bài 10 Trung Quốc Tiết 2

9 285 0
bài 10 Trung Quốc Tiết 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: Ngày dạy: Sinh viên: Nguyễn Nhật Trang GV hướng dẫn: Lớp: Tiết: 25 Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Tiết 2: KINH TẾ I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Khái quát về tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc trong từng ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, …) - Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hóa đất nước. 2. Kĩ năng - Đọc, hiểu, phân tích được các bảng số liệu về tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc. - Đọc, hiểu, phân tích, nhận xét, đánh giá được các bản đồ, lược đồ phân bố công nghiệp, nông nghiệp Trung Quốc. 3. Thái độ - Học hỏi được tinh thần lao động, học tập của con người Trung Quốc trong thời kì hiện đại hóa. - Tăng cường lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp đàm thoại gợi mở - Phương pháp nhóm III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sách giáo khoa - Phiếu học tập - Bản đồ địa lí tự nhiên Trung Quốc - Bản đồ kinh tế chung Trung Quốc IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức Ngày Lớp Sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Dựa vào hình 10.1 nêu đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc? Câu 2: Chính sách dân số đã tác động đến sự gia tang dân số Trung Quốc như thế nào? 3 Bài mới. Giới thiệu bài mới (2 phút): Trong 30 năm trở lại đây, Trung Quốc đã nhanh chóng từ nước nghèo trở thành nước có nền kinh tế phát triển mạnh. Năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Hoa Kì. Nguyên nhân nào làm kinh tế Trung Quốc có bước phát triển nhanh như vậy. Bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó Hoạt động dạy học (40 phút) Hoạt động của thầy và trò Thời gian Nội dung bài học Hoạt động 1: Khái quát nền kinh tế Trung Quốc ? Việc ổn định xã hội, mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài, tăng cường thực hiện hiện đại hóa đất nước đã mang lại kết quả to lớn như thế nào? GV: Trung Quốc thành lập năm 10 phút I.Khái quát 1.Thành tựu -Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất TG, 8%/năm -Năm 2004 tổng GDP đạt khoảng 1649,3 tỷ USD, đứng thứ 7 Thế Giới -Thu nhập bình quân đầu người tăng 1949, khi đó nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Trước tình hình đó năm 1978 đất nước đã tiến hành công cuộc cải cách, đưa nền kinh tế bước sang giai đoạn phát triển mới – giai đoạn phát triển ngoạn mục, thần kì, nhất là trong 20 năm trở lại đây -Ngoạn mục ở chỗ tốc độ tăng trưởng cao (8%/năm), khối lượng gia tăng lớn (tổng GDP năm 2010 là khoảng 6000 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới), thu nhập bình quân đầu người tăng (năm 2010 – 4000USD/người) -Thần kì ở chỗ thời gian tăng trưởng với tốc độ cao, kéo dài liên tục trong hơn 30 năm qua mà chưa có dấu hiệu chững lại GV so sánh Trung Quốc với Việt Nam Năm 2010, GDP của Việt Nam là khoảng 100 tỷ USD, GDP/người khoảng 1.100 USD/người. So sánh với Trung Quốc, chúng ta có thể thấy quy mô to lớn của nền kinh tế Trung Quốc, cũng như thu nhập bình quân trên đầu người của Trung Quốc lớn hơn nước ta nhiều lần GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa trả lời câu hỏi nhanh, khoảng 1269 USD/ người. ? Vì sao Trung Quốc đạt được những thành tựu to lớn như vậy? HS trả lời GV chuẩn kiến thức: Trung Quốc đạt được những thành tựu lớn như vậy là do Trung Quốc đã tiến hành công cuộc hiện đại hóa, giữ ổn định xã hội và mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài. Những chiến lược đó đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển và các ngành kinh tế đó đã thay đổi như thế nào trong quá trình hiện đại hóa đất nước. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong mục II. 2.Nguyên nhân -Tiến hành hiện đại hóa, cải cách mở cửa -Giữ ổn định xã hội -Mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành kinh tế Trung Quốc Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm Nhóm 1: Hoàn thành phiếu học tập số 1 Nhóm 2: Hoàn thành phiếu học tập số 2 Bước 2: Các nhóm làm việc nhóm theo bàn trong thời gian 5 phút. GV kẻ phiếu học tập lên trên bảng Bước 3: Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm vừa báo cáo, GV vừa ghi kết quả lên bảng và gọi các nhóm khác bổ sung đồng thời GV chuẩn kiến thức trong phiếu học tập 25 phút II.Các ngành kinh tế Ngàn h KT Công nghiệp Nông nghiệp Chiến lược phát triển - Chuyển đổi cơ chế quản lí từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường -Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư, công nghệ -Giao quyền sử dụng đất cho nông dân -Cải tạo, xây mới hệ thống giao thông, thủy lợi -Áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất Trong quá trình trình bày kết quả, GV có thể đưa ra một số câu hỏi xen kẽ để khắc sâu nội dung bài học cho học sinh Trong phần thành tựu của ngành CN ? Tại sao sản lượng nhiều ngành CN của Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới HS trả lời GV chuẩn kiến thức: Do Trung Quốc là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài cũng như chủ động đầu tư trong nước vào các lĩnh vực đó. Ngoài ra còn có các nhân tố như trình độ KHCN, trình độ lao động tương đối cao, nhu cầu tiêu thụ của thị trường lớn Trong phần phân bố các ngành CN ?Giải thích sự phân bố của các trung tâm CN, các ngành CN hiện đại, CN truyền thống của Trung Quốc HS trả lời GV chuẩn kiến thức: Các trung tâm CN phần lớn tập trung ở miền Đông. Do khu vực này có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển CN: giàu tài nguyên,địa hình bằng phẳng thuận lợi cho xây dựng CSHT-CSVCKT, tập trung -Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng KHKT -Miễn thuế nông nghiệp Thàn h tựu Sản lượng nhiều ngành CN đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng Sản lượng nông sản tăng, nhiều nông sản đứng đầu thế giới về sản lượng Cơ cấu +Tập trung phát triển các ngành CN hiện đại:chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất oto và xây dựng +Duy trì phát triển các ngành công nghiệp truyền thống: CN vật liệu xây dựng, đồ gốm sư, dệt Cơ cấu +Các loại nông sản phong phú +Trồng trọt chiếm ưu thế: lúa mì, lúa gạo, ngô, khoai tây, bông +Chăn nuôi: lợn, cừu, bò đông lao động, trình độ lao động cao, đây cũng là cửa ngõ ra biển, giao lưu với các quốc gia trong khu vực và toàn thế giới Các ngành CN hiện đại tập trung chủ yếu ở các trung tâm CN lớn, ở các thành phố lớn là do ở đó trình độ lao động cao, CSHT-CSVCKT hiện đại, khoa học công nghệ hiện đại và các chính sách đầu tư phát triển của nhà nước Các ngành CN truyền thống phân bố khắp cả nước, nhất là ở các vùng nông thôn là do ở đây có nguồn lao động dồi dào, nguyên vật liệu sẵn có, thị trường tiêu thụ rộng, 60% dân số cả nước sống ở vùng nông thôn Trong phần thành tựu của NN ? Vì sao sản lượng lương thực của Trung Quốc cao nhưng bình quân lương thực đầu người vẫn thấp HS trả lời GV chuẩn hóa kiến thức: Sản lượng lương thực của Trung Quốc tuy cao nhưng bình quân lương thực vẫn thấp là do dân số Trung Quốc lớn, 1/5 dân số thế giới nên chia bình quân lương thực trên đầu người sẽ thấp Trong phần phân bố ngành Nông Nghiệp may, sản xuất mặt hàng tiêu dùng Phân bố -Các trung tâm CN tập trung ở miền Đông, hình thành nhiều trung tâm CN lớn và vừa ở các thành phố lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh -Các ngành CN hiện đại phân bố ở các trung tâm CN -Các ngành CN truyền thống phân bố khắp cả nước, nhất là vùng nông thôn -Phân bố chủ yếu ở các đồng bằng phía đông -Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường -Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam trồng lúa gạo, mía, chè, bông -Phía tây phát triển chăn nuôi ? Vì sao có sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền đông và miền Tây, giữa phía Bắc và phía Nam HS trả lời GV chuẩn kiến thức: Nông nghiệp phát triển trù phú ở phí đông hơn là do khu vực này có nhiều đồng bằng châu thổ các sông rộng lớn, phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa, dân cư tập trung đông. Ở miền tây, địa hình cao, hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, dân cư thưa thớt, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp Phân bố các loại cây trồng ở phía bắc, nam khac nhau là do phía bắc, khí hậu ôn đới thích hợp với các loại cây chịu lạnh, phía nam có khí hậu cận nhiệt thích hợp với các loại cây cận nhiệt và nhiệt đới Việt Nam – Trung Quốc là hai nước có quan hệ gắn bó lâu đời. Trong thời kì này quan hệ kinh tế hai nước có đặc điểm gì? Chúng ta nghiên cứu mục III Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi ? Em có nhận xét gì về mối quan 5 phút III. Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam - Mối quan hệ lâu đời, ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực… - Phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu hệ Việt – Trung HS trả lời GV chuẩn kiến thức: Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng, có mối quan hệ từ lâu đời và ngày càng phát triển. Quan hệ hợp tác theo phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hường tới tương lai. Quan hệ thương mại ngày càng phát triển, các mặt hàng trao đổi đa dạng, Việt Nam xuất sang Trung quốc hàng nông sản, than, quặng. Việt Nam nhập của Trung Quốc máy móc thiết bị, giống… dài, hướng tới tương lai” V. CỦNG CỐ BÀI HỌC (3 phút) 1/ Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc tập trung ở miền Đông a. Vị trí địa lí thuận lợi, dễ thu hút đầu tư và xuất khẩu b. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt c. Khí hậu có sự phân hóa từ bắc xuống nam d. Sẵn nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ 2/ Lúa gạo là nông sản chính của vùng: a. Hoa Nam, Hoa Bắc b. Hoa Trung, Hoa Nam c. Hoa Trung, Đông Bắc d. Miền Tây 3/ Ngành nông nghiệp tập trung chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc là vì: a. Đất đai rộng lớn, dân cư thưa thớt nên diệnt ích trồng trọt nhiều b. Không bị lũ lụt, khí hậu ôn hòa quanh năm, ít bão c. Có các đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, sông ngòi nhiều nước d. Khoáng sản phong phú dồi dào, dân cư đông đúc 4/ Bình quân lương thực theo đầu người vẫn thấp là do: a. Diện tích đất canh tác quá ít b. Trình độ canh tác còn lạc hậu c. Người dân còn ít quan tâm đến sản xuất d. Dân số quá đông VI. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Trả lời câu hỏi 1,2,3/ SGK/95 -Đọc trước bài 10 Trung Quốc ( tiết 3) VII. PHỤ LỤC Phiếu học tập số 1: Hoàn thành bảng sau Ngành kinh tế Công nghiệp Chiến lược PT Thành tựu Sản lượng Cơ cấu Phân bố Phiếu học tập số 2: Hoàn thành bảng sau Ngành kinh tế Nông nghiệp Chiến lược PT Thành tựu Sản lượng Cơ cấu Phân bố VIII: RÚT KINH NGHIỆM . GV hướng dẫn: Lớp: Tiết: 25 Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Tiết 2: KINH TẾ I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Khái quát về tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc trong từng ngành. và miền Tây Trung Quốc? Câu 2: Chính sách dân số đã tác động đến sự gia tang dân số Trung Quốc như thế nào? 3 Bài mới. Giới thiệu bài mới (2 phút): Trong 30 năm trở lại đây, Trung Quốc đã nhanh. mạnh. Năm 2 010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Hoa Kì. Nguyên nhân nào làm kinh tế Trung Quốc có bước phát triển nhanh như vậy. Bài ngày hôm

Ngày đăng: 11/02/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan