1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những nguyên tắc khi soạn, giảng GAĐT.

5 363 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI SOẠN GAĐT TRÊN POWER POINT 2003 đối với cấp tiểu học ____________ Như phương pháp dạy học truyền thống, khi dạy học bằng giáo án điện tử người giáo viên phải giải quyết ở ba khâu: 1. Soạn, thiết kế GAĐT 2. Trình chiếu giáo án, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh 3. Hướng dẫn học sinh ghi nhớ-khắc sâu và ghi chép kiến thức. 1. Thiết kế GAĐT cho bài dạy: Khi dạy GAĐT thường phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn. Những học sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém sẽ khó khăn khi quan sát hình ảnh, chữ viết hay công thức trên màn chiếu. Do đó để học sinh có thể ghi chép được bài học chính xác từ màn chiếu, giáo viên khi soạn giáo án trên Power Point cần chú ý một số nguyên tắc về hình thức sau: 2. Về màu sắc của nền hình: Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast). - Nên dùng màu nền sậm và sử dụng chữ có màu sáng hay trắng. - Nếu sử dụng nền trắng hay nền màu sáng thì chữ có màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) - Không nên chọn nền có màu quá sặc sỡ, quá nhiều hoa văn, có kẻ sọc, không cần thiết. - Không dùng nhiều bóng mờ trên nền. - Không nên dùng nhiều Slide có hình nền chứa nhiều tranh động, Clip-Art,… làm phân tán sự tập trung của học sinh. 3. Về font chữ: Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, VNI-Helve…) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình chiếu. -1- 4. Về size chữ: Không nên chứa quá nhiều thông tin trên một slide, không chọn khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 35 - 40 học sinh xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 - 32 trở lên mới đọc rõ được. - Tiêu đề: size chữ 32-36 - Các nội dung văn bản: size chữ 28 – 32 5. Về trình bày nội dung trên nền hình: - Không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống từ trái qua phải. - Cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. - Ở tiểu học, thông thường 1 Slide trình bày khoảng 5 - 6 dòng chữ là vừa. - Những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa mờ nhạt, không sắc nét rõ ràng thì không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin chính xác như ta mong muốn. 6. Trình chiếu GAĐT - Khi trình chiếu, để học sinh có thể quan sát, đọc hoặc ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. - Nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. (nên nhấp chuột theo từng nội dung xuất hiện lần lượt – One Click) - Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn. 7. Sử dụng các hiệu ứng hoạt hình (Add Effect - Animation) - Ở TH đối với các nội dung cần tìm hiểu, các lệnh yêu cầu bài tập, các kiến thức cần ghi nhớ, nhấn mạnh: không nên chọn các hiệu ứng (Effect) quá cầu kỳ, bay lượn (Fly) nhanh, xoay tròn, vòng vèo, chớp tắt liên tục,.v.v… - Cũng không cần cài âm thanh (Sound) khi mỗi lần xuất hiện từng nội dung. - Chỉ sử dụng các hiệu ứng trên đối với 1 vài tiêu đề, trò chơi,… -2- - Để tăng tính trực quan, hấp dẫn và thu hút sự chú ý của học sinh nên thay đổi nhiều kiểu xuất hiện khác nhau của các nội dung để bớt đơn điệu. 8. Khi chuyển từ Slide này sang Slide kế tiếp (Slide Transition) - Không tạo kiểu chuyển cầu kỳ - Không cần cài đặt hiệu ứng âm thanh nếu thấy không cần thiết. - Chỉ sử dụng các hiệu ứng chuyển Slide nói trên trên đối với 1 vài hoạt động cuối tiết học, trò chơi củng cố kiến thức,… 9. Khi đang trình chiếu trên lớp (Slide Show) thì : - Không cài tự động ưu tiên cho đáp án xuất hiện hoặc đáp án xuất hiện quá nhanh. Mà phải cài cách liên kết (Hyperlink) để bảo mật cho đáp án, câu trả lời. - Không thoát (phím Esc) để quay về màn hình soạn thảo (Normal View) mà phải nhớ thứ tự Slide nào muốn chiếu hoặc phải cài đặt Hyperlink to để trình chiếu được liên tục. 10. Hướng dẫn học sinh ghi chép Trong tiết học, học sinh phải có sẵn trước mặt sách giáo khoa, các bộ ĐDHT đồng bộ, bảng con và tập vở, sổ tay (nếu có) để ghi chép. Khi trình chiếu tổ chức học sinh tiếp thu bài học, giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi bài học vào vở như sau: a- Những kiến thức căn bản, thuộc nội dung cần ghi nhớ mà sách giáo khoa quy định sẽ nằm trong các slide có ký hiệu riêng (Ví dụ ký hiệu @), đặt ở góc trên bên trái). Học sinh phải chép đầy đủ nội dung trong các slide này. Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên hệ thống kiến thức yêu cầu tối thiểu của bài học. b- Những nội dung có tính thuyết minh, minh họa, mở rộng kiến thức cho học sinh Khá- Giỏi hoặc nội dung dẫn giải thêm, hỗ trợ thêm cho học sinh yếu kém… thì sẽ nằm trong các slide khác, có ký hiệu riêng khác. Với những slide này, học sinh tự chọn học nội dung để có thể ghi chép thêm tùy theo sự hiểu bài của mình. c- Với những kiến thức căn bản nhưng khá dài, nếu chép hết sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của tiết học, sau khi giảng xong giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu trong sách giáo khoa để về nhà chép (học sinh sẽ chừa khoảng trống thích hợp). d- Ngoài ra, số học sinh khá giỏi vẫn có thể ghi chép riêng, ghi “Sổ tay học tập” ngay trong quá trình đang hoạt động học tập của tiết học. - Chuyển đổi chữ hoa, chữ thường nhanh: Bôi đen những ký tự cần chuyển đổi và nhấn đồng thời Shift+F3 -3- TIÊU CHUẨN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ 1. Tiêu chuẩn về nội dung: Bảo đảm tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung, phương pháp của bài dạy. Thể hiện nổi bật được bài học, khơi gợi được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong nhận thức, thực hành luyện tập. *Yêu cầu cụ thể : 1.1. Đảm bảo chính xác về nội dung kiến thức, nội dung giáo dục thái độ tư tưởng; chính xác về sử dụng từ ngữ, chính tả 1.2. Cách thiết kế, trình bày đảm bảo khoa học, các Slide không quá nhiều (không quá 30 Slide /1tiết) 1.3. Thiết kế phù hợp với đặc trưng bộ môn, có tác dụng giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, thực hành luyện tập. Nội dung các Slide được thiết kế, trình bày nổi bật kiến thức, có tính hệ thống, trình tự, logic ; hình thức thẩm mỹ, hấp dẫn, giúp HS tập trung chú ý, không gây phân tán chú ý của HS; phù hợp với phương pháp dạy học tích cực - thể hiện rõ dụng ý dẫn dắt HS suy nghĩ, tìm tòi, khám phá 1.4. Các ứng dụng, các Slide khác, các âm thanh, phim tư liệu khác (nếu có),… được làm rõ và thể hiện được sự sinh động cho nội dung bài học, đạt hiệu quả cao cho minh hoạ, khám phá, hệ thống hóa và khắc chốt kiến thức. Ghép nối giữa các tư liệu này với trình tự bố cục, logic của bài học khéo léo, phù hợp. Tùy theo bài để chọn dùng các tư liệu ứng dụng và các hình động hoặc hình tĩnh, các sơ đồ cho phù hợp. Nội dung và dữ liệu trong các tư liệu này phải đảm bảo minh họa, khắc chốt hoặc hệ thống hóa được kiến thức (đặc biệt phần trọng tâm bài), hướng dẫn HS tìm tòi, khám phá bài học. Tư liệu ứng dụng đạt hiệu quả cao và sinh động trong thể hiện kiến thức và dẫn dắt HS xây dựng bài học. 1.5. Nội dung bài tập sinh động, đạt hiệu quả về thực hành luyện tập, củng cố kiến thức, đánh giá – đo đạc được sự tiếp thu nội dung bài của học sinh. 2. Tiêu chuẩn về hình thức : Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được sự hưng phấn, tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Không làm HS mất tập trung vào bài học. *Yêu cầu cụ thể : 2.1. Hình và chữ phải rõ ràng, sắc nét, cỡ chữ đủ lớn để xem (tiêu đề: size chữ từ 36- 38; các nội dung size chữ từ 30- 32) 2.2. Các câu lệnh, câu yêu cầu hoạt động học tập phải gọn lời, tường minh, đủ ý; 2.3. Trình bày đẹp và có tính trực quan, thể hiện nổi bật được nội dung kiến thức; 2.4. Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có mức độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với HS, không làm HS mất tập -4- trung vào bài học. Các hiệu ứng không làm HS phân tán chú ý, không quá nhiều, sử dụng phải có cân nhắc mức độ hiệu quả (Hình và chữ không xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo, chậm chạp, quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ. Màu sắc không quá sặc sỡ, loè loẹt; âm thanh ồn ào, chối tai. Phối màu không khoa học khiến hình và chữ mờ nhạt, khó nhìn thấy.) 3. Tiêu chuẩn về kỹ thuật (Kỹ thuật trình chiếu và sử dụng máy) 3.1. GV làm chủ được kỹ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, quá trình trình chiếu không trục trặc. 3.2. Trình chiếu phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các Slide với tiến trình bài dạy, với lời giảng, hoạt động của thầy - trò. Đồng bộ giữa trình chiếu với việc ghi bảng, ghi vở của HS. 3.3. Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu của số đông HS trên lớp. HS theo dõi kịp và ghi vở kịp. 4. Tiêu chuẩn về hiệu quả (Kiến thức, Kỹ năng, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá mức độ HS tiếp thu bài). 4.1. Thực hiện được mục tiêu bài học; 4.2. HS hiểu bài bài và hứng thú học tập; tích cực, chủ động tìm ra kiến thức mới qua bài học; 4.3. HS được thực hành-luyện tập rèn luyện kỹ năng; 4.4. Đánh giá được hiệu quả bài dạy trên các loại đối tượng HS (Giỏi-Khá; TB- yếu, kém); 4.5. Phát huy được tác dụng nổi bật của CNTT mà bảng đen, phấn trắng và các ĐDDH khác khó đạt được. -5- . NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI SOẠN GAĐT TRÊN POWER POINT 2003 đối với cấp tiểu học ____________ Như phương pháp dạy học truyền thống, khi dạy học bằng giáo án điện tử. 1. Soạn, thiết kế GAĐT 2. Trình chiếu giáo án, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh 3. Hướng dẫn học sinh ghi nhớ-khắc sâu và ghi chép kiến thức. 1. Thiết kế GAĐT cho bài dạy: Khi dạy GAĐT. chính xác từ màn chiếu, giáo viên khi soạn giáo án trên Power Point cần chú ý một số nguyên tắc về hình thức sau: 2. Về màu sắc của nền hình: Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast). - Nên

Ngày đăng: 10/02/2015, 15:00

Xem thêm: Những nguyên tắc khi soạn, giảng GAĐT.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w