu, em cũng không bắt gặp một cán bộ phụ nữ nào Điều này làm em cảm thấy rất ngỡ ngàng, dù đã nhiều lần đến trụ sở UBND
xã, nhưng đây là lần đầu tiên em nhận ra điều này Vì vậy, để ghóp phần giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong hoạt động quản lý tại xã nói riêng, và phụ nữ nói
chung Em quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “Tăng cường bình đẳng giới trong hoạt động quản lý tại xã Nghĩa Đạo – huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh”.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Thuận đã đóng ghóp ý kiến, chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành bài tiểu luận
Trong quá trình nghiên cứu và làm bài vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong
cô và các bạn đóng ghóp ý kiến để bài tiểu luận của em được hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang
Trang 3Mục lục
Mở đầu 2
Chương 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG CƯỜNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÝ 5
1.1 Lý luận cơ bản về giới 5
1.1.1 Các khái niệm về giới 5
1.1.2 Vai trò giới, nhu cầu giới và bình đẳng giới 5
1.2 Lý luận về bình đẳng giới trong quản lý 6
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ NGHĨA ĐẠO 8
2.1 Đặc điểm tự nhiên 8
2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 9
2.3 Thuận lợi và khó khăn 10
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Ở XÃ NGHĨA ĐẠO 12
3.1 Hoạt động quản lý trong hộ gia đình 12
3.2 Hoạt động quả lý tại cộng đồng và chính quyền 13
Chương 4: MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP 14
4.1 Nguyên nhân 14
4.2 Giải pháp 15
Kết luận 17
Tài liệu tham khảo 18
Trang 4Bảng 1: Số học sinh Nam, Nữ trong các cấp học 9 Bảng 2: Danh sách cán bộ công chức, chuyên trách xã Nghĩa Đạo năm 2011 12
Trang 5Ch ương 1: ng 1:
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG CƯỜNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÝ
1.1 Lý luận cơ bản về giới.
1.1.1 Khái niệm giới và giới tính.
Giới là một phạm trù được sử dụng để nói về các vai trò, thái độ của giới tính do kỳ vọng các cộng đồng, xã hội gán cho; là sự khác nhau giữa phụ nữ và nam giới xét về mặt xã hội, mang tính xã hội, không đồng nhất, có thể thay đổi được
VD: - xét trong mối quan hệ hiện nay thì nam giới thường giữ các chức vụ
lãnh đạo, phụ nữ thường làm các công việc thừa hành
Giới tính: là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và
nam giới về mặt sinh học, mang tính bẩm sinh, đồng nhất và không
thể thay đổi được
VD: - Phụ nữ có kinh, sinh con và nuôi con bằng sữa.
- Nam giới có tinh trùng.
Giới và giới tính có sự khác biệt Đó là, giới tính thì không thể thay đổi được nhưng giới hoàn toàn có thể thay đổi được, mặc dù sự thay đổi đó có thể xảy
ra từ từ chậm chạp Nếu thay đổi đúng đắn tích cực giới sẽ tạo bình đẳng cho cả hai giới tham gia hiệu quả vào các hoạt động của đời sống xã hội Nhằm hướng tới xây dựng một đất nước: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh”
1.1.2 Vai trò giới, nhu cầu giới và bình đẳng giới.
Vai trò giới: Là các hoạt động (hay ứng xử) khác nhau mà nam và nữ thể
hiện trong thực tế Có nhiều vai trò giới, tuy nhiên có thể nhóm các vai trò của mỗi cá nhân thành 4 nhóm chính: vai trò sản xuất; vai trò tái sản xuất; vai trò cộng đồng; vai trò chính trị
Nhu cầu giới: Là nhu cầ của giới nam hoặc giới nữ, nó có thể là những thứ
nhìn thấy được, thiết thực, cụ thể, giúp con người tồn tại như cơm ăn, áo mặc, nhà ở hoặc có thể là những thứ khó nhận thấy, trìu tượng nhằm giúp cho mỗi giới phát triển trí tuệ, phát huy năng lực bản thân, nâng cao địa vị và vị thế trong xã hội
Trang 6như thông tin, được học hành, tham gia công tác, hội họp có 2 nhóm nhu cầu là
nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược.
- Nhu cầu thực tế: Là những nhu cầu xuất phát từ các công việc và hoạt
động hiện tại của nữ giới hoặc nam giới Nếu những nhu cầu này được đáp ứng sẽ giúp họ làm tốt vai trò sẵn có của mình
- Nhu cầu chiến lược: là những nhu cầu xuất phát từ sự chênh lệch về vị
thế xã hội của nữ giới và nam giới Những nhu cầu chiến lược này khi được đáp ứng sẽ làm thay đổi địa vị và vị thế của cả 2 giới theo hướng bình đẳng hơn
Công bằng là sự đối xử công bằng với cả nam giới và nam giới.
Bình đẳng giới là môi trường trong đó cả nữ giới và nam giới được hưởng
vị trí như nhau, họ có các cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình nhằm cống hiến cho sự phát triển quốc gia và được hưởng lợi từ các kết quả đó
1.2 Lý luận về bình đẳng giới trong quản lý.
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm thực hiện vấn đề bình đẳng nam nữ Điều này đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước Gần đây nhất là Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; năm 2006 Nhà nước đã ban hành Luật Bình đẳng giới nhằm đạt mục tiêu xoá bỏ sự phân biệt đối xử về giới Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của đất nước, trong hoạt động quản lý, vấn đề bình đẳng giới thường xuyên được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, đã đạt nhiều kết quả to lớn Điều đó được thể hiện ở các nội dung như: về cơ bản các quy định về quyền và nghĩa vụ của nam và nữ là như nhau trong hoạt động quản lý; các quy định về đánh giá, khen thưởng, kỷ luật không phân biệt nam và nữ; tuổi dự tuyển công chức đối với cả nam và nữ hiện nay là như nhau: nói chung là từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi; quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, tuổi bổ nhiệm lần đầu cho các vị trí lãnh đạo từ cấp trưởng, phó phòng cấp huyện và tương đương trở lên cho cả nam và nữ đều như nhau Khi thực hiện miễn thi ngoại ngữ trong các kỳ thi hoặc xét nâng ngạch công chức, viên chức thì cán bộ, công chức nữ được giảm 5 tuổi so với nam giới Điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển cán bộ, công chức do Nhà nước ban hành không cho phép phân biệt giới tính trong tuyển dụng Cơ quan nào quy định chỉ nhận hồ sơ nam hoặc chỉ nhận hồ sơ nữ, quy định ưu tiên đối với nam giới (hoặc ưu tiên nữ giới) là trái với quy định của Nhà nước Chính sách tiền lương và các chế độ phụ cấp chi trả không phân biệt
Trang 7nam và nữ Trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, Quy chế cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn Ngân sách nhà nước đã quy định tuổi cử đi đào tạo, bồi dưỡng của nam và nữ là bằng nhau
Trang 8Chương 2:
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ NGHĨA ĐẠO
2.1 Đặc điểm tự nhiên.
2.1.1 Vị trí địa lý.
Nghĩa Đạo là một vùng đất cổ lằm trong vùng vân hoá “Luy Lâu Siêu Loại”, là
xã nông nghiệp nằm ở phía nam huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, xã có đường quốc lộ 38 chạy qua Vị trí của xã rất thụân lợi cho việc giao lưu kinh tế , xã cách thành phố Bắc Ninh 25 km về phía bắc, cách thành phố Hải Dương 30 km về phía nam, đặc biệt chỉ cách thủ đô Hà Nội 30 km theo quốc lộ 282 Nghĩa Đạo là xã nằm giáp danh ba tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên
- Phía đông giáp huyện Lương Tài- Bắc Ninh
- Phía tây giáp huyện Văn Lâm - Hưng Yên
- Phía nam giáp huyện Cẩm Giàng - Hải Dương
- Phía bắc giáp xã Ninh Xá - Thuận thành - Bắc Ninh
Xã cách thị trấn Hồ huyện Thuận Thành 7 km, vị trí của xã rất thuận lợi trong giao lưu về kinh tế, văn hoá với bên ngoài Xã có điều kiện phát triển nông nghiệp toàn diện, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ
2.1.2 Tình hình đất đai.
Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, đất đai là cơ sở tiến hành sản xuất, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, vừa
là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động, số lượng đất đai nhiều hay ít, chất lượng đất đai tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Do đó phải đánh giá đúng tiềm năng và sử dụng đất đai của xã
Tình hình đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 725 ha,
trong đó đất nông nghiệp năm 2003 là 513 ha
Diện tích đất chuyên dùng của xã là 126 ha
Trang 9Đất thổ cư là 72 ha chiếm tỷ lệ 9,9%
Đất chưa sử dụng là 14 ha chiếm 1,9 %
( phòng địa chính xã Nghĩa Đạo năm 2010)
2.2 Tình hình kinh tế - xã hội.
2.2.1 Dân số và lao động.
Vấn đề về dân số và lao động xã Nghĩa Đạo đến năm 2011 dân số toàn xã là trên 8000 người, trong đó dân số nông nghiệp là 7380 người chiếm 92.25%
2.2.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Cơ sở hạ tầng là rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, là tiền đề cho việc mở rộng và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân Do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng phải đặc biệt coi trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng ta tiến hành công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá và nông nghiệp, nông thôn đất nước nói chung, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn xã Nghĩa Đạo nói riêng
Cơ sở vật chất phục vụ đời sống xã hội của xã khá hoàn chỉnh, xã có một trạm y tế đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002- 2010, với 11 giường bệnh, trạm y tế
xã là một trong tám trạm y tế trong toàn huyện được phép nhận khám và điều trị bệnh cho nhân dân có bảo hiểm y tế Hệ thống cơ sở vật chất cho giáo dục thường xuyên được quan tâm xây dựng và tăng cường, hiện nay trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ II và đón nhận huân chương lao động hạng ba và Trung học cơ sở đã cơ bản đủ số phòng học kiên cố để dạy và học tốt, trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I
Hiện nay xã có 100% số hộ dùng điện lưới quốc gia, toàn xã có năm sân vận động, thoả mãn nhu cầu vui chơi và rèn luyện sức khoẻ của nhân dân 9/9 thôn trong xã có nhà văn hoá thôn, là nơi hội họp và sinh hoạt, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ của nhân dân Xã có 9/9 thôn được công nhận đạt làng văn hoá
Trong công cuộc đổi mới, nhất là đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn, thì giao thông nông thôn là vô cùng quan trọng Đến nay toàn xã Nghĩa Đạo đã bê tông hoá được 16 km, còn lại tất cả các đường trong thôn xóm đã được lát gạch
Trang 102.2.3 Trình độ dân trí.
Trình độ dân trí của nhân dân trong xã nhìn chung là còn thấp, trong những năm gần đây phong trào giáo dục, khuyến học của xã phảt triển tương đối tốt Cụ thể là:
Bảng 1 Số học sinh Nam, Nữ trong các cấp học (đơn vị: người)
Nguồn: UBND xã Nghĩa Đạo.
2.2.4 Văn hóa – xã hội.
Các hoạt động văn hoá thể thao, lễ hội truyền thống của xã đã được chú trọng và đã được đẩy mạnh như; văn hoá văn nghệ, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, thái cực trường sinh đạo hệ thống đài truyền thanh của xã hoạt động tốt, thông tin tuyên truyền đến 100% số hộ trong xã để mọi người dân trong xã nắm bắt được các thông tin thời sự, kinh tế, văn hoá, chính sách của Đảng và Nhà nước được đầy đủ, kịp thời Ngoài ra cơ bản gần 100% các hộ trong xã
có ti vi, vidio, đài để trực tiếp theo dõi tình hình kinh tế, thời sự và các chính sách của Đảng và Nhà nước
2.3 Thuận lợi và khó khăn.
2.3.1 Thuận lợi.
Với vị trí là một xã nằm giáp gianh ba tỉnh, điều kiện giao thông thuận lợi,
hệ thống thuỷ lợi của xã tương đối tốt, chủ động trong tưới tiêu Thực tế trong những năm gần đây hệ thống giao thông xã được nâng cấp rõ rệt, tạo được thế mạnh trong sự hội nhập và phát triển kinh tế với các xã lân cận trong huyện, tỉnh
và trong vùng Cùng với chính sách đãi ngộ và chính sách đổi mới quản lý kinh tế của Đảng và nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi cho mọi hoạt động sản xuất
và kinh doanh của xã Cùng với chủ trương chính sách cụ thể của Đảng uỷ, sự điều hành của uỷ ban nhân dân xã trên cơ sở chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
Trang 11về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn Nông dân đã được sự hỗ trợ cả về khoa học
kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giống và vốn phát triển nông nghiệp, điều này đã và đang được nông dân trong toàn xã hết sức phấn khởi và yên tâm phát triển sản xuất Đây chính là động lực rất lớn tạo niềm tin cho nông dân của xã định hướng và chú trọng phát triển sản xuất góp phần vào việc phát triển nền kinh tế - xã hội toàn diện của xã
2.3.2 Khó khăn.
Nhu cầu về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, để phát triển sản xuất là rất lớn trong khi đó khả năng về tài chính ngân sách của xã thì có hạn cho nên một số công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi còn thiếu và đang xuống cấp cần được sửa chữa và xây mới chưa được đáp ứng
Các ngành sản xuất hiệu quả kinh tế còn chưa cao, còn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, quản lý kinh tế hợp lý hoá quá trình sản xuất và đặc biệt vốn đầu tư còn rất hạn hẹp
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng còn chậm, chưa phát huy được hết tác dụng, sự tiếp thu khoa học công nghệ mới còn nhiều hạn chế đặc biệt là một số hộ nông dân vẫn mang nặng tính kinh nghiệm và tập quán sản xuất cũ, sản xuất còn manh mún chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện tại
Đây là một số khó khăn cơ bản cần được giải quyết để đẩy mạnh và phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân
Trang 12Ch ương 1: ng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Ở XÃ NGHĨA ĐẠO
3.1 Hoạt động quản lý trong hộ gia đình.
“Gia đình ngày nay có nhiều tiến bộ hơn so với gia đình truyền thống trước kia.” - đó là lời nhận định của chú Nguyễn Văn Chuyển – cán bộ văn hóa thông
tin xã Theo chú cho biết, hiện tại số gia đình hai thế hệ trong xã chiếm đông hơn
số gia đình ba thế hệ; vị trí của phụ nữ trong gia đình ngày càng được tôn trọng thể hiện ở điểm đã có một số hộ gia đình có phụ nữ đứng tên trong sổ chứng nhận quyền sử dụng đất (tên thường gọi là Sổ Đỏ); trong gia đình, yếu tố đoàn kết, nhất trí kiểu “thuận vợ, thuận chồng” đã được đẩy mạnh Các đặc điểm này hoàn toàn khác với kiểu gia đình truyền thống trước kia: có nhiều thế hệ sống chung một nhà, coi trọng quan hệ đằng nội
Tuy nhiên, trong những gia đình của xã vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm bất cập trong lĩnh vực quản lý và kinh tế, nổi trội là các vấn đề:
- Người đứng tên các giấy tờ quan trọng (như giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất canh tác, nhà ở, quyền sở hữu xe ) chủ yếu vẫn là nam giới
- Cả phụ nữ và nam giới cùng tham gia hoạt động tạo thu nhập, phụ nữ
đóng ghóp công sức nhiều hơn, nhưng đóng ghóp bằng tiền mặt lại thấp hơn nam giới Nên quyền quyết định các khoản chi lớn trong gia đình vẫn thuộc về nam giới
Ví dụ: gia đình chú Nguyễn Văn Bon làm nghề chạy xe công nông, chú thì lái xe, còn vợ chú thì xếp gạch, xúc đá, xúc cát lên xe Tiền công cũng chú là người nhận.
- Phụ nữ là người đảm nhiệm chính các công việc nội trợ trong gia đình,
giáo dục con, ngay đến việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình cũng phụ nữ thực hiện là chính Nhưng quyền quyết định có mấy con, con lớn lên sau này sẽ học nghành gì lại do nam giới quyết định Những vấn đề trên là tiền đề dẫn tới nạn bạo lực trong các gia đình, mà ở đó phụ nữ là nạn nhân
3.2 Hoạt động quản lý tại cộng đồng và chính quyền.