bài 10 Trung Quốc Tiết 1

8 1.8K 12
bài 10 Trung Quốc Tiết 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: Ngày dạy: Sinh Viên: Nguyễn Nhật Trang GV hướng dẫn: Lớp: Tiết: 24 Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Diện tích: 9572,8km² Dân số: 1,343 tỷ người (2012) Thủ đô: Bắc Kinh Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội I Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần nắm: 1.Về kiến thức: - Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc. - Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Phân tích đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế. 2. Về kỹ năng - Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt về tự nhiên, sự phân bố dân cư và kinh tế giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc. II. Phương tiện *Chuẩn bị của Thầy: - Bản đồ tự nhiên và dân cư Trung Quốc. - Atlat địa lí Thế Giới. - Máy tính, hình ảnh, biểu đồ và một số video về dân cư, xã hội Trung Quốc. * Chuẩn bị của trò: - Atlat địa lí Thế giới, SGK - Đọc trước bài 10 tiết 1 III. Phương pháp giảng dạy -Phương pháp phát vấn - Phương pháp hệ thống - Phương pháp giảng giải - Phương pháp chia nhóm IV. Kiến thức trọng tâm. - Vị trí ở Trung và Đông Á, quy mô lãnh thổ rộng lớn, đường bờ biển rộng lớn thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế. - Sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây về địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản. - Dân cư và xã hội Trung Quốc đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế. V. Hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức Ngày Lớp Sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Ngành có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của Nhật Bản là? A Công nghiệp B Dịch vụ C Nông nghiệp D Thương mại Câu 2: Nhật Bản nằm ở khu vực nào ? A Đông Á B Bắc Á C Nam Á D Trung Á Câu 3: Cơ cấu dân số Nhật bản hiện nay thuộc kiểu? A Dân số già B Dân số trẻ C Dân số ổn định D Chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già Câu 4: Đảo nào sau đây không thuộc lãnh thổ của Nhật Bản? A Hôcaiđô B Hônsu C Kurin D Xicôcư 3. Bài mới Trung Quốc là nước láng giềng ở phía Bắc của nước ta có số dân đông nhất thế giới, với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về tự nhiên, dân cư và xã hội của đất nước này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và lãnh thổ Trung Quốc. ( thời gian 10 phút, hình thức cả lớp) I Mục đích: Xác định được vị trí địa lí và lãnh thổ của Trung Quốc. II Nội dung -Giáo viên hướng dẫn cho học sinh xem biểu đồ SGK, atlat Thế Giới, bản đồ Trung Quốc để giải quyết các vấn đề sau: + Xác định vị trí địa lí và lãnh thổ Trung Quốc trên bản đồ +GV hướng dẫn cho học sinh đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ dựa vào: - Tự nhiên - Kinh tế - Chính trị + GV cung cấp thêm cho HS số liệu diện tích của một số quốc gia để HS so sánh diện tích của Trung Quốc với các nước làm nổi bật sự rộng lớn của Trung Quốc + GV cung cấp hình ảnh của các khu tự trị và 4 thành phố. =>Trên lãnh thổ rộng lớn , thiên nhiên Trung Quốc có những đặc điểm gì? Chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần II. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc. ( Thời gian 20 phút, hình thức: nhóm và I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ -Vị trí địa lí – tọa độ + Là một nước lớn, nằm ở phía Đông và Trung Á, kéo dài từ 20°B đến 53°B, -Tiếp giáp + 14 quốc gia trên lục địa + Bờ biển dài 9000km -Lãnh thổ: + S: 9,5 triệu km². Đứng thứ 4 trên Thế giới Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. =>Đánh giá: + Cảnh quan thiên nhiên đa dạng + Dễ dàng mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng cả đường bộ và đường biển. + Khó khăn trong quản lí nhà nước cả lớp) I Mục đích: Xác định được đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc và đánh giá được thuận lợi và khó khăn II Nội dung -Giáo viên: Lãnh thổ rộng lớn điều kiện tự nhiên đa dạng và điều kiện khác nhau giữa Bắc và Nam, giữa Đông và Tây có thể lấy kinh tuyến 105° chia đất nước thành hai phần khác nhau - Học sinh cả lớp đọc sách giáo khoa Giáo viên chia lớp ra thành 4 nhóm( kẻ bảng và trình bày trên bảng phụ) + Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu qua sách giáo khoa,bản đồ và Atlat. Hãy trình bày điều kiện tự nhiên của miền Đông Trung Quốc. + Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu qua sách giáo khoa,bản đồ và Atlat. Hãy trình bày điều kiện tự nhiên của miền Tây Trung Quốc Hãy trình bày theo sườn: địa hình, đất; khí hậu; sông ngòi; khoáng sản. - Học sinh trình bày kết quả hoạt động nhóm trên bảng phụ *Chú ý: Sau khi trình bày xong cả 4 nhóm sẽ đánh giá thuận lợi và khó khăn từ đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc. - Học sinh xem một số hình ảnh về địa hình, sông ngòi của Trung Quốc - Giới thiệu cho học sinh một số con sông và các dãy núi qua hình ảnh =>Thiên nhiên đa dạng, khác biệt giữa hai miền Đông – Tây. Có nhiều thuận lợi và khó khăn cần đến bàn tay khối óc con người và để hiểu con người Trung Quốc như thế nào cả lớp bước sang phần III. II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Miền Đông Miền Tây Địa hình, đất -Đồng bằng châu thổ rộng lớn, phù sa màu mỡ - Nhiều núi cao, sơn nguyên xen lẫn bồn địa rộng lớn Khí hậu -Bắc: ôn đới gió mùa - Nam: cận nhiệt gió mùa - Khí hậu ôn đới lục địa khô hạn Sông ngòi Trung và hạ lưu của nhiều con sông lớn Là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang Khoáng sản Kim loại màu Giàu khoáng sản Thuận lợi -Phát triển kinh tế biển,dân cư tập trung đông đúc,giao thông thuận lợi -Thủy điện, CN khai khoáng Khó khăn - Nhiều bão, lũ lụt( nhất là đồng bằng Hoa Nam) -Diện tích khô hạn lớn - Khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất - Dân cư thưa thớt kém phát Hoạt động 3: Tìm hiểu dân cư và xã hội Trung Quốc (Thời gian 10 phút, hình thức: cả lớp) I Mục đích: Nắm vững được đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc? ý nghĩa để phát triển kinh tế. II Nội dung -Các dân tộc ít người như Choang, Ui – Gua ( Duy Ngô Nhĩ), Tạng, Hồi, Mông Cổ…sống tại các vùng núi, biên giới và khu tự trị Giáo viên: Quan sát hình 10.3 SGK nhận xét gì về tổng số dân, dân số nông thôn và dân số thành thị của Trung Quốc. Giáo viên: -Tốc độ gia tăng dân số Trung Quốc nhanh, nhưng từ 1980 trở đi tỉ lệ gia tăng dân số giảm - Nhờ áp dụng triệt để chính sách kế hoạch hóa gia đình: Mỗi gia đình chỉ có một con - Do tư tưởng trọng nam đã tác động đến cơ cấu giới tính, làm mất cân bằng giới nghiêm trọng và tương lai ảnh hưởng đến nguồn lao động và các vẫn đề y tế, giáo dục… của đất nước -Dựa vào nội dung bài học hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Trung Quốc - Giáo viên: Tại sao Miền Đông tập trung đông dân cư? Nguyên nhân: + Miền Đông là nơi phân bố nhiều đồng bằng trù phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi và có nền kinh tế phát triển, là nơi tập triển III DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI 1.Dân cư - Dân số: 1,343 tỷ người (2012) chiếm 19,3% dân số Thế giới - Có khoảng trên 50 dân tộc đông nhất là người Hán ( 90%) dân số cả nước - Tỉ lệ gia tăng dân số giảm( 0,6% năm 2005) -Phân bố dân cư không đều + Giữa miền Đông và miền Tây. Tập trung chủ yếu ở miền Đông + Giữa thành thị và nông thôn • Thành thị chiếm 37% • Nông thôn chiếm 63% trung nhiều thành phố lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu + Miền Tây là nơi địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc… -GV: đánh giá thuận lợi và khó khăn của dân cư Trung Quốc? + Thuận lợi -Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc. + Khó khăn -Sức ép cho nền kinh tế, xã hội và môi trường -Xã hội Trung Quốc có đặc điểm gì nổi bật? Trung Quốc đã đóng góp cho nhân loại nhiều phát minh lớn như lụa tơ tằm, chữ viết,la bàn, giấy in, thuốc súng… -Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên ( 90%) -Đang tiến hành cải cách giáo dục nhằm phát triển mọi tố chất của người lao động. * Sau khi kết thúc nội dung bài học: + GV: HS tóm tắt ý chính + GV tổng kết: Trung Quốc với tiềm năng về tự nhiên và con người đang phấn đấu vượt lên tham gia vào đội ngũ các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu trong khu vực và quốc tế 2 Xã hội -Có nền văn minh cổ đại phát triển - Rất chú ý đầu tư phát triển giáo dục nhằm nâng cao các tố chất của người lao động -Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nguồn nhân lực dồi dào ngày càng có chất lượng là những tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. VI Củng cố và đánh giá Câu 1: Lãnh thổ Trung Quốc nằm trong khu vực: A. Đông Á và Trung Á B. Đông Á và Đông Nam Á C. Đông Á và Bắc Á D. Trung Á và Nam Á Câu 2: Ranh giới phân chia 2 miền tự nhiên: miền Đông và miền Tây của Trung Quốc là: A. Kinh tuyến 95° B. Kinh tuyến 100° C. Kinh tuyến 105° D. Kinh tuyến 110° Câu 3: Dân tộc chiếm tỉ lệ cao nhất trong dân số Trung Quốc là: A. Hán B. Tạng C. Choang D. Uigua VII. Hướng dẫn và về nhà -Làm bài tập trong tập bản đồ - Làm câu hỏi 3,4 SGK - Đọc trước bài 10 tiết 2 VIII. Rút kinh nghiệm . Lớp: Tiết: 24 Bài 10 : CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Diện tích: 9572,8km² Dân số: 1, 343 tỷ người (2 012 ) Thủ đô: Bắc Kinh Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội I Mục tiêu bài học: Sau bài. miền Đông và miền Tây của Trung Quốc là: A. Kinh tuyến 95° B. Kinh tuyến 10 0 ° C. Kinh tuyến 10 5 ° D. Kinh tuyến 11 0 Câu 3: Dân tộc chiếm tỉ lệ cao nhất trong dân số Trung Quốc là: A. Hán B. Tạng C viên: Quan sát hình 10 . 3 SGK nhận xét gì về tổng số dân, dân số nông thôn và dân số thành thị của Trung Quốc. Giáo viên: -Tốc độ gia tăng dân số Trung Quốc nhanh, nhưng từ 19 80 trở đi tỉ lệ

Ngày đăng: 11/02/2015, 10:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan