Sở GD-ĐT Tỉnh Thái Bình Trường THPT Bắc Đông Quan ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I Môn: Hóa Học-Lớp 12-Năm học 2013-2014 Thời gian: 60 phút /40 câu Họ tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .SBD: . . . . . . . . .Lớp: 12A . . . Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: H=1; He=4; Be=9; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=4O; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=8O; Ag=1O8; Ba=137; Au=197; Sn=119; Sr=88; Cd=112; Hg=2OO; Pb=2O7; Ni=59; P=31; Si=28; I=127; F=19; Li=7; Ni=58, F=19 Câu 1. Cho các phát biểu sau 1-Anilin và phenol dễ thế nguyên tử H trong vòng hơn benzen 2-Các chất béo không tan trong nước, tan nhiều trog dung môi hữu cơ và nhẹ hơn nước. 3-Khử mùi tanh của cá bằng giấm ăn, còn rửa lọ đựng anilin bằng dung dịch axit loãng 4-Xà phòng có thành phần chính là muối(Na, K) của các axit béo 5-Dầu thực vật, mỡ động vật và dầu mỡ bôi trơn máy là một dạng của chất béo 6-Những chất CH 3 NH 2 , NaHCO 3 , C 2 H 5 OH, AgNO 3 /NH 3 đều có khả năng tác dụng với axit fomic 7-Tất cả các peptit đều có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 / OH - thành dung dịch màu tím Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 4 B. 7 C. 5 D. 6 Câu 2. Xà phòng hóa este (CH 3 COOC 2 H 5 )với một lượng vừa đủ dung dịch KOH, sản phẩm thu được là A. HCOOK và C 2 H 5 OH. B. CH 3 COOK và CH 3 OH. C. C 2 H 5 COOK và CH 3 OH D. CH 3 COOK và C 2 H 5 OH. Câu 3. Cho các dung dịch: axit axetic,Gly-Ala-Val, glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, glixerol, andehit axetic. Số dung dịch hoà tan được Cu(OH) 2 ở điều kiện thường là: A. 5 B. 7 C. 4 D. 6 Câu 4. Chất có tính bazo mạnh nhất là A. C 6 H 5 NH 2 B. CH 3 NH 2 C. NH 3 D. (CH 3 ) 2 NH Câu 5. Cho 18,29 gam một amin đơn chức(X) tác dụng với vừa đủ với HCl , sau phản ứng thu được 29,605gam chất tan . Số nguyên tử H trong X là A. 2 B. 9 C. 5 D. 7 Câu 6. Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai? A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit. B. Khi protein tan trong nước tạo thành dung dịch keo, đun nóng có hiện tượng đông tụ C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α -amino axit được gọi là liên kết peptit. D. Các dung dịch protein có phản ứng màu biure với axit HNO 3 đặc Câu 7. Một hỗn hợp X gồm 0,1 mol glutamic và 0,1 mol alanin , đổ thêm vào X một lượng là 250ml dd HCl 1M thì thu được một dung dịch Y . Tính thể tích NaOH 1M dùng để tác dụng với một nửa dung dich Y A. 450ml B. 400ml C. 550ml D. 275ml Câu 8. Alanin(CH 3 -CH(NH 2 )-COOH ) không tác dụng với A. KOH B. HCl C. NaNO 3 D. C 2 H 5 OH Câu 9. Một amin bậc một ứng với C x H y N có % về khối lượng N =23,73%. Số đồng phân tương ứng A. 8 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 10. Nhận biết dung dịch Gly-Ala-Val và Gly-Glu-Ala-Val có thể dùng A. dung dịch HNO 3 đặc B. dung dịch quỳ tím C. dung dịch NaOH D. Cu(OH) 2 /OH - Câu 11. Một amino axit X . Biết X tác dụng với HCl theo tỷ lệ 1:1 và 0,075 mol chất X tác dụng vừa đủ với 75ml dung dịch NaOH 1M sau phản ứng thu được 8,325 gam muối . Vậy X là A. alanin B. glyxin C. valin D. glutamic Câu 12. Cho 100ml dung dịch glucozo nồng độ 1M tác dụng với AgNO 3 /NH 3 ( hiệu suất 90%) . Số gam Ag được tạo ra sau phản ứng A. 9,72gam B. 19,44gam C. 21,6 gam D. 10,8gam, Câu 13. Hợp chất X có công thức phân tử là C 5 H 8 O 2 . Thủy phân hoàn toàn 10 gam X trong dung dịch axit thu được dung dịch Y. Lấy toàn bộ dung dịch Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 14. Đun nóng este CH 3 COOC 2 H 5 trong dung dịch axit vô cơ loãng , sản phẩm thu được là A. CH 3 COOH và CH 3 OH B. C 2 H 5 COOH và CH 3 OH C. CH 3 COOH và C 2 H 5 OH. D. CH 3 COOH và C 2 H 5 OHSO 4 Câu 15. Triolein không tác dụng với A. Cu(OH) 2 B. Dung dịch NaOH loãng(t 0 ) C. Dung dịch H 2 SO 4 loãng(t 0 ) D. Dung dịch Br 2 Câu 16. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu hồng? Mã đề: 157 A. Dung dịch lysin(H 2 N-[CH 2 ] 4 -CH(NH 2 )-COOH) B. Dung dịch glutamic(HOOC-CH 2 -CH 2 -CH(NH 2 )- COOH) C. Dung dịch metyl amin(CH 3 -NH 2 ) D. Dung dịch glyxin( H 2 N-CH 2 -COOH) Câu 17. Chất béo ( là tri este được tạo thành từ glixerol và axit béo ) có tên gọi tri panmitin có công thức A. (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 B. (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 C. (C 17 H 31 COO) 3 C 3 H 5 D. (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 Câu 18. Sự ảnh hường của nhóm NH 2 đến gốc phenyl ( C 6 H 5 -) trong phân tử anilin được chứng minh bằng phản ứng , hoặc tính chất nào sau đây của anilin A. anilin là chất lỏng , không tan trong nước B. anilin tác dụng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng C. anilin có tính bazo rất yếu , không làm đổi màu chất chỉ thị D. anilin tác dụng với axit HCl tạo ra muối Câu 19. Anilin(hay phenyl amin) có công thức là A. C 6 H 5 OH B. CH 3 -CH(NH 2 )-COOH C. CH 3 COOH D. C 6 H 5 NH 2 Câu 20. Trong số các chất triolein, benzen, hexan, peptit, xenlulozo, sáccarozo, phenol, etanol, etylbenzoat, phenylalanin. Số chất không tan trong nước là A. 3 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 21. Thủy phân dung dịch chứa 10,26 gam mantozơ một thời gian. Lấy toàn bộ sản phẩm thu được sau phản ứng thủy phân cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,396 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thủy phân mantozơ là A. 45% B. 55% C. 50% D. 25% Câu 22. Este X có công thức phân tử là C 5 H 10 O 2 . Đun nóng 10,0 gam X trong 100,0 ml dung dịch chứa NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì thu được 4,58 gam chất rắn khan. Vậy công thức của X là : A. C 3 H 7 COOCH 3 B. HCOOC 4 H 9 C. CH 3 COOC 3 H 7 D. C 2 H 5 COOC 2 H 5 Câu 23. Cho các chất sau: natri clorua, saccarozơ, glucozơ, fructozơ, anđêhit axetic, axit fomic, axetilen, axit axetic. Số chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 24. Chứng minh dạng mạch hở , phân tử glucozo có các nhóm OH đứng kề nhau dựa vào phản ứng A. Tác dụng với Cu(OH) 2 khi đun nóng tạo thành kết tủa màu đỏ son B. Mất màu dung dịch nước brom C. Tác dụng với AgNO 3 /NH 3 ,t 0 tạo ra Ag D. Hòa tan Cu(OH) 2 ngay điều kiện thường thành màu xanh lam Câu 25. Cho phản ứng: CH 3 COOH + CH 3 OH ⇄ CH 3 COOCH 3 + H 2 O. Có hằng số cân bằng K = 4. Nếu ban đầu với CH 3 OH = 1mol và CH 3 COOH = 2mol Thì khi hệ đạt tới trạng thái cân bằng % số mol CH 3 OH chuyển hóa ra este là A. 42,265% B. 42,25% C. 31,54% D. 84,53% Câu 26. Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 3 H 7 O 2 N phản ứng với 100 ml dd NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. CTCT thu gọn của X là A. H 2 NCH 2 COOCH 3 B. CH 2 =CHCOONH 4 C. H 2 NCH 2 CH 2 COOH D. HCOOH 3 NCH=CH 2 Câu 27. Cho một chất X có % về khối lượng C , H, O lần lượt là 20,00%, 6,66%,26,66%, còn lại là N. Công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử . Đem 6 gam chất X tác dụng với 100ml NaOH 3M , đun nóng nhẹ cho các phản ứng xẩy ra hoàn toàn , rồi cô cạn dung dịch thì thu được m gam chất rắn khan. Tính m A. 10,6gam B. 16,5gam C. 14,6gam D. 12,5gam Câu 28. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 14,85 kg xenlulozơ trinitrat từ xenlulozơ và axit nitric với hiệu suất 90% thì thể tích HNO 3 96% (D= 1,52g/ml) cần dùng là bao nhiêu lít? A. 7,5 lít. B. 14,39 lít C. 7,195 lít D. 12,195 lít. Câu 29. Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hh gồm Valin và Glyxin là A. 6 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 30. Chất có công thức CH 3 COO-CH 2 CH 3 A. metyl axetat. B. metyl propionat. C. propyl axetat. D. etyl axetat. Câu 31. Khi cho m 1 gam anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch brom, sau đó làm lạnh dung dịch thì thu được m 2 gam muối rắn được tách ra , phần nước lọc( dung dịch chứa axit X) cần hết 600ml dung dịch NaOH 0,1M để trung hòa hết lượng axit trong X . Tính giá trị m 1 và m 2 ( biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn) A. 5,58gam và 19,8gam B. 1,86gam và 6,62 gam C. 2,79gam và 12,33gam D. 1,86gam và 6,6 gam Câu 32. Khối lượng glucozo cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 10 lít rượu etylic 46 0 là : (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml). A. 11,0 kg B. 9,0kg C. 10,0 kg D. 12,0 kg Câu 33. Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là A. 31,0 gam B. 32,36 gam. C. 31,45 gam. D. 30,0gam. Câu 34. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C 4 H 8 O 2 A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 Câu 35. X là một α-amino axit chứa một nhóm chức axit. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu đuợc dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,8 gam hỗn hợp muối. Tên gọi của X là: A. axit 2-amino- 2-metylpropanoic B. axit 3- aminopropanoic C. axit 2- aminopropanoic D. axit 2-aminobutanoic Câu 36. Thuỷ phân hoàn toàn 0,01 mol peptit T mạch hở (tạo bởi các amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng phản ứng, cô cạn dung dịch được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng T là 7,82gam. Số liên kết peptit trong T là: A. 9 B. 10 C. 11 D. 12 Câu 37. Trieste của X với glyxerol có tên gọi chung chất béo . Vậy X là A. tripanmitin, triolein, tristearin B. axit panmitic, axit stearic, axit oleic. C. axit axetic, axit acrylic, axit propionic. D. axit panmitic, axit oleic, axit axetic. Câu 38. Công thức đúng nhất của xenlulozo là A. C 12 H 22 O 11 B. C n (H 2 O) m C. [C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ] n D. (C 6 H 10 O 5 ) n Câu 39. Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit axetylsalixylic,dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là A. 0,96 B. 0,36 C. 0,72 D. 0,24 Câu 40. Một gluxit X khi thủy phân cho hai gốc monosaccarit khác nhau , vậy X là A. glucozơ B. saccarozơ C. fructozơ D. xenlulozơ Hết . phòng hóa este (CH 3 COOC 2 H 5 )với một lượng vừa đủ dung dịch KOH, sản phẩm thu được là A. HCOOK và C 2 H 5 OH. B. CH 3 COOK và CH 3 OH. C. C 2 H 5 COOK và CH 3 OH D. CH 3 COOK và C 2 H 5 OH. . Đun nóng este CH 3 COOC 2 H 5 trong dung dịch axit vô cơ loãng , sản phẩm thu được là A. CH 3 COOH và CH 3 OH B. C 2 H 5 COOH và CH 3 OH C. CH 3 COOH và C 2 H 5 OH. D. CH 3 COOH và C 2 H 5 OHSO 4 Câu. Vậy công thức của X là : A. C 3 H 7 COOCH 3 B. HCOOC 4 H 9 C. CH 3 COOC 3 H 7 D. C 2 H 5 COOC 2 H 5 Câu 23. Cho các chất sau: natri clorua, saccarozơ, glucozơ, fructozơ, anđêhit axetic, axit