CHUYÊN ĐỀ CẦU

5 166 1
CHUYÊN ĐỀ CẦU

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong mỗi con người chúng ta, ai cũng biết thời đại Lý – Trần là thời đại rực rỡ nhất của chế độ phong kiến Việt Nam với vua sáng, tôi hiền. Ở giai đoạn này, mọi người một lòng chung vai góp sức đấu tranh bảo vệ đất nước trước nạn xâm lăng. Có những con người, trong chiến tranh họ là trang dũng tướng. Trong cuộc sống hòa bình, họ là những thi nhân. Vua Trần Nhân Tông là một điển hình cho trường hợp đó. Ông là một quân vương, nhưng ở ông ta bắt gặp một tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, tinh tế trong mối liên hệ giữa con người và đất trời. Bài thơ Nguyệt là một trong những bài thơ tứ tuyệt hay đầy ý vị thiền của Trần Nhân Tông. Khi tìm hiểu bài thơ này, ta có thể tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật được nhà thơ thể hiện trong bài thơ. Nhưng ở bài tiểu luận này, Tôi chỉ tập trung “Tìm hiểu cách lựa chọn và tổ chức hình ảnh trong bài thơ Nguyệt” của ông mà thôi. Bán song đăng ảnh , mãn sàn thư Lộ trích thu đình, dạ khí hư Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ Mộc tê hoa thượng, nguyệt lai sơ Dịch nghĩa: N0a khung c0a s1 ánh đ2n, đ3y giư4ng sách M5c rơi trên sân m6a thu, hơi đêm tr7ng không Thức gi8c ti9ng chày không c:n nghe th8y Trên hoa mộc tê, ánh trăng m<i đ9n Dịch thơ: Đ2n sang ch9ch b5ng sách đ3y giư4ng Đêm vắng sân thu ư<t đẫm sương Tỉnh dậy ti9ng chày đâu vẳng t<i Trên cành hoa qu9 nguyệt lồng sương Như chúng ta biết, trong thơ tứ tuyệt cổ điển, các tác giả thường lựa chọn hình ảnh chủ yếu tập trung vào những tiêu điểm vừa thu hút sự chú ý, tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc vừa khắc họa yếu tố thời gian, không gian, vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên hay chiếu sâu tâm trạng con người. Cụ thể các nhà thơ thường lựa chọn 1 những vật thể phát ra ánh sáng trong đêm tối như ánh trăng, ngọn đèn mờ tỏ…hay âm thanh vang lên trong không gian tĩnh mịt như tiếng chuông chùa, tiếng chày, tiếng mưa đêm, tiếng sáo thuyền câu lúc chiều tối… Bài thơ Nguyệt như thi đề cho biết hình ảnh đặc sắc được tác giả lựa chọn và miêu tả là hình ảnh ánh trăng. Nhưng mở đầu bài thơ ta thấy tác giả không đề cập gì về trăng mà mở đầu tác giả đề cập đến hình ảnh “nửa khung cửa sổ ánh đèn, đầy giường sách”. Thời gian ở đây là thời gian ban đêm, mùa thu vắng vẻ đến nghe tiếng sương đêm rơi trên sân - thời điểm thuận lợi cho sự bừng ngộ, khi cái tâm của con người được lắng đọng và gạt bỏ đi lớp màn bụi bặm vô minh che phủ thường ngày. Còn không gian ở đây là không gian bao la khoáng đạt, trong trẻo và lặng lẽ, đặc trưng cho cái “không” của thiền. Trong cái không gian - thời gian ấy, Con người vừa thức dậy (thụy khởi) với dư vang của tiếng chày nện vải (châm thanh) . Cái chợt tỉnh ở đây không phải vì tiếng ồn đánh thức mà là cái tỉnh giấc tự nhiên có thể do sự trong trẻo thanh khiết của đêm, của vạn vật đánh thức tâm hồn. Tiếng chày không phải là thực tại – nói đúng hơn thì nó đã từng là thực tại – nó bị không gian nuốt chửng, và vì thế mà không gian trống không lại càng trở nên vô tận. Từ cái tĩnh mà cái động sinh ra: hình ảnh ánh trăng vừa ghé đến bên bông hoa hé nở giữa đêm khuya vừa là hình ảnh thực, vừa như một ẩn dụ về sự bừng sáng của trí tuệ giữa khoảng không bao la của vũ trụ – tâm hồn. Đây là giây phút để những cái vô thường lùi sang một thế giới khác. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ vẫn là vần trăng đêm thường thấy, cảnh rất bình thường nhưng bổng bừng lên ánh sáng huyền diệu của tâm thức giác ngộ. Ánh trăng vô cùng thanh khiết giống như cái thức giấc của con người giữa đêm thu trong mát. Khi “bụi trần” (tiếng chày) không còn che lấp giác quan (châm thanh vô mịch xứ) thì trăng lên hoa mộc tới tỏa sáng - ánh sáng của tâm hồn. Ánh trăng ở đây vừ hiện thực vừa biểu tượng. Ánh trăng xuất hiện khi khung cảnh của một thế giới vật chất có ánh đèn sách vở, tiếng chày. Mặt khác giữa câu ba và bốn có sự liên kết chặt chẽ bởi “thụy khởi” (thức giấc) – “nguyệt lai sơ” (trăng vừa đến). Trăng mới lên chiếu trên khóm hoa mộc tê khi con người vừa thức giấc là một giây phút bừng ngộ tuyệt vời. Đó không chỉ là cái đẹp của 2 thiên nhiên mà là cái đẹp của khoảnh khắc chứa đựng cái hjng thường của vũ trụ. Ở đây, con người đạt tới sự hoà đồng, hoà nhập với vũ trụ, nhà thơ như quên cái tôi của mình, chỉ biết có một thực tại là tâm hồn mình đang tan hoà cùng ánh trăng. Bên cạnh việc sử dụng rất ít hình ảnh nhjm khơi trí tưởng tượng của người đọc thì người sáng tác thơ tứ tuyệt còn sử dụng cách dồn nén rất nhiều chi tiết vào trong bài thơ. Cách này nhjm khắc phục sự hạn chế của câu chữ trong việc phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên một cách sinh động và phong phú. Bên cạnh đó, yếu tố tâm trạng thường không được thể hiện một cách trực tiếp mà ẩn sau nét hài hòa, trong sáng hay buồn bã, thê lương của cảnh vật. Bài thơ Nguyệt của Trần Nhân Tông là một sự trống vắng của tâm hồn con người giữa cái yên tĩnh, thanh đạm đến trống trải của bóng hoa và cái lạnh mùa thu. Đây là một bức tranh chỉ được chấm phá những nét thanh mà tươi và bao quát một không gian rộng lớn . Bên cạnh cách lựa chọn hình ảnh trong thơ tứ tuyệt thì cách tổ chức hình ảnh cũng là một nét nghệ thuật đặc sắc của thể thơ này. Thơ là tiếng lòng, tiếng nói của tình cảm, những bài thơ ra đời trong trạng thái thăng hoa dạt dào cảm xúc của thi nhân Song các thi sĩ cũng có ý thức trong việc lựa chọn những hình ảnh để đưa vào thơ mình sao cho nó vừa có tính chọn lọc vừa hàm súc. Những hình ảnh trong bài Nguyệt của Trần Nhân Tông là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc với đời sống của người dân Việt Nam. Nhưng bjng cảm quan của người nghệ sĩ nó hiện lên rất gợi cảm và sinh động. Đêm bắt đầu xuất hiện với ánh sáng hiu hắt của ngọn đèn bên cử sổ và ánh sáng thế tục này lùi dần để nhường chỗ cho ánh trăng huyền diệu giữa đêm. Ánh trăng ở đây vừa hiện thực vừa biểu tượng. Nó xuất hiện khi khung cảnh của một thế giới vật chất có ánh đèn, sách vở, tiếng chày… lùi khỏi tầm nhìn của một đôi mắt hồn nhiên chợt thức nửa đêm. Như chúng ta biết trong thơ tứ tuyệt Việt Nam thường dùng thủ pháp lấy hư tả thực, lấy động tả tĩnh. Bjng cách tổ chức hình ảnh theo quan hệ đối xứng qua một mặt phẳng từ đó làm nổi bật thế giới hiện thực đẹp như một bức tranh sơn thủy. Trong bài thơ Nguyệt sự đối lập biện chứng được thể hiện khá tinh tế. Đêm càng thật trống vắng, yên tĩnh, càng nghe rõ tiếng động rất khẽ của hạt sương rơi trên sân. Và nhờ nghe được tiếng động mong manh này mới biết được đêm cực tĩnh. Cái động nhờ tĩnh mà phát 3 sinh. Cái động nhờ tĩnh mà hiện hữu. Cũng vậy, khi thức giấc, giữa đêm thật yên tĩnh mới chợt hay rjng tiếng chày đã lặng, có nghĩa là trước đó có âm thanh tiếng chày. Nó hiện hữu từ lâu nhưng có lẽ vì nó đều đặn quá nên người ta không để ý rjng có nó. Cái động đã nhờ tĩnh mà phát hiện, cái tĩnh cũng nhờ động mà phát hiện. Và hình ảnh cuối bài thơ-ánh trăng rọi sáng trên hoa. Cái khoảnh khắc ánh sáng diệu kì bừng chiếu giữa tâm linh vừa tĩnh lặng vô bờ mà cũng vừa trấn động cả vũ trụ bjng cái động lớn lao không âm hưởng chỉ người trong cuộc mới nghe thấy. Cái động và tĩnh đã nhập làm một, cái này cũng là cái kia không còn phân biệt. Bài thơ được tổ chức với sự hiện hữu giữa động và tĩnh nhưng cuối cùng đã hòa làm một bỡi sự thâu tóm chiếm lĩnh của cái thiền, không gian rất tĩnh lặng trong nhẹ. Tâm hồn con người cũng trong lặng, sách đầy giường nhưng không đọc, ánh đèn bên cửa sổ bị bỏ quên. Không chỉ không gian tĩnh lặng mà con người cũng tĩnh lặng nên mới nghe thấy hạt sương rơi trong cái trường giao cảm vô biên giữa chủ thể và khách thể, tất cả như hòa trong ánh trăng. Cái trong trắng thuần khiết của ánh trăng mới lên là cái trong sáng thuần khiết của mọi vật và của tâm hồn người. Giây phút ấy quên bỏ việc đời công danh, địa vị, chỉ có cái tâm của chính mình cùng vạn vật bình đẳng chan hòa. Có thể, nói cách lựa chọn và tổ chức hình ảnh trong bài thơ Nguyệt của Trần Nhân Tông đã đạt đến trình độ nghệ thuật cao của thể thơ tứ tuyệt. Đây là một bài thơ hay đầy ý vị thiền của ông. Theo nhận xét của Đoàn Thị Thu Vân trong quyển Văn học trung đại– Những công trình nghiên cứu thì “Nguyệt vừa là một bài thơ miêu tả thiên nhiên tân kì, vừa là một bài thơ thiền ý vị. R8t thơ và cũng r8t thiền. Ch8t thiền và ch8t thơ đã h:a lẫn không tách biệt, cũng gi7ng như thiền là s7ng, ăn u7ng, hít thở, đị lại, làm việc hay thưởng thức cái đẹp. Chính lẽ đ5 đã làm cho Nguyệt trở thành bài thơ thiền đặc trưng”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Thái Doãn Hiểu, Hoàng Liên (1997), Tuyển tập một ngàn năm thơ tư tuyệt Việt Nam, NXB Văn hóa hóa dân tộc. 2.Thơ văn Lý - Tr3n, Tập I (1978), Viện văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 4 3. Thơ văn Lý - Tr3n, Tập II (1989), Viện văn học, quyển thượng,NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 4.Đoàn Thị Thu Vân (1998), Thơ thiền Lý Tr3n, NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. 5 . Nguyệt như thi đề cho biết hình ảnh đặc sắc được tác giả lựa chọn và miêu tả là hình ảnh ánh trăng. Nhưng mở đầu bài thơ ta thấy tác giả không đề cập gì về trăng mà mở đầu tác giả đề cập đến hình. chày đã lặng, có nghĩa là trước đó có âm thanh tiếng chày. Nó hiện hữu từ lâu nhưng có lẽ vì nó đều đặn quá nên người ta không để ý rjng có nó. Cái động đã nhờ tĩnh mà phát hiện, cái tĩnh cũng

Ngày đăng: 10/02/2015, 10:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan