Quy chế phối hợp giữa trường và Công đoàn Thứ sáu - 21/10/2011 14:59 • • • TRƯỜNGTHPT LÊ HỒNG PHONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CĐ TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Di Linh, ngày 15 tháng 10 năm 2011 QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA TRƯỜNG VÀ CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2011 - 2012 Căn cứ công văn số 618/CV-LT của Sở GD&ĐT và Công đoàn giáo dục tỉnh Lâm đồng quy định mối quan hệ phối hợp công tác giữa cấp chính quyền và Công đoàn cùng cấp trong ngành giáo dục tỉnh Lâm đồng. Căn cứ vào đặc điểm tình hình tại đơn vị, trường THPT Lê Hồng Phong và BCH Công đoàn cơ sở thống nhất ban hành quy chế hoạt động, phối hợp công tác giữa nhà trường và Công đoàn năm học 2011 – 2012, cụ thể như sau: I. Những quy định chung: 1. Mối quan hệ giữa chính quyền và Công đoàn dựa trên cơ sở: Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, cùng với chính quyền chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; đại diện và tập hợp đoàn viên lao động tham gia quản lý cơ quan, phát huy quyền dân chủ, thực hiện nghĩa vụ của người CBCCVC, xây dựng đơn vị và Công đoàn cơ sở trong sạch, vững mạnh. 2. Quan hệ giữa chính quyền với Công đoàn là quan hệ hợp tác, tôn trọng quyền độc lập của mỗi tổ chức. Hiệu trưởng khi thực hiện chức năng quản lý của mình có liên quan đến trách nhiệm, quyền và lợi ích của CB-GV-CNV nhất thiết phải có sự phối hợp bàn bạc với BCH Công đoàn cơ sở. 3. Hiệu trưởng khi xây dựng chương trình, kế hoạch từng tháng – học kỳ- năm học của đơn vị cần gửi trước văn bản dự thảo kế hoạch công tác cho BCH Công đoàn cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị đóng góp ý kiến. 4. Hiệu trưởng phối hợp với BCH Công đoàn mở hội nghị cán bộ công chức viện chức hàng năm vào đầu năm học cần phải đảm bảo quy trình tổ chức từ tổ chuyên môn trở lên; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết hội nghị CBCCVC theo chức năng của mỗi tổ chức. 5. Hiệu trưởng phối hợp với BCH Công đoàn cơ sở chỉ đạo quá trình thực hiện dân chủ cơ sở, xây dựng quy chế dân chủ của đơn vị và phát huy ý thức trách nhiệm của từng thành viên trong đơn vị. Công khai việc bố trí sử dụng lao động, chọn(cử, bầu) tổ khối chuyên môn; thăm dò ý kiến bổ nhiệm CBQL theo quy định và hướng dẫn của cấp trên. 6. Chính quyền và Công đoàn có trách nhiệm phổ biến đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước, của ngành đến từng cán bộ giáo viên, công nhân viên. II. Trách nhiệm của Nhà trường 1. Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua của đơn vị phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tế. Sau khi bàn bạc với Công đoàn, hiệu trưởng quyết định mục tiêu, nội dung, chế độ khen thưởng và phối hợp với Công đoàn sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào thi đua, quyết định khen thưởng tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc. 2. Vào đầu năm học tổ chức phát động và đăng ký thi đua tập thể và cá nhân thông qua Hội nghị CBCCVC. 3. Hiệu trưởng phối hợp với BCH Công đoàn xây dựng quy hoạch cán bộ Công đoàn cùng với việc xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý. 4. Hiệu trưởng có trách nhiệm cung cấp các phương tiện làm việc tùy theo khả năng kinh phí của đơn vị hàng năm, hỗ trợ cho công đoàn một số kinh phí cho hoạt động phong trào. 5. Cán bộ công đoàn khi được công đoàn cấp trên triệu tập dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, đại hội….chính quyền phải tạo điều kiện sắp xếp bố trí thời gian và thanh toán công tác phí theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. 7. Chủ tịch Công đoàn cơ sở được dành một số thời gian để làm công tác công đoàn. III. Trách nhiệm của Công đoàn 1. Công đoàn cơ sở có trách nhiệm vận động đoàn viên lao động đăng ký thi đua, tích cực hưởng ứng và tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua của đơn vị và của ngành. 2. Công đoàn được tham gia các hội đồng: Thi đua khen thưởng và kỷ luật, xét nâng bậc lương, quỹ phúc lợi, tuyển dụng lao động. 3. BCH Công đoàn ra quyết định công nhận và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của ban TTND theo hướng dẫn của thanh tra Nhà nước. 4. Ban chấp hành Công đoàn có trách nhiệm động viên đoàn viên lao động tích cực tham gia các hoạt động VHVN-TDTT, kết hợp với chính quyền tổ chức cho CBGV-CNV đi tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn; tổ chức các hội thảo, chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa xã hội cho CBGV-CNV. Thăm hỏi, động viên đoàn viên lúc ốm đau, hoạn nạn. 5. BCH Công đoàn triển khai các Nghị quyết, chủ trương của Công đoàn cấp trên; vân động đoàn viên lao động tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tương thân tương ái và các cuộc vận động lớn của ngành. 6. Định kỳ hàng năm Công đoàn tổ chức đối thoại giữa tập thể đoàn viên lao động với hiệu trưởng, lấy ý kiến góp ý phê bình và đánh giá xếp loại hiệu trưởng theo quy định. IV. Lề lối làm việc 1. Công đoàn được tham gia các cuộc giao ban định kỳ của chính quyền, các hội nghị sơ kết, tổng kết. 2. Hiệu trưởng được mời tham gia các hội nghị định kỳ của BCH Công đoàn để thông báo những chủ trương công tác lớn của ngành và góp ý kiến cho hoạt động công đoàn. 3. Hội nghị Liên tịch giữa Lãnh đạo nhà trường và BCH Công đoàn được tổ chức định kỳ 3 tháng một lần do Công đoàn chủ động chuẩn bị. Lãnh đạo nhà trường tổ chức nghe cán bộ phụ trách công tác nữ báo cáo tình hình hoạt động của nữ CB-GV-CNV theo định kỳ 6 tháng một lần. 4. Khi giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của CB-GV-CNV thì dứt khoát hiệu trưởng phải bàn bạc, trao đổi với Công đoàn trước khi quyết định để đảm bảo các vấn đề giải quyết được dân chủ, công khai, công bằng và xác đáng. V. Điều khoản thi hành Quy chế này được phổ biến rộng rãi đến toàn thể CBGV-CNV và đăng tải trên trang thông tin điện tử của đơn vị. Chỉ có Nhà trường và BCH Công đoàn trường THPT Lê Hồng Phong mới có quyền điều chỉnh bổ sung những điều đã nêu trong quy chế này./. TM BCH CÔNG ĐOÀN HIỆU TRƯỞNG Chủ tịch Nguyễn Văn Diệp Nguyễn Văn Dũng CÔNG ĐOÀN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN BCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC HUYỆN EAH’LEO Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Công Đoàn Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Độc lập – Tự do – hạnh phúc Số 01/QC-CĐ/2012 QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA CHÍNH QUYỀN VÀ CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI NĂM HỌC 2012-2013 - Căn cứ vào Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam sữa đổi năm 2012 - Căn cứ vào: "Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Chính quyền và Công Đoàn trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. - Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường và Công Đoàn cơ sở; - Để phối hợp hoạt động có hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường; Ban chấp hành Công Đoàn khoá IV và Chính quyền Nhà trường xây dựng " Quy chế phối hợp công tác giữa Chính quyền và Công Đoàn trường" bao gồm các nội dung sau đây: I. Những vấn đề chung: 1. Mối quan hệ giữa Công Đoàn và Chính quyền được xây dựng trên quan điểm: Công Đoàn là yếu tố cấu thành hệ thống chính trị, là tổ chức chính trị- xã hội của người lao động, cùng với Chính quyền chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cán bộ công chức, viên chức, tổ chức động viên người lao động thực hiện một cách tốt nhất nhiệm vụ công tác của của đơn vị. Mối quan hệ giữa Chính quyền và Công đoàn là mối quan hệ trong đó thể hiện sự tôn trọng tính độc lập trong hoạt động của mỗi tổ chức, do đó cần có sự phối hợp, bàn bạc tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ. 2. Hoạt động của Chính quyền và Công đoàn đều được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Chính quyền và Công đoàn trường chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ nhà trường. II. Những vấn đề cụ thể: 1. Vấn đề dân chủ hoá trong Nhà trường: - Công đoàn tham gia với Chính quyền thực hiện quá trình dân chủ hoá, công khai hoá trong các hoạt động trong Nhà trường như: Quản lý tài chính, các nguồn thu phúc lợi, tuyển dụng cán bộ, chọn, cử, bầu, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ quản lý các cấp theo quy định của Đảng và của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Hiệu trưởng và Công đoàn trường có trách nhiệm chuẩn bị nội dung tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức cũng như việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết đại hội cán bộ công chức. BCH Công đoàn là cơ quan thường trực của Hộii nghị cán bộ công chức nhà trường. - Khi xét thấy cần thiết, Công đoàn tổ chức đối thoại giữa tập thể người lao động (giáo viên, nhân viên ) với Hiệu trưởng để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. - Khi xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Nhà trường cần được thảo luận và bàn bạc giữa Hiệu trưởng và Công đoàn trường. 2. Tổ chức phong trào thi đua: - Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm, tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua của đơn vị. Công đoàn có trách nhiệm động viên cán bộ công chức có trách nhiệm tham gia một cách tích cực nhất, có hiệu quả nhất vào những phong trào đó. - Sau khi bàn bạc với Công đoàn, Hiệu trưởng quyết định chế độ khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân có thành tích; phối hợp với Công đoàn sơ kết, tổng kết đánh giá phong trào thi đua đã được thực hiện, để từ đó rút kinh nghiệm nhân điển hình tiên tiến. 3. Về chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động: - Chính quyền và Công đoàn có trách nhiệm phổ biến đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành đến người lao động. Trước khi quyết định những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động, Hiệu trưởng cần có sự thảo luận với Công đoàn. - Công đoàn là thành viên tham gia các Hội đồng: tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật với tư cách là đại diện cho những người lao động. Trước khi Hiệu trưởng quyết định, cần thảo luận với Công đoàn, trong trường hợp không nhất trí thì 2 bên cần báo cáo với cấp trên của mình để nghiên cứu giải quyết. Nếu vẫn không thống nhất được thì Hiệu trưởng quyết định và tự chịu trách nhiệm. - Công đoàn có quyền tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức có liên quan để kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hợp đồng lao động, thôi việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ, bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội, sử dụng quỹ phúc lợi và các chế độ , chính sách khác có liên quan đến nghĩa vụ, quyền, lợi ích của người lao động. Hiệu trưởng có trách nhiệm đáp ứng mọi yêu cầu của việc kiểm tra và xem xét, giải quyết các kiến nghị. - Ban thanh tra nhân dân do Đại hội cán bộ viên chức bầu ra. Ban chấp hành Công đoàn có trách nhiệm chỉ đạo ban thanh tra nhân dân hoạt động theo luật thanh tra và Nghị định 99/2005/NĐ - CP, ngày 28 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ. - Công đoàn tham gia ý kiến với Hiệu trưởng và phòng ban chức năng về việc bổ sung, sửa đổi những chính sách nội bộ liên quan đến nghề nghiệp, quyền lợi và đời sống của cán bộ giáo viên. - Công đoàn thảo luận với Hiệu trưởng về tổ chức lập kế hoạch xây dựng và sử dụng quỹ phúc lợi do lao động của cán bộ công chức trong đơn vị làm ra. Chịu trách nhiệm trước cán bộ công chức về việc quản lý, sử dụng cho đúng mục đích. 4. Công đoàn tham gia quản lý chuyên môn: - Lấy việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo làm mục tiêu chính, Công đoàn có trách nhiệm động viên cán bộ công chức tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và các hoạt động dịch vụ khác phù hợp với đặc trưng nghề nghiệp và không trái pháp luật . - Phối hợp với Chính quyền trong việc giám sát việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn trong trường. 5. Về đảm bảo điều kiện, phương tiện cần thiết cho hoạt động Công đoàn: - Chính quyền, Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp các phương tiện làm việc cho Công đoàn theo quy định của Đảng, Luật công đoàn và Điều lệ Công đoàn. Căn cứ vào khả năng tài chính của đơn vị, hàng năm hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phong trào Công đoàn. - Cấp 01 tờ báo "Lao động" cho mỗi phòng đợi của giáo viên tại các giảng đường và có kế hoạch sử dụng có hiệu quả. - Cán bộ Công đoàn đi công tác, đi họp, dự Hội nghị, Hội thảo , tập huấn v.v theo giấy triệu tập của Công đoàn cấp trên được hưởng công tác phí theo chế độ hiện hành. - Cán bộ Công đoàn được dành 1 số thời gian theo tỉ lệ giờ tiêu chuẩn để làm công tác Công đoàn theo chế độ quy định. - Khi điều động công tác đối với cán bộ chủ chốt của Công đoàn cần được thảo luận kỹ và xin ý kiến của Cấp uỷ . III. Lề lối làm việc: - Việc trao đổi, bàn bạc, thảo luận giữa Chính quyền và Công đoàn là việc làm thường xuyên. - Công đoàn tham dự các cuộc giao ban định kỳ và Hội nghị sơ kết, tổng kết, phổ biến những công tác của Chính quyền để đóng góp ý kiến và cùng quán triệt nhiệm vụ Công tác. - Hiệu trưởng và lãnh đạo chính quyền được mời tham dự các Hội nghị định kỳ của Ban chấp hành Công đoàn để thông báo và phối hợp những chủ trương, kế hoạch công tác của Chính quyền và đóng góp ý kiến cho hoạt động của Công đoàn. - Các văn bản có liên quan đến quyền lợi và lợi ích trực tiếp của người lao động trước khi ban hành, Chính quyền cần thông báo để có ý kiến tham gia của Công đoàn. IV. Điều khoản thi hành: 1. Hiệu trưởng và Chính quyền Nhà trường cùng Công đoàn có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định này. 2. Công đoàn có trách nhiệm thường xuyên giám sát việc thực hiện những điều khoản trong quy định này. 3. Bản quy định này được thực hiện từ ngày ký. Hiệu Trưởng Chủ Tịch Công Đoàn VÕ THÀNH KHUYÊN LƯƠNG MINH ĐỊNH . giải quy t những vấn đề liên quan đến quy n, nghĩa vụ, lợi ích của CB-GV-CNV thì dứt khoát hiệu trưởng phải bàn bạc, trao đổi với Công đoàn trước khi quy t định để đảm bảo các vấn đề giải quy t. hệ giữa chính quy n với Công đoàn là quan hệ hợp tác, tôn trọng quy n độc lập của mỗi tổ chức. Hiệu trưởng khi thực hiện chức năng quản lý của mình có liên quan đến trách nhiệm, quy n và lợi. Những quy định chung: 1. Mối quan hệ giữa chính quy n và Công đoàn dựa trên cơ sở: Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, cùng với chính quy n