ĐỀ 1 BÀI BẢNG TUẦN HOÀN (5) 1/- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc: A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. B. Theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. C. Theo chiều tăng dần của tổng số hạt p, n, e. D. Cả A, B, C đều đúng. 2/- Trong bảng tuần hoàn, nhóm A gồm các nguyên tố A. s và p. B. chỉ nguyên tố s. C. chỉ nguyên tố p. D. chỉ nguyên tố d. 3/- Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố thuộc cùng chu kỳ có đặc điểm A. có cùng số lớp e B. có cùng số e lớp ngoài cùng C. có cùng điện tích hạt nhân . D. Cả A, C đều đúng. 4/- Trong bảng tuần hoàn, các chu kỳ nhỏ là A. 1, 2, 3 B. 2, 3. 2, 3, 4. D. chỉ có chu kỳ 1. 5/- Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Các nguyên tố cùng nhóm A thì có cùng số e lớp ngoài cùng. B. Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự ô nguyên tố bằng số khối. C. Số thứ tự nhóm A bằng số e lớp ngoài cùng. D. Tất cả các nhận xét trên đều đúng. BIẾN ĐỔI CẤU HÌNH (3) 1/- Trong bảng tuần hoàn, tính chất các nguyên tố biến đổi tuần hoàn là do A. cấu hình e lớp ngoài cùng biến đổi tuần hoàn. B. điện tích hạt nhận tăng dần. C. sự biến đổi khối lượng nguyên tử. D. Cả A, B, C đều đúng. 2/- Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Các nguyên tố cuối chu kỳ đều là khí hiếm. B. Các nguyên tố kim loại đều là nguyên tố s. C. Các nguyên tố phi kim đều là nguyên tố p. D. Cả A, B, C đều đúng. 3/- Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về các nguyên tố khí hiếm? A. Không tham gia phản ứng hóa học. B. Có cấu hình e bền vững. C. Ở điều kiện thường tồn tại dạng đơn nguyên tử. D. Cả A, B, C đều đúng. BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT (4) 1/- Các nguyên tố trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì : A. tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. B. tính kim loại giảm dần, phi kim tăng dần. C. tính kim loại và tính phi kim đồng thời tăng dần. D. tính kim loại và tính phi kim đồng thời giảm dần. 2/- Trong một chu kì nhỏ, đi từ trái sang phải thì hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi A. tăng lần lượt từ 1 đến 4. B. giảm lần lượt từ 4 xuống 1. C. tăng lần lượt từ 1 đến 7. D. giảm lần lượt từ 1 đến 7. 3/- Đặc trưng nào sau đây của nguyên tử không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân? A. tính kim loại, phi kim. B. độ âm điện. C. công thức hidroxit cao nhất. D. số khối 4/- Cho nguyên tử X có Z=15. Để đạt được cấu hình e của nguyên tử khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử X nhận hay nhường bao nhiêu e? A. nhận thêm 3e. B. nhường 3e. C. nhận 5e. D. nhường 5e. Ý NGHĨA BẢNG TUẦN HOÀN (6) 1/- Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, không suy ra được : A.cấu hình e nguyên tử B. công thức oxit cao nhất. C. bán kính nguyên tử. D. tính axit, bazơ của các hiđroxit tương ứng của chúng. 2/- Nguyên tố X có cấu hình: 1s 2 2s 2 2p 3 . Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X ở vị trí A. CK 3, nhóm IIA. B. CK 5, nhóm IIA. C. CK 2, nhóm IIIA D. CK 2, nhóm VA. 3/- Nguyên tố R ở CK 3, nhóm VIIA. Công thức oxit cao nhất của R là A. R 2 O 3 B. R 2 O. C. R 2 O 7 . D. RO. 4/- Nguyên tố R có oxit cao nhất là RO 3 . Công thức hợp chất khí với hidro của R là A. RH 3 B. RH 2 . C. RH 6 D. R 2 H. 5/- Nguyên tố X thuộc nhóm VA. Trong hợp chất với hidro của X có 8,82% hidro về khối lượng. X là A. C (Z=12). B. Si (Z=28) C. P (Z=31) D. N (Z=14) 6/- Nguyên tố M có 7e ở phân lớp d. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là A. CK3, nhóm VIIB. B. CK3, nhóm VIIIB. C. CK4, nhóm VIIB. D. CK4, nhóm VIIIB ĐỀ 2 BÀI BẢNG TUẦN HOÀN (5) 1/- Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự ô nguyên tố bằng A. số khối. B. số hiệu nguyên tử. C. số electron. D. Cả B, C đều đúng. 2/- Trong bảng tuần hoàn, nhóm B gồm các nguyên tố A. d và f. B. chỉ nguyên tố d. C. chỉ nguyên tố p. D. p và d. 3/- Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố thuộc cùng nhóm A có đặc điểm A. có cùng số lớp e B. có cùng số e lớp ngoài cùng C. có cùng điện tích hạt nhân . D. Cả A, B đều đúng. 4/- Trong bảng tuần hoàn, chu kỳ có 18 nguyên tố là A.3, 4, 5. B. 3, 4. C. 4, 5. D. 4, 5, 6. 5/- Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Các nguyên tố cùng chu kỳ thì có cùng số lớp e. B. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của nguyên tử khối. C. Số thứ tự nhóm A bằng số e lớp ngoài cùng. D. Tất cả các nhận xét trên đều đúng. BIẾN ĐỔI CẤU HÌNH (3) 1/- Các nguyên tố thuộc cùng nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau vì A. cùng số e lớp ngoài cùng. B. cùng số lớp e. C. cùng là nguyên tố s, p. D. Cả A, B, C đều đúng. 2/- Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Các nguyên tố cuối chu kỳ đều là khí hiếm. B. Các nguyên tố kim loại đều là nguyên tố s. C. Các nguyên tố phi kim đều là nguyên tố p. D. Cả A, B, C đều đúng. 3/- Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về các nguyên tố trong nhóm VIIIA? A. Rất dễ tham gia phản ứng hóa học. B. Có cấu hình e bền vững. C. Phân tử gồm 2 nguyên tử dạng X 2 . D. Cả A, B, C đều đúng. BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT (4) 1/- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì : A. tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. B. tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. C. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần. D. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần. 2/- Trong một chu kì nhỏ, đi từ trái sang phải thì hoá trị của các nguyên tố trong hợp chất với hidro A. tăng lần lượt từ 1 đến 4. B. giảm lần lượt từ 4 xuống 1. C. tăng lần lượt từ 1 đến 7. D. giảm lần lượt từ 1 đến 7. 3/- Đặc trưng nào sau đây của nguyên tử không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân? A. tính axit-bazơ của oxit cao nhất. B. độ âm điện. C. hóa trị cao nhất. D. số khối 4/- Cho nguyên tử X có Z=13. Để đạt được cấu hình e của nguyên tử khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử X nhận hay nhường bao nhiêu e? A. nhận thêm 3e. B. nhường 3e. C. nhận 5e. D. nhường 5e. Ý NGHĨA BẢNG TUẦN HOÀN (6) 1/- Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, không suy ra được : A. tính kim loại, tính phi kim. B. công thức hợp chất với hiđro. C. độ âm điện. D. tính axit, bazơ của các oxit cao nhất của chúng. 2/- Nguyên tố X có cấu hình: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 . Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X ở vị trí A. CK 3, nhóm VIA. B. CK 3, nhóm IVA. C. CK 4, nhóm IIIA D. CK 5, nhóm IIIA. 3/- Nguyên tố R ở CK 4, nhóm VIA. Công thức oxit cao nhất của R là A. RO 2 B. RO 3 . C. R 2 O. D. RO. 4/- Nguyên tố R có hợp chất khí với hidro là RH 2 . Công thức oxit cao nhất của R là A. RO 3 B. RO. C. R 2 O 3 D. R 2 O. 5/- Nguyên tố X thuộc nhóm IVA. Trong oxit cao nhất của X có 53,33% oxi về khối lượng. X là A. C (Z=12). B. Si (Z=28) C. S (Z=32) D. N (Z=14) 6/- Nguyên tố M có 3e ở phân lớp d. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là A. CK3, nhóm IIIB. B. CK3, nhóm VB. C. CK4, nhóm IIIB. D. CK4, nhóm VB PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) 1/- Cho các nguyên tố X (CK3, nhóm IA) ; Y (CK4, nhóm IA) ; T (CK3, nhóm IIIA). a) Lập luận để viết cấu hình electron của X, Y, T (1,5 điểm) b) Viết công thức oxit cao nhất của X, Y, T và sắp xếp chúng theo thứ tự tính bazơ tăng dần (0,5 điểm) 2/- Cho 14,5g hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại nhóm IIA kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng với dd HCl lấy dư, thu được 4,48 lít khí (đktc). a) Xác định tên 2 kim loại đó. (1 điểm) b) Tính khối lượng muối khan thu được sau phản ứng. (1 điểm) (Cho: Be=9 ; Mg=24 ; Ca=40 ; Sr=88 ; Ba=137 ; C=12 ; O=16 ; H=1 ; Cl=35,5) PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) 1/- Cho các nguyên tố X (CK 2, nhóm VIA) ; Y (CK 3, nhóm VIA ) ; T (CK 3, nhóm VA ). a) Viết công thức oxit cao nhất của X, Y, T và sắp xếp chúng theo thứ tự tính axit tăng dần (0,5 điểm) b) Lập luận để viết cấu hình electron của X, Y, T (1,5 điểm) 2/- Để trung hòa 13,2g hỗn hợp hidroxit của 2 kim loại nhóm IA kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn cần vừa đủ 100ml dd H 2 SO 4 1,5M. a) Xác định tên 2 kim loại đó. (1 điểm) b) Tính khối lượng muối khan thu được sau phản ứng. (1 điểm) (Cho: Li=7 ; Na=23 ; K=39 ; Rb=85,5 ; O=16 ; H=1 ; S=32) PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) 1/- Cho các nguyên tố: X (CK3, nhóm IIIA) ; Y (CK3, nhómVA) ; T (CK 2, nhóm VA). a) Viết công thức hidroxit cao nhất của X, Y, T và sắp xếp chúng theo thứ tự tính axit tăng dần (0,5 điểm) b) Lập luận để viết cấu hình electron của X, Y, T (1,5 điểm) 2/- Để hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp 2 oxit kim loại nhóm IIA kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn cần vừa đủ 150ml dd HCl 2M. a) Xác định tên 2 kim loại đó. (1 điểm) b) Tính khối lượng muối khan thu được sau phản ứng. (1 điểm) (Cho: Be=9 ; Mg=24 ; Ca=40 ; Sr=88 ; Ba=137 ; O=16 ; Cl=35,5 ; H=1) PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) 1/- Cho các nguyên tố X (CK2, nhóm IIA) ; Y (CK4, nhóm IIA) ; T (CK4, nhóm IA). a) Viết công thức hidroxit cao nhất của X, Y, T và sắp xếp chúng theo thứ tự tính bazơ tăng dần (0,5 điểm) b) Lập luận để viết cấu hình electron của X, Y, T (1,5 điểm) 2/- Cho 12,7g hỗn hợp muối clorua của 2 kim loại nhóm IA kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng với dd AgNO 3 lấy dư, thu được 28,7g kết tủa AgCl. a) Xác định tên 2 kim loại đó. (1 điểm) b) Tính thể tích dd AgNO 3 cần dùng. (1 điểm) (Cho: Li=7 ; Na=23 ; K=39 ; Rb=85,5 ; Cl=35,5 ; Ag=108 ; O=16 ; N=14)