1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tổng Hợp Thuật Ngữ Ngành Kinh Tế

122 180 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tài liệu tổng hợp hầu như tất cả các thuật ngữ từ cơ bản đến nâng cao dùng trong ngành Kinh Tế từ A đến Z từ nhiều nguồn đáng tin cậy khác nhau, đầy đủrõ ràngchính xác. Phục vụ như cầu tìm hiểu tra cứu của học sinhsinh viên và các đối tượng ham học khác......

1. ARPU ARPU (Average Revenue Per User) là doanh thu trung bình trên một thuê bao. Đây là chỉ số thường được dùng để đánh giá hiệu quả của các nhà khai thác, cung cấp dịch vụ viễn thông, chủ yếu là điện thoại di động. 2. Agribusiness Agribusiness là kinh doanh nông nghiệp: Một thuật ngữ phản ánh tính chất tập đoàn lớn của rất nhiều doanh nghiệp trang trại trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. 3. Antitrust law Antitrust law là luật chống độc quyền: Một chính sách hoặc hành động nhằm xóa bỏ sức mạnh mang tính độc quyền trong một thị trường. 4. Asset Asset là tài sản: Một vật sở hữu có giá trị, thường được đánh giá bằng tiền. 5 . Bán buôn Trong cách dùng bình thường, bán buôn đồng nghĩa với bán sỉ, tức là bán hàng với khối lượng lớn, mức chiết khấu cao. Trong hoạt động ngân hàng, bán buôn là cung ứng dịch vụ, thường là có giá trị lớn, cho khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp, chứ không phải là khách hàng cá nhân. Trong thống kê quốc gia, bán buôn phân biệt với bán lẻ ở chỗ bán buôn được thực hiện giữa hai chủ thể không phải là người tiêu dùng cuối cùng. 6. Bản cáo bạch Khi một công ty muốn chào bán chứng khoán ra công chúng hay niêm yết trên thị trường chứng khoán, một trong những tài liệu phải công bố là bản cáo bạch. Đây là tài liệu công khai mọi thông tin về công ty liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của công ty đó. Luật chứng khoán nhấn mạnh đến các yếu tố thông tin trung thực, chính xác, khách quan của bản cáo bạch. Chú ý, có người hiểu sai từ bản cáo bạch với báo cáo tài chính nên viết nhầm, ví dụ, bản cáo bạch thường niên… 7. Bản ghi nhớ Bản ghi nhớ (MOU) là văn bản hầu như không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, được kết giữa hai bên hay nhiều bên để bày tỏ ý định chung nào đó. Bản ghi nhớ thường vạch ra lộ trình hợp tác của các bên, ghi nhận vai trò của mỗi bên và thường sau đó được thay thế bằng các hợp đồng chính thức. 8. Bán hàng đa cấp Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia. b) Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng. c) Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức. 9. Bán hàng đa cấp bất chính Bán hàng đa cấp bất chính là thực hiện một trong các hành vi sau: a) Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. b) Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại. c) Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. d) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia. Xét theo định nghĩa trên đây của Luật Cạnh tranh thì đại đa số hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam là vi phạm pháp luật. 10. Bán khống Bán khống (Short Sale) là bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán đó trong tay. Thông thường, một nhà đầu tư, khi dự báo giá một chứng khoán nào đó giảm, anh ta sẽ vay mượn chứng khoán này, bán ra thị trường và đợi đến khi giá giảm đúng như dự kiến, sẽ mua vào và trả lại cho nơi đã cho vay. Anh ta sẽ hưởng lời từ chênh lệch giá khi bán và giá khi mua trở lại. Có thể phân biệt thêm bán khống thường và bán khống “trần trụi” (Naked Short Sale). Trong trường hợp sau người bán không cho vay chứng khoán trước thời điểm bán và trong nhiều trường hợp không có ý định thực hiện hợp đồng này. 11. Ban kiểm soát Ban kiểm soát là nơi thay mặt chủ sở hữu doanh nghiệp giám sát hoạt động quản lý điều hành của các bộ phận điều hành. Công ty cổ phần phải thành lập Ban kiểm soát khi có số cổ đông cá nhân trên 11 người hoặc có cổ đông là tổ chức sỡ hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty. Công ty TNHH có từ 11 thành viên, bất kể là cá nhân hay tổ chức, phải thành lập Ban kiểm soát. Ngoài các trường hợp này, công ty cổ phần, công ty TNHH có thể thành lập Ban kiểm soát nếu có nhu cầu. 12. Bán lẻ Bán lẻ là bán trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng. trong hoạt động ngân hàng, bán lẻ là cung ứng dịch vụ cho các khách hàng cá nhân, đơn vị riêng lẻ và tập trung vào các dịch vụ như nhận tiền gửi tiết kiệm, quản lý tài khoản giao dịch, thanh toán, thế chấp, cho vay cá nhân, các loại thẻ tín dụng… 13. Bán phá giá Bán phá giá là hành vi bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài hay trong nước với giá dưới giá thành hoặc thấp hơn hẳn giá bán trên thị trường nội địa. 14. Bản quyền Hình ảnh minh họa này khá đơn giản nhưng nó thể hiện được rối rắm và phức tạp của các vụ kiện tụng. Trong hình, vùng màu trắng là “vùng chiến sự”, nơi các mũi tên chỉ các công ty kiện lẫn nhau, còn vùng gạch xiên ở phía ngoài dùng để thể hiện những vụ mua bán bằng sáng chế cho nhau. Thuật ngữ giống Quyền sở hữu trí tuệ: Là từ chung chỉ việc chứng nhận quyền sở hữu thông qua bằng sáng chế (Patent), bản quyền tác giả (copyright), nhãn hiệu đăng ký (trademark). Theo Luật Sở hữu trí tuệ, đó là các quyền về sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu…); quyền tác giả (ghi âm, ghi hình…); quyền đối với giống cây trồng (giống cây trồng mới). 15. Bán sỉ Thuật ngữ giống Bán buôn: Trong cách dùng bình thường, bán buôn đồng nghĩa với bán sỉ, tức là bán hàng với khối lượng lớn, mức chiết khấu cao. Trong hoạt động ngân hàng, bán buôn là cung ứng dịch vụ, thường là có giá trị lớn, cho khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp, chứ không phải là khách hàng cá nhân. Trong thống kê quốc gia, bán buôn phân biệt với bán lẻ ở chỗ bán buôn được thực hiện giữa hai chủ thể không phải là người tiêu dùng cuối cùng. 16. Bàn tay vô hình Bàn tay vô hình là khái niệm do Adam Smith đưa ra. Người ta nhận thấy thị trường thực ra hoàn toàn không hỗn loạn mà được dẫn dắt bằng một bàn tay vô hình. Chính bàn tay vô hình làm cho nguồn lực chảy vào các hoạt động mà ở đó chúng có giá trị cao nhất. Bàn tay vô hình là khái niệm do Adam Smith đưa ra. 17. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Bảng báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ. 18. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định, thường được lập cho thời điểm cuối cùng của năm tài chính, tóm tắt những gì mà doanh nghiệp nợ. Bảng cân đối kế toán có hai cột luôn bằng nhau: tài sản và nợ + vốn chủ sở hữu. 19. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bảng báo cáo dòng tiền mặt bao gồm dòng tiền ra và dòng tiền vào của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 20. Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; và thuyết minh báo cáo tài chính. Các công ty niêm yết ở Việt Nam ít khi công bố báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 21. Báo cáo tài chính hợp nhất Báo cáo tài chính của một tập đoàn, bao gồm nhiều công ty chịu sự kiểm soát của một công ty mẹ được gọi là báo cáo tài chính hợp nhất. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con. 22. Bảo hiểm Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. 23. Bảo hộ mậu dịch Bảo hộ mậu dịch là việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ… hay việc áp đặt hạn ngạch hay thuế suất nhập khẩu đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự của một quốc gia hay lãnh thổ. 24. Bảo lãnh Bảo lãnh trong quan hệ pháp luật dân sự và thương mại là việc một hoặc nhiều bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với một hoặc nhiều bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) rằng mình sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh) nếu khi đáo hạn nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ với bên được bảo lãnh. Bảo lãnh được coi là một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam. Lưu ý: bảo lãnh chỉ là cam kết (bằng văn bản) bảo đảm việc thực hiện một nghĩa vụ và bên bảo lãnh không đưa ra bất kỳ một tài sản cụ thể nào để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu bên bảo lãnh sử dụng một tài sản nào đó để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thì giao dịch này được coi là “cầm cố” hoặc “thế chấp” bởi bên thứ ba. 25. Bảo lãnh Chính phủ Bảo lãnh Chính phủ là cam kết của Chính phủ với người cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp đến hạn trả nợ mà người vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. 26. Bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh ngân hàng là cam kết văn bản của ngân hàng về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền này đã được trả thay. 27. Bảo lãnh phát hành chứng khoán Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành (thường là các công ty chứng khoán, các ngân hàng đầu tư) cam kết với tổ chức phát hành (doanh nghiệp) thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. 28. Bảo phí Bảo phí hay phí bảo hiểm là khoản tiền bên mua bảo hiểm nộp định kỳ cho doanh nghiệp bảo hiểm để được bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. 29. Bao thanh toán Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Nói cách khác doanh nghiệp bán lại các khoản sẽ thu của mình cho ngân hàng với một tỷ lệ chiết khấu nhất định để cải thiện tình hình thu chi tiền mặt; ngân hàng sau này thu các khoản đó và hưởng lợi nhờ khoản chiết khấu. 30. Bảo tức Bảo tức là lợi tức (khoản lãi chia không đảm bảo) được thông báo cho bên mua bảo hiểm vào mỗi năm dương lịch đối với những hợp đồng đã có hiệu lực được ít nhất ba tháng. 31. Basel Basel là các quy định do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đưa ra dưới dạng hiệp ước và khuyến cáo các ngân hàng tuân thủ để tránh rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Mục đích của các hiệp ước là để bảo đảm các tổ chức tài chính có đủ vốn để đáp ứng các nghĩa vụ cũng như để giải quyết các thua lỗ bất ngờ. Hiệp ước Basel đầu tiên, thường được gọi là Basel I (năm 1988), yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng vốn của ngân hàng, do đó mức vốn này cũng được hiểu là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng đó. Hiệp ước Basel II, sẽ được thực thi đầy đủ trước năm 2015, chú trọng ba lĩnh vực chính, gồm yêu cầu vốn tối thiểu, đánh giá giám sát và kỷ luật thị trường, thường được gọi là ba cột trụ chính. Hiệp ước Basel III, với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn, sẽ được thực hiện từ tháng 1-2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018. Ví dụ, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) được giữ nguyên ở mức 8%, nhưng Basel III yêu cầu vố chủ sở hữu (vốn cấp 1) của các ngân hàng phải nâng từ 4% lên 6%. 32. Bất động sản/Động sản Bất động sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai Theo pháp luật dân sự Việt Nam bất động sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai (kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó), các tài sản khác gắn liền với đất đai như rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và các tài sản khác khi được pháp luật quy định. Động sản là các tài sản không phải là bất động sản. 33. Bất khả kháng Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà các bên liên quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặt dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng thường bao gồm các sự kiện như chiến tranh, cấm vận, bạo loạn, nổi dậy, hỏa hoạn, bão lụt, động đất (hoặc những thiên tai tương tự), đình công, sự thay đổi chính sách, pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trừ trường hợp pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận khác, khi xảy ra một sự kiện bất khả kháng thì các bên liên quan được giải trừ trách nhiệm với nhau. Lưu ý: sự kiện bất khả kháng theo thông lệ thế giới không áp dụng đối với nghĩa vụ thanh toán tiền. Ví dụ, một bên có nghĩa vụ thanh toán không thể viện dẫn rằng mình đã bị trộm cướp mất khoản tiền phải thanh toán cho bên kia để chấm dứt nghĩa vụ thanh toán tiền. 34. Bất ổn vĩ mô Bất ổn vĩ mô chỉ trạng thái biến động bất thường của các chỉ số kinh tế vĩ mô. Điều này được thể hiện qua việc lạm phát tăng cao, bong bóng tài sản xuất hiện, thất nghiệp cao, tăng trưởng đình đốn, thất nghiệp cao… Bất ổn vĩ mô thường là do tính chất chu kỳ hoặc là những cú sốc về xã hội hoặc thiên tai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bất ổn còn do sự điều hành kinh tế kém cỏi của các Chính phủ. 35. Bẫy thu nhập trung bình Bẫy thu nhập trung bình là khái niệm chỉ tình trạng một quốc gia thoát nghèo, gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng mất nhiều thập kỷ vẫn không trở thành quốc gia phát triển. Bẫy thu nhập trung bình xảy ra khi một nước bị mắt kẹt tại mức thu nhập trung bình đã đạt được nhờ khai thác tài nguyên và những lợi thế nhất định ban đầu như lao động giá rẻ, mà không vượt qua được ngưỡng đó để đưa thu nhập lên mức cao hơn. 36. Bí mật kinh doanh Bí mật kinh doanh là thông tin có đủ các điều kiện sau đây: a) Không phải là hiểu biết thông thường. b) Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó. c) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được. [...]... trong những năm qua Khái niệm này chỉ có trong thị trường cho vay bất động sản của Mỹ 81 Chu kỳ kinh tế Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thái, phục hồi và hưng thịnh Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh 82 Chứng chỉ quỹ Chứng chỉ quỹ là loại... chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào 119 Công ty hợp vốn Công ty hợp vốn là thuật ngữ được sử dụng trong sach giáo khoa về luật công ty để phân biệt với công ty hợp danh Theo đó, công ty hợp vốn (còn gọi là công ty đối vốn) là công ty mà các cổ đông/thành viên không có quan hệ mật thiết... dư hay thâm hụt mậu dịch), cân đối ngoại tệ (cán cân thanh toán tổng thể)… 48 Cạnh tranh Cạnh tranh là tình huống trên thị trường khi người bán cố gắng thu hút người mua để đạt được những mục đích kinh doanh cụ thể nào đó như lợi nhuận, doanh số, thị phần Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực kinh tế, thương mại, luật, chính trị, sinh thái, thể thao 49 Cấp tín... thời kỳ lạm phát cao, có thể giảm độ nóng của nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất và từ đó giảm nguồn cung tiền Do đó, nền kinh tế sẽ có ít tiền chi tiêu hơn và mức lãi suất cao hơn, cả chi tiêu và giá cả đều có xu hướng giảm xuống, hoặc tối thiểu là không tăng nhanh 77 Chính sách vĩ mô, vi mô Chính sách vĩ mô là chính sách nhắm tới toàn bộ nền kinh tế, như chính sách tài chính, chính sách tiền tệ,... tiền tệ là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát lãi suất và nguồn cung tiền Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngân hàng trung ương có thể tăng nguồn cung tiền để giảm lãi suất Điều này khuyến khích người ta tiêu dùng nhiều hơn vì người dân có trong tay nhiều tiền hơn Lãi suất thấp cũng kích thích các doanh nghiệp chi tiêu cho đầu tư để mở rộng kinh doanh và thuê nhiều nhân công hơn... phí Chi phí là thuật ngữ để chỉ giá trị những đầu vào sản xuất khác nhau được doanh nghiệp sử dụng như chi phí lao động, chi phí nguyên liệu, chi phí vốn Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì chi phí là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh Như... điểm nào đó so với cùng kỳ năm trước Chỉ số sản xuất là so sánh lượng hàng sản xuất ra của một thời điểm nào đó so với cùng kỳ năm trước Chỉ số lan tỏa của một ngành là khi ngành đó tăng trưởng tốt sẽ lan tỏa đến các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế 70 Chia tách doanh nghiệp Chia tách doanh nghiệp là việc tái cấu trúc doanh nghiệp bằng việc hình thành thêm một hoặc một vài doanh nghiệp từ một doanh nghiệp... chứng khoán chuyên nghiệp và có vố điều lệ đã góp từ 10 tỉ đồng trở lên 118 Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: a) Phải có ít nhất hai thành viên chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa... phủ nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu Chính phủ và thuế khóa Để kích thích nền kinh tế, Chính phủ phải chi tiêu nhiều hơn và giảm bớt thuế Để giảm bớt mức độ tăng trưởng nóng khi giá cả và chi tiêu tăng lên nhanh chóng, Chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu, tăng thuế, hoặc cả hai nhằm giảm tổng chi tiêu và mức sản lượng quốc gia 76 Chính sách... kỳ được biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm 132 Cung /Tổng cung Cung là tổng số hàng hóa có ở thị trường hoặc có khả năng thực tế cung cấp cho thị trường, là số hàng hóa, dịch vụ mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán ở những mức giá khác nhau vào những thời điểm nhất định 133 Cung tiền Cung ứng tiền tệ, gọi tắt là cung tiền, chỉ lượng tiền tệ trong nền kinh tế tại một thời điểm nhất định Các khái niệm thường . nhiều loại: chế tài hành chính, chế tài dân sự, chế tài hình sự. 62. Chi chuyển ngu n Chi chuyển ngu n là việc chuyển ngu n kinh phí năm trước sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố. tháng 1-2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018. Ví dụ, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) được giữ nguyên ở mức 8%, nhưng Basel III yêu cầu vố chủ sở hữu (vốn cấp 1) của các ngân hàng phải nâng từ. bình xảy ra khi một nước bị mắt kẹt tại mức thu nhập trung bình đã đạt được nhờ khai thác tài nguyên và những lợi thế nhất định ban đầu như lao động giá rẻ, mà không vượt qua được ngưỡng đó

Ngày đăng: 11/02/2015, 15:34

Xem thêm: Tổng Hợp Thuật Ngữ Ngành Kinh Tế

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w