1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

đọc và dịch einstein

7 181 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 49,5 KB

Nội dung

đọc và dịch einstein tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh tế...

Đọc và dịch Einstein Tôi nghĩ văn phạm tiếng Anh của tôi cũng không tệ lắm, viết bài (báo toán) thì Tây Tàu cũng tạm hiểu được, đi dạy thì nói ra trò tây cũng không phàn nàn (lâu lâu có đứa khen vì tại mình đối xử tốt với chúng hay có lẽ do họ rất lịch sự!). Thế nhưng tôi biết mình viết lách không phải tây lắm! Điều này tôi biết vì những khi phải phản biện một bài báo của một anh tàu nào đó thì có đôi chỗ đọc thấy ngồ ngộ (dù văn phạm thì đúng boong) và không thông lắm. Tôi nghĩ tây mũi lõ (thiệt là lõ) đọc bài của mình họ cũng nghĩ vậy! Vậy để làm sao viết như tây thiệt? Chắc ai cũng biết là cần phải đọc sách báo của họ cho nhiều và ráng thuổng (nằm lòng) cách viết của họ sau khi đã thấm hiểu ý tưởng của họ. Chẳng nhiều thì ít, dần dà văn chương của mình nó cũng bớt cái mùi nước mắm đặc trưng đi (cho nhiều chanh ớt tỏi vào). Thế nhưng những bài báo đó vẫn còn mang tính phổ cập (cho càng nhiều người hiểu thì càng tốt mà). Nếu bạn muốn (hoặc bị) lọt vào môi trường khoa bảng (đại học …) thì xung quanh bạn đầy những mũi lõ ở một tầm mức khác. Khi nói thì cũng rất bình dân nhưng khi họ viết (trong memo, thư từ trao đổi …) thì nhiều khi bạn sẽ thấy cái văn phạm nó cầu kỳ hơn một bậc. Cũng dễ hiểu thôi, ra đồng làm ruộng thì mình làm vè, hát ví là đủ rồi; nhưng khi vào thính phòng (cho nó thính cái lỗ tai ?) thì phải ít ra là classic pop/rock chứ chưa nói đến Bach hay Chopin (vì dễ ngủ lắm). Vào trường trên phố mà làm thơ tán tỉnh thì cũng ít ra là lục bát (nồi xoong) hay thất ngôn cổ quái (hù doạ thiên hạ). Cái mức độ văn phạm nó ở một tầng khác (trên sân thượng) mất rồi! Vậy đọc và học cái gì để cho nó thêm phần khoa bảng và lâu lâu xổ nho một cái cho tây nó biết mình cũng có chút văn chương để bụng? Cái đó gọi là “trí thức” để phân biệt với “(có) trí (mà) ngủ”! Thêm vào đó, ở riết đây một thời gian thì tôi thấy cái tiếng Anh của mình nó chẳng khá hơn lên nữa mà cái tiếng Việt thì nó cứ lụi đi! Tôi quyết định phải đi học lại lớp “tự bồi dưỡng” (cho cán bộ nhà nước ý). Tôi đọc và dịch Einstein. Lý do: - Ông này ai cũng biết, cũng khen. Hẳn là không dỏm! - Đọc lâu rồi nhưng không nghiền ngẫm nên thấy mình không hiểu ổng lắm! - Ổng viết không chỉ lý thuyết khoa học (cái này thì học rồi) mà còn về nhân sinh quan, tôn giáo với chính trị nữa. Từ Đông chí Tây, người ta bảo ổng là một nhà tư tưởng và nhân văn vĩ đại. Tốt, đọc tư tưởng không thì khó nuốt lắm (thử Spinoza và Kant, chả hiểu chi cả!). Nhân văn thì nó bớt cao siêu hơn (gần với người và ngợm hơn!). Chắc dễ nhai và bổ (ngang với bổ ngửa) hơn. - Einstein gốc Đức (Do thái). Mấy ông Đức này viết bóng bảy (đến mức loá mắt) lắm. Viết kiểu Đúc bằng tiếng Anh thì Tây cũng lè lưỡi! - Dịch ra tiếng Việt để đánh hết gỉ nó đi và ôn lại mấy cái “từ cao cấp” lâu không xài quên mất rồi. Thêm nữa, nếu đọc bản tiếng Việt mà thấy ngớ ngẩn thì biết ngay mình chưa hiểu Einstein nói gì. Phải đọc lại! Qua đó vừa hiểu ý ổng mà lại có cơ hội học cách ổng viết. Các bài viết (nonscientific) của Einstein có thể tìm thấy ở http://www.einsteinandreligion.com Vậy tôi mời các bạn tham gia nhé! Bài đầu tiên tôi thử dịch có nhiều đoạn không hài lòng lắm nên mong bà con góp ý. Đạo đức và cảm xúc (dịch thoát trích đoạn từ Out of My Later Years của Einstein) (nguồn: http://www.einsteinandreligion.com/moral.html) Chúng ta đều biết rằng, từ những kinh nghiệm ngoại nội thân, các hành động có ý thức của ta đều bắt nguồn từ những khát vọng và sợ hãi. Trực giác cho ta biết rằng diều đó cũng đúng với nhân loại và các động vật cao cấp. Chúng ta đều cố gắng thoát vòng khổ đau và cái chết, và tìm đến những gì mang lại hoan cảm. Nhân sinh chịu sự kiềm tỏa của những mạch động; và những mạch động này tương đồng hành với nhau để con người tự sinh tồn và bảo tồn nòi giống. Đói khổ, yêu thương, đau đớn, lo sợ nằm trong những nội lực đó đã kiểm soát bản năng của từng cá nhân để tự sinh tồn. Đồng thời, là một thực thể trong xã hội, ta cảm nhận đồng loại bằng những cảm xúc như thông cảm, tự hào, căm ghét, khát khao quyền lực, thương hại… Những mạch động nguyên sơ đó, khó diễn tả bằng lời, là nguồn suối của hành động của mỗi người. Ta ngưng động nếu những lực cơ bản đầy quyền uy đó ngừng khuấy đảo trong ta. Mặc dù cách ứng xử của con người có khác với các động vật cao cấp khác, các bản năng nguyên sơ của con vật và con người khá giống nhau. Sự khác biệt rõ nhất xuất nguồn từ sức mạnh (tương đối) của trí tưởng tượng và khả năng suy nghĩ của con người, được cộng lực bằng ngôn ngữ và những phương cách biểu tượng khác. Tư tưởng là một yếu tố cấu thành trong con người: giao tạo giữa bản năng sơ cấp tiền đề và hành động kéo theo. Bằng cách đó, trí tưởng tượng và sự thông minh bước vào sự hiện hữu của chúng ta như những nô bộc cho những bản năng sơ cấp. Tuy nhiên, sự can thiệp của chúng khiến hành động của ta phụ thuộc ít hơn vào những phán quyết của bản năng. Qua chúng, bản năng sơ cấp tự gắn mình vào những hệ quả xa xôi hơn nữa. Bản năng mang tư tưởng vào hành động, và tư tưởng khơi dậy những hành động trung gian gợi hứng từ những cảm xúc khá gần gũi với mục đích sau cùng. Cứ lập đi lập lại như thế, quy trình đó dẫn đến những ý tưởng và niềm tin có một sức mạnh trường cửu hơn cả những mục đích sau cùng đã tạo ra chúng và nay đã bị lãng quên tự bao giờ. Trong những trường hợp kỳ quặc của sự lạm dụng những cảm xúc vay mượn, gắn liền với những vật thể không còn mang ý nghĩa khởi thủy của chúng, thì ta có thể nói đến sự mù quáng của niềm tin. Tuy vậy, quy trình tôi vừa mô tả đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống thường ngày. Chẳng còn nghi ngờ chi nữa, con người phải chịu ơn cái quy trình này (mà ta có thể gọi là tâm linh hoá cảm xúc và tư tưởng) bởi nó mang lại những niềm hoan lạc thanh khiết nhất mà ta có thể tạo ra: cái hoan lạc của sự sáng tạo nghệ thuật và những dòng chảy của suy tư. Theo tôi nghĩ, có một điều luôn cần phải xem xét khi đứng trước mọi bài giảng về luân lý. Nếu mỗi cá nhân đều chịu đầu hàng với những bản năng gốc của mình, cố tránh sự đau khổ và tìm kiếm sự tự mãn, thì kết quả gộp lại của họ sẽ là sự bất an, sợ hãi và nỗi cùng khổ không định hình. Nếu, bên cạnh đó, họ sử dụng trí thông minh của một người cá nhân chủ nghĩa, nghĩa là ích kỷ, để vun đắp cuộc sống của họ trên nền tảng của sự hão huyền của sự hiện hữu hạnh phúc mà xa rời thì sự việc cũng chẳng khá gì hơn. Những xúc cảm của tình yêu, lòng thương xót và tình bạn hữu thì quá yếu và gò bó, khi so với những bản năng và mạch động nguyên sơ, để dẫn đến một xã hội loài người khả dĩ chấp nhận được. Nếu được tự do phán xét thì câu trả lời cho bài toán trên cũng khá đơn giản, và nó cũng vọng về từ các bậc hiền giả xa xưa với cùng một cung bậc: Ai cũng phải hành xử theo cùng một số nguyên lý; và những nguyên lý ấy phải sao cho con người, khi sống theo chúng, càng thoả mãn và yên ổn càng nhiều càng tốt, và càng ít thống khổ chừng nào thì hay chừng ấy. Tất nhiên nói thế thì quá mông lung và ta phải tự tin rút ra từ đó một số quy định để mỗi cá nhân theo đó mà hành động. Và hiển nhiên là những quy định này sẽ phải thay đổi tuỳ theo tình thế đổi thay. Nếu điều này chỉ là khó khăn chính trên con đường thực hiện cái ý tưởng nghiêm ngặt trên thì cái số phận ngàn năm của con người có lẽ đã hạnh phúc hơn trước, hoặc cả bây giờ. Con người sẽ không giết lân nhau, hạnh hạ nhau, hoặc bóc lột nhau bằng vũ lực hay lừa đảo. Cái khó khăn thực sự, đã làm các nhà hiền triết của mọi thời đại phải vò tóc bứt râu, hóa ra là thế này: Làm sao ta có thể truyền đạo có hiệu quả cho cuộc sống đầy cảm xúc của loài người, và để ảnh hưởng của đạo chịu nổi sức ép của những áp lực tâm lý trong mỗi cá nhân? Tất nhiên chúng ta không biết các bậc minh triết thời xưa có ý thức tự hỏi mình cái kiểu này không; nhưng ta biết chắc là họ đã cố gắng đi tìm lời giải! Xưa thật xưa trước khi con người trưởng thành, nghĩa là phải đối mặt với cái cảm nhận về đạo đức chung như thế, kinh hoàng trước những nguy hiểm trong cuộc sống đã khiến họ gán cho những nhân vật tưởng tượng, không sờ mó được, những quyền lực tự nhiên mà con người sợ hãi hoặc chào đón. Và họ đã tin rằng những bản thể đó, ngự trị khắp nơi trong trí tưởng tượng của họ, cũng có hình hài như con người nhưng được trao phó những sức mạnh siêu nhân. Đó là những dấu khởi mào cho ý tưởng về Thượng đế. Chúng ta khó mà hình dung đuợc niềm tin vào sự tồn tại của những bản thể như vậy, với những quyền năng phi thường và ra đời chỉ vì nỗi sợ hãi của con người trong đòi thường, lại có ảnh hưởng vô cùng đến hành vi của loài người. Vì thế nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi những người đứng ra xác lập luân lý, trong khi tin rằng mọi người đều bình đẳng, đã gắn nó chặt chẽ với tôn giáo. Và việc những quy định đạo đức đó cho mọi người đều như nhau có lẽ đã đóng góp phần lớn vào sự phát triển của văn hóa tôn giáo của loài người đi từ đa thần giáo đến niềm tin vào một đấng chí tôn duy nhất. Như vậy cái lý tưởng đạo đức toàn cục có được quyền lực tâm linh ban đầu của nó là nhờ vào mối liên kết với tôn giáo. Nhưng mặt khác, cái mối quan hệ khắng khít đó lại khai tử ý tưởng đạo đức. Các tôn giáo độc thần của các nhóm người khác nhau mang những hình hài khác nhau. Mặc dù những sự khác biệt đó là không cơ bản nhưng chúng lại được cảm nhận nhiều hơn so với những yếu tố chung trong các tôn giáo. Và bởi vậy tôn giáo thường là nguyên nhân của hận thù và đối chọi, thay vì đưa loài người lại với nhau trong cái ý tưởng đạo đức toàn cục đó. Rồi thì các ngành khoa học tự nhiên phát triển, cùng với những ảnh hưởng to lớn lên suy nghĩ và cuộc sống thường, lại làm yếu thêm đi cảm xúc tôn giáo của con người trong thời buổi đương đại. Cái cách suy nghi nhân quả và khách quan – dù không nhất thiết đối chọi với cái thế giới tôn giáo – đã chẳng để nhiều chỗ cho tâm linh sâu thẳm trong nhiều người. Và bởi mối quan hệ truyền thống gần gũi giữa tôn giáo và đạo đức, trong vài thiên niên kỷ gần đây, đã kéo theo sự yếu đuối trầm trọng của suy tư đạo đức và cảm xúc. Đối với tôi, đó là nguyên nhân chính cho sự suy đồi của các phương cách chính trị thời nay. Cùng với cái hiệu quả đáng kinh sợ của những phương tiện kỹ thuật tân kỳ, sự suy đồi đã tạo nên mối đe dọa đáng lo ngại cho thế giới văn minh. Chẳng cần nói là ai cũng vui mừng rằng tôn giáo cố gắng hết sức để hiện thực hoá các nguyên lý đạo đức. Tất nhiên yêu cầu đạo đức không chỉ là vấn đề của nhà thờ và tôn giáo mà còn là của cải truyền thống quý báu nhất của cả loài người. Hãy nhìn từ góc độ này về vị trí của báo chí, hoặc trường học với những phương pháp cạnh tranh của họ! Mọi thứ đều bị đè nén bởi một hệ thống suy nghĩ về hiệu quả và thành tựu mà không vì cái giá trị đích thực của sự việc và con người trong mối tương quan với những mục đích đạo đức của xã hội. Phải thêm vào đó là sự băng hoại về đạo đức do sự đấu tranh khốc liệt về kinh tế. Việc chắt chiu nuôi nấng cảm xúc đạo đức ngoài thế giới của tôn giáo cũng nên góp phần vào đây để hướng dẫn con người nhìn vào những vấn nạn trong xã hội như là những cơ hội để phục vụ hướng đến một cuộc sống tươi đẹp hơn. Bởi nếu nhìn từ một quan điểm nhân bản đơn giản, ứng xử đạo đức không có nghĩa chỉ là một yêu cầu khắt khe để chối bỏ những niềm vui được khát khao trong cuộc sống, mà đúng ra phải là sự quan tâm xã hội cho mọi ngườ được hạnh phúc nhiều hơn. Ý niệm này dẫn đến một đòi hỏi tối thượng – rằng mọi cá nhân phải có cơ hội để phát triển những thiến khiếu tiềm ẩn trong mình. Chỉ bằng cách ấy thì mỗi cá nhân mới có thể đạt được sự thoả mãn mình xứng đáng; và chỉ bằng cách đó cộng đồng mới đơm hoa kết trái đến cùng mức của nó. Bởi lẽ mọi cái vĩ đại và thúc đẩy đều được tạo ra bởi những cá nhân được lao đồng trong sự tự do. Sự kiềm chế chỉ đúng khi nó cần thiết để bảo đảm cho sự hiện hữu. Còn một điều khác rút ra từ ý niệm đó – rằng chúng ta không chỉ phải chấp nhận sự khác biệt giữa những cá nhân và giữa những tập thể, nhưng chúng ta còn nên chào đón và nhìn vào đó như một điểm son làm giàu thêm cho sự hiện hữu của ta. Đó là cái thiết yếu của sự khoan dung; không có khoan dung theo cái nghĩa rộng nhất này thì chẳng thể có đạo đức thực sự. Đạo đức theo cái nghĩa trình bày sơ lược ở đây không phải là một hệ thống cố định và hà khắc. Nó thật ra là một quan điểm mà từ đó mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống đều có thể và nên được phán xét. Đó là một nghĩa vụ không bao giờ hoàn tất, bao giờ cũng có điều gì đó hiện ra để hướng dẫn sự nhận định của chúng ta và khơi nguồn cho hành vi của chúng ta. Bạn có thể hình dung được ai đó thực sự đắm trong cái lý tưởng này mà lại có thể vui khi: Phải nhận được nhiều của cải và phục vụ từ đồng loại hơn rất nhiều người khác từng được nhận? Đất nước của mình, vì tự cảm thấy an ninh quân sự cho lúc này, mà không màng đến niềm mong muốn để tạo một hệ thống tối cao cho an ninh và công lý? Thụ động đứng nhìn, hoặc ngay cả có thể lãnh đạm, khi nơi nào đó trên thế giới người vô tội đang bị hành quyết dã man, bị cướp đoạt đi quyền con người hoặc ngay cả bị tàn sát? Hỏi những câu hỏi này là để trả lời đó. . học lại lớp “tự bồi dưỡng” (cho cán bộ nhà nước ý). Tôi đọc và dịch Einstein. Lý do: - Ông này ai cũng biết, cũng khen. Hẳn là không dỏm! - Đọc lâu rồi nhưng không nghiền ngẫm nên thấy mình không. tưởng và nhân văn vĩ đại. Tốt, đọc tư tưởng không thì khó nuốt lắm (thử Spinoza và Kant, chả hiểu chi cả!). Nhân văn thì nó bớt cao siêu hơn (gần với người và ngợm hơn!). Chắc dễ nhai và bổ. Đọc và dịch Einstein Tôi nghĩ văn phạm tiếng Anh của tôi cũng không tệ lắm, viết bài (báo toán) thì Tây

Ngày đăng: 21/02/2015, 07:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w