1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài thực hành số 3. Khai báo và sử dụng biến

4 473 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 36,03 KB

Nội dung

Trường THCS Trần Quốc Toản Giáo án Tin học 8 TUẦN 7. TIẾT: 14 BÀI THỰC HÀNH SỐ 3. KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết khai báo biến và hằng. - Hiểu được các dữ liệu chuẩn: Kiểu số nguyên và kiểu số thực. - Hiểu được lệnh gán giá trị cho biến. 2. Kỹ năng - Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến. - Kết hợp được giữa lệnh write, writeln với read, readln để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím. - Thực hiện được lệnh gán giá trị cho biến. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong thực hành, có tinh thần học hỏi, sáng tạo . II. CHUẨN BỊ - Các bài tập liên quan đến từng nội dung - Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, phòng thực hành, và bài tập. - Học sinh: Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Bài tập chuẩn bị trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: CH1: Chọn cách khai báo biến đúng: A. Var a, b: integer ; B. Var a, b:=integer; C. Var a, b= integer; Nêu cú pháp khai báo biến CH1: Hãy liệt kê các lỗi nếu có trong chương trình dưới đây và sửa lại cho đúng: Var a,b:= integer; Const c:=3; Begin a: = 200 b:= a/c; write(b); readln; end. * Trả lời: CH1: Chương trình được chỉnh sửa lại là: Program bt; Var a: integer; GV: Trần Thị Thiên Lý Trường THCS Trần Quốc Toản Giáo án Tin học 8 b: real; Const c=3; Begin a: = 200; b:= a/c; write(b); readln; End. Sau khi học sinh trả lời GV cho học sinh khác nhận xét , sau đó GV trình chiếu đáp án các câu hỏi để khắc sâu cho học sinh. 3. Bài mới: Để củng cố thêm nội dung trong hai tiết học trước . Hôm nay ta đi vào nội dung của bài thực hành. Ho ạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1. Tìm hiểu bài tập 1 Gv yêu cầu HS đọc kỹ để ra Gọi 1 học sinh đọc đề cho cả lớp nghe Yêu cầu học sinh : + Đọc kỹ nội dung. + Lập các biến có trong công thức tính. + Lập công thức tính. + Xem biến đó có kiểu dữ liệu gì. GV yêu cầu học sinh xác định các biến trong bài tập? GV gọi 1 học sinh phát biểu Gọi học sinh khác nhận xét. Sau đó GV chốt như vậy ở bài tập này có các biến a, b, c và tong. GV yêu cầu học sinh lập công thức tính? ?Xác định biến đó có kiểu dữ liệu gì ? Nêu lệnh gán chương trình Yêu cầu học sinh khởi động Turbo pascal để chạy chương trình. GV đi xuống dưới lớp để Thực hiện theo yêu cầu. Các biến có trong công thức là biến a, b, c và tong Biến a, b, c, tong có kiểu dữ liệu integer HS: Tong:= a+b+c. HS thực hành trên máy. Bài tập 1: Viết chương trình tính tổng của ba số a, b, c với a, b, c nhập từ bàn phím. Phân tích bài toán: Các biến có trong công thức là biến a, b, c và tổng Tong:= a+b+c ( Lưu ý: Khi viết chương trình trong pascal ta viết không có dấu). Biến a, b, c, tong có kiểu dữ liệu integer GV: Trần Thị Thiên Lý Trường THCS Trần Quốc Toản Giáo án Tin học 8 kiểm tra học sinh làm bài GV lấy một bài của học sinh chạy thử cho cả lớp xem. + Yêu cầu học sinh lưu chương trình với tên tongbaso.pas + Hướng dẫn học sinh dịch và sữa lỗi nếu có + Yêu cầu học sinh chạy thử chương trình Hướng dẫn học sinh quá trình thực hiện. Thực hiện theo yêu cầu + Thực hiện theo hướng dẫn + Thực hiện theo yêu cầu Thao tác dịch chương trình - Chạy chương trình + Lưu chương trình với tên tongbaso.pas + Dịch chương trình: Alt+F9 + Chạy chương trình: Ctrl + F9 Hoạt động 2. Tìm hiểu bài tập 2 Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 2 Xác định yêu cầu của bài tập GV yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính chu vi và diện tích hình chữ nhật Nêu tên các biến có trong công thức? Khởi động Turbo Pacal viết chương trình trên Hướng dẫn học sinh quá trình thực hiện Yêu cầu học sinh lưu chương trình với tên baitap2.pas Hướng dẫn học sinh dịch chương trình và sữa lỗi chương trình nếu có. Yêu cầu học sinh chạy thử chương trình. Thực hiện theo yêu cầu. + Công thức tính Chu vi hình chữ nhật là: (chiều dài+chiều rộng)*2. + Công thức tính diện tích hình chữ nhật là: chiều dài *chiều rộng. Các biến có trong công thức: Cd, cr, cv, dt. Thực hiện theo yêu cầu Thực hiện theo hướng dẫn Thực hiện theo yêu cầu Thao tác dịch chương trình Bài tập 2. Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình chữ nhật với chiều dài, chiều rộng nhập từ bàn phím. Phân tích bài toán: + Lập các biến có trong công thức tính: cd, cr, cv, dt. + Lập công thức tính: + cv:=(cd+cr)*2 + dt:=cd*cr + Kiểu dữ của biến: Cd, cr: integer; Cv, dt: real; Chương trình Pascal: Program baitap2; Uses crt; Var cd, cr: integer; Cv, dt: real; Begin Clrscr; Write(' chieu dai hinh GV: Trần Thị Thiên Lý Trường THCS Trần Quốc Toản Giáo án Tin học 8 Gv trình chiếu bài tập mẫu cho học sinh xem - Chạy chương trình chu nhat:'); Readln( cd); Write(' chieu rong hinh chu nhat:'); Readln(cr); Cv:= (cd+cr)*2; Dt:= cd*cr; Writeln(' chu vi hinh chu nhat:', cv:4:1); Writeln(' dien tich hinh chu nhat:' ,dt:4:1); Readln; End. Hoạt động 3: Cũng cố - Hệ thống toàn bộ kiến thức bài học - Cú pháp khai báo biến: Var (Danh sách biến): biểu thức. - Cú pháp lệnh gán: + Biến:= Giátri hoặc biến:=biểu thức. - Nội dung chú thích được được đặt trong dấu {….} và (*…*). Chú thích bị bỏ qua khi dịch và chạy chương trình. - Để viết được một chương trình TP đơn giản cần phải? - Lắng nghe + Đọc kỹ nội dung. + Lập công thức + Lập các biến có trong công thức tính. + Xem biến số đó có dữ liệu kiểu gì cần lưu ý. 4. Dặn dò: - Về nhà xem toàn bộ nội dung bài giảng. - Làm lại toàn bộ bài tập đã cho. - Về nhà viết chương trình tính diện tích diện tích hình tam giác với cạnh và chiều cao của tam giác nhập từ bàn phím. IV. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… GV: Trần Thị Thiên Lý . 8 TUẦN 7. TIẾT: 14 BÀI THỰC HÀNH SỐ 3. KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết khai báo biến và hằng. - Hiểu được các dữ liệu chuẩn: Kiểu số nguyên và kiểu số thực. - Hiểu được. phòng thực hành, và bài tập. - Học sinh: Sách giáo khoa, vở, viết, thước kẻ. Bài tập chuẩn bị trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: CH1: Chọn cách khai báo biến. dưới lớp để Thực hiện theo yêu cầu. Các biến có trong công thức là biến a, b, c và tong Biến a, b, c, tong có kiểu dữ liệu integer HS: Tong:= a+b+c. HS thực hành trên máy. Bài tập 1: Viết

Ngày đăng: 10/02/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w