de thi hoc ki 1 lich su 11

7 678 1
de thi hoc ki 1 lich su 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT THÔNG HUỀ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TỔ XÃ HỘI MÔN: LỊCH SỬ - K.11 (Cơ bản) ĐỀ 1 A- PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2.5 điểm) Trình bày các nội dung cải cách của Ra-ma V. Những cải cách của Ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm? Câu 2: (2 điểm) Tình hình các nước Mĩ Latinh sau khi giành độc lập có tình hình gì nổi bật? Hãy trình bày tình hình đó. Câu 3: (2.5 điểm ) Phân tích nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ I (1914 – 1918). Trong đó nguyên nhân nào quyết định làm cho chiến tranh diễn ra? B- PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất Câu 1: Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia vào khoảng thời gian nào? a. Cuối TK XIX b. Đầu TK XX c. Giữa TK XX d. Cuối TK XX Câu 2: Nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là cuộc kháng chiến của nhân dân: a. An-giê-ri b. Ai Cập c. Ê-ti-ô-pi-a d. Xu-đăng Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) chính thức bùng nổ? a. Áo – Hung tuyên chiến với Xéc -bi b. Anh tuyên chiến với Đức c. Đức tuyên chiến với Nga d. Đức tuyên chiến với Pháp Câu 4: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào thời gian nào? a. 3/3/1918 b. 3/10/1918 c. 9/11/1918 d. 11/11/1918 Câu 5: Nhà soạn nhạc thiên tài Bét-tô-ven là người nước nào? a. Đức b. Áo c. Nga d. Pháp Câu 6: Tác phẩm nổi tiếng Chiến tranh và Hòa bình là của nhà văn nào? a. Vích-to Huy-gô b. LépTôn-xtôi c. Mác Tuên d. Lỗ Tấn Câu 7: Triều đại Ra-ma được thiết lập vào năm nào? a. Năm 1752 b. Năm 1851 c. Năm 1868 d. Năm 1910 Câu 8: Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, nước nào trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh? a. Nam Phi b. Pê-ru c. Ha-i-ti d. Cuba Câu 9: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc nào là kẻ hung hăng nhất? a. Anh b. Pháp c. Mĩ d. Đức Câu 10: Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), quân Đức tấn công vào nước Pháp bao nhiêu lần? a. 1 lần b. 2 lần c. 3 lần d. 4. lần Câu 11: Vở balê nổi tiếng Hồ thiên Nga là của nhà soạn nhạc nào? a. P. Tchaikovsky b. V. Mozart c. F. Chopin d. L. Beethoven Câu 12: Nhà văn hóa lớn của Ấn Độ Ra-bin-đra -nát Tago đạt giải Nôben văn học năm 1913 với tập thơ mang tên gì? a. Nhật kí người điên b. Đừng động vào tôi c. Thơ Dâng d. Những người khốn khổ TRƯỜNG THPT THÔNG HUỀ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TỔ XÃ HỘI MÔN: LỊCH SỬ - K.11 (Cơ bản) ĐỀ 2 A/ PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2.5 điểm) Trình bày các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Lào và Campuchia chống thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX đầu thế giỉ XX. Qua đó hãy rút ra nhận xét chung về những phong trào này. Câu 2: (2 điểm) Vì sao trong cùng hoàn cảnh các nước ở Đông Nam Á mà Việt Nam, Lào và Campuchia bị xâm lược còn Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây? .Câu 3: (2.5 điểm ) Trên cơ sở trình bày kết cục cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), em hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay? B- PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất Câu 1: Tác phẩm nổi tiếng Chiến tranh và Hòa bình là của nhà văn nào? a. Vích-to Huy-gô b. LépTôn-xtôi c. Mác Tuên d. Lỗ Tấn Câu 2: Nổi bậc trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là cuộc kháng chiến của nhân dân: a. An-giê-ri b. Ai Cập c. Ê-ti-ô-pi-a d. Xu-đăng Câu 3: Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), quân Đức tấn công vào nước Pháp bao nhiêu lần? a. 1 lần b. 2 lần c. 3 lần d. 4. lần Câu 4: Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, nước nào trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh? a. Nam Phi b. Pê-ru c. Ha-i-ti d. Cuba Câu 5: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào thời gian nào? a. 3/3/1918 b. 3/10/1918 c. 9/11/1918 d. 11/11/1918 Câu 6: Nhà văn hóa lớn của Ấn Độ Ra-bin-đra -nát Tago đạt giải Nôben văn học năm 1913 với tập thơ mang tên gì? a. Nhật kí người điên b. Đừng động vào tôi c. Thơ Dâng d. Những người khốn khổ Câu 7: Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia vào khoảng thời gian nào? a. Cuối TK XIX b. Đầu TK XX c. Giữa TK XX d. Cuối TK XX Câu 8: Triều đại Ra-ma được thiết lập vào năm nào? a. Năm 1752 b. Năm 1851 c. Năm 1868 d. Năm 1910 Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) chính thức bùng nổ? a. Áo – Hung tuyên chiến với Xéc -bi b. Anh tuyên chiến với Đức c. Đức tuyên chiến với Nga d. Đức tuyên chiến với Pháp Câu 10: Vở balê nổi tiếng Hồ thiên Nga là của nhà soạn nhạc nào? a. P. Tchaikovsky b. V. Mozart c. F. Chopin d. L. Beethoven Câu 11: Nhà soạn nhạc thiên tài Bét-tô-ven là người nước nào? a. Đức b. Áo c. Nga d. Pháp Câu 12: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc nào là kẻ hung hăng nhất? a. Anh b. Pháp c. Mĩ d. Đức Tiết 11 _KIỂM TRA 1 TIẾT ( tháng 10/2012) MÔN SỬ - 11 THỜI GIAN: 45 phút Ngày soạn :25/10/2012 Giảng tại các lớp : Lớp Ngày giảng HS vắng mặt Ghi chú 11A 11B 11C 11D 11E ĐỀ I Câu 1 ( 4 điểm ) Trình bày nội dung, ý nghĩa, vai trò của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản. Vì sao Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược? Câu 2 ( 3 điểm ) Nêu diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Nếu như cuộc vận động Duy tân năm 1898 thành công thì đất nước Trung Quốc sẽ như thế nào? Câu 3 ( 3 điểm ) Phân tích nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ I ( 1914 – 1918 ).Trong đó nguyên nhân nào quyết định làm cho chiến tranh diễn ra? ĐỀ II Câu 1 ( 4 điểm ) Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân hợi năm 1911 ở Trung Quốc. Giả sử rằng cách mạng Tân hợi thật sự thành công thì đất nước Trung Quốc sẽ ra sao? Câu 2 ( 3 điểm ) Vì sao trong cùng hoàn cảnh các nước ở Đông Nam Á mà Việt Nam , Lào và Campuchia bị xâm lược còn Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây? Câu 3 ( 3 điểm ) Phân tích nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ I ( 1914 – 1918 ). Trong đó nguyên nhân nào quyết định làm chiến tranh bùng nổ? ĐÁP ÁN ĐỀ I Câu Nội dung Điểm 1 ( 4 đ) - Cuối năm 1867 - đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ : + Về chính trị : xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. + Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống + Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng. + Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây. - Ý nghĩa, vai trò của cải cách : + Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. + Tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản., đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á - Vì sao Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược: Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật từ nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa và giúp Nhật thoát khỏi số phận bị xâm lược 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 1,0 2 ( 3đ) a/ Diễn biến các phong trào: - Trước sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thoả hiệp của triều đình Mãn Thanh, nhân dân Trung Quốc đã đứng dậy đấu tranh, tiêu biểu là phong trào nông Thái bình Thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo (1851 – 1864). - Năm 1898, cuộc vận động Duy tân do hai nhà nho yêu nước là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng, được vua Quang Tự ủng hộ, kéo dài hơn 100 ngày, nhưng bị thất bại vì Từ Hi Thái hậu làm chính biến. - Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, phong trào nông dân Nghĩa Hòa đoàn nêu cao khẩu hiệu chống đế quốc, được nhân dân nhiều nơi hưởng ứng. Khởi nghĩa thất bại vì thiếu sự lãnh đạo, thiếu vũ khí và bị triều đình phản bội, bắt tay với đế quốc để đàn áp phong trào. b/ Nếu như cuộc vận động Duy tân thành công: Trung Quốc từ nước phong kiến sẽ đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa và giúp Trung Quốc thoát khỏi số phận bị xâm lược. 0.75 0.75 0.75 0,75 3 ( 3đ) a/ Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh: - Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. - Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên : chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898) ; chiến tranh Anh - Bôơ (1899 - 0.5 0.5 1902) ; chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). - Để chuẩn bị một cuộc chiến tranh lớn nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lâp nhau: + Khối Liên minh: Đức cùng Áo – Hung và I- ta- li-a( 1882 ) + Khối Hiệp ước: Anh – Pháp – Nga ( 1907 ) - Nguyên nhân sâu xa: do mâu thuẩn giữa các nước đế quốc về thuộc địa và thị trường - Duyên cớ : Thái tử Áo - Hung bị một người Xécbi ám sát, lấy cớ phe liên minh tuyên chiến với Xécbi => Chiến tranh thế giới thứ I bùng nổ b/ Nguyên nhân quyết định: do mâu thuẩn giữa các nước đế quốc là nhân tố quyết định làm cho chiến tranh thế giới lần thứ I diễn ra. 0.5 0.5 0,5 0.5 ĐỀ II Câu Nội dung Điểm 1 - Nguyên nhân: Ngày 9 - 5 - 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh "Quốc hữu hoá đường sắt", thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã châm ngòi cho Cách mạng Tân Hợi. - Diễn biến: + Ngày 10 - 10 - 1911, Cách mạng Tân hợi bùng nổ. Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Vũ Xương, sau đó khởi nghĩa lan ra tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc + Ngày 29 - 12 - 1911, Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống. + Sau đó, Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống (2 - 1912). Cách mạng coi như chấm dứt. - Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển. Cuộc cách mạng có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam. - Nếu như cách mạng Tân hợi thật sự thành công thì sẽ lật đổ chế độ phong kiến, giải phóng dân tộc và đưa Trung Quốc tiến lên theo con đường tư bản chủ nghĩa. 0,75 0,5 0,5 0,5 0,75 1,0 2 - Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. - Trước nguy cơ bị xâm lược: Việt Nam, Lào và Campuchia duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, cự tuyệt cải cách làm cho đất nước vốn đã suy yếu lại càng suy yếu hơn dẫn đến bị xâm lược. - Ở Xiêm, vào giữa thế kỉ XIX, nước này cũng đứng trước sự đe doạ xâm chiếm của các nước phương Tây, nhất là Anh và Pháp. Từ thời vua Rama IV (1851 - 1868), đặc biệt là vua Rama V (từ năm 1868 đến năm 1910) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội theo khuôn mẫu các 1,0 0,75 1,25 nước phương Tây, tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Nhờ vậy Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực mà vẫn giữ được độc lập, mặc dù bị lệ thuộc nhiều vào Anh và Pháp về kinh tế, chính trị. 3 a/ Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh: - Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. - Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên : chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898) ; chiến tranh Anh - Bôơ (1899 - 1902) ; chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). - Để chuẩn bị một cuộc chiến tranh lớn nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lâp nhau: + Khối Liên minh: Đức cùng Áo – Hung và I- ta- li-a( 1882 ) + Khối Hiệp ước: Anh – Pháp – Nga ( 1907 ) - Nguyên nhân sâu xa: do mâu thuẩn giữa các nước đế quốc về thuộc địa và thị trường - Duyên cớ : Thái tử Áo - Hung bị một người Xécbi ám sát, lấy cớ phe liên minh tuyên chiến với Xécbi => Chiến tranh thế giới thứ I bùng nổ b/ Nguyên nhân quyết định: do mâu thuẩn giữa các nước đế quốc là nhân tố quyết định làm cho chiến tranh thế giới lần thứ I diễn ra. 0.5 0.5 0.5 0.5 0,5 0.5 . thúc vào thời gian nào? a. 3/3 /19 18 b. 3 /10 /19 18 c. 9 /11 /19 18 d. 11 /11 /19 18 Câu 6: Nhà văn hóa lớn của Ấn Độ Ra-bin-đra -nát Tago đạt giải Nôben văn học năm 19 13 với tập thơ mang tên gì? a. Nhật. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào thời gian nào? a. 3/3 /19 18 b. 3 /10 /19 18 c. 9 /11 /19 18 d. 11 /11 /19 18 Câu 5: Nhà soạn nhạc thi n tài Bét-tô-ven là người nước nào? a. Đức b. Áo c. Nga d soạn :25 /10 /2 012 Giảng tại các lớp : Lớp Ngày giảng HS vắng mặt Ghi chú 11 A 11 B 11 C 11 D 11 E ĐỀ I Câu 1 ( 4 điểm ) Trình bày nội dung, ý nghĩa, vai trò của cuộc Duy tân Minh Trị năm 18 68 ở Nhật

Ngày đăng: 12/02/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan