1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

những điều bạn trai nên tránh

30 135 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 47,26 KB

Nội dung

Phần I : Những điều bạn trai cần tránh để thành công trong sự nghiệp A. Điều cần tránh trong kinh doanh I. Những điều nên làm Thị trường và khách hàng mới sẽ giúp bạn mở rộng và phát triển công việc kinh doanh. Tuy nhiên, không nên bỏ mặc những khách hàng bạn đang có. Việc khuyến khích họ mua thêm những sản phẩm đã có hoặc những sản phẩm mới sẽ dễ dàng hơn là thu hút khách hàng mới. 1. tập trung vào thị trường mục tiêu Phân tích nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau. Chọn một hoặc một số phân đoạn thị trường làm thị trường mục tiêu và tập trung vào thị trường đó, việc thiết kế chiến lược sẽ dễ dàng hơn. Khách hàng chủ chốt của bạn sẽ là những người có đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận của bạn. Hãy tập trung sự cố gắng và nguồn tài nguyên của bạn vào họ. 2. lập kế hoạch và kiểm soát Bạn cần phải có kế hoạch để đưa chiến lược marketing của bạn vào hành động. Hãy chắc chắn là bạn đã có những chuyên gia và nguồn tài nguyên cần thiết. Kiểm soát quá trình thực hiện chiến lược marketing. Khách hàng và đối thủ cạnh tranh có thể sẽ có những phản ứng khác với những gì bạn mong đợi. Hãy sẵn sàng để điều chỉnh chiến lược của bạn. II.Sai lầm nên tránh trong kinh doanh 1. không thể đạt các mục tiêu đã định Nếu công việc kinh doanh của bạn không diễn ra như mong muốn, bạn có thể phải gánh chịu rất nhiều tổn thất, khó có thể trang trải được các chi phí cố định và tổng chi phí. Cần phải làm gì? Nếu hàng của bạn bán không chạy, đừng nản lòng, hãy cố gắng học hỏi thêm các kỹ năng bán hàng. Bạn không còn sự lựa chọn nào khác vì nếu tiếp tục không bán được hàng, doanh nghiệp của bạn có thể bị đóng cửa. Một cách giải quyết cho trường hợp doanh số và lợi nhuận thấp là hạ giá. Hạ giá giúp thu hút khách hàng, trang trải chi phí và cầm cự được đến khi công việc kinh doanh tiến triển hơn. Hạ giá có thể làm doanh số tăng nhanh chóng, đặc biệt là khi bạn không có kinh phí cho quảng cáo và xúc tiến thương mại. Tuy vậy, mặt trái của biện pháp này là bạn khó có thể tăng giá trở lại. Ngoài ra, hàng hóa của bạn có thể bị liệt vào loại rẻ tiền, làm cho công việc kinh doanh của bạn khó khăn hơn. 2. ngân quỹ không đủ lớn Bạn đã dồn tất cả vốn liếng của mình để bắt đầu kinh doanh nhưng công việc vẫn diễn ra không suôn sẻ. Tiền chi ra không thu hồi lại được. Để chấm dứt tình trạng thua lỗ triền miên, bạn nghĩ đến việc phải đóng cửa doanh nghiệp. Giải pháp Điều đầu tiên nên làm là xem xét lại quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh của bạn. Liệu có phải bạn đã chi quá nhiều so với dự kiến? Thông thường, vấn đề nằm ở chỗ kế hoạch tài chính của bạn không khả thi và có thể lệch hướng. Hãy thử tìm một hướng khác cho việc hoạch định tài chính, cho dù bạn phải chấp nhận hy sinh tiền lương chủ doanh nghiệp của mình để có thêm vốn. 3. sản phẩm không thể tự quảng cáo Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc bạn có khả năng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ có giá trị hay không. Rất nhiều doanh nghiệp không biết cách quảng cáo cho những lợi ích mà sản phẩm của họ mang lại chokhách hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp gia đình thường có ý nghĩ sai lầm là: Sản phẩm tốt, uy tín ắt khách hàng sẽ tới. Giải pháp Việc sản phẩm của bạn có được thị trường chấp nhận hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có tạo dựng được hình ảnh trong tâm trí khách hàng hay không. Nếu sản phẩm của bạn có chất lượng tốt, dịch vụ hoàn hảo, hãy làm cho những thông tin đó được lan rộng trên thị trường mục tiêu. Hãy thu hút sự chú ý của khách hàng bằng quảng cáo và xúc tiến thương mại. 4. chiến lược marketing và quảng cáo không hấp dẫn Bạn cần đưa ra các chiến lược tiếp cận thị trường. Nhưng liệu các chiến lược đó có đem lại kết quả không, hay chỉ lãng phí thời gian và ngân quỹ? Rất nhiều doanh nghiệp, vì tiết kiệm chi phí đã tiến hành các chiến lược marketing chỉ nhằm một mục đích duy nhất là có thêm doanh số. Điều này làm cho chiến lược của họ không hiệu quả, khó được tin tưởng với những thông điệp đã bão hòa trên thị trường. Rốt cuộc, họ đã tiêu phí thời gian và tiền bạc vào những công cụ marketing như thế. Giải pháp Để đạt được những mục tiêu trong marketing và quảng cáo, bạn cần có một thông điệp ý nghĩa, một ngân sách đủ lớn và biết xác định vị trí thích hợp cho mình trên thị trường. Một thông điệp đáng tin cậy và thích hợp là chìa khoá của thành công, giúp bạn tăng doanh số. Thông điệp càng độc đáo càng tốt. 5. không có khả năng thích nghi với sự thay đổi của thị trường Những thay đổi của thị trường có thể bao gồm sự suy thoái hay hưng thịnh của nền kinh tế, gia tăng cạnh tranh hay những thay đổi thường gặp như việc phá sản của một đối tác. Tất cả dẫn đến sự thay đổi môi trường kinh doanh và bạn có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tìm cách thích nghi. Giải pháp Hãy cố gắng thích nghi với thay đổi bằng cách rà soát lại chiến lược kinh doanh của công ty. Nếu nhận thấy chiến lược hiện tại không có hiệu quả,hãy sửa lại cho phù hợp. Điều quan trọng là bạn phải nghiên cứu, nắm vững và theo kịp sở thích, xu hướng mua sắm của khách hàng. Điều này sẽ tránh cho doanh nghiệp khỏi những biến động lớn. 6. Quản lý chưa tốt Quản lý yếu là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất bại của nhiều doanh nghiệp. Nó bao gồm tất cả những gì liên quan đến khả năng lãnh đạo nhân viên, hoạch định tài chính, marketing và quan hệ với khách hàng. Một trong những vấn đề hay bị lãng quên nhất trong các doanh nghiệp nhỏ là việc ngăn ngừa tổn thất và đảm bảo an ninh. Theo thống kê của Bộ thương mại Mỹ, 30% các vụ phá sản của doanh nghiệp là do nhân viên không trung thực. Thiếu sự kiểm soát có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc, tinh thần của nhân viên cũng như lợi ích của khách hàng. Nếu nhân viên không làm hài lòng khách hàng hay gây thiệt hại cho họ, doanh nghiệp có thể chịu tổn thất lớn. Quản lý nợ kém cũng có thể dẫn doanh nghiệp đến phá sản. Giải pháp Kinh doanh không nhất thiết đòi hỏi bạn phải đảm nhiệm cả việc quản lý nhân sự. Nếu không thành thạo công việc này, bạn có thể thuê người khác làm thay mình để tập trung vào những việc mình có thể làm tốt hơn. Bạn cũng cần xem xét việc thực thi các biện pháp bảo vệ tài sản kinh doanh như hàng trong kho, thiết bị, nguồn hàng, tiền và nhân viên của mình. Quản lý nhân viên và khách hàng là điều rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Đối với việc quản lý các khoản nợ, bạn có thể đánh giá việc xử lý hóa đơn của khách và đưa ra một chiến lược, trong đó mỗi hóa đơn được xác định cụ thể một ngày trả tiền cũng như có thể định ra các điều kiện trả tiền trước thay cho các phương thức truyền thống. 7. thiếu các kỹ năng cần thiết Nhiều doanh nghiệp bị phá sản chỉ vì các ông chủ không biết các kiến thức cần thiết trong một số lĩnh vực. Điều này đặc biệt quan trọng đối với chủ doanh nghiệp nhỏ, họ cần học nhiều kỹ thuật khác nhau. Có thể bạn rất giỏi trong lĩnh vực sản xuất, nhưng bạn vẫn cần biết thêm về kế toán và phân phối sản phẩm. Giải pháp Hãy lập ra một ban cố vấn hay tìm một chuyên gia. Nếu bạn có 2 - 3 chuyên gia cung cấp cho mình những kiến thức cần thiết trong một số lĩnh vực kinh doanh thì sẽ tốt hơn. Người thân trong gia đình, bạn bè sẽ cho bạn những nhận xét thành thực về công việc bạn đang làm. Bạn có thể thuê cho mình một chuyên gia, ví dụ như luật sư cho các doanh nghiệp nhỏ hay cố vấn kinh doanh. Các tổ chức như Service Corps of Retired Executives (SCORE) cũng có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. 8. Địa điểm kinh doanh không hợp lý Địa điểm kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ hoặc kinh doanh trong lĩnh vực cần sự trung thành của khách hàng. Họ cần một địa điểm thích hợp, dễ nhận thấy và thu hút sự chú ý. Các nhà hàng hay cửa hiệu bán lẻ cần có chỗ để xe, đi lại thuận tiện và ít cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh tại gia đình cần chú ý đến các quy định của vùng. Có thể bạn rất muốn lập trụ sở kinh doanh ngay tại nhà, nhưng quy định của khu vực lại cản trở bạn thực hiện điều đó. Giải pháp Trước khi quyết định đặt trụ sở kinh doanh ở đâu, bạn nên nghiên cứu kỹ khu vực đó. Liệu các thông tin về nhân khẩu học ở đó có thuận lợi cho bạn không? Dân số ở đó sẽ tăng, giảm hay ổn định? Hãy tìm hiểu môi trường kinh doanh biến động như thế nào, các cửa hàng bán lẻ có mở cửa vào chủ nhật không? Bạn cũng cần biết xu thế kinh doanh của năm trước là gì, số lượng các doanh nghiệp mới khai trương cũng như phải đóng cửa ở khu vực đó. Nếu bạn mở công ty tại nhà, hãy làm việc với chính quyền địa phương trước. III. Điều các ông chủ cần tránh Dưới đây là 5 điều kiêng kỵ mà các ông chủ không nên thực hiện với doanh nghiệp của mình. 1. không biết cách dùng người hay bố trí công việc không đúng đối tượng Một trong những điều đầu tiên mà các ông chủ nên tránh là không nên dùng người chỉ vì thân quen hay họ hàng thân tộc. Điều đó sẽ hạn chếviệc sử dụng nhân tài có tính tích cực và sáng tạo, không có được lòng trung thành và sự tận tâm của nhân tài đối với doanh nghiệp. Vấn đề kế tiếp mà nhiều lãnh đạo doanh nghiệp mắc phải đó là sự đố kỵ, ghanh ghét đối với người tài. Matsushita, người sáng lập công ty điện khí Matsushita, đã nói rất đúng rằng: “Thành sự tại người, thất bại cũng tại người”. Một nhà kinh doanh muốn đứng được trên mảnh đất không thất bại trong cuộc cạnh tranh kịch liệt trên thị trường thì phải thay đổi tâm lý hẹp hòi, phải mạnh dạn đề bạt, sử dụng những người hơn mình. Nếu vì sựhẹp hòi, không dung nạp người dưới quyền có tài năng vượt quá mình, tự cho mình là hơn người thì sẽ không có người kế nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp phát triển. Người chủ doanh nghiệp nếu không giữ được kết cấu nhân tài cho hợp lý và đa dạng sẽ làm ảnh hưởng tới sức mạnh của doanh nghiệp. Bố trí công việc không đúng đối tượng cũng sẽ làm cho tính chất năng động của đội ngũ nhân tài bị xơ cứng. Biết cách sử dụng hợp lý tài nguyên nhân lực là biểu hiện của một ông chủ biết cách dùng người. 2. tầm mắt hạn hẹp, thiếu dự kiến Trong giới doanh nghiệp nước Mỹ thường lưu hành câu nói sau: “Người không hiểu chiến lược, không thể làm giám đốc”. Điều đó cho thấy tính chất quan trọng của chiến lược dài hạn. Một ôngchủ doanh nghiệp không biết lên kế hoạch lâu dài, hoặc khi phải đề cập đến chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp thì luôn phạm phải sai lầm, điều này sẽ khiến con thuyền lớn doanh nghiệp va phải đá ngầm và bị đắm. Điển hình là việc dự đoán sai lầm dẫn tới thất bại của công ty Montgomery Ward - Mỹ. Schwal Afurui, Tổng giám đốc công ty Ward tin chắc rằng sau Đại chiến Thế giới thứ hai, một nền kinh tế không khởi sắc sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, sự tiêuđiều trong nền kinh tế sau Đại chiến Thế giới thứ hai đã không xảy ra như dự đoán của Afurui. Ngoài sai lầm về chính sách tăng trưởng bằng 0 và không tiến vào thị trường trung tâm buôn bán ở các đô thị lớn ra, Afurui cũng phạm một số sai lầm khác, những sai lầm này đã làm cho công ty mất đi một số nhân viên quan trọng. Để nâng cao năng lực dự kiến, các ông chủ cần tăng cường xây dựng một đội ngũ cố vấn, dựa vàokhoa học hiện đại để dự kiến tương lai. 3. Độc đoán, chuyên quyền quá mức Ông chủ là người thống trị trong việc lãnh đạo tất cả các nhân viên. Do vậy, đảm bảo uy quyền nhất định là cực kỳ cần thiết, nhưng uy quyền không đồng nghĩa với độc tài. Trong nền kinh tế hiện đại, phương thức quản lý chuyên quyền, độc đoán đã được thực tiễn chứng minh là không phù hợp và thích nghi với thời đại. Fedric Taylor, giáo sư môn quản lý học đã từng giảng dạy rằng: Giữa lãnh đạo và cấp dưới cần phân công và phân chia chức trách rõ ràng. Ông muốn người lãnh đạo làm công việc kế hoạch công tác, còn nhân viên chỉ làm sự dặn dò của người lãnh đạo. Tuy nhiên, sự thực là, do tính chất phức tạp của nhiều công việc, cấp dưới ngày nay còn biết rõ hơn những công việc của người lãnh đạo. Những năm gần đây, việc trao quyền cho nhân viên không biên chế đã thành công trong một số công ty, nhất là ở nước Mỹ. Ví dụ công ty Colgad Parmolief, công ty hàng không Delta, công ty Motorola, công ty Wal Mad. Doanh nghiệp của họ cho rằng, trong tương lai, công ty sẽ phát huy tác dụng của các nhân viên chứ không phải thực hiện theo phương thức chuyên quyền của Taylor. 4. ước mơ viển vông, nôn nóng liều lĩnh Không ít các ông chủ doanh nghiệp đang mắc phải hội chứng mơ ước viển vông, nôn nóng liều lĩnh. Và kết cục của nó là doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh khó khăn, cá nhân gặp khủng hoảng. Vì vậy không nên quá tin vào giả thiết mà nên lưu ý tới những con số thực tế. Ngoài ra đừng vội vàng vượt qua đối thủ cạnh tranh. Phải có sự đánh giá công bằng đối thủ, tuyệt đối không thể coi thường họ. Dù sao họ cũng là người bước vào lĩnh vực đó trước bạn, còn bạn đang ở giai đoạn bắt đầu kế hoạch, đừng so sánh đôi bên một cách đơn giản. 5. kiêu ngạo tự mãn, khinh địch Lãnh đạo doanh nghiệp phải hết sức thận trọng về vấn đề này. Rất nhiều hiện tượng đã chứng minh rằng, một khi đã trở thành tù binh của thói kiêu ngạo thì thời điểm thất bại đã gần kề. Trong cuộc chiến, người chỉ huy bị thắng lợi làm cho u mê đầu óc, thường nảy sinh tư tưởng khinh địch, không xem xét lại tình thế, nhận định thời cơ một cách chính xác. Đó cũng chính là nguyên dẫn đến việc chuyển từ thắng sang bại. Điển hình là trường hợp của đồng hồ Thụy Sĩ. Nghề đồng hồ đã có lịch sử trên 400 năm ở Thụy Sĩ. Cái tên Thụy Sĩ luôn gắn liền với biểu tượng đồng hồ Thụy Sĩ vốn đã lừng danh trên thế giới. Song người ta không ngờ “vương quốc đồng hồ” lại đang rơi vào tình trạng ngày càng sa sút. Toàn bộ ngành đồng hồ của Thụy Sĩ đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản toàn diện. Vậy nguyên nhân của những biến động này là gì? Sự thất bại này là do đâu? Một kỹ sư ở trung tâm chế tạo thiết bị đo giờThụy Sĩ đã lợi dụng kỹ thuật của Max Haidel để sản xuất ra chiếc đồng hồ điện tử đầu tiên trên thế giới. Nhưng cuộc cách mạng này đã gặp phải sự phản ứng của các hãng chế tạo đồng hồ ở Thụy Sĩ. Dựa vào kỹ nghệ tinh vi của mình, các hãng đồng hồ Thụy Sĩ đã “không thèm để ý” tới đồng hồ điện tử vì xem loại đồng hồ này không phải hàng chính thống. Sự chậm chạp, thiếu nhạy bén và quá tự tin của người Thụy Sĩ đã khiến các hãng chế tạo đồng hồ của Nhật Bản vui mừng khôn kể xiết.Người Nhật Bản đã sớm dự đoán rằng, trong tương lai, thị trường sẽ có nhu cầu không nhỏ đối với loại đồng hồ điện tử chạy chính xác, giá rẻ và đẹp. Vì vậy, họ đã bỏ ra một số tiền lớn mời kỹ sư phát minh ra loại đồng hồ đó hợp tác. Từ đó, đồng hồđiện tử với sự chuẩn xác, giá rẻ, hình thức đẹp đã dần chiếm lĩnh thị trường, với thế mạnh tuyệt đối giành phần lớn thị trường đồng hồ thế giới. Đồng hồ Thụy Sĩ với giá thành đắt hơn và kỹ thuật lạc hậu đã dần mất đi vị trí thống lĩnh trên thị trường đồng hồ. Biết và nhận thức được những điều kiêng kỵ nói trên chắc chắn sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm mà một số doanh nghiệp đi trước đã mắc phải để giành thắng lợi trong kinh doanh. IV. Những cách tránh nợ nần Nếu một doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh chưa lâu nhưng đã nỗ lực thực hiện ngay nhiều dự án cùng một lúc, nguồn vốn hạn chế ban đầu sẽ giới hạn đáng kể thời gian và tiền bạc doanh nghiệp có thể bỏ ra cho từng dự án kinh doanh cụ thể.Đối với nhiều doanh nhân, cụm từ “kinh doanh” và “nợ nần” luôn song hành với nhau. Trong mắt các khách hàng cũng như các nhà đầu tư, việc không nợ nần được xem là nhân tố quan trọng nhất tạo dựng uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp. Trong kinh doanh ngày nay, các khoản nợ sẽ rất dễ dàng chồng chất nhanh chóng đến mức đủ để loại doanh nghiệp ra khỏi cuộc chơi trước khi kịp tìm ra giải pháp khắc phục. Vấn đề ở chỗ, nợ nần dường như trở thành một phần tất yếu trong kinh doanh thường nhật, rất ít doanh nghiệp có thể tránh khỏi những khoản nợphát sinh. Theo thời gian, các khoản nợ như một “cái gai khó chịu” cần được loại bỏ khi nó làm gia tăng mức độ rủi ro kinh doanh. Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không thể. Nợ nần trong kinh doanh luôn có căn nguyên và một khi biết rõ chúng, các doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng tránh được. Hãy dành thời gian để xem xét dòng tiền của doanh nghiệp và rất có thể doanh nghiệp sẽ phát hiện ra các con số chi phí lạ cần được loại bỏ để cải thiện sức mạnh tài chính. Duới đây là những căn nguyên dẫn tới nợ nần và khi các doanh nghiệp tránh xa được chúng, kết quả thành công là hiển nhiên. 1. không gắn chặt với những nhân tố thiết yếu Điểm khởi đầu thích hợp là nguyên tắc “bao gồm tất cả”và “nắm bắt tất cả”. Theo đó, các chủ doanh nghiệp hãy là một người thông minh bằng việc chỉ chi tiêu tiền bạc cho những gì thực sự cần thiết để vận hành công việc kinh doanh. Càng ít lựa chọn, ít tốn kém bao nhiêu cho việc đạt được các mục tiêu then chốt sẽ càng tốt bấy nhiêu. Và các doanh nghiệp chỉ tăng các chi phí nếu doanh thu cho phép. Sau khi trải qua giai đoạn khởi sự, thấy rằng các nguyên tắc này quá chặt chẽ và có phần hạn chế kinh doanh tăng trưởng, doanh nghiệp có thể từ từ nới lỏng một chút và tận hưởng không khí tự do với khoản dự trữ tiền mặt lớn hơn. 2. làm quá nhiều thứ lúc quá sớm Nếu một doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh chưa lâu nhưng đã nỗ lực thực hiện nhiều dự án cùng một lúc, nguồn vốn hạn chế ban đầu sẽ giới hạn đáng kể thời gian và tiền bạc doanh nghiệp có thể bỏ ra cho từng dự án kinh doanh cụ thể. Những ráng sức đó cần có sự quan tâm kỹ lưỡng và cần được nuôi dưỡng một cách thấu đáo nếu doanh nghiệp muốn thành công. Khi doanh nghiệp cố thực hiện quá nhiều cam kết cùng lúc, tất cả sẽkết thúc ở chỗ các dự án không thể thành công, đồng thời các chi phí bỏ ra và con số nợ nần sẽ chồng chất. 3. không thiết kế cho khả năng mở rộng Thành công ban đầu rất quan trọng nhưng không tốt chút nào nếu doanh nghiệp bị suy yếu vì thiếu khả năng hoạch định quy mô ban đầu và chuẩn bị kém. Nếu thiết kế kinh doanh của doanh nghiệp không được mở rộng, khi đã trưởng thành, doanh nghiệp có thể bị buộc phải gánh chịu nhiều khoảnchi phí phát sinh khi nỗ lực tái thiết kế kinh doanh. 4. thất bại trong ủy thác Các chủ doanh nghiệp cần nhớ rằng mình luôn là người của những sáng kiến. Đừng dùng quá nhiều thời gian cho những công việc có thể được thực hiện tốt bởi một người khác có mức thù lao thấp hơn. Khi các chủ doanh nghiệp cố gắng quản lý vi mô, bản thân họ không chỉ khiến mình chịu sức ép công việc mà còn có thể kéo hoạt động kinh doanh vào rắc rối khi không thể quản lý tốt tài chính chung. 5. Mua với số lượng lớn Khi chưa là một doanh nghiệp lớn, việc lựa chọn mua một số lượng hàng hoá lớn phục vụ kế hoạch phát triển dài hạn hay dự trữ cho một thời gian dài là không thích hợp. Doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng các chi phí bỏ ra trong từng giai đoạn và lượng tiền mặt nhất định cần có tại ngân hàng. Hãy lên kế hoạch mua sắm những gì thực sự cần cho một thời gian nhất định, doanh nghiệp bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để dự báo chính xác các cơn bão chi phí không ngờ. 6. thanh toán chậm trễ các hóa đơn Việc thanh toán chậm trễ hóa đơn sẽ dẫn tới nhiều bất lợi, không chỉ làm phát sinh các khoản nợ mà khoản nợ sẽ ngày một lớn hơn theo con số lãi suất chậm trả. Bất cứ khi nào có thể, hãy thanh toán các hóa đơn đến hạn. Thẻ tín dụng nên được sử dụng tối đa khi nhiều ngân hàng cho phép một kỳ hạn nhất định không phải thanh toán lãi suất ở thời điểm thanh toán tiền. 7. Bỏ đi các hóa đơn Sẽ rất khó khăn cho nhiều chủ doanh nghiệp thấy được dòng tiền chi tiêu cũng như biết cách phân tách các chi phí kinh doanh với chi phí cá nhân nếu không lưu giữ đầy đủ mọi hóa đơn thanh toán. Điều này có thể kết thúc với việc các khoản chi phí bị đội lên, cùng với đó là số thuế được khấu trừ cũng ít đi. Hãy lưu giữ cẩn thận mọi hóa đơn và doanh nghiệp, bạn sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong tính thuế cũng như tính toán chi phí. 8. thất bại trong việc truy đòi các khoản phải thu Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn rộng lượng trong kinh doanh, nhưng cần đảm bảo rằng doanh nghiệp được thanh toán các khoản phải thu đúng hạn. Doanh nghiệp có thể trang bị nhiều phần mềm kế toán khác nhau giúp tự động gửi hóa đơn và nhắc nhở việc thanh toán các khoản phải thu đến hạn, và thậm chí tạo điều kiện để khách hàng thanh toán qua mạng internet trực tiếp tới tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. V. Những điều cần tránh để đàm phán thành công 1. nói quá nhỏ Nếu nói quá nhỏ khi đàm phán sẽ làm đối tác không tập trung và có thể dẫn đến hiểu lầm. Vì vậy cần phải nói đủ nghe, rõ ràng, ngắn gọn và nên nói chậm hơn lúc bình thường. Như thế đối tác sẽ có thời gian để nghe, tiếp nhận các thông tin, lý lẽ mà nhà đàm phán muốn truyền đạt. 2. không nhìn vào mắt đối tác đàm phán Sẽ gây cảm giác không thiện cảm, không tin tưởng, thậm chí gây nghi ngờ từ phía đối tác. Nhìn vào mắt đối tác khi đàm phán vừa thể hiện sự tự tin, quan tâm của mình vừa đem lại tin cậy cho đối tác. 3. không có kế hoạch cụ thể Cuộc đàm phán không có kế hoạch cụ thể định trước sẽ không đem lại kết quả mong muốn. Nếu có nhiều nội dung, lĩnh vực đàm phán thì cần phải phân loại, sắp xếp trước để tránh lẫn lộn khi đàm phán. 4. không thông báo trước nội dung đàm phán khi thỏa thuận lịch đàm phán với đối tác Điều này có thể làm cho buổi đàm phán thương thuyết thất bại và nhiều khi thất bại với lý do đáng buồn như nhầm nội dung đàm phán hay phía công ty đối tác cử nhầm người đàm phán vì không rõ nội dung sẽ đàm phán. 5. Để đối tác có quá nhiều tự do, quyền chủ động khi đàm phán Nếu đối tác nói quá nhiều thì người đàm phán nên chủ động, khéo léo cắt ngang hay đổi hướng bằng những câu hỏi hợp lý để cùng nhau quay về nội dung chính của đàm phán. Có nhiều trườnghợp đối tác lợi dụng gặp gỡ đàm phán để quảng cáo, đàm phán bán một mặt hàng hoàn toàn khác. 6. Đưa ra tất cả các thông tin, lý lẽ trình bày thuyết phục ngay từ đầu buổi đàm phán Hãy sử dụng lần lượt các thông tin, lý lẽ thuyết phục của mình cho từng nội dung hay từng thắc mắc tìm hiểu của đối tác. Nên nhớ, đối tác cần có thời gian để tiếp nhận các thông tin trước khi bị thuyết phục để đi đến thống nhất trong đàm phán. 7. lảng tránh ý kiến phản đối hay nghi ngờ từ phía đối tác Điều đó chỉ làm cho đối tác càng có lý do khẳng định ý kiến phản đối hay nghi ngờ của họ và từ đó sẽ gây ra định kiến trong suốt quá trình đàm phán. Vì vậy, cần phải hỏi lại thắc mắc của đối tác và kiên nhẫn trả lời bằng tất cả các lý lẽ thông tin của mình. 8. không chuẩn bị trước các giới hạn cần thiết khi đàm phán Điều này đã hạn chế rất nhiều phạm vi đàm phán khi không thể có những linh hoạt nhân nhượng trong chừng mực có thể. Và như thế không chỉ gây thất bại cho lần đàm phán thương thuyếtnày mà còn tạo ra định kiến và báo trước thất bại cho những lần đàm phán sau. 9. người đàm phán tìm cách áp đảo đối tác Người đàm phán giỏi không tìm cách áp đảo đối tác mà cần thể hiện tinh thần học hỏi khi đàm phán. Không nên có những lời lẽ, cử chỉ mang tính áp đảo gây mất cảm tình, khó chịu cho đối tác. VI. Điều cần tránh khi thuyết trình trước khách hàng Khi chuyện trò, trao đổi phỏng vấn hay thuyết trình ở cơ quan, đôi khi bạn có những “ngôn ngữ cơ thể” thừa, ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh cũng như bài nói chuyện của mình. 1. không giao tiếp bằng mắt với người nghe Hậu quả: Mọi người sẽ nghĩ bạn thiếu tự tin, bạn lo lắng và chưa chuẩn bị kỹ bài nói chuyện. Lời khuyên: Dành 90% thời gian nói chuyện hoặc nhiều hơn để nhìn thẳng vào mắt của người cùng trò chuyện. Phần lớn chúng ta khi nói chuyệnthường chỉ nhìn xuống tài liệu, vào màn chiếu, nhìn xuống bàn hoặc ngó lung tung. Có một cách rất hiệu quả để khắc phục nhược điểm này: ghi hình những buổi thuyết trình của mình và xem lại để rút kinh nghiệm. Nhìn thẳng vào thính giả chính là một cách để thu hút sự chú ý của họ, không để họ có cơ hội lơ là hay làm việc khác. 2. dáng đứng rụt rè Hậu quả: Mọi người sẽ thấy ở bạn một doanh nhân còn non nớt. Lời khuyên: Khi đứng trên sàn, bạn nên đứng sao cho chân rộng bằng vai, có thể hơi nghiêng người và vai về phía trước nhưng nên giữ thẳng đầu và xương sống. Không nên dựa vào bục phát biểu. 3. cử động hoặc lắc lư cơ thể quá nhiều Hậu quả: Mọi người nghĩ bạn đang sốt ruột về điều gì đó, muốn nói nhanh cho xong. Đôi khi những động tác thừa của bạn khiến người nghe rối mắt, và họ có thể lấy chúng làm trò cười. Lời khuyên: Hãy hạn chế và kiểm soát mọi cử động của cơ thể. Đừng phô diễn những cử động không mục đích. Tập thói quen nghiêm túc ngay cảkhi đang nói chuyện với một người. Mọi cử chỉ lắc lư đều khiến bạn có vẻ cợt nhả. 4. Đứng yên một chỗ Hậu quả: Bạn đang tạo cho bài nói chuyện của mình vẻ cứng nhắc không cần thiết. Buổi nói chuyện của bạn sẽ kém phần sinh động nếu bạn cứ đứng yên như phỗng. Lời khuyên: Bạn có thể đi lại một chút. Nhiều nhà diễn thuyết xuất sắc rất hay đi lại trong lúc nói chuyện, thậm chí đi lại rất nhiều. Tuy nhiên, việc đi lại của họ là có mục đích chứ không phải vô nghĩa. Bạn cũng nên có những động tác cần thiếtđể minh họa cho bài nói. 5. Bỏ hai tay trong túi Hậu quả:Mọi người sẽ nghĩ bạn không có hứngthú phát biểu, bạn miễn cưỡng trình bày, hoặc bạn đang lo lắng. Lời khuyên: Nếu bạn chỉ bỏ một tay trong túi và tay kia thả lỏng thì vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng nếu bỏ cả hai tay thì chắc chắn là phải thay đổi. Giải quyết vấn đề này hết sức đơn giản: bỏ tay ra khỏi túi. Dùng tay để cầm bút, thước, chỉ vào màn hình minh họa… 6. sử dụng những cử chỉ, điệu bộ giả Hậu quả: Mọi người sẽ biết ngay bạn đã học quá thuộc bài phát biểu, bạn sẽ mất đi sự tự nhiên và khiến mọi người nghĩ ngay đến sự giả tạo,không thật trong bài phát biểu của bạn. Lời khuyên:Đừng quá lạm dụng các cử chỉ, điệu bộ trong lúc phát biểu. Nếu không sẽ có lúc cử chỉ, điệu bộ của bạn không nhất quán với những gì bạn đang nói. Khi đó thính giả sẽ được xem một bộ phim mà hình ảnh và âm thanh bị lộn xộn. Ngôn ngữ thuyết trình cũng phải chọn lựa kỹ, sao cho giản dị dễ hiểu, đừng để người nghe nhàm chánhoặc phải căng thẳng đầu óc để suy luận. VII. Những điều cần tránh trong kế hoạch tiếp thị Kế hoạch tiếp thị được sử dụng với chức năng định hướng và đưa ra kế hoạch hành động để phát triển hoạt động kinh doanh của một công ty. Kế hoạch tiếp thị cũng cần thể hiện tính linh động vì khi bắt đầu thử nghiệm và đo lường hiệu quả củanhững chiến thuật áp dụng, bạn sẽ cần điều chỉnh kế hoạch theo thời gian để nắm bắt thị trường hay gia tăng thị phần.Có thể nói, một bản kế hoạch tốt không cần phức tạp. Tuy nhiên, có một số điểm cần tránh khi triển khai kế hoạch tiếp thị để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh. Luôn nhớ rằng kế hoạch tiếp thị tốt nhất là sự kết hợp tổng lực giữa 2 yếu tố là chiến lược và chiến thuật. Bạn không thể thực hiện tốt 1 trong 2 yếu tố nếu thiếu yếu tố còn lại. Đừng bao giờ đi quá xa những nguyên tắc căn bản này. Những ý tưởng mang tính chủ quan và đầy thu hút như “hình ảnh”, “thương hiệu” và “sáng tạo” là những công cụ tiếp thị hiệu quả nhưng không quan trọng bằng việc bám theo những nguyên tắc cơ bản. Khi viết một kế hoạch tiếp thị, cần tránh 5 điểm sau đây: 1. dồn quá nhiều thông tin vào kế hoạch Đó là những thông tin không liên quan tới số liệu, chiến lược hay chiến thuật. Những thông tin mang tính chất chung chung cũng được xếp vào loại này. Những câu miêu tả thị trường mục tiêu như “tất cả mọi người” hay “trung niên trên 40”vẫn chưa mang tính cụ thể và có thể gây cho bạn nhiều khó khăn sau này. Hãy học cách suy nghĩ theo hướng “thị trường ngách”. Thay vì “tất cả mọi người”, hãy cụ thể và chi tiết hơn như [...]... là trong những chuyện tế nhị Bạn nên tránh xa mọi chủ đề về bạn gái cũ, ngay cả những so sánh nhằm khen ngợi người yêu hiện tại 6 Bạn có những sở thích chẳng giống ai Chẳng có hại gì khi bạn đam mê khủng long và có hẳn một bộ sưu tập mô hình của những con thú này trong ngăn kéo, nhưng các cô gái không hứng thú với những sở thích kiểu này của bạn đâu 7 Bạn không ưa bạn bè của cô ấy Nói xấu bạn bè của... cho bạn Nếu khó chịu về một người bạn nào đó của nàng, bạn nên cố gắng chịu đựng 8 Bạn đã làm những điều đáng xấu hổ trước đây Có thể bạn nghĩ hai người đã đủ thân thiết để chia sẻ tất cả những bí mật của nhau Tuy nhiên, chẳng có người phụ nữ nào thích nghe một anh chàng thao thao bất tuyệt về những lỗi lầm của mình trong quá khứ 9 Bạn thấy cô bạn thân của nàng quá hấp dẫn Nếu bạn có cảm tình với cô bạn. .. chứa rất nhiều rủi ro nên bạn phải hết sức cẩn thận khi gửi e-mail ra ngoài, vì có thể vô tình bạn đã gửi đi một tin quan trọng nào đó Lời khuyên là đừng nên viết vào email những điều mà bạn không muốn cả thế giới đều biết 2 trộm cắp vặt Bạn đem về nhà những vật dụng của công ty nhưng chính những thứ bạn cho là vặt vãnh đó có thể khiến bạn mất việc và mất cả danh dự của mình 3 không nên quá cao ngạo hay... nếu bạn không muốn chia sẻ 13 “Buôn dưa lê” Bàn tán chuyện của người khác trong công sở là thói quen xấu nhất Xây dựng mối quan hệ thật tốt với các đồng nghiệp không có nghĩa là bạn phải hỏi thăm về cuộc sống gia đình họ Giả sử có ai đó tâm sự những điều thầm kín nhất với bạn, bạn không nên kể lại cho bất kỳ ai, hãy giữ điều bí mật giữa bạn và người đồng nghiệp kia Phần II : Điều bạn trai cần tránh. .. chỉ cần bạn luôn cố gắng VI Những điều cần tránh nơi công sở Cơ quan là nơi làm việc chung cho tất cả mọi người chứ không riêng cho bất cứ một người nào Do đó, bạn phải luôn cẩn thận trong hành động của mình, tránh làm phiền đồng nghiệp và cũng thể hiện bạn là một người văn minh, lịch sự Sau đây là những điều bạn cần tránh khi làm việc nơi công sở 1 không quá lạm dụng e-mail E-mail là một trong những. .. sao cả, nhưng chớ thổ lộ điều đó với người yêu, thậm chí là trong một trò đùa Cô ấy sẽ không tin tưởng bạn mỗi khi đi chơi chung với nhóm bạn của mình B Những điều cần tránh trong hôn nhân I Những điều nên tránh khi quyết định lập gia đình 1 Đừng quyết định tiến tới hôn nhân một cách vội vàng Gặp nhau vài lần, yêu thương vài tháng chưa đủ để các bạn hiểu nhau, vì thế chưa nên quyết định lập gia đình... không?”, bạn hãy trả lời rằng: “Béo ư? Em đùa à? Em trông rất tuyệt vời!” 8 gia đình nàng Ngay cả khi bạn tán thành, hưởng ứng với lời nói đùa hay những điều nàng nói về bất cứ thành viên nào trong gia đình, thì nàng vẫn để ý tới những nhận xét không tốt của bạn tới người thân của nàng Bạn chê bai một người trong gia đình nàng cũng có nghĩa là bạn đang chê bai nàng Tốt nhất hãy im lặng V Điều nên tránh. .. của bạn 8 Đánh giá thấp công việc Bạn có thể nghĩ rằng công việc đầu tiên không quan trọng và đó chỉ là bước tạm thời trước khi bạn tìm được một vị trí tốt hơn Nhưng theo Levit, bạn “hãy nhìn nhận nó như một cơ hội để tích lũy thêm kỹ năng mới, học hỏi về lĩnh vực và tạo ra những liên lạc có giá trị” Công việc đầu tiên rấtquan trọng bởi có nó bạn mới có những bước tiến tiếp theo III Những điều nên tránh. .. lực để bạn nhanh chóng giải quyết được vấn đề 4 “tôi sẽ nghỉ việc nếu không tăng lương” Đưa ra “tối hậu thư” là điều cấm kỵ Nếu bạn đã nêu ra điều này mà vẫn chưa chuyển được việc, bạn sẽ là kẻ bại trận Nếu bỏ đi thành công, bạn sẽ để lại ấn tượng xấu và sự thất vọng của những người đã từng tin tưởng bạn Ngay khi bạn tìm được công việc mới theo đúng nguyện vọng (về mức tiền lương) thì cũng đừng nên “qua... vì vậy những quyết định dựa trên tình cảm chắc chắn không tồn tại Hơn thế, khi sếp phát hiện ra bạn nói dối thì mọi việc sẽ trở nên tệ hại thế nào? Lời khuyên: Để có thể được tăng lương, hãy đưa ra những dẫn chứng với sếp về tầm quan trọng và những đóng góp của bạn cho công ty Từ đó sếp sẽ đánh giá giá trị của bạn với mức lương phù hợp Hoặc bạn hỏi sếp về những công việc hoặc dự án thêm để bạn có thể . Phần I : Những điều bạn trai cần tránh để thành công trong sự nghiệp A. Điều cần tránh trong kinh doanh I. Những điều nên làm Thị trường và khách hàng mới sẽ giúp bạn mở rộng và phát. hàng và đối thủ cạnh tranh có thể sẽ có những phản ứng khác với những gì bạn mong đợi. Hãy sẵn sàng để điều chỉnh chiến lược của bạn. II.Sai lầm nên tránh trong kinh doanh 1. không thể đạt. thức được những điều kiêng kỵ nói trên chắc chắn sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm mà một số doanh nghiệp đi trước đã mắc phải để giành thắng lợi trong kinh doanh. IV. Những cách tránh nợ

Ngày đăng: 28/02/2015, 14:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w