EU (Eropean Union)

22 80 0
EU (Eropean Union)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜN G ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Sinh viên thực hiện: Nhóm 16-K12404B Cán bộ hướng dẫn: Tp Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 12 năm 2012 LIÊN MINH CHÂU ÂU LIÊN MINH CHÂU ÂU LỜI CAM ĐOAN Liên minh châu Âu không phải là một liên bang như Hợp chủng quốc Hoa Kì, cũng không phải là một tổ chức liên minh chính phủ như Liên Hợp Quốc, mà là một mô hình duy nhất trong quan hệ quốc tế tập hợp chủ quyền của các quốc gia thành viên tạo thành một sức mạnh tổng hợp vào một thể chế chung trên toàn châu Âu mà không một quốc gia riêng rẽ nào có được. Thấy được sự thành công của mối quan hệ hợp tác quốc tế này, nhóm 16, lớp 404B chúng em xin chọn đề tài Liên minh châu Âu – EU để làm tiểu luận môn Địa lí kinh tế. Trong quá trình thực hiện đề tài, có thể còn nhiều thiếu sót do kiến thức hạn chế nhưng những nội dung trình bày trong quyển báo cáo này là những hiểu biết và thành quả của chúng em đạt được dưới sự hướng dẫn của cô Hồ Thị Kim Thi. Chúng em xin cam đoan rằng: những nội dung trình bày trong quyển báo cáo tiểu luận môn Địa lý kinh tế này không phải là bản sao chép từ bất kỳ tiểu luận nào đã có trước. Nếu không đúng sự thật, chúng em xin chịu mọi trách nhiệm trước cô. Tp Hồ Chí Minh, ngày 21 thàng 12 năm 2012 2 LIÊN MINH CHÂU ÂU MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG BẢNG CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1. EU – European Union: Liên minh châu Âu 3 LIÊN MINH CHÂU ÂU LIÊN MINH CHÂU ÂU I. SỰ RA ĐỜI CỦA EU Từ thời Saclơ đại đế thuộc đế chế La Mã (thế kỷ thứ VII sau công nguyên), ý tưởng về một châu Âu thống nhất đã được hình thành. Tuy nhiên tham vọng thống nhất Châu Âu chỉ được các nhà chính trị, quân sự và trí thức tiến bộ nung nấu còn đại bộ phận châu Âu vẫn còn thờ ơ, và thậm chí không còn ý tưởng gì cho điều đó, mặc dù châu Âu đã mang sẵn trong mình các yếu tố thống nhất. Đến năm 1923, Bá tước người Áo- Condanhve Kalagi đã sáng lập ra phong trào liên Âu nhằm thiết lập hợp chủng quốc châu Âu để làm đối trọng với hợp chủng quốc hoa kỳ; và vào năm 1929 ngoại trưởng Pháp lúc bấy giờ là Aristide Briand cũng đưa ra đề án thành lập liên minh châu Âu, nhưng đều không thành. Phải đến sau thế chiến thứ hai, những ý tưởng thống nhất châu Âu mới thành hiện thực. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thành lập của trật tự hai cực Ianta, đứng đầu là Hoa Kỳ và Liên Xô. Châu Âu cũng bị chia thành hai khu vực: Đông Âu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa còn Tây Âu đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Trong thời gian này, Tây Âu phải đối mặt với sự suy yếu toàn diện và nguy cơ tụt hậu: nền kinh tế kiệt quệ; quân sự bị tổn thất nặng nề. Người châu Âu nhận thấy rằng cần phải tước bỏ quyền độc lập sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hai ngành kinh tế quan trọng nhất của châu Âu lúc bấy giờ là than và thép, nằm trong tay Pháp và Đức, hai quốc gia luôn có những căng thẳng chình trị - mối hiểm họa tiềm tàng của hòa bình châu Âu. Trong bối cảnh đó, chỉ bằng con đường hợp tác hòa bình, các nước Tây Âu mới giải quyết hết những khó khăn chồng chất sau chiến tranh, phát triển nội lực và tăng thế cạnh tranh bên ngoài. Đòi hỏi khách quan đó đã trở thành nguồn gốc của sự liên kết các quốc gia Tây Âu .  Có thể tóm lược các giai đoạn hình thành và phát triển của EU như sau: 1950 Tuyên bố Schuman đề xuất thành lập Cộng đồng than thép Châu Âu 4 LIÊN MINH CHÂU ÂU 1951 Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng Than Thép Châu Âu(ECSC), tổ chức tiền thân của EU, với 6 thành viên sáng lập là Pháp, Đức (Tây Đức), I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. 1957 Hiệp ước Rô-ma thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử Châu Âu (Euratom) và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC). EEC hướng tới thiết lập thị trường chung, liên minh thuế quan (hoàn thành năm 1968) với sự di chuyển tự do của vốn và lao động. 1967 Hiệp ước Hợp nhất 3 cộng đồng nói trên (ECSC, Euratom và EEC), gọi chung là Cộng đồng Châu Âu (European Communities – EC) 1973 Kết nạp Đan Mạch, Ai-len và Anh 1981 Kết nạp Hy Lạp 1986 Kết nạp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha 1987 Đạo luật Thị trường Thống nhất châu Âu (Single European Act) sửa đổi Hiệp ước Rô-ma (1957) nhằm hòan thiện việc thiết lập thị trường chung châu Âu. 1993 Hiệp ước Maastricht (còn gọi là Hiệp ước thành lập Liên minh Châu Âu), đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa Châu Âu. 1995 Hiệp ước Schengen (về tự do di chuyển) có hiệu lực 1995 Kết nạp Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển. 1997 Hiệp ước Amsterdam sửa đổi và bổ sung Hiệp ước Maastricht, chuẩn bị cho việc mở rộng EU về phía Đông. 2001 Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để tiếp nhận các thành viên mới, đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện Châu Âu. 2002 Đồng Euro chính thức được lưu hành tại 12 nước thành viên EU. 2004 Kết nạp thêm 10 thành viên mới là Síp, Séc, Xlô-ve-ni-a, Hung-ga-ry, Lát-via, Li-thu-nia, Man-ta, Ba Lan, Xlô-va-ki-a và Estonia. 2007 Kết nạp Bungari và Rumani. 2009 Hiệp ước Lisbon, tên gọi đầy đủ là Hiệp ước sửa đổi Hiệp ước Liên Bảng 1 Các giai đoạn thành lập và phát triển EU 5 LIÊN MINH CHÂU ÂU II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA EU EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. Về cơ bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện Châu Âu, Uỷ ban Châu Âu và Toà án Châu Âu. 1. Hội đồng châu Âu (European Council): Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27 nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của EU và ngân sách chung của Liên minh. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận. Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ). Hình 1 Chủ tịch Hội đồng châu Âu – ông Herman Van Rompuy (Nguồn: website www.truongtansang.net) 2. Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the European Union hoặc Council of Ministers hoặc The Council): Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung. Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU làm chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm. 6 LIÊN MINH CHÂU ÂU Hình 2 Bộ trưởng Francois Baroin (Nguồn: www.voatiengviet.com) 3. Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP): Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh. Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện EU được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Lần bầu cử mới đây vào tháng 6/2009. Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo nhóm chính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch. Hình 3. Một phiên họp của Nghị viện châu Âu (Nguồn: www.bbc.co.uk) 7 LIÊN MINH CHÂU ÂU 4. Ủy ban châu Âu (European Commission - EC) Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định. Chủ tịch Ủy ban do chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử. EC có 26 ủy viên và 1 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm. [2] Hình 4 Chủ tịch Ủy ban châu Âu - José Manuel Barroso (Nguồn: www.xaluan.com) III. TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA EU 1. Tình hình kinh tế 8 LIÊN MINH CHÂU ÂU Ngày từ lúc mới thành lập, EU đã đặt ra mục tiêu trọng tâm là thiết lập một thị trường kinh tế duy nhất ở châu Âu bao gồm lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên. Hiện tại, hệ thống tiền tệ chung đang được sử dụng ở 16 nước thuộc Liên minh châu Âu, thường biết đến với tên gọi khu vực đồng euro. Vào năm 2009, sản lượng kinh tế của EU chiếm khoảng 21% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu, ước tính vào khoảng 14,8 nghìn tỉ USD, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Liên minh châu Âu cũng đạt được sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất thế giới về hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất đối với các thị trường lớn trên thế giới như Ấn Độ vàTrung Quốc. Biểu đồ 1 Sự tăng trưởng kinh tế quý 3/2011 của 17 nước EU (Nguồn: www.cafef.vn) a) Thị trường nội địa châu Âu Hai trong số những mục tiêu cơ bản của Cộng đồng Kinh tế châu Âu là việc phát triển của một thị trường chung, hay sau này thường được biết với tên gọi thị trường duy nhất, và một liên minh hải quan giữa các quốc gia thành viên. Thị trường duy nhất của Liên minh châu Âu liên quan mật thiết đến bốn vấn đề tự do bao gồm tự do lưu thông hàng hóa, vốn, con người và dịch vụ trong phạm vi của Liên minh châu Âu. Còn liên minh hải quan là việc áp dụng một hệ thống thuế khóa chung cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu vào thị trường duy nhất này. Một khi hàng hóa đã được nhập vào thị trường 9 LIÊN MINH CHÂU ÂU duy nhất, hàng hóa đó sẽ không phải chịu thuế hải quan, các loại thuế về hạn chế nhập khẩu mang tính chất phân biệt đối xử khi lưu thông trong phạm vi Liên minh châu Âu. Các quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu như Iceland, Na Uy, Liechtenstein hay Thụy Sĩ đều đã gia nhập vào thị trường duy nhất nhưng chưa tham gia vào liên minh hải quan. Một nửa các hoạt động thương mại của Liên minh châu Âu chịu sự điều chỉnh của hệ thống cân đối pháp luật của Liên minh châu Âu (giữa các quốc gia thành viên với pháp luật của Liên minh). • Quyền tự do di chuyển vốn nhằm mục đích cho phép các hoạt động đầu tư như mua bán tài sản cũng như cổ phần doanh nghiệp giữa các quốc gia thành viên được dễ dàng hơn. Trước khi sử dụng Liên minh về kinh tế và tiền tệ (tiếng Anh, "Economic and Monetary Union"), các quy phạm pháp luật về vốn phát triển rất chậm chạp. Sau Hiệp ước Maastricht, đã có rất nhiều các phán quyết của Tòa án Công lý Châu Âu thúc đẩy sự phát triển đối với các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Quyền tự do di chuyển vốn cũng được các quốc gia không phải thành viên Liên minh châu Âu công nhận. • Quyền tự do di chuyển về con người được hiểu rằng những người mang quốc tịch của một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu có thể tự do đi lại trong phạm vị Liên minh châu Âu để sinh sống, làm việc hoặc nghỉ ngơi. Quyền tự do di chuyển về con người đòi hỏi một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu phải giảm bớt các thủ tục hành chính cũng như công nhận đánh giá về chuyên môn của một quốc gia thành viên khác. • Quyền tự do di chuyển về dịch vụ và cư trú cho phép công dân của quốc gia thành viên có khả năng cung cấp các hình thức dịch vụ được tự do đi lại để kiếm thu nhập tạm thời hoặc cố định. Mặc dù lĩnh vực dịch vụ chiếm đến 60-70% GDP nhưng hệ thống quy phạm pháp luật đối với vấn đề này chưa thật sự được phát triển đúng mức như các lĩnh vực khác. Sự thiếu sót này vừa được Liên minh châu Âu điều chỉnh với sự thông qua "Luật dịch vụ trong thị trường nội địa”. Căn cứ theo Hiệp ước Lisbon, quy phạm pháp luật về dịch vụ là một quyền dư thừa, chỉ được áp dụng khi các quyền tự do khác không có khả năng thực hiện. b) Liên minh tiền tệ • Việc tạo ra một đơn vị tiền tệ duy nhất đã trở thành mục tiêu chính thức của Cộng đồng Kinh tế châu Âu từ năm 1969. Tuy nhiên, chỉ cho đến khi Hiệp ước Maastricht có những cải tiến vào năm 1993 thì các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu mới thực sự bị ràng buộc về mặt pháp lý bởi liên minh tiền tệ kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1999. Kể từ thời điểm phát hành đồng tiền chung euro, từ 11 nước ban đầu hiện nay đã có 17 quốc gia sử dụng đồng tiền này. Mới đây nhất là Estonia vào năm 2011. • Tất cả các nước thành viên của Liên minh châu Âu, trừ Đan Mạch và Vương quốc Anh, đều bị ràng buộc trên cơ sở pháp lý về việc sử dụng đồng euro như đơn vị tiền tệ chính thức. Khi đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn kinh tế đặt ra. Tuy nhiên, chỉ có một vài quốc gia 10 . và phát triển EU 5 LIÊN MINH CHÂU ÂU II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA EU EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. Về cơ bản, EU có các định. ĐỒ DANH MỤC BẢNG BẢNG CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1. EU – European Union: Liên minh châu Âu 3 LIÊN MINH CHÂU ÂU LIÊN MINH CHÂU ÂU I. SỰ RA ĐỜI CỦA EU Từ thời Saclơ đại đế thuộc đế chế La Mã (thế kỷ. mua của Euro suy giảm sút mạnh. Tính đến tháng 7/2010, Euro đã giảm giá khoảng 15,7% so với USD, 8,5% so với GBP và 20% so với JPY… Những gì đang diễn ra bên 15 LIÊN MINH CHÂU ÂU trong eurozone,

Ngày đăng: 10/02/2015, 00:00

Mục lục

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    BẢNG CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

    LIÊN MINH CHÂU ÂU

    I. SỰ RA ĐỜI CỦA EU

    II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA EU

    1. Hội đồng châu Âu (European Council):

    2. Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the European Union hoặc Council of Ministers hoặc The Council):

    3. Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP):

    4. Ủy ban châu Âu (European Commission - EC)

    III. TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA EU

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan