BÀI 6: CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG TIẾT 27: Kỹ thuật băng vết thương Trường THPT Trần Hưng Đạo Giáo án: QP – AN 10 Sinh viên thực hiện: Vi Văn Thuận Ngày thực hiện: 18/ 03/ 2013 Lớp giảng dạy: 10/6. I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức. − Hiểu được các loại băng và kỹ thuật các kiểu băng cơ bản. 2. Về kỹ năng. − Băng được các vết thương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ. 3. Về thái độ. − Xác định thái độ trách nhiệm của thanh niên học sinh, vận dụng linh hoạt các kỹ thuật băng bó vào từng tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên. − Nghiên cứu bài 6 – SGK và các tài liệu liên quan đến bài học. − Chuẩn bị giáo án, mô hình, tranh vẽ minh họa nội dung bài học. − Chuẩn bị các loại băng: băng cuộn, băng cá nhân và các loại băng ứng dụng. 2. Học sinh. − Đọc trước bài 6 – SGK Giáo dục Quốc phòng – An ninh 10. − Các loại băng: mỗi loại một cuộn. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Tổ chức lớp học. − Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số. − Vào bài mới: + Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết mục đích, nguyên tắc băng vết thương? + Giới thiệu bài: Trong lao động, sinh hoạt, vui chơi và hoạt động thể dục thể thao, rất có thể xảy ra các tai nạn. Trong những tai nạn đó, có loại chỉ cần sơ cứu tốt và điều trị tại nhà, nhưng có loại cần cấp cứu tại chỗ một cách kịp thời và nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế để điều trị tiếp theo. Cấp cứu ban đầu các tai nạn là điều kiện tiên quyết cho việc điều tri tốt ở bệnh viện sau đó. Bài học nhằm hướng dẫn cho học sinh kỹ thuật băng bó vết thương tại các vị trí trên cơ thể. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Các kiểu băng cơ bản. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 4. Kỹ thuật băng vết thương 1 − Giáo viên đặt câu hỏi: Có mấy kiểu băng cơ bản? − Giáo viên thuyết trình. − Câu hỏi: Trong thực tế người ta thường áp dụng các kiểu băng cơ bản nào? − GV thực hiện từng kiểu băng (Băng vòng xoắn và băng số 8) theo 2 bước : Làm nhanh và làm chậm có phân tích. − Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. − Học sinh chú ý lắng nghe và tích cực ghi chép bài đầy đủ. − Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. − Học sinh chú ý quan sát GV thực hiện kỹ thuật băng. a. Các kiểu băng cơ bản. Có nhiều kiểu băng khác nhau: Băng vòng xoắn, băng số 8, băng chữ nhân, băng vành khăn, băng đầu, Trong điều kiện cần băng ngay cho người bị thương tại nơi bị thương, bị nạn đòi hỏi phải sử dụng những kiểu băng đơn giản, nhanh và chắc. Thực tế thường áp dụng một số kiểu băng cơ bản sau: − Băng vòng xoắn: Là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình xoắn lò xo. Hình 1. + Đặt đầu ngoài cuộn băng ở dưới vết thương (sau khi đã đặt miếng gạc phủ kín vết thương), tay trái giữ đầu cuộn băng, tay phải cầm cuộn băng ngửa lên trên. + Đặt 2 vòng đầu tiên đè lên nhau để giữ chặt đầu cuộn băng cuốn nhiều vòng cho tới khi kín toàn bộ vết thương. + Cố định vòng cuộn băng bằng cách: gài kim băng, xé đôi đầu cuộn băng hoặc gấp 1 vòng ngược lại tạo thành 2 dải để buộc phía trên vết thương. * Băng vòng xoắn đơn giản, dễ băng, chủ yếu để băng các đoạn chi hình trụ. − Băng số 8: Là đưa cuộn băng đi nhiều theo hình số 8, có 2 vòng đối xứng. Băng số 8 phức tạp hơn băng vòng xoắn, nhưng chắc và thích hợp khi băng ở nhiều vị trí khác nhau như vai, nách, mông, bẹn, khuỷu, gối, gót chân, Tùy theo vết thương mà đưa cuộn băng theo hình số 8 khác nhau. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 2 * Giáo viên cho học sinh ghi chép vào vở. − Học sinh lắng nghe và ghi chép bài. Hình 2. * Trong tất cả các kiểu băng, bao giờ vòng băng sau cũng đè lên 2/3 vòng băng trước, cuốn vòng băng theo hướng từ dưới lên trên, cách đều nhau và chặt vừa phải. Thông thạo 2 kiểu băng này sẽ dễ dàng băng được tất cả các bộ phận của cơ thể. Hoạt động 2: Áp dụng cụ thể các kiểu băng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung − GV trình bày về các loại băng. − GV chỉ định một học sinh lên đóng giả nạn nhân để thực hiện kỹ thuật băng vết thương. GV trình bày theo 2 bước (làm nhanh; làm chậm từng động tác, vừa làm vừa phân tích ). − Học sinh lắng nghe và ghi chép. − Học sinh lắng nghe, quan sát GV thực hiện. b. Áp dụng cụ thể các loại băng. Có nhiều loại băng được sử dụng để băng vết thương: Băng cuộn, băng cá nhân, băng bốn dải , song băng cuộn hoặc băng cá nhân có thể sử dụng để băng tất cả các bộ phận của cơ thể, từ chỗ dễ đến chỗ phức tạp nhất. - Băng các đoạn chi: Băng cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân thường vận dụng kiểu băng vòng xoắn hoặc băng số 8. + Băng cẳng chân: Đặt 2 vòng đè lên nhau để cố định đầu băng. Đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo kiểu vòng xoắn hoặc kiểu số 8. Buộc hoặc gài kim băng để cố định vòng cuối của băng. - Băng vai, nách: Vận dụng kiểu băng số 8. + Băng vai: Đặt 2 vòng cố định đầu tiên của băng ở đầu trên cánh tay bị thương (sát hõm nách). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 3 − GV chỉ định một học sinh lên đóng giả nạn nhân để thực hiện kỹ thuật băng vết thương. GV vừa trình bày vừa thực hiện kỹ thuật băng. − Học sinh lắng nghe, quan sát GV thực hiện. Hình 3. Đưa cuộn băng đi theo hình số 8, hai vòng cuốn dưới 2 nách, bắt chéo nhau ở dưới vùng vai bị thương. Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối cùng của băng (hình) + Băng mông, bẹn vận dụng như cách băng vai, nách. + Băng vùng gối: Hình 4. Đặt 2 vòng qua gối (xương bánh chè) để cố định đầu băng. Đưa cuộn băng cuốn quanh gối 1 vòng đi dần lên phía trên, 1 vòng đi dần xuống phía dưới gối cho đến khi kín vết thương. Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối cùng của băng. + Băng gót chân, vùng khuỷu giống như băng vùng gối. * Băng vùng khoeo, nếp khuỷu: Vận dụng kiểu băng số 8. + Băng vùng khoeo: Hình 5. Đặt 2 vòng ở đầu trên cẳng chân, cốđịnh đầu băng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Đưa cuộn băng bắt chéo qua khoeo lên 4 − GV chỉ định một học sinh lên đóng giả nạn nhân để thực hiện kỹ thuật băng vết thương. GV vừa trình bày vừa thực hiện kỹ thuật băng. − Học sinh lắng nghe, quan sát GV thực hiện. trên gối, băng vòng tròn ở trên gối rồi lại cho bắt chéo qua khoeo xuống cẳng chân, cứ băng liên tiếp như vậy cho đến khi kín vết thương. Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối cùng của băng. + Băng nếp khuỷu giống như băng khoeo. + Băng bàn chân, bàn tay: Vận dụng kiểu băng số 8. + Băng vùng chân: Đặt 2 vòng cố định đầu băng ở sát đầu ngón chân. Hình 6. Đưa cuộn băng đi theo hình số 8, vòng sau cổ chân và bắt chéo ở mu bàn chân. + Băng bàn tay giống như băng bàn chân nhưng đường bắt chéo của băng là ở gan bàn tay. * Băng vùng đầu, mặt, cổ: + Băng trán: Vận dụng kiểu băng vòng tròn hình vành khăn. Hình 7. Đặt 2 vòng cố định đầu băng từ trước trán ra sau gáy. Đưa cuộn băng đi theo vòng tròn quanh trước trán và sau gáy sao cho đường băng ở trước trán nhích dần từ trên xuống dưới, đường băng ở sau gáy nhích dần từ dưới lên trên. Buộc hoặc gài kim băng cố định đầu cuối của băng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 5 − GV chỉ định một học sinh lên đóng giả nạn nhân để thực hiện kỹ thuật băng vết thương. GV vừa trình bày vừa thực hiện kỹ thuật băng. − Học sinh lắng nghe, quan sát GV thực hiện. + Băng một bên mắt: Vận dụng kiểu băng số 8. Đặt 2 vòng quanh trán để cố định đầu băng. Hình 8. Đưa cuộn băng 1 vòng quanh trán, 1 vòng bắt chéo qua mắt bị thương, băng ‰ien tiếp như vậy cho đến khi kín vết thương. Buộc hoặc gài kim băng cố định vòng cuối cùng của băng. + Băng đầu kiểu quai mũ: Vận dụng kiểu băng số 8. Hình 9. Hoạt động 3: Tổng kết. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 1. Củng cố bài học: Giáo viên hệ thống lại các nội dung trọng tâm. 2. Giao nhiệm vụ về nhà. 3. Nhận xét, đánh giá tiết học. − Xuống lớp − Học sinh chú ý lắng nghe. − Xuống lớp. − Các kiểu băng cơ bản. − Áp dụng cụ thể các kiểu băng. − Luyện tập băng vết thương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn. − Ưu điểm, nhược điểm. Rút kinh nghiệm: 6 Huế, ngày 18 tháng 03 năm 2013 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC TẬP: LÊ VĂN GIÁP VI VĂN THUẬN 7 . BÀI 6: CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG TIẾT 27: Kỹ thuật băng vết thương Trường THPT Trần Hưng Đạo Giáo án: QP – AN 10 Sinh viên thực hiện:. học: Giáo viên hệ thống lại các nội dung trọng tâm. 2. Giao nhiệm vụ về nhà. 3. Nhận xét, đánh giá tiết học. − Xuống lớp − Học sinh chú ý lắng nghe. − Xuống lớp. − Các kiểu băng cơ bản. − Áp dụng