1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghề Truyền Thống

23 297 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 6,01 MB

Nội dung

NGHỀ TRUYỀN THỐNG Đi suốt dọc chiều dài đất nước, bất cứ nơi đâu cũng có những làng nghề truyền thống. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những làng nghề, phố nghề vẫn tồn tại minh chứng cho sức sống mãnh liệt của mạch nguồn văn hoá kết tinh qua mấy nghìn năm. Bằng trí tuệ và đôi bàn tay tài hoa, các nghệ nhân người Việt đã bền bỉ gìn giữ và phát triển những làng nghề truyền thống, di sản văn hoá Việt Nam. Nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) Hình thành và phát triển Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây [cần dẫn nguồn] . Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông. Những đặc điểm sản phẩm Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các ngành nghề thủ công được lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy mô gia đình. Dần dà, các nghề thủ công được truyền bá giữa các gia đình thợ thủ công, dần được truyền ra lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng Lọ hoa - Một sản phẩm của Làng nghề Gốm bát Tràng- Hà Nội Có 12 nhóm sản phẩm thủ công chính ở Việt Nam, bao gồm: 1. Mây tre đan 2. Sản phẩm từ cói và lục bình 3. Gốm sứ 4. Điêu khắc gỗ 5. Sơn mài 6. Thêu ren 7. Điêu khắc đá 8. Dệt thủ công 9. Giấy thủ công 10.Tranh nghệ thuật 11.Kim khí 12.Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác Những làng nghề nổi tiếng Dù nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện nay, các con số thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ,vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá Một số làng nghề nổi tiếng như Làng sơn mài Cát Đằng (ý Yến, Nam Định) • Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) • Làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) • Làng đá mỹ nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) • Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) Nghề gốm sứ Xã Bát Tràng gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo lịch sử để lại, thì gốm Bát Tràng có từ đời Vua Lý Thái Tổ, vì vậy những viên gạch để xây nền móng của những cung điện Hoàng Thành đều là gạch Bát Tràng. Hầu hết những di sản văn hóa của nước ta đều có gạch Bát Tràng, từ Văn Miếu, đền Cổ Loa, đền Gióng đến các cung điện lăng tẩm của Huế và các vùng nông thôn miền Bắc thì đình, chùa và các nhà khá giả đều xây gạch Bát Tràng. Ngày nay, các sản phẩm gốm Bát Tràng có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Làng gốm Bát Tràng ngày nay không chi đơn thuần là một làng nghề truyền thống mà còn được phát triển thành làng nghề kết hợp du lịch. Gốm Bát Tràng được phân chia thành một số loại như sau: Đồ gốm gia dụng, Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng, Đồ trang trí. • Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ • Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm. Trong đó, chân đèn, lư hương và đỉnh là những sản phẩm có giá trị đối với các nhà sưu tầm đương đại vì lẽ trên nhiều chiếc có cho biết rõ họ tên tác giả, quê quán và năm tháng chế tạo, nhiều chiếc còn ghi khắc cả họ và tên. Đó một nét đặc biệt trong đồ gốm Bát Tràng. • Đồ trang trí: Bao gồm mô hình nhà, long đình, các loại tượng như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi • Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, vẫn còn sót lại các làng nghề truyền thống với nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan. Tại đây, các nghệ nhân kinh nghiệm đã tạo ra những sản phẩm bàn ghế mây tre, Sofa mây đan với chất lượng tuyệt hảo để cung cấp cho người dùng trong nước và thế giới. Tiêu biểu có các làng nghề: Làng nghề mây tre đan ở Ninh Sở, Hà Nội: làng Ninh Sở nằm ở đồng bằng sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 15 km về phía Tây Bắc. Với các nghệ nhân lâu năm, kỹ thuật đan mây tre đã lên tới mức tinh vi. Mây tre đan ở làng nghê Ninh Sở được xem như các tác phẩm nghệ thuật thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm chính là giỏ mây, nón mây tre, bình hoa mây tre, tranh mây tre đan… Làng nghề mây tre đan ở Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam Xã Hoàng Đông (Duy Tiên) có diện tích tự nhiên gần 7km2, dân số 6.894 người. Xã có 6 thôn, nơi đây có nghề mây tre đan truyền thống. Trước đây chuyên sản xuất ghế mây với kiểu dáng hiện đại rất được ưa chuộng, nay làng nghề đã mở rộng ra các sản phẩm khác như bộ bàn ghế mây, Sofa mây… Sản phẩm mây tre đan Ngọc Động được khẳng định chẳng những trên thị trường trong nước mà còn cả ở nước ngoài. Đó là một niềm vui không những của riêng người dân Ngọc Động mà còn là niềm tự hào của ngành TTCN tỉnh Hà Nam. Làng nghề mây tre lá Du Tràng NGHỀ DỆT CHIẾU Chiếu luôn gắn liền với đời sống nhân dân Việt Nam và nước ta có rất nhiều làng nghề dệt chiếu nổi tiếng mà Cà Mau là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề dệt chiếu tiêu biểu. Không chỉ là quê hương của đồng lúa, vườn cây, làng quê trù phú, Cà Mau còn nổi tiếng với những địa danh một thời làm nghề chiếu như: Tân Duyệt Đầm Dơi, Tân Lộc Thới Bình nhưng nổi tiếng nhất vẫn là chiếu bông hoa Tân Thành Bằng những nguyên liệu như: sợi lác, dây bố và khung dệt… những phụ nữ ở đây đã dệt nên những đôi chiếu bền, đẹp và tạo nên thương hiệu chiếu Cà Mau. Đến Tân Thành bạn sẽ thích thú khi nơi này lúc nào cũng đầy màu sắc từ trong nhà ra ngoài ngõ bởi những sợi lát xanh, đỏ, vàng, trắng, tím Thật thú vị nếu được tận mắt chứng kiến cảnh tất bật của những người thợ lành nghề từ già, trẻ, gái, trai bên khung dệt, cọng lát, sợi trân để sản xuất ra những manh chiếu xinh xắn, đẹp mắt; cùng với đôi tay khéo léo của những người thợ nhuộm màu lát, in hoa văn, vành, viền Nghề dệt chiếu đòi hỏi sự điêu luyện, tinh xảo và những bí quyết riêng để tạo ra những sản phẩm chiếu bền, đẹp Từ đôi bàn tay khéo léo, hàng trăm nghìn chiếc chiếu đẹp tỏa đi muôn phương . Nghề nón lá Huế Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế hàng trăm năm nay, với rất nhiều làng nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa Nghề nón tuy không thịnh vượng như xưa, nhưng vẫn còn đó những làng nghề, những người thợ tài hoa âm thầm gắn bó với việc chằm nón. Mỗi năm, các làng nghề này sản xuất hàng triệu chiếc nón, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, mà còn là món quà lưu niệm đặc sắc cho du khách mỗi khi đến Huế. CôngThương - Để có được chiếc nón ưng ý, các nghệ nhân làm nón Huế phải trải qua nhiều công đoạn rất tỷ mỷ. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, rồi đến chằm và cuối cùng là đánh bóng bảo quản, đưa ra thị trường. Vì thế, sự phân công lao động trong các làng nghề nón rất chuyên nghiệp: thợ làm khung, thợ chuốt vành, thợ chằm nón mỗi người một việc. Làm khung, chuốt vành là công đoạn đầu tiên quyết định độ khum, độ tròn, hình dáng, kích cỡ của chiếc nón. Khung nón được làm bằng gỗ nhẹ, có mái cong đều với nhiều kích cỡ, mỗi khung nón có thể dùng vài chục năm. Vành nón được làm bằng thân cây lồ ô, cây mung có rất nhiều ở Thừa Thiên-Huế, được chẻ, chuốt tròn thanh thoát, mỗi chiếc nón có từ 15 - 16 vành, được ví như “16 vành trăng”. Việc chọn lá làm nón được tuyển lựa xử lý qua nhiều khâu như: hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng nhưng vẫn phải giữ cho mặt lá màu trắng xanh. Tiếp đến là công đoạn lợp lá, đặt hoa văn, biểu tượng giữa hai lớp lá sao cho cân đối hài hòa trong không gian của chiếc nón, để khi soi lên các hoa văn hiện rõ. Biểu tượng ẩn hiện trong nón lá bài thơ thường là hình ảnh cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, đi kèm các câu thơ nổi tiếng viết về Huế được cắt bằng giấy bóng ngũ sắc, nên càng nổi bật giữa nền xanh trắng của lá nón. Chằm lá vào vành là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi người thợ phải có sự cần mẫn khéo léo để đường kim, mũi cước thẳng, đều mềm mại theo độ cong của vành nón. Công đoạn này thường do người phụ nữ thực hiện. Vì thế ở các làng nón, con gái được dạy nghề rất sớm, 14 - 15 tuổi đã thành thạo nghề. Nón lá sau khi hoàn tất được quét một lớp dầu bóng bằng nhựa thông pha cồn để tăng độ bóng, độ bền và chống thấm nước. Ở Huế, từ các chợ lớn như Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự đến các chợ nhỏ như Sịa, Phò Trạch,… chợ nào cũng có hàng nón. Đặc biệt, chợ Dạ Lê là chợ chuyên bán nón được duy trì từ hàng trăm năm nay, là đầu mối lớn để nón Huế vào Nam, ra Bắc. Hiện nay, du lịch đang phát triển mạnh, nón lá trở thành mặt hàng lưu niệm mang nét văn hóa đặc sắc của Huế được du khách ưa chuộng. Nhiều du khách đã về tận các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Họ thực sự bất ngờ và thích thú khi được người thợ nón lưu ảnh, tên của mình trên chiếc Họ thực sự bất ngờ và thích thú khi được người thợ nón lưu ảnh, tên của mình trên chiếc nón bài thơ mang về làm kỷ niệm. Chị Nguyễn Thị Thúy - nghệ nhân làm nón nổi tiếng ở làng nón Phú Cam, người đã từng được mời sang Nhật Bản biểu diễn và triển lãm nghề làm nón Huế - tự hào nói: Không ngờ nón Huế lại được nhiều người biết và yêu thích đến thế. Cứ mỗi lần chằm nón cho du khách xem là tôi hãnh diện lắm! Trên đường phố Huế, không ít nữ du khách nước ngoài rất duyên dáng với chiếc nón Huế. Chiếc nón bài thơ là một kênh quảng bá hình ảnh Huế rộng rãi mà hiệu quả nhất trong số các sản phẩm làng nghề truyền thống nơi đây. Mỗi chiếc nón không chỉ thể hiện tài hoa người thợ qua từng đường kim, mũi cước mà còn tôn vinh văn hóa Huế qua hình ảnh biểu tượng của Huế, qua những câu thơ đi cùng năm tháng với Huế. Hiện nón Huế là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đầu tiên của cả nước được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý (tháng 8/2010) và trở thành nét văn hóa, nét duyên không thể thiếu trong đời sống người dân xứ Huế. Tôi rất ghiền áo dài. Có lẽ khi khoác lên người chiếc áo dài ấy, Những người Huế mặc áo dài Như một mặc định của thời gian khi Huế là kinh đô của cả nước và nơi đây cũng là kinh đô của những chiếc áo dài. Vì vậy con gái Huế được làm quen với tà áo dài rất sớm. Bởi khi mới sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ chung quanh khoác trên mình chiếc áo dài. Tôi lên ba tuổi mới lẩm chẩm biết đi đã được mẹ may cho bộ áo dài lụa. Cứ thế mỗi năm tôi đều có bộ áo dài mới. Đến khi vào trung học, bộ áo dài trắng của cô Nữ sinh Đồng Khánh luôn làm tôi hãnh diện. Ngày nay áo dài được cách tân mang lại cho người phụ nữ dáng dấp trẻ trung, khoe được vẻ đẹp của cơ thể, tuy nhiên mặc chiếc áo đó người phụ nữ khó có thể xoay xở, khó thao tác như mặc chiếc áo dài ngày xưa. Tôi rất ghiền áo dài. Có lẽ khi khoác lên người chiếc áo dài ấy, tôi đã khác tôi trước đó. Tôi ngắm tôi trong tà áo của những người chung quanh và thầm nghĩ chiếc áo dài đang làm tôi đẹp lên. Không những tôi thích mặc áo dài mà với 5 người con gái của tôi hiện sống ở nước ngoài, tôi vẫn khuyến khích các con mặc áo dài những khi có lễ hoặc vào dịp Tết Nguyên đán. Những người [...]...tôi quen biết như bà Khánh Nam, nhà văn Trần Thùy Mai, giáo sư Thái Kim Lan… hình như cũng đồng hoàn cảnh ghiền áo dài nên thấy họ là thấy tà áo của họ phất phơ trong gió NGHỀ DỆT MAY Festival Nghề truyền thống Huế 2013 còn hết sức ấn tượng với câu chuyện dệt may hết sức ấn tượng độc đáo với chủ đề "Hóa thân" đến từ Bảo tàng Bargoin, thành phố Clermont-Ferrand (Pháp Triển lãm giới thiệu... nhuộm, đến hoa văn và công nghệ sản xuất đều phản ánh những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi quốc gia, châu lục, cũng như nét tài hoa của những nhà tạo mẫu tài danh khắp thế giới Bộ sưu tập này còn phản ánh sự phong phú của các nguồn nguyên liệu thiên nhiên, đồng thời cho người xem thấy các kỹ năng dệt may được lưu truyền và phát triển nhờ vào bàn tay của những nhà tạo mẫu tài danh trên... phát triển nhờ vào bàn tay của những nhà tạo mẫu tài danh trên thế giới, như: Kinor Jiang, Shu Sun, Rui Xu, Minh Hạnh… Tại Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ, TP HCM, Á hậu Phụ nữ qua ảnh trình diễn bộ trang phục truyền thống có đuôi áo dài 13,6 m Đây là một trong những mẫu áo được trưng bày nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 > Trang Nhung mừng Chung Thục Quyên ra single đầu tay Trang Nhung diện áo dài thêu rồng dài gần... vỏ cây, hạt tre, sợi mây, sợi dứa, lông đuôi ngựa, thân lá chuối sợi, nỉ, kim loại , cho đến ngày nay Qua thời gian, các chất liệu cùng những kỹ năng dệt may vẫn được nuôi dưỡng, phát triển nhờ sự lưu truyền giữa các thế hệ và sự giao lưu, trao đổi giữa các dân tộc Đáng chú ý có các sản phẩm dệt và thêu bằng sợi dứa trên trống từ loại sợi trong mờ chiết xuất từ lá cây trong xưởng của Patis Tesoro, nhà . NGHỀ TRUYỀN THỐNG Đi suốt dọc chiều dài đất nước, bất cứ nơi đâu cũng có những làng nghề truyền thống. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những làng nghề, phố nghề vẫn tồn tại. Dần dà, các nghề thủ công được truyền bá giữa các gia đình thợ thủ công, dần được truyền ra lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi. khác Những làng nghề nổi tiếng Dù nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện nay, các con số thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như:

Ngày đăng: 11/02/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w