1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tin học cơ sở

268 313 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 268
Dung lượng 13,6 MB

Nội dung

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – BỘ MÔN KỸ THUẬT PHẦN MỀM BÀI GIẢNG TIN HỌC CƠ SỞ TỦ SÁCH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2012 LỜI NÓI ĐẦU YZ Bài giảng Tin học cơ sở được biên soạn dựa trên đề cương chi tiết học phần Tin học cơ sở trong chương trình các ngành đại học, cao đẳng của trường Đại học Nha Trang, áp dụng hệ thống đào tạo tín chỉ từ năm học 2010-2011. Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên, học sinh, sinh viên dạy và học các môn Tin học văn phòng, Tin học căn bản, Tin học đại c ương. Ngoài phần nội dung lý thuyết, bài giảng còn cung cấp các ví dụ minh họa và một số câu hỏi trắc nghiệm. Ngoài ra bài giảng được bổ sung nhiều bài thực hành kèm theo gợi ý và hướng dẫn. Mong muốn của nhóm tác giả là xây dựng được một tài liệu tham khảo đầy đủ nhằm tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học. Dù có nhiề u cố gắng trong công tác biên soạn, nhưng bài giảng chắc chắn sẽ có ít nhiều sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và anh chị học sinh, sinh viên để hoàn thiện bài giảng trong những lần tái bản sắp tới. Mọi góp ý, vui lòng gửi về địa chỉ Khoa Công nghệ Thông tin – Nhà G6 – Trường Đại học Nha Trang – Số 02, Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang; hoặc qua địa chỉ email kcntt.dhnt@gmail.com Trân trọng cảm ơn! Nhóm biên soạn Bài giảng Tin học cơ sở Trang 1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 1.1 THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN 1.1.1 Khái niệm về thông tin Thuật ngữ thông tin (information) được sử dụng thường ngày. Con người có nhu cầu đọc sách báo, nghe đài, xem phim, giao tiếp với người khác, để có thông tin. Thông tin chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Thông tin được thể hiện, chuyển tải thông qua các hình thức khác nhau như: văn bản trên giấy, các ký hiệu, hình ảnh, sóng điện từ, v.v Các vật có thể mang được thông tin được gọi là giá mang tin (support), biểu diễn vật lý của thông tin được gọi là tín hiệ u (signal). Thông tin tồn tại ở nhiều nguồn khác nhau và rất phong phú, vì thế khi tiếp nhận thông tin người ta cần xử lý để rút ra những thông tin mong muốn, từ đó đưa ra những quyết định thích hợp. Ví dụ: người điều khiển xe máy trên đường phải luôn quan sát, phán đoán các tình huống để đưa ra xử lý phù hợp để lái tới đích mà không bị tai nạn. Thông tin làm tăng thêm sự hiểu biết của con người, là nguồn gố c của nhận thức và là cơ sở của quyết định. Dữ liệu (data) là những số liệu chưa được xử lý, bao gồm văn bản, con số, hình ảnh, âm thanh…Dữ liệu là sự biểu diễn của thông tin và được thể hiện bằng các tín hiệu vật lý. Thông tin chứa đựng ý nghĩa còn dữ liệu là các sự kiện không có cấu trúc và không có ý nghĩa nếu chúng không được tổ chức và xử lý. Tuy nhiên sự phân bi ệt giữa thông tin và dữ liệu có tính tương đối, thông tin kết quả của một quá trình xử lý lại có thể là dữ liệu đầu vào của một quá trình xử lý khác. Hệ thống thông tin (information system) là một hệ thống ghi nhận dữ liệu, xử lý chúng để tạo nên thông tin có ý nghĩa hoặc dữ liệu mới. Một hệ thống thông tin là sự kết hợp của con người, các quy trình xử lý (procedures), phần mềm (software), phần cứng (hardware) và d ữ liệu. Con người sử dụng máy tính phục vụ cho nhu cầu công việc, học tập, giải trí… cho nên họ là một bộ phận của hệ thống thông tin. Các quy trình xử lý xác định những quy luật cụ thể cho hệ thống máy tính tuân theo. Phần mềm cung cấp các chỉ thị (instructions) điều khiển máy tính hoạt động. Phần cứng bao gồm những thiết bị cơ khí, điện tử tạo nên hệ thống máy tính. Dữ liệu là những hình ảnh, ký hiệu, âm thanh… chưa được xử lý; dữ liệu chính là đầu vào (input) của hệ thống thông tin. 1.1.2 Mã hóa nhị phân và đơn vị đo thông tin Việc biểu diễn thông tin dưới dạng tập hợp của các ký hiệu được gọi là mã hóa (encoding). Mã hóa chỉ sử dụng từ tập hợp hai ký hiệu được gọi là mã hóa nhị phân. Một ví dụ của mã hóa nhị phân là hệ thống truyền tin dùng tín hiệu Morse, sử dụng dãy ký hiệu chấm và vạch để biểu diễn thông tin. Mã hóa nhị phân được ứng dụng rộng rãi trong tin học, lý do chính là máy tính điện tử được chế tạ o từ những linh kiện có khả năng biểu diễn hai trạng thái khác nhau: bật (on)/tắt (off), đúng (true)/sai (false)… Trong tin học, người ta quy ước biểu diễn các trạng thái này bằng hai chữ số 0 và 1, chúng được gọi là chữ số nhị phân (binary digit). Một chữ số nhị phân, gọi là bit (viết tắt từ Binary Digit), có thể biểu diễn được một trong hai giá trị khác nhau là 0 và 1. Bit là đơn vị đo thông tin nhỏ nhất. Trong tin học, người ta thường sử dụng các đơn vị đo thông tin lớn hơn như sau: Bộ môn Kỹ thuật phần mềm – ĐH Nha Trang Trang 2 Bảng 1.1 – Các đơn bị đo thông tin Tên gọi Ký hiệu Giá trị Byte KiloByte MegaByte GigaByte TetraByte B KB MB GB TB 8 bit 2 10 B = 1024 Bytes 2 20 B 2 30 B 2 40 B 1.1.3 Sơ đồ tổng quát của một quá trình xử lý thông tin Xử lý thông tin là tìm ra những thông tin mới từ dữ liệu đã có. Mọi quá trình xử lý thông tin bằng máy tính hay bởi con người đều được thực hiện theo qui trình sau: Hình 1.1 – Sơ đồ tổng quát của quá trình xử lý thông tin Dữ liệu (data) là đầu vào (input) của quá trình xử lý. Máy tính hay con người sẽ thực hiện quá trình xử lý nhất định để nhận được thông tin ở đầu ra (output). Quá trình nhập dữ liệu, xử lý và xuất thông tin đều có thể được lưu trữ vào bộ nhớ, hoặc đọc từ bộ nhớ ra. 1.1.4 Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử Quá trình xử lý thông tin trên máy tính điện tử cũng tương tự như việc tính toán thủ công của con người. Trong quá trình tính toán thủ công, tùy theo tình huống cụ thể, con người tự xác định các phép xử lý cần thiết cũng như trình tự các bước xử lý. Ngược lại, máy tính điện tử không thể tự quyết định được các thao tác phải thực hiện mà phải dựa vào một kịch bản xử lý được lập sẵn. K ịch bản này tính toán các tình huống có thể xảy ra và đưa ra bước xử lý tương ứng dưới dạng các lệnh (instructions) hướng dẫn máy tính thực hiện. Tập các lệnh cho máy tính được con người soạn thảo bằng một ngôn ngữ mà máy tính nhận biết được và được gọi là chương trình (program). Con người có nhiều cách để có dữ liệu và thông tin. Người ta có thể lưu trữ thông tin qua tranh vẽ, giấy, sách báo, hình ảnh trong phim, băng từ, Trong th ời đại hiện nay, khi lượng thông tin đến với chúng ta càng lúc càng nhiều thì con người có thể dùng một công cụ hỗ trợ cho việc lưu trữ, chọn lọc và xử lý lại thông tin gọi là máy tính điện tử (computer). Máy tính điện tử giúp con người tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức và tăng độ chính xác cao trong việc tự động hóa một phần hay toàn phần của quá trình xử lý dữ liệu hay thông tin. 1.2 BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 1.2.1 Biểu diễn số trong các hệ đếm Hệ đếm là tập hợp các ký hiệu và qui tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định các Máy tính Chương tr ình Dữ liệu Kết quả Hình 1.2 – Sơ đồ xử lý thông tin bằng MTĐT Bài giảng Tin học cơ sở Trang 3 giá trị các số. Mỗi hệ đếm có một số ký số (digits) hữu hạn. Tổng số ký số của mỗi hệ đếm được gọi là cơ số (base hay radix), ký hiệu là b. Hệ đếm cơ số b (b ≥ 2, b là số nguyên dương) mang tính chất sau : − Có b ký số để thể hiện giá trị số. Ký số nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là b-1. − Giá trị vị trí thứ n trong một số củ a hệ đếm bằng cơ số b lũy thừa n. − Số N (b) trong hệ đếm cơ số b được biểu diễn bởi: N ( b) = a n a n-1 a n-2 …a 1 a 0 a -1 a -2 …a -m − Trong đó, số N (b) có n+1 ký số biểu diễn cho phần nguyên và m ký số lẻ, có giá trị là: − m m n n n n n nb babababababababaN − − − − − − − − − − +++++++++= LL 2 2 1 1 0 0 1 1 2 2 1 1)( Trong ngành toán - tin học hiện nay phổ biến 4 hệ đếm là: hệ thập phân, hệ nhị phân, hệ bát phân và hệ thập lục phân. 1.2.2 Hệ đếm thập phân (Decimal system, b=10) Hệ đếm thập phân hay hệ đếm cơ số 10 là một trong các phát minh của người Ả Rập cổ, bao gồm 10 ký số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Qui tắc tính giá trị của hệ đếm này là mỗi đơn vị ở một hàng bất kỳ có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận bên phải. Ở đây b = 10. Bất kỳ số nguyên dương trong hệ thập phân có thể biểu diễn như là một t ổng các số hạng, mỗi số hạng là tích của một số với 10 lũy thừa, trong đó số mũ lũy thừa được tăng thêm 1 đơn vị kể từ số mũ lũy thừa phía bên phải nó. Số mũ lũy thừa của hàng đơn vị trong hệ thập phân là 0. Ví dụ: Số 5246 có thể được biểu diễn như sau: 5246 = 5 ×10 3 + 2 ×10 2 + 4×10 1 + 6×10 0 Như vậy, trong số 5246: ký số 6 trong số nguyên đại diện cho giá trị 6 đơn vị, ký số 4 đại diện cho giá trị 4 chục, ký số 2 đại diện cho giá trị 2 trăm và ký số 5 đại diện cho giá trị 5 ngàn. Nghĩa là, số lũy thừa của 10 tăng dần 1 đơn vị từ trái sang phải tương ứng với vị trí ký hiệu số. Mỗi ký số ở thứ tự khác nhau trong số sẽ có giá trị khác nhau, ta gọi là giá trị vị trí (place value). Phần thập phân trong hệ thập phân sau dấu chấm phân cách thập phân (theo qui ước của Mỹ) thể hiện trong ký hiệu mở rộng bởi 10 lũy thừa âm tính từ phải sang trái kể từ dấu chấm phân cách. Ví dụ: 254.68 = 2 ×10 2 + 5 ×10 1 + 4×10 0 + 6×10 -1 + 8×10 -2 1.2.3 Hệ đếm nhị phân (Binary system, b=2) Với b = 2, chúng ta có hệ đếm nhị phân. Đây là hệ đếm đơn giản nhất với 2 chữ số là 0 và 1. Mỗi chữ số nhị phân gọi là bit. Vì hệ nhị phân chỉ có 2 trị số là 0 và 1, nên khi muốn diễn tả một số lớn hơn, hoặc các ký tự phức tạp hơn thì cần kết hợp nhiều bit với nhau. Ta có thể chuyển đổi hệ nhị phân theo hệ thập phân quen thuộc. Ví d ụ: Số 11101.11 (2) có giá trị trong hệ thập phân là: 11101.11 (2) = 1×2 4 + 1×2 3 + 1×2 2 + 0×2 1 + 1×2 0 + 1×2 -1 + 1×2 -2 = 29.75 (10) Số 10101 (2) có giá trị trong hệ thập phân là: 10101 (2) = 1×2 4 + 0×2 3 + 1×2 2 + 0×2 1 + 1×2 0 = 16 + 0 + 4 + 0 + 1 = 21 (10) Đối với hệ nhị phân, các phép toán cơ sở được thực hiện theo quy tắc sau: − Phép cộng: 0 + 0 = 0, 1 + 0 = 0 + 1 = 1, 1 + 1 = 10 Bộ môn Kỹ thuật phần mềm – ĐH Nha Trang Trang 4 − Phép nhân: 0 × 0 = 0 × 1 = 1 × 0 = 0, 1 ×1 = 1 Ví dụ: Hệ đếm nhị phân được sử dụng trong máy tính điện tử vì máy tính sử dụng các thành phần vật lý có hai trạng thái để nhớ các bit. 1.2.4 Hệ đếm bát phân (Octal system, b=8) Nếu dùng tập hợp gồm 3 bit thì có thể biểu diễn 8 trị khác nhau : 000, 001, 010, 011,100, 101, 110, 111. Các trị này tương đương với 8 trị trong hệ thập phân là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Tập hợp các chữ số này gọi là hệ bát phân, là hệ đếm với b = 8. Trong hệ bát phân, trị vị trí là lũy thừa của 8. Ví dụ: 235.64 (8) = 2×8 2 + 3×8 1 + 5×8 0 + 6×8 -1 + 4×8 -2 = 157.8125 (10) 1.2.5 Hệ đếm thập lục phân (Hexa- decimal system, b=16) Hệ đếm thập lục phân là hệ cơ số b = 16, tương đương với tập hợp gồm 4 chữ số nhị phân (4 bit). Hệ thập lục phân có 16 ký số gồm 10 chữ số từ 0 đến 9, và 6 chữ in A, B, C, D, E, F để biểu diễn các giá trị số tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15. Với hệ thập lục phân, trị vị trí là lũy thừa của 16. Ví dụ: 34F5C (16) = 3×16 4 + 4×16 3 + 15×16 2 + 5×16 1 + 12×16 0 = 216294 (10) Ghi chú: một số ngôn ngữ lập trình qui định viết số hexa phải có chữ H ở cuối chữ số. Việc qui đổi tương đương 16 số đầu tiên trong bốn hệ đếm thông dụng như bảng bên. 1.2.6 Đổi một số từ hệ thập phân sang hệ đếm cơ số b 1.2.6.1 Đổi phần nguyên Lấy số nguyên thập phân N (10) lần lượt chia cho b cho đến khi thương số bằng 0. Kết quả số chuyển đổi N (b) là các dư số trong phép chia viết ra theo thứ tự ngược lại. Ví dụ: Số 12 (10) = ? (2) . Dùng phép chia cho 2 liên tiếp, ta có dãy các số dư như hình Hình 1.4. Kết quả: 12 (10) = 1100 (2) + 101 111 1100 - 101 111 1100 × 101 110 110 110 + 11 110 110 - 110 110 101 110 - 11110 000 Bảng 1.2 – Chuyển đổi giữa các hệ đếm Hình 1.3 – Đổi số thập phân sang nhị phân Bài giảng Tin học cơ sở Trang 5 1.2.6.2 Đổi phần thập phân Lấy phần thập phân N (10) lần lượt nhân với b cho đến khi phần thập phân của tích số bằng 0. Kết quả số chuyển đổi N (b) là các số phần nguyên trong phép nhân viết ra theo thứ tự tính toán. Ví dụ: 0.6875 (10) = ? (2) Kết quả: 0.6875 (10) = 0.1011 (2) 1.2.7 Mệnh đề logic Mệnh đề logic là mệnh đề chỉ nhận một trong hai giá trị: Đúng (True) hoặc Sai (False), thông thường người ta quy ước True = 1 và False = 0. Các phép toán logic bao gồm: NOT, AND, OR và XOR. − Phép phủ định (NOT): True = NOT False , False = NOT True − Các phép toán logic 2 ngôi bao gồm AND, OR, và XOR được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.3 – Các phép toán logic cơ sở x y x AND y x OR y x XOR y True True True True False True False False True True False True False True True False False False False False 1.2.8 Biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử Đối với máy tính điện tử, dữ liệu (data) chính là các thông tin đã được mã hóa dưới dạng nhị phân. Thông tin về các đối tượng trong thực tế rất đa dạng và phức tạp, bao gồm các con số, các ký tự, mệnh đề logic, hình ảnh, âm thanh,…Để lưu trữ và xử lý được bằng máy tính điện tử, tất cả thông tin đó đều phải được biểu diễn bằng mã nhị phân. 1.2.8.1 Biể u diễn các ký tự Để biểu diễn các ký tự trong máy tính, các nhà khoa học thiết kế ra bộ mã. Nguyên tắc của cách thiết kế này là các ký tự khác nhau sẽ được đặc trưng bởi một nhóm bit duy nhất khác nhau, bằng cách này thông tin sẽ được mã hóa thành một chuỗi bit trong bộ nhớ hoặc ở các thiết bị lưu trữ. Tuy nhiên, nếu có nhiều bộ mã khác nhau sẽ có nhiều cách khác nhau để biểu diễn các ký tự, dẫn đến sự không thố ng nhất. Ðể giải quyết vấn đề này, viện chuẩn hóa Hoa Kỳ (American National Standards Institute) đã đưa ra bộ mã chuẩn trong giao tiếp thông tin trên máy tính gọi là bộ mã ASCII (American Standard Code for Information Interchage) và đã trở thành chuẩn công nghiệp cho các nhà sản xuất máy tính. Bảng mã ASCII 8 bit (ASCII mở rộng) có 128 ký tự gồm các ký tự điều khiển, chữ cái có dấu, các hình vẽ, các đường kẻ khung đơn và khung đôi và một số ký hiệu đặc biệt. Bộ môn Kỹ thuật phần mềm – ĐH Nha Trang Trang 6 Bảng 1.4 – Các ký tự trong bảng mã ASCII Mã ASCII (Thập phân) Ký tự 0 NULL (ký tự rỗng) 1 – 31 31 ký tự điều khiển (không in được) 32 – 47 Các dấu cách trắng (space) ! “ # $ % & ‘ ( ) * + , - . / 48 – 57 Các ký số từ 0 đến 9 58 – 64 Các dấu : ; < = > ? @ 65 – 90 Các chữ in hoa từ A đến Z 91 – 96 Các dấu [ \ ] _ ` 97 – 122 Các chữ thường từ a đến z 123 – 127 Các dấu { | } ~ DEL (xóa) Dưới đây là 128 ký tự đầu tiên của bảng mã ASCII mở rộng: Bảng 1.5 – Bảng mã ASCII mở rộng 1.2.8.2 Biểu diễn dữ liệu kiểu số à Biểu diễn số nguyên không dấu Số nguyên không dấu được mã hóa theo mã nhị phân thông thường. Ví dụ: Số thập phân 2011 biểu diễn dưới dạng mã nhị phân là: 111 1101 1011 à Biểu diễn số nguyên có dấu Các số nguyên có dấu được mã hóa trên máy tính dưới dạng mã bù 2 (two-complement). Mã bù hai của một số có được bằng cách đảo ngược tất cả các bit trong số nhị phân, sau đó cộng thêm 1. Bài giảng Tin học cơ sở Trang 7 Để biểu diễn số âm, bit đầu tiên (còn gọi là bit có nghĩa nhất – Most Significant Bit – MSB) của mã nhị phân được sử dụng làm bit dấu, giá trị của MSB là 1 nếu biểu diễn số âm, 0 nếu là số dương. Các bit còn lại được sử dụng để biểu diễn độ lớn của con số. Ví dụ: Số thập phân -5 được biểu diễn trên máy tính theo phương pháp bù 2 như sau: Bảng 1.6 – Biểu diễn số âm bằng mã bù 2 Bước 1 Mã nhị phân của +5 0 0 0 0 0 1 0 1 Bước 2 Đảo bit 1 1 1 1 1 0 1 0 Bước 3 Cộng thêm 1 1 Bước 4 Mã nhị phân của -5 1 1 1 1 1 0 1 1 Vậy với phương pháp bù 2, số −5 ở hệ thập phân được biểu diễn trong máy tính là: 11111011. 1.3 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ ỨNG DỤNG 1.3.1 Khái niệm tin học và công nghệ thông tin Tin học (informatics) được định nghĩa là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và kỹ thuật xử lý thông tin tự động dựa trên công cụ chính là máy tính điện tử. Hai lĩnh vực chính của tin học gồm kỹ thuật phần cứng và phần mềm. − Phần cứng (hardware): nghiên cứu chế tạo các thiết bị, linh kiện điện tử, công nghệ vật liệu mới hỗ trợ cho máy tính và mạng máy tính, đẩy mạnh khả năng xử lý toán học và trao đổi thông tin. Mục tiêu của kỹ thuật phần cứng là tạo ra những chiếc máy tính ngày càng nhanh với độ tin cậy cao, khả năng lưu trữ lớn, giảm năng lượng tiêu thụ, kích thước nhỏ g ọn, khả năng kết nối mạnh. − Kỹ thuật phần mềm (software engineering): nghiên cứu phát triển các phương pháp xử lý thông tin bao gồm các chương trình có chức năng điều khiển, khai thác phần cứng và thực hiện các yêu cầu xử lý thông tin. Mục tiêu của kỹ thuật phần mềm là tìm ra các phương pháp xử lý thông tin hiệu quả, tổ chức dữ liệu tốt và thể hiện các phương pháp xử lý đó trên máy tính điện tử. Do sự phát triển nhanh của công nghệ , ranh giới giữa tin học với một số ngành như viễn thông, tự động hóa…ngày càng thu hẹp. Các công đoạn kỹ thuật chính yếu ở các ngành này hiện nay đều do máy tính điện tử đảm nhận xử lý. Vì thế gần đây một thuật ngữ mới được đề nghị thay cho từ “Tin học” là “Công nghệ Thông tin” (Information Technology) với ý nghĩa rộng rãi hơn, bao hàm được những lĩnh vực, những nền t ảng chủ yếu của khoa học và công nghệ xử lý thông tin dựa trên máy tính. Công nghệ thông tin được phát triển dựa trên nền tảng của các công nghệ Tin học – Điện tử - Viễn thông và Tự động hóa. 1.3.2 Ứng dụng của công nghệ thông tin Mục tiêu của ngành tin học là khai thác một cách hiệu quả tài nguyên thông tin để phục vụ cho các hoạt động về mọi mặt của con người. Do đó có thể nói rằng: ở lĩnh vực nào có nhu cầu xử lý thông tin thì ở đó có chỗ cho tin học. Ngày nay công nghệ thông tin được ứng dụng hiệu quả ở hầu khắp các lĩnh vực: trong khoa học kỹ thuật, công tác quản lý, tự động hóa, nghiệp vụ văn phòng, giáo d ục, thương mại điện tử, các sản phẩm dân dụng và giải trí,… 1.4 TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ Máy tính điện tử (Computer) là công cụ xử lý thông tin một cách tự động theo một chương trình được xác định trước mà không cần sự tham gia trực tiếp của con người. Khi sử dụng máy tính để giải quyết một vấn đề nào đó, bản thân máy tính không thể tự Bộ môn Kỹ thuật phần mềm – ĐH Nha Trang Trang 8 tìm được cách giải quyết mà con người phải cung cấp đầy đủ ngay từ đầu cho máy tính các chỉ thị để hướng dẫn cho máy tính thực hiện đúng vấn đề đặt ra. Tập hợp các chỉ thị như vậy (do con người soạn ra theo một ngôn ngữ mà máy tính hiểu được) gọi là chương trình. Các chương trình sẽ thay con người điều khiển máy tính thực hiện các thao tác xử lý thông tin. 1.4.1 Lược sử máy tính điện tử Từ cổ xưa con người đã tìm cách chế tạo ra những cỗ máy có khả năng trợ giúp tính toán như bàn tính gảy (abacus), hay máy tính cơ học của Blaise Pascal ở thế kỷ XVII. Tuy nhiên các công cụ này chỉ có một số chức năng đơn giản. Giữa thế kỷ XX, chiếc máy tính điện tử hoạt động theo chương trình đầu tiên ra đời, những tính năng tuyệt vời của nó đã tạo ra cuộc cách mạ ng về xử lý thông tin tự động. Sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật đã tạo ra những thế hệ máy tính điện tử ngày càng mạnh mẽ trong khi kích thước ngày càng nhỏ gọn và tiêu thụ điện năng ít hơn. Dựa theo công nghệ chế tạo, tính năng, kích thước, người ta phân loại các thế hệ máy tính như sau: − Thế hệ 1 (1950 - 1958): Máy tính sử dụng các bóng đèn điện tử chân không, mạch riêng rẽ, vào số liệu bằng phiếu đục lỗ, điều khiển bằng tay. Máy có kích thước rất lớn, tiêu thụ năng lượng nhiều, tốc độ tính chậm khoảng 300 - 3.000 phép tính/s. − Thế hệ 2 (1958 - 1964): Máy tính dùng bộ xử lý bằng đèn bán dẫn, bảng mạch in. Máy tính đã có chương trình dịch như Cobol, Fortran và hệ điều hành đơn giản. − Thế hệ 3 (1965 - 1974): Máy tính được gắn các bộ vi xử lý bằng vi mạch điện tử cỡ nhỏ có thể có được tốc độ tính khoảng 100.000 - 1 triệu phép tính/s. Máy đã có các hệ điều hành đa chương trình, nhiều người sử dụng đồng thời hoặc theo kiểu phân chia thời gian. Kết quả từ máy tính có thể in ra trực tiếp ở máy in. − Thế hệ 4 (1974 - nay): Máy tính thế hệ này được chế tạo bằng các mạch tích hợp cỡ lớn (VLSI – Very Large Scale Integration) có tốc độ xử lý hàng chục triệu đến hàng tỷ phép tính/giây. Giai đoạn này xuất hiện các loại máy tính cá nhân (Personal Computer): máy tính để bàn (Desktop), máy tính xách tay (Laptop hoặc Notebook), máy trợ giúp cá nhân (PDA – Personal Digital Assistant),… − Thế hệ 5 (?): Cho đến nay, các thế hệ máy tính chỉ có khả năng hoạt động theo những chương trình được lập sẵn. Các nhà khoa học đang nghiên cứu với hy vọng tạo ra các máy tính có khả năng mô phỏng các hoạt động của não bộ và hành vi con người, có trí thông minh nhân tạo với khả năng tự suy diễn phát triển các tình huống nhận được và hệ quản lý kiến thức cơ bản để giải quyết các bài toán ph ức tạp, đa dạng trong thực tế. 1.4.2 Cấu trúc của máy tính điện tử Kiến trúc tổng quát của máy tính điện tử bao gồm các khối chức năng chủ yếu sau: − Bộ nhớ (Memory): là nơi lưu giữ các dữ liệu. − Bộ số học và logic (Arithmetic Logic Unit – ALU): là nơi thực hiện các phép tính toán số học và logic. − Bộ điều khiển (Control Unit): có chức năng điều khiển máy tính thực hiện đúng theo chương trình đã định. Bộ điều khiển điều phối, đồng bộ hóa tất cả các thiết bị của máy tính để phục vụ yêu cầu xử lý thông tin. Do bộ điều khiển và bộ số học logic phải luôn phối hợp chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình xử lý nên các từ thế hệ 3 về sau người ta tích hợp chúng thành một khối gọi là bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit – CPU). [...]... MICROSOFT PAINT MS Paint là phần mềm rèn luyện kỹ năng vẽ các đối tượng hình học cơ bản, làm cơ sở để học các phần mềm vẽ chuyên nghiệp khác Trang 30 Bài giảng Tin học cơ sở 2.7.1.1 Khởi động Start/ Programs/ Accessories/ Paint Thanh Menu Hộp công cụ Màu đang được chọn Bảng màu Hình 2.10 – Cửa sổ ứng dụng Paint 2.7.1.2 Các thao tác cơ bản a) Chọn màu − Click chuột lên bảng màu để chọn màu vẽ − R-Click để... Trang 20 Bài giảng Tin học cơ sở − Cancel: Hủy bỏ việc tắt máy, quay lại màn hình trước đó 2.4 Các thành phần cơ bản của một cửa sổ Windows hiển thị các thông tin trên màn hình thông qua một khung gọi là cửa sổ (Window) Khi khởi động một ứng dụng thường xuất hiện một cửa sổ tương ứng Trên đỉnh cửa sổ là thanh tiêu đề (Title Bar), giữa thanh tiêu đề là tên ứng dụng đang chạy và tên tập tin Phía phải thanh... chương trình trên đĩa Hình 2.6 – Chọn vị trí tập tin Chọn Next, trong hộp thoại Select a Title for the Program, nhập một tên mô tả cho ứng dụng Trang 24 Bài giảng Tin học cơ sở Hình 2.7 – Nhập tên mô tả ứng dụng Chọn Finish để hoàn tất việc tạo Shortcut Có thể tạo Shortcut bằng các thao tác khác như sau: Drag and Drop: Mở cửa sổ Windows Explorer Drag tập tin chương trình từ Windows Explorer thả vào Desktop... Trang 28 Bài giảng Tin học cơ sở – System: Bật/ tắt thuộc tính hệ thống cho File/ Folder – Archive: Bật/ tắt thuộc tính lưu trữ cho File/ Folder h) Tìm kiếm File, Folder Chọn công cụ Search trên thanh công cụ loại tập tin cần tìm → Xuất hiện hộp hội thoại (2) → Xuất hiện hộp hội thoại (1) → chọn Hộp hội thoại (2) Hộp hội thoại (1) − Tìm theo tên File Nhập các mục để cung cấp thông tin cần tìm như: o... đọc thông tin mà không cho ghi vào Thông tin được ghi vào ROM lúc chế tạo hoặc bởi thiết bị chuyên dụng Bộ nhớ ROM dùng để lưu trữ các chương trình hệ thống, chương trình điều khiển việc nhập xuất cơ sở (BIOS - Basic Input/Output System) Thông tin trên ROM không bị mất ngay cả khi tắt máy tính - RAM (Random Access Memory – Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên) là loại bộ nhớ cho phép đọc/ghi thông tin Bộ nhớ... rắn để lưu trữ dữ liệu trên máy tính một cách bền vững Một ổ SSD có khả năng lưu trữ và truy cập dữ liệu như ổ Trang 10 Bài giảng Tin học cơ sở đĩa cứng (HDD) thông thường Ổ SSD sử dụng chip nhớ dạng SRAM, DRAM hoặc bộ nhớ Flash để lưu dữ liệu, không sử dụng bất cứ bộ phận cơ khí nào, cho tốc độ truy cập nhanh hơn nhiều lần so với đĩa cứng, không gây tiếng ồn và tiêu thụ ít điện năng hơn 1.4.2.2 Bộ xử... thống không phải là một chương trình đơn lẻ mà là tập nhiều chương trình bao gồm các loại: hệ điều hành, phần mềm tiện ích, và các chương trình điều khiển thiết bị Trang 14 Bài giảng Tin học cơ sở 1.5.1.1 Hệ điều hành (Operating System) Hệ điều hành là một tập hợp nhiều chương trình, có chức năng quản lý, điều phối tài nguyên máy tính, tạo giao tiếp với người sử dụng, và thực hiện các chương trình ứng... cứng Đĩa cứng là thiết bị có khả năng lưu giữ thông tin với dung lượng rất lớn Hầu hết các phần mềm gồm hệ điều hành, các chương trình ứng dụng, các tập tin tài liệu, tập tin đa phương tiện…đều được chứa trong đĩa cứng Đĩa cứng lưu giữ thông tin dựa trên nguyên lý cảm ứng từ Đĩa cứng thường là bằng hợp kim được phủ vật liệu từ trên mặt để ghi thông tin, đĩa này chứa trong một hộp kín bằng kim loại có... WordPad Cửa sổ WordPad có chung một số giao diện và chức năng với các chương trình của Windows như Windows Explorer, Paint… Trang 32 Bài giảng Tin học cơ sở Title bar Menu bar Toolbar Main document area Status bar Hình 2.11 – Cửa sổ ứng dụng WordPad 2.7.2.2 Các thao tác cơ bản a) Soạn thảo văn bản Mỗi khi chúng ta gõ vào một phím, trên màn hình sẽ hiện ra một chữ - Đó là phím ký tự Nhiều ký tự hợp lại thành... lời một số câu hỏi và thực hiện theo yêu cầu đó Hộp thoại chính là nơi giao tiếp giữa người sử dụng và máy tính Trong hệ điều hành Windows, hộp hội thoại có những thành phần sau: Trang 22 Bài giảng Tin học cơ sở – Text Box: Hộp nhập văn bản, cho phép người sử dụng nhập một đoạn văn bản từ bàn phím – Combo Box: Chứa tên gọi của các đối tượng cùng loại Khi muốn chọn tên đối tượng, nhấp chuột vào nút tam . TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – BỘ MÔN KỸ THUẬT PHẦN MỀM BÀI GIẢNG TIN HỌC CƠ SỞ TỦ SÁCH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2012 LỜI NÓI ĐẦU YZ Bài giảng Tin học cơ sở được. dựa trên đề cương chi tiết học phần Tin học cơ sở trong chương trình các ngành đại học, cao đẳng của trường Đại học Nha Trang, áp dụng hệ thống đào tạo tín chỉ từ năm học 2010-2011. Đây cũng là. Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên, học sinh, sinh viên dạy và học các môn Tin học văn phòng, Tin học căn bản, Tin học đại c ương. Ngoài phần nội dung lý thuyết, bài giảng

Ngày đăng: 10/02/2015, 14:25

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w