1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tuyen chon bat tap vat ly hay

6 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 265,65 KB

Nội dung

GV BI£N SO¹N : Minh HiÖp - §T: 01682197037 http://violet.vn/minhhiepk10/ minhhiepk10@gmail.com TUYỂN CHỌN 2013 PHẦN CƠ Câu 1: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 8cos(10πt + π/3) (cm). Biểu thức vận tốc của vật là A. v = 80πcos(10πt + π/3) (cm/s) B. v = 80πcos(10πt + 5π/6) (cm/s) C. v = 80πcos(10πt – π/6) (cm/s) D. v = -80πcos(10πt + 5π/6) (cm/s) Câu 2: Một vật dao động điều hòa, khi vật có li độ x = 6 cm thì vận tốc của nó là 303 (cm/s) và khi vật có li độ x = 62 cm thì vận tốc là 302 (cm/s). Lúc t = 0 vật đi qua li độ x = -6 cm và đang tăng. Phương trình gia tốc của vật là A. a = 30cos(5πt - π/3) (m/s 2 ) B. a = 3cos(5t + 2π/3) (m/s 2 ) C. a = 30cos(5πt - 2π/3) (m/s 2 ) D. a = 3cos(5t + π/3) (m/s 2 ) Câu 3: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 4cos(2πt/3 - π/3) (cm). Vecto vận tốc hướng theo chiều âm và vecto gia tốc hướng theo chiều dương của trục Ox trong khoảng thời gian nào (kể từ thời điểm ban đầu t = 0) sau đây? A. 1s < t < 1,75s B. 0,25s < t < 1s C. 0s < t < 0,25s D. 1,25s < t < 2s Câu 4: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = Acos(5πt + π/2) (cm). Vecto vận tốc và vecto gia tốc sẽ cùng chiều dương của trục Ox trong khoảng thời gian nào (kể từ thời điểm ban đầu t = 0) sau đây? A. 0,2s < t < 0,3s B. 0,0s < t < 0,1s C. 0,3s < t < 0,4s D. 0,1s < t < 0,2s Câu 5: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(2πt - 2π/3) (cm). Trong giây thứ 2013 vật đi được quãng đường là A. 80 cm B. 20 cm C. 40 cm D. 80480 cm Câu 6: Cho phương trình dao động của các vật là x 1 = Acos(4πt) (cm) và x 2 = 0,5Acos(4πt) (cm). Tính từ khi bắt đầu dao động thời điểm đầu tiên hai vật gặp nhau là A. t = 0,0125 s B. 0,375 s C. t = 0,25 s D. t = 0,125 s Câu 7: Cho 2 dao động có cùng biên độ, chu kì lần lượt là T 1 = 2 s và T 2 = 4 s. Tính tỉ số vận tốc (về độ lớn) V 1 /V 2 khi chúng gặp nhau. A. 2 B. 1/2 C. 3/2 D. 2/3 Câu 8: Cho phương trình dao động của các vật là x 1 = Acos(3πt + π/2) (cm) và x 2 = Acos(3πt + π/6) (cm). Tính tỉ số vận tốc V 1 /V 2 khi chúng gặp nhau lần 1. A. -1 B. 1 C. 3/2 D. 2/3 Câu 9: Cho 2 vật dao động theo 2 phương trình x 1 = 4cos (10πt – π/6) (cm) và x 2 = 4cos(10πt - π/3) (cm). Trong khoảng thời gian 0 < t < 1s, hai vật gặp nhau mấy lần? A. 10 B. 8 C. 9 D. 11 Câu 10: Ba vật A, B, C có khối lượng lần lượt bằng 400g, 500g và 700g được móc nối tiếp vào một lò xo (A nối với lò xo, B nối với A và C nối với B). Khi bỏ C đi thì hệ dao động với chu kì 3s. Chu kì dao động của hệ khi chưa bỏ C và khi bỏ cả B và C lần lượt là A. 2s và 4s. B. 2s và 6s. C. 4s và 2s. D. 6s và 1s. Câu 11: Một lò xo có độ cứng k. Lần lượt gắn vào lò xo các vật m 1 , m 2 , m 3 = m 1 + m 2 , m 4 = m 1 – m 2 với m 1 > m 2 . Ta thấy chu kỳ dao động của các vật trên lần lượt là T 1 , T 2 , T 3 = 5s , T 4 = 3s . T 1 , T 2 có gi trị là: A. T 1 = 8s và T 2 = 6s B. T 1 = 2,82s và T 2 = 4,12s C. T 1 = 6s và T 2 = 8s D. T 1 = 4,12s và T 2 = 2,82s Câu 12: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục ox với chu kì 2s và biên độ 10cm. Tại thời điểm t, lực hồi phục tác dụng lên vật có độ lớn F = 0,148N và động lượng của vật lúc đó p = 0,0628 kg.m/s. Lấy π 2 = 10. Tính khối lượng của vật nặng A. 0,06 kg B. 0,25 kg C. 0,15 kg D. 0,63 kg Câu 13: Một con lắc lò xo có k = 100 N/m, m = 250g dao động điều hòa với biên độ A = 6 cm công suất cực đại của lực hồi phục là A. 3,6 W B. 7,2 W C. 6 W D. 0,18 W Câu 14: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Tìm li độ x mà tại đó công suất của lực đàn hồi đạt cực đại A. x = A B. x = 0 C. x = A2/2 D. A/2 Câu 15: Một con lắc lò xo dao động theo phương ngang với phương trình x = 10cos(10πt + π/3) (x đo bằng cm, t đo bằng s). Thời gian lò xo bị dãn trong nửa chu kì đầu tiên là: A. 0,2 s B. 0,1 s C. 0,05 s D. 1/60 s GV BI£N SO¹N : Minh HiÖp - §T: 01682197037 http://violet.vn/minhhiepk10/ minhhiepk10@gmail.com Câu 16: Một lò xo nằm ngang khối lượng không đáng kể, chiều dài tự nhiên l 0 = 12,5 cm. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng từ vị trí cân bằng về phía lò xo bị dãn. Vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(20t - 2π/3) (cm). Chiều dài của nó ở thời điểm t 0 = 0 là : A. 12,5 cm B. 5 cm C. 7,5 cm D. 17,5 cm Câu 17: Một quả cầu khối lượng m móc vào lò xo nằm ngang có chiều dài tự nhiên l 0 = 30 cm và độ cứng k = 400 N/m. Quả cầu dao động với cơ năng E = 0,5 J. Chiều dài cực đại và cực tiểu của quả cầu trong quá trình dao động là A. 25 cm và 30 cm B. 25 cm và 35 cm C. 30 cm và 40 cm D. 30 cm và 35 cm Câu 18: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với biên độ A. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo lại. Bắt đầu từ thời điểm đó vật sẽ dao động với biên độ A. A/2 B. 2A C. 0,5A D. A2 Câu 19: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang dao động điều hòa với biên độ A chu kì T. Sau khoảng thời gian T/12 kể từ lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương thì giữ đột ngột điểm chính giữa lò xo lại. Biên độ dao động của vật sau khi giữ là? A. A2 B. 0,5A2 C. 0,5A D. 0,25A7 Câu 20: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(t + ) cm (t tính bằng giây). Vật có khối lượng 500g, cơ năng của con lắc bằng 0,01 J. Lấy mốc thời gian là khi vật có vận tốc 0,1 m/s và gia tốc là – 1m/s 2 . Pha ban đầu của dao động là A. 7π/6 B. 5π/6 C. π/6 D. –π/6 Câu 21: Hai vật cùng khối lượng gắn vào hai lò xo dao động điều hòa cùng tần số và cùng pha nhau. Có biên độ lần lượt là A 1 và A 2 biết A 2 = 2A 1 . Khi dao động 1 có động năng 2,4 J thì dao động 2 có thế năng 2 J. Hỏi khi dao động 1 có động năng 2 J thì dao động 2 có thế năng là bao nhiêu? A. 2 J B. 2,9 J C. 3,6 J D. 2,4 J Câu 22: Một chất điểm dao động điều hòa không ma sát. Khi vừa qua khỏi vị trí cân bằng một đoạn S động năng của chất điểm là 1,8J. Đi tiếp một đoạn S nữa thì động năng chỉ còn 1,5J. Xác định cơ năng của chất điểm A. 3,3J B. 1,5J C. 1,8J D. 1,9 J Câu 23: Một chất điểm dao động điều hòa không ma sát. Khi vừa qua khỏi vị trí cân bằng một đoạn S động năng của chất điểm là 1,8J. Đi tiếp một đoạn S nữa thì động năng chỉ còn 1,5J và nếu đi thêm đoạn S nữa thì động năng bây giờ là A. 0,9J B. 1,0J C. 0,8J D. 1,2J Câu 24: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 30 N/m, vật nặng M = 200 g có thể trượt không ma sát trên mặt nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng một vật m = 100 g bắn vào M theo phương ngang với tốc độ 3 m/s. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hòa theo phương ngang trùng với trục lò xo. Biên độ dao động điều hòa là A. 5 cm B. 10 cm C. 4 cm D. 8 cm Câu 25: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 40 N/m, vật nặng M = 400 g có thể trượt không ma sát trên mặt nằm ngang. Hệ đang ở trạng thái cân bằng, dùng một vật m = 100 g bắn vào M theo phương ngang với tốc độ 1 m/s. Va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau khi va chạm vật M dao động điều hòa theo phương ngang trùng với trục lò xo. Biên độ dao động điều hòa là A. 5 cm B. 10 cm C. 4 cm D. 8 cm Câu 26: Một con lắc gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m và vật nặng khối lượng M = 1 kg đang dao động điều hòa với biên độ A = 42 cm trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn. Tại thời điểm vật M qua vị trí mà động năng bằng thế năng, một vật nhỏ khối lượng m = M rơi thẳng đứng và dính vào M. Ngay sau va chạm biên độ của con lắc là A. 43 cm/s B. 42 cm/s C. 4 cm/s D. 26 cm/s Câu 27: Một lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m = 100 g dao động điều hòa theo phương ngang. Lúc t = 0 vật qua vị trí cân bằng với tốc độ 5 m/s, sau khi dao động được 1,25 chu kì đặt nhẹ lên trên m một vật có khối lượng m = 300 g để hai vật dính vào nhau cùng dao động điều hòa. Tốc độ dao động cực đại sau khi đặt thêm vật m là: A. 5 m/s B. 0,5 m/s C. 2,5 m/s D. 0,25 m/s Câu 28: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật M có khối lượng 400g và lò xo có hệ số cứng 40N/m đang dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng với biên độ 5cm. Khi M qua vị trí cân bằng người ta thả nhẹ vật m có khối lượng 100g lên M (m dính chặt ngay vào M), sau đó hệ m và M dao động với biên độ? A. 25 cm B. 4,25 cm C. 32 cm D. 22 cm GV BI£N SO¹N : Minh HiÖp - §T: 01682197037 http://violet.vn/minhhiepk10/ minhhiepk10@gmail.com Câu 29: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo với biên độ 4 cm. Biết lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và lấy g = 10 m/s 2 . Khi vật đến vị trí thấp nhất ta đặt nhẹ lên nó một gia trọng m = 300 g thì cả hai cùng dao động điều hòa. Biên độ dao động sau khi đặt là: A. 2,5 cm B. 2 cm C. 1 cm D. 7 cm Câu 30: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo với biên độ 4 cm. Biết lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và lấy g = 10 m/s 2 . Khi vật đến vị trí cao nhất ta đặt nhẹ lên nó một gia trọng m = 300 g thì cả hai cùng dao động điều hòa. Biên độ dao động sau khi đặt là: A. 2,5 cm B. 2 cm C. 1 cm D. 7 cm Câu 31: Một quả cầu khối lượng M = 2 kg, gắn trên một lò xo nhẹ thẳng đứng có độ cứng 800 N/m, đầu dưới của lò xo gắn cố định. Một vật nhỏ có khối lượng m = 0,4 kg rơi tự do tự độ cao h = 1,8 m xuống va chạm đàn hồi với M. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2 . Sau va chạm vật M dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Biên độ dao động là A. 15 cm B. 3 cm C. 10 cm D. 12 cm Câu 32: Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là l 1 , l 2 và có chu kì dao động T 1 , T 2 tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s 2 . Cũng tại nơi đó con lắc đơn có chiều dài l 1 + l 2 có chu kì dao động là 2,4 s và con lắc đơn có chiều dài l 1 – l 2 có chu kì dao động là 0,8 s. Giá trị của T 1 và T 2 lần lượt là: A. T 1 = 1,79 s và T 2 = 1,6 s B. T 1 = 1,6 s và T 2 = 1,79 s C. T 1 = 3,2 s và T 2 = 1,6 s D. T 1 = 3,2 s và T 2 = 1,79 s Câu 33: Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có chu kì dao động 2,4 s và 1,8 s. Kéo hai con lắc lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ thì hai con lắc sẽ đồng thời trở lại vị trí này sau thời gian ngắn nhất. A. 4,8 s B. 12/11 s C. 7,2 s D. 18 s Câu 34: Hai con lắc có chu kì xấp xỉ nhau lần lượt là T và T’ = 2,9 s cùng bắt đầu dao động từ một thời điểm t = 0 đến thời điểm t = 87 s thì con lắc có chu kì T thực hiện được đúng n dao động, con lắc có chu kì T’ thực hiện được đúng n + 1 dao động. Tính T A. 2,8 s B. 3,0 s C. 2,7 s D. 3,1 s Câu 35: Một vật thực hiện đồng thời 3 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số x 1 , x 2 , x 3 . Biết x 12 = 6cos(πt+ π/6) cm; x 23 = 6cos(πt +2π/3) cm; x 13 = 62cos(πt + 5π/12) cm. Tìm phương trình tổng hợp của dao động. A. x = 62cos(πt + 5π/12) (cm) B. x = 6cos(πt + π/6) (cm) C. x = 6cos(πt +2π/3) (cm) D. x = 62cos(πt - 5π/12) (cm) Câu 36: Một vật thực hiện đồng thời 3 dao động điều hòa cùng pha cùng tần số có phương trình lần lượt là x 1 = A 1 cos(t + π/2), x 2 = A 2 cost, x 3 = A 3 cos(t - π/2). Tại thời điểm t 1 các giá trị li độ x 1 = -2,53 cm, x 2 = 3,75cm, x 3 = 7,53 cm, thời điểm t 2 các giá trị li độ x 1 = -5 cm, x 2 = 0 cm, x 3 = 15 cm. Tính biên độ dao động tổng hợp? A. 12,5 cm B. 15 cm C. 10 cm D. 103 cm Câu 37: Một vật thực hiện đồng thời 3 dao động điều hòa cùng pha cùng tần số có phương trình lần lượt là x 1 = A 1 cos(t + 2π/3), x 2 = A 2 cost, x 3 = A 3 cos(t - 2π/3). Tại thời điểm t 1 các giá trị li độ x 1 = -2,5 cm, x 2 = 10 cm, x 3 = -5 cm, thời điểm t 2 = t 1 + T/4 các giá trị li độ x 1 = -2,53 cm, x 2 = 0 cm, x 3 = 53 cm. Tính biên độ dao động tổng hợp? A. 5 cm B. 15 cm C. 10 cm D. 103 cm PHẦN SÓNG CƠ Câu 38: Một sóng âm có tần số f = 100 Hz truyền hai lần từ điểm A đến điểm B. Lần thứ nhất vận tốc truyền sóng là 330 m/s, lần thứ hai do nhiệt độ tăng nên vận tốc truyền sóng là 340 m/s. Biết rằng trong hai lần thì số bước sóng giữa hai điểm vẫn là số nguyên nhưng hơn kém nhau một bước sóng. Tính khoảng cách AB. A. 225 m B. 3,3 m C. 3,4 m D. 112,2 m Câu 39: Một sóng cơ lan truyền trong môi trường với tốc độ 90 cm/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng không đổi là a = 5 cm. Khi phần tử vật chất của môi trường đi được quãng đường S thì sóng truyền được thêm quãng đường 18 cm. Xác định S A. 20 cm B. 10 cm C. 18 cm D. 40 cm Câu 40: Một sóng cơ lan truyền trong môi trường với tốc độ 1 m/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng không đổi là a = 5 cm. Khi phần tử vật chất của môi trường đi được quãng đường 20 cm thì sóng truyền được quãng đường bao nhiêu? A. 20 cm B. 10 cm C. 5 cm D. 40 cm GV BI£N SO¹N : Minh HiÖp - §T: 01682197037 http://violet.vn/minhhiepk10/ minhhiepk10@gmail.com Câu 41: Trên mặt nước có hai điểm A, B cách nhau 24 cm. Trong khoảng giữa AB có 3 điểm A 1 , A 2 , A 3 dao động cùng pha với A và 3 điểm B 1 , B 2 , B 3 dao động cùng pha với B. Biết sóng truyền theo thứ tự A, B 1 , A 1 , B 2 , A 2 , B 3 , A 3 , B và khoảng cách AB 1 là 3 cm. Xác định bước sóng  A. 7 cm B. 6 cm C. 3 cm D. 9 cm Câu 42: Cho bước sóng  = 24cm. Trên phương truyền sóng có hai điểm M và N gần nhau nhất dao động ngược pha nhau. Biên độ của sóng tại M và N là a = 5cm. Xác định khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm MN A. 24 cm B. 29 cm C. 13 cm D. 12 cm Câu 43: Một sóng cơ học có chu kì 2 s lan truyền trên một sợi dây đàn hồi với tốc độ 20 cm/s. Hai điểm O và M trên dây cách nhau một đoạn 90 cm. Trong khoảng từ O đến M có bao nhiêu điểm dao động cùng pha với dao động tại O A. 2 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 44: Một nguồn O phát sóng cơ có tần số 10 Hz truyền theo mặt nước theo đường thẳng với tốc độ 0,6 m/s. Gọi M và N là điểm trên phương truyền sóng cách O lần lượt 20 cm và 45 cm. Trên đoạn MN có bao nhiêu điểm dao động cùng pha với nguồn O. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 45: Một nguồn O phát sóng cơ có tần số 20 Hz truyền theo mặt nước theo đường thẳng với tốc độ 1,2 m/s. Gọi M và N là điểm trên phương truyền sóng cách O lần lượt 20 cm và 45 cm. Trên đoạn MN có bao nhiêu điểm dao động ngược pha với nguồn O. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 46: Có hai điểm M, N trên cùng một phương truyền của sóng trên mặt nước, cách nhau đoạn /4. Tại thời điểm t 1 nào đó mặt thoáng ở M và N đang cao hơn vị trí cân bằng lần lượt là +3 cm và +4 cm và mặt thoáng ở M đang đi lên còn ở N đang đi xuống. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Biên độ sóng a và chiều truyền sóng là A. a = 5 cm, truyền từ M đến N B. a = 5 cm, truyền từ N đến M C. a = 7 cm, truyền từ M đến N D. a = 7 cm, truyền từ N đến M Câu 47: Lúc t = 0 đầu O của sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu đi lên với chu kì T = 2 s, tạo thành sóng ngang lan truyền trên dây với tốc độ v = 2 cm/s. Tại điểm M trên dây cách O một khoảng 1,4 cm thì thời điểm đầu tiên để điểm M lến đến điểm cao nhất là A. 0,5 s B. 0,7 s C. 0,25 s D. 1,2 s Câu 48: Lúc t = 0 đầu O của sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu đi lên với biên độ a = 6 cm và chu kì T = 2 s, tạo thành sóng ngang lan truyền trên dây với tốc độ v = 3 cm/s. Tính thời gian để điểm M trên dây cách O một khoảng 3 cm lên đến điểm có độ cao 3 cm lần đầu. Coi biên độ dao động không đổi A. 7/6 s B. 1 s C. 4/3 s D. 1/6 s Câu 49: Một sợi dây đàn hồi tạo sóng dừng với hai tần số liên tiếp là 75Hz, 125Hz và vận tốc truyền sóng trên đây là 400 m/s. Tần số cơ bản của dây và chiều dài dây nhận giá trị nào sau đây? A 25 Hz và 8 m B 12,5 Hz và 4 m C 25 Hz và 4 m D 12,5 Hz và 8 m Câu 50: Người ta tạo ra sóng dừng trên một sợi dây căng ngang với hai đầu dây cố định. Hai tần số gần nhau nhất trên dây cùng tạo ra sóng dừng là 150 Hz và 200 Hz. Tần số nhỏ nhất trên dây tạo ra sóng dừng trên dây đó là A. 50 Hz B. 75 Hz C. 125 Hz D. 100 Hz Câu 51: M, N, P là 3 điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây mang sóng dừng có cùng biên độ 4 mm, dao động tại N ngược pha với dao động tại M và 2MN = NP = 2 cm. Cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất là 0,04s sợi dây có dạng một đoạn thẳng. Lấy π = 3,14. Tốc độ dao động của phần tử vật chất tại điểm bụng khi qua vị trí cân bằng là A. 375 mm/s B. 363 mm/s C. 314 mm/s D. 628 mm/s Câu 52: M, N, P là 3 điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây mang sóng dừng có cùng biên độ 4cm, dao động tại P ngược pha với dao động tại M. MN = 2NP = 20 cm. Tính biên độ tại bụng sóng và bước sóng. A. 4 cm, 40 cm B. 4 cm, 60 cm C. 8 cm, 40 cm D. 8 cm, 60 cm Câu 53: Trên một sợi dây có sóng dừng, quan sát những điểm có cùng biên độ dao động thì thấu hai điểm gần nhất nếu dao động cùng pha cách nhau 4 cm, và nếu dao động ngược pha cách nhau 6 cm. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây là 30 m/s. Tần số của sóng bằng: A. 400Hz B. 300Hz C. 150Hz D. 100Hz Câu 54: Hai nguồn kết hợp S 1 , S 2 trên mặt chất lỏng phát ra hai dao động ngược pha, cùng biên độ a. Cho S 1 S 2 = 10,5λ. Hỏi trên đoạn nối S 1 S 2 có bao nhiêu điểm dao động với biên độ A = a? A. 22 B. 21 C. 20 D. 42 GV BI£N SO¹N : Minh HiÖp - §T: 01682197037 http://violet.vn/minhhiepk10/ minhhiepk10@gmail.com Câu 55: Hai nguồn sóng kết hợp trên mặt nước cách nhau một đoạn S 1 S 2 = 9λ phát ra dao độ đoạn S 1 S 2 , số điểm có biên độ cực đại cùng pha với nhau và ngược pha với hai nguồn (không kể hai nguồn) là: A. 8. B. 9 C. 17 D. 16 Câu 56: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp AB cách nhau 40cm dao động cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f =10 Hz, vận tốc truyền sóng 2 m/s. Gọi M là một điểm nằm trên đường vuông góc với AB tại A dao đông với biên độ cực đại. Đoạn AM có giá trị lớn nhất là : A. 20cm B. 30cm C. 40cm D. 50cm Câu 57: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp AB cách nhau 100 cm dao động cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f =10 Hz, vận tốc truyền sóng 3 m/s. Gọi M là một điểm nằm trên đường vuông góc với AB tại A dao đông với biên độ cực đại. Đoạn AM có giá trị nhỏ nhất là: A. 5,28 cm B. 10,56 cm C. 12 cm D. 30 cm Câu 58: Phương trình sóng tại hai nguồn là: u = acos20πt (cm). AB cách nhau 20 cm, vận tốc truyền sóng trên mặt nước là v = 15 cm/s. CD là hai điểm nằm trên vân cực đại và tạo với AB một hình chữ nhật ABCD. Hỏi hình chữ nhật ABCD có diện tích cực đại bằng bao nhiêu? A. 1124,2 cm 2 . B. 2651,67 cm 2 . C. 3024,3 cm 2 . D. 1863,6 cm 2 . Câu 59: Phương trình sóng tại hai nguồn là u = acos20t cm. AB cách nhau 20cm, vận tốc truyền sóng trên mặt nước là v = 15cm/s. Điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại A và dao động với biên độ cực đại. Diện tích tam giác ABM có giá trị cực đại bằng bao nhiêu? A. 1325,8 cm 2 B. 2651,6 cm 2 C. 3024,3 cm 2 D. 1863,6 cm 2 Câu 60: Hai nguồn sáng S 1 , S 2 dao động cùng pha cách nhau 8 cm về một phía của S 1 S 2 lấy hai điểm S 3 S 4 sao cho S 3 S 4 bằng 4cm và hợp thành hình thang cân S 1 S 2 S 3 S 4 . Biết bước sóng của sóng trên mặt nước là 1 cm. Hỏi đường cao lớn nhất của hình thanh là bao nhiêu để trên đoạn S 3 S 4 có 5 điểm dao động cực đại" A. 22 cm B. 35 cm C. 4 cm D. 62 cm Câu 61: Trong thí nghiệm với 2 nguồn phát sóng giống nhau A và B trên mặt nước, khoảng cách 2 nguồn AB = 16cm. Hai sóng truyền đi với bước sóng  = 4 cm. Xét đường thẳng xx’ song song với AB, cách 53 cm. Gọi C là giao của xx’ với trung trực của AB. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực đại trên xx’ là: A. 2 cm B. 3 cm C. 2,88 cm D. 4 cm Câu 62: Tại một điểm có mức cường độ âm tới là 65 dB và âm phản xạ có mức cường độ âm là 60 dB. Hỏi mức cường độ âm toàn phần tại điểm đó? A. L = 125 dB B. L = 66,2 dB C. L = 65 dB D. 60 dB DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ Câu 63: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 10 V, điện trở trong r = 1 , cuộn cảm có hệ số tự cảm L = 1 µH, tụ điện có điện dung C = 4 µF, điện trở dây nối không đáng kể. Đóng khóa K để dòng điện trong mạch ổn định, sau đó mở khóa K. Giá trị cực đại của hiệu điện thế hai đầu tụ là A. 10 V B. 5 V C. 4,75 V D. 2,5 V Câu 64: Một mạch dao động điện từ có cuộn cảm không đổi. Nếu lần lượt dùng các tụ điện C 1 ; C 2 ; C 1 nối tiếp C 2 và C 1 song song C 2 thì chu kì dao động riêng của mạch lần lượt là T 1 ; T 2 ; T nt = 4,8 µs và T ss = 10 µs. Hãy xác định T 1 biết T 1 > T 2 A. 8 µs B. 9 µs C. 10 µs D. 6 µs Câu 65: Hai tụ điện C 1 = C 2 = C 0 mắc song song. Nối hai đầu bộ tụ với ắc qui có suất điện động E = 6 V để nạp điện cho các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm L để tạo thành mạch dao động với năng lượng điện từ trong mạch là W 0 . Sau khi dao động trong mạch đã ổn định, tại thời điểm dòng điện qua cuộn dây có độ lớn bằng một nửa giá trị dòng điện cực đại, người ta ngắt khóa K để cho mạch nhánh chứa tụ C 2 hở. Năng lượng toàn phần của mạch sau đó sẽ A. giảm đi 5/8W 0 B. còn lại 3/8W 0 C. còn lại 5/8W 0 D. không đổi Câu 66: Một mạch dao động gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ C giống nhau mắc nối tiếp, khóa K mắc ở hai đầu một tụ C (hình vẽ). Mạch đang hoạt động thì ta đóng khóa K ngay tại thời điểm dòng điện trong mạch đạt cực đại. Năng lượng toàn phần của mạch sau đó sẽ A. giảm còn 3/4 B. giảm còn 1/4 C. không đổi D. giảm còn ½ L C C K GV BI£N SO¹N : Minh HiÖp - §T: 01682197037 http://violet.vn/minhhiepk10/ minhhiepk10@gmail.com Câu 67: Cho mạch điện như hình vẽ bên, E = 4V, r = 4  , hai tụ điện C giống nhau, cuộn dây có độ tự cảm. Ban đầu các tụ điện chưa tích điện, đóng cả hai khóa k 1 và k 2 . Khi dòng điện trong mạch đã ổn định, ngắt khóa k 1 để có dao động điện từ, mà hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu cuộn dây đúng bằng suất điện động E của nguồn. Bỏ qua điện trở thuần của cuộn dây, dây nối và các khóa k 1 , k 2 . Khi năng lượng trong cuộn dây bằng năng lượng trên bộ tụ điện, ngắt k 2 . Xác định hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu cuộn dây sau đó. A. 4 V B. 26 V C. 2 V D. 22 V Câu 68: Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L. Bỏ qua điện trở thuần của mạch. Nếu thay C bởi C 1 và C 2 mắc nối tiếp thì mạch thu được sóng có bước sóng 720 m, còn nếu thay hai tụ bởi Hai tụ đó mắc song song thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 1500 m. Hỏi mạch có thể thu được sóng điện từ có bước sóng bao nhiêu khi thay C bởi C 1 (biết C 1 > C 2 ) A. 900 m B. 1200 m C. 800 m D. 100 m Câu 69: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung không đổi C 0 . Khi ghép thêm tụ C biến thiên song song với C 0 thì mạch có thể thu được sóng có bước sóng từ  đên 3. Xác định C 0 . Biết C thay đổi từ 10 nF đến 170 nF. A. 25 nF B. 45 nF C. 10 nF D. 30 nF . và cuộn cảm L. Bỏ qua điện trở thuần của mạch. Nếu thay C bởi C 1 và C 2 mắc nối tiếp thì mạch thu được sóng có bước sóng 720 m, còn nếu thay hai tụ bởi Hai tụ đó mắc song song thì mạch thu. điện từ có bước sóng 1500 m. Hỏi mạch có thể thu được sóng điện từ có bước sóng bao nhiêu khi thay C bởi C 1 (biết C 1 > C 2 ) A. 900 m B. 1200 m C. 800 m D. 100 m Câu 69: Mạch chọn sóng. song song với C 0 thì mạch có thể thu được sóng có bước sóng từ  đên 3. Xác định C 0 . Biết C thay đổi từ 10 nF đến 170 nF. A. 25 nF B. 45 nF C. 10 nF D. 30 nF

Ngày đăng: 09/02/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w