1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA 8 HỌC KÌ 1

4 403 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ 8 KÌ I Câu 1:Vị trí địa lý và kích thước của Châu Á? * Vị trí: Châu Á nằm ở nửa cầu Bắc và là 1 bộ phận của lục địa Á Âu. * Giới hạn: - Châu Á chải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. - Tiếp giáp: + Phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương. + Phía Tây tiếp giáp với Châu Á, Châu Phi, Địa trung hải. + Phía Nam tiếp giáp với Ấn Độ Dương. + Phía Đông tiếp giáp với Thái Bình Dương. * Kích thước: Diện tích lớn nhất:44,4 triệu km2 (tính cả các đảo). Câu 2: Đặc điểm địa hình và khoáng sản Châu Á. * Địa hình: - Có nhiều hệ thống núi và sơn nguyên cao đồ sộ. Vd: SN.Tây Tạng, dãy Himalaya,… - Có nhiều đồng bằng rộng lớn nhất thế giới. Vd: ĐB.Ấn Hằng, ĐB.Lưỡng Hà,… - Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: + Bắc đến Nam hoặc gần như là Bắc Nam. + Tây đến Đông hoặc gần như là Tây Đông. - Nhiều hệ thông núi, sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tập * Khoáng sản: Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt và các loại kim loại màu. Câu 3: Khí hậu Châu Á 1. Khí hậu Châu Á phân hóa rất đa dạng: - Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau: + Cực và cận cực. + Ôn đới. + Cận nhiệt . + Nhiệt đới. + Xích đạo . - Trong từng đới khí hậu lại chia thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau: Vd: đới cận nhiệt gồm: + Kiểu ôn đới lục địa. + Kiểu ôn đới gió mùa. + Kiểu ôn đới hải dương. * Nguyên nhân : - Do lãnh thổ Châu Á chải dài từ vùng cực bắc đến xích đạo. - Địa hình phân hóa phức tạp. 2. Khí hậu Châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. * Các kiểu khí hậu lục địa: - Nơi phân bố ở sâu trong lục địa và vùng Tây Nam Hà. - Đặc điểm: + Có 2 mùa: mùa đông khô lạnh ; mùa hè khô nóng. + Lượng mua ít, từ 200 -> 500mm, độ ẩm không khí thấp. * Các kiểu khí hậu gió mùa: - Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Đông Nam Á và Nam Á. - Khí hậu gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới phân bố ở khu vực Đông Á và Nam Á. * Đặc điểm: Có 2 mùa: - Mùa đông: gió từ lục địa thổi ra khô và lạnh. - Mùa hè: gió từ đại dương thổi vào đất liền, nóng ẩm và mưa nhiều. Câu 4: Đặc điểm sông ngòi ở Châu Á. - Châu Á có nhiều hệ thống sông ngòi lớn: sông Mê Công, sông Trường Giang, sông Hoàng Hà. - Các con sông phân bố không đều, chế độ nước phức tập: + Bắc Á: Mạng lưới sông ngòi dày, nước đóng băng vào mùa đông. + Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: Mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn, nước lớn vào cuôi hè và đầu thu; nước cạn vào cuối đông và đầu xuân. + Đông Á và Tây Nam Á: mạng lưới sông thưa thớt, càng về hạ lưu, lượng nước càng giảm. * Giá trị của sông ngòi Châu Á: - Phục vụ giao thông, thủy điện. - Cung cấp nước cho sản xuất và nông nghiệp. - Du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Câu 5: Các đới cảnh quan tự nhiên Châu Á. - Cảnh quan Châu Á rất đa dạng + Rừng lá kim ở khu vực Bắc Á. + Rừng cận nhiệt đới ở Đông Á. + Rừng rậm nhiệt đới ở Đông Nam Á và Nam Á. + Các loại cảnh quan khác như: thảo nguyên, hoang mạc, núi cao. * Nguyên nhân: Các cảnh quan phân hóa đa dạng do sự đa dạng của khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu, nhiều đới khác nhau. Câu 6: Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhien Châu Á. * Thuận lợi: Có nhiều loại khoáng sản trữ lượng lớn, các tài nguyên khác đa dạng, dồi dào. * Khó khăn: Núi non hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. Thiên tai bất thường, thiệt hại lớn giữa người và của. Câu 7: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á. * Một châu lục đông dân nhất thế giới: - Châu Á có dân số đông nhất thế giới, năm 2002 Châu Á có 3,766 triệu người. - D/số tăng nhanh nhưng có xu hướng giảm về tỉ lệ gia tăng. Hiện nay gia tăng d/số ở mức 1,3%. * Dân cư thuộc nhiều chủng tộc: - Dân cư phân bố không đều, mật độ dân số cao. - Dân cư thuộc nhiều chủng tộc: Ơ-rô-pê-ô-ít ; Môn-gô-lô-ít ; Ô-xtra-ô-ít. - Các chủng tộc chung sống bình đẳng trong hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội. * Nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn: - Châu Á có nền văn hóa đa dạng, là nơi tập trung nhiều tôn giáo lớn: + Đạo hồi. + Đạo phật. + Đạo hinđu. + Đạo thiên chúa. Câu 8: Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội các nước và vùng lãnh thổ Châu Á hiện nay. - Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nền kinh tế các nước Châu Á có nhiều chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa. - Trình độ kinh tế xã hội của các nước và vùng lãnh thổ không đồng đều. - Chia làm 4 nhóm nước: + Nước phát triển( Nhật Bản) kinh tế phát triển toàn diện. + Nước công nghiệp mới( Singapo, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan). + Nước đang phát triển( Việt Nam). + Nước nông_công nghiệp. - Châu Á còn nhiều quốc gia thu nhập thấp. Câu 9: Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước Châu Á. 1. Nông nghiệp * Trồng trọt: - Cây lương thực: + Lúa nước: là cây quan trọng nhất. Trồng chủ yếu ở các vùng đồng bằng phù sa chiến 13% sản lượng lúa gạo toàn TG(2003). Ấn Độ và Trung Quốc là 2 nước sản xuất gạo nhiều nhất TG. Thái Lan và Việt Nam là 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất TG. + Lúa mì, ngô: trồng ở các vùng đất cao hơn, khô hơn. Châu Á sản xuất 39% sản lượng lúa mì của ranh giới. - Cây công nghiệp: chè, cao su, dừa, bông. * Chăn nuôi: trâu, bò, dê, cừu, tuần lộc và các loại gia cầm. 2. Công nghiệp - Sản xuất công nghiệp ở Châu Á rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều. + Công nghiệp khai khoáng và sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước. + Luyện kim, cơ khí, chế tạo điện tử phát triển mạnh ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ,… - Các nước công nghiệp ở Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc và Xin-ga-po. 3. Dịch vụ - Ngành dịch vụ được các nước Châu Á coi trọng và đang phát triển nhanh. - Những quốc gia có ngành dịch vụ phát triển: Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo. Câu 10: Khu vực Tây Nam Á. 1. Vị trí địa lý. - Giới hạn: 12 o B - 42 o B - Nằm ở ngã ba của ba châu lục Á, Phi, Âu. Có nhiều biển và vịnh biển bao bọc.  Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng vì là con đường ngắn nhất từ Châu Âu -> Châu Á. 2. Đặc điểm tự nhiên. - Địa hình: Tây Nam Á có nhiều núi và cao nguyên, chia làm 3 miền địa hình: + Đông Bắc dãy núi cao. + Tây Nam: sơn nguyên Ả-rập. + Giữa là đồng bằng lưỡng hà. - Sông ngòi: ít sông, lớn nhất là sông ti-grơ và ơ-phrat. - Khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng rất lớn. Tập trung ở đồng bằng lưỡng hà quanh vịnh péc-xích. - Khí hậu: thuộc đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt, kiểu nhiệt đới khô hạn. 3. Đặc dân cư, kinh tế, chính trị. * Dân cư: - Tây Nam Á là 1 trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại. - Dân cư tập trung chủ yếu là người Ả-rập, theo đạo hồi. - Sống tập trung ở các vùng ven biển và những nơi có nguồn nước ngọt. * Kinh tế: - Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển: Tây Nam Á chiếm 1/3 sản lượng dầu mỏ TG. - Dầu mỏ được xuất khẩu đi nhiều nước và khu vực trên toàn TG. Các quốc gia khai thác nhiều dầu mỏ: Ả- rập, i-ran, i-rắc, cô-oet. - Chính trị: Tây Nam Á là khu vực không ổn định về kinh tế, thường xuyên xảy ra những cuộc tranh chấp giữa các bộ tộc, giữa các nước trong và ngoài khu vực. Câu 11: Điêu kiện tự nhiên khu vực Nam Á. 1. Vị trí địa lí, địa hình: * Vị trí: Khu vực Nam Á nằm từ 9 o 13’B -> 37 o 13’B. * Địa hình: Chia làm 3 miền địa hình: + Phía Bắc là dãy Hi-ma-lay-a hùng vĩ cao đồ sộ nhất TG. + Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn. + Phía Nam là sơn nguyên Đê-can với 2 dài là dãy gát đông và gát tây. 2. Khí hậu sông ngòi và cảnh quan tự nhiên: * Khí hậu: - Đại bộ phận nam á có khí hậu nhiệt đới gió mùa, là 1 trong những nơi có nhiều mưa nhất. - Địa hình có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố mưa ở Nam Á. - Trên các vùng núi khí hậu có sự phân hóa theo độ cao và rất phức tạp. * Sông ngòi: Có nhiều hệ thống sông lớn: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-put. * Cảnh quan: Nam Á có nhiều cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xa-van, hoang mạc và cảnh quan núi cao. Câu 12: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực nam á. 1. Dân cư: - Nam Á là khu vực đông dân ở Châu Á. - Mật độ dân số cao nhất Châu lục - Dân cư phân bố không đều : + Tập trung đông đúc ở các đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn nhất. + Thưa thớt ở vùng núi cao: sơn nguyên đê-can, sơn nguyên pa-ki-xtan, hoang mạc Tha. - Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và hồi giáo, 1 phần theo thiên chúa giao và hồi giáo. 2. Đặc điểm kinh tế xã hội: - Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. - Ấn độ có nền kinh tế phát triển nhất khu vực: + Công nghiệp có nhiều ngành công nghệ cao: điện tử, hàng không vũ trụ. + Nông nghiệp thành công trong các cuộc :“ cách mạng xanh”;” cách mạng trắng” trong công nghiệp. Một số sản phẩm nông nghiệp như: lúa mì, ngô, bông, bò, dê, cừu,… - Dịch vụ: khá phát triển. Câu 13: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á. 1. Vị trí địa lý và phạm vi khu vực Đông Á. - Khu vực Đông Á gồm 2 bộ phận: + Lục địa: bao gồm Trung Quốc lục địa và bán đảo triều tiên . + Hải đảo gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Hải Nam và đảo Đài Loan. 2. Đặc điểm tự nhiên. a. Địa hình và sông ngòi. * Phần đất liền: - Địa hình chia thành 2 khu vực: + Phía Tây là núi và sơn nguyên cao hiểm trở và các bòn địa rộng phân bố ở phía Tây Trung Quốc. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm. + Phía Đông là đồi núi thấp và các đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc. - Sông ngòi: có những con sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang. Chế độ nước theo mùa, lũ lớn vào cuối hạ đầu thu. * Phần hải đảo: - Nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, thường xuyên có động đất và núi lửa. - Sông ngòi: ngắn và dốc. b. Khí hậu và cảnh quan. - Phía Đông của phần đất liền và hải đảo có 2 mùa gió: + Mùa đông có gió Tây Bắc khô và lạnh, riêng Nhật Bản vẫn có mưa. + Mùa hè gió Đông Nam mát ẩm và mưa nhiều.  Cảnh quan rừng phổ biến. - Phía Tây đất liền: khí hậu quanh năm khô hạn.  Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, nửa hoang mạc và hoang mạc. Câu 14: Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Á. 1. Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á. - Đông Á là khu vực rất đông dân, các quốc gia có nền văn hóa rất gần gũi. - Dân cư tập trung chủ yếu ở phía Đông. - Ngày nay kinh tế Đông Á rất phát triển nhanh duy trì tốc độ tăng trưởng cao. - Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. 2. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á. a. Nhật Bản: - Sau năm 1945 Nhật Bản trở thành nước công nghiệp phát triển cao. Hiện nay là cường quốc kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới. - Có nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới. Nhất là những ngành công nghệ cao: công nghiệp ô tô, tàu biển; công nghiệp điện tử; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.  Chất lượng cuộc sống cao và ổn định: GDP/người (2001) đạt 33400 USD. b. Trung Quốc: - Là nước đông dân nhất thế giới. - Nhờ đường lối cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, trung bình lớn hơn 7% 1 năm trong giai đoạn từ 1995-2001. + Nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện đảm bảo đáp ứng lương thực cho 1,3 tỉ người. + Công nghiệp: phát triển nhiều ngành, có các ngành công nghệ cao như hàng không vũ trụ, công nghệ nguyên tử. . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ 8 KÌ I Câu 1: Vị trí địa lý và kích thước của Châu Á? * Vị trí: Châu Á nằm ở nửa cầu Bắc và là 1 bộ phận của lục địa Á Âu. * Giới hạn: - Châu. ngoài khu vực. Câu 11 : Điêu kiện tự nhiên khu vực Nam Á. 1. Vị trí địa lí, địa hình: * Vị trí: Khu vực Nam Á nằm từ 9 o 13 ’B -> 37 o 13 ’B. * Địa hình: Chia làm 3 miền địa hình: + Phía Bắc. vụ: khá phát triển. Câu 13 : Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á. 1. Vị trí địa lý và phạm vi khu vực Đông Á. - Khu vực Đông Á gồm 2 bộ phận: + Lục địa: bao gồm Trung Quốc lục địa và bán đảo triều

Ngày đăng: 17/02/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w