1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài thi Thư viện

4 214 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 53 KB

Nội dung

Xin kính chào Ban Giám khảo, chào các thầy cô giáo cùng các thí sinh dự thi ! Lời đầu tiên tôi xin chúc các quí vị, các thầy cô giáo cùng các thí sinh mạnh khỏe, chúc hội thi thành công tốt đẹp ! Xin tự giới thiệu: Tôi là Phạm Văn Duật, tham gia công tác thư viện tại trường Tiểu học Tam Hưng từ năm 1992 đến nay. Mặc dù không được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ Thư viện, nhưng với tinh thần học hỏi cùng với sự giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp nhất là của lãnh đạo nhà trường, tôi luôn hoàn thành công việc được giao. Nhà trường chúng tôi đặt trên địa bàn xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai quê hương có truyền thống hiếu học, có bề dày lịch sử văn hóa và truyền thống cách mạng với danh thắng Chùa Bối Khê, danh nhân Trạng nguyên Nguyễn Trực và danh hiệu Anh hùng LLVTND. Hiện tại nhà trường có 50 cán bộ, giáo viên và 729 học sinh. Phát huy truyền thống quê hương, nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu tiên tiến trong phong trào thi đua, nhiều giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong các kì thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi do cấp trên tổ chức. Thư viện nhà trường hiện nay có diện tích 76m 2 với 4658 bản sách các loại như SGK, SNV, STK, sách thiếu nhi cùng các loại báo, tạp chí theo qui định. Hằng ngày thư viện mở cửa vào giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần để đón các thầy cô giáo và học sinh đến đọc sách, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, học tập và tham gia các hoạt động khác của thư viện. Ngoài ra, thư viện còn được trang bị các trang thiết bị cần thiết như máy tính kết nối internet, bộ thiết bị nghe nhìn để phục vụ các hoạt động trên. Thưa các thầy cô giáo cùng các em học sinh ! Sinh thời, Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã từng dạy: “Dân ta phải biết Sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Lời dạy của Bác thể hiện trách nhiệm cao cả của Bác với dân tộc, bởi lịch sử dân tộc ta trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Mỗi ngôi làng, mỗi ngọn núi, dòng sông ông cha ta đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu để xây dựng, giữ gìn cho chúng ta có non sông gấm vóc ngày nay. Hiểu biết lịch sử nước nhà cho ta lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và cũng là nhắc nhở chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với cha ông. Ngày nay,tình trạng dạy và học môn lịch sử trong nhà trường phổ thông là đáng báo động, với hàng nghìn bài thi môn lịch sử không có điểm trong kì thi đại học năm 2011 đã minh chứng cho điều đó. Thực trạng đó khiến các nhà quản lý giáo dục và những người tâm huyết với tương lai nước nhà không khỏi lo lắng. Yêu cầu đặt ra là phải chấn hưng nền giáo dục cũng như việc dạy và học bộ môn lịch sử. Chính vì vậy, với mong muốn cung cấp thêm cho các thầy cô giáo và các em học sinh những tư liệu lịch sử giúp cho các giờ học thêm sinh động, hấp dẫn tạo hứng thú cho học sinh góp phần cải thiện tình trạng trên, hôm nay tôi xin giới thiệu một cuốn sách viết về lịch sử, đó là cuốn Việt Sử Giai Thoại tập 2 của tác giả Nguyễn Khắc Thuần. Sách dày 90 trang khổ 14,3cm x 20,3cm tái bản lần thứ 10 do NXB GD phát hành năm 2005. Tác giả Nguyễn Khắc Thuần là một nhà nghiên cứu lịch sử. Ông từng tham gia giảng dạy tại trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thành phố HCM, hiện nay ông đảm nhận cương vị Chủ nhiệm khoa Việt Nam học tại Đại học Bình Dương. Việt Sử Giai Thoại (dịch nghĩa: Những câu chuyện hay về lịch sử Việt Nam) là bộ sách gồm 8 tập được tác giả khái quát quá trình lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương tới những năm giữa thế kỉ 19. Bộ sách bao gồm những câu chuyện hay được trích lục từ các bộ chính sử như: Đại Việt sử lược, Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục…Với lời văn ngắn gọn, dễ hiểu các câu chuyện được trích dẫn rõ ràng, cuối mỗi câu chuyện đều có lời bàn hóm hỉnh thể hiện quan điểm của tác giả như “vừa giải thích, vừa gợi ý cảm nhận và suy nghĩ cho người đọc” (lời cố giáo sư Trần Văn Giàu) chắc chắn bộ sách sẽ mang lại nhiều điều bổ ích và lý thú cho các thầy cô giáo và các em muốn tìm hiểu . Tập 2 của bộ sách gồm 51 câu chuyện của thời Lý, một triều đại huy hoàng trong lịch sử nước ta, có niên đại từ năm 1010 đến năm 1225. Về Vương triều Lý, các bộ chính sử của nước ta ghi chép lại rất nhiều sự kiện, nhân vật, với 51 câu chuyện nổi bật đi kèm với các nhân vật tiêu biểu, tác giả đã khéo léo dựng lại bức tranh thời Lý cho riêng mình. 51 câu chuyện mang nhiều sắc thái khác nhau, có câu chuyện mộc mạc bình dị, có câu chuyện nghe như cổ tích nhưng lại rất đời thường, lại có câu chuyện như huyền thoại mà lại chân thực. Đọc xong cuốn sách, mỗi câu chuyện đều cho chúng ta những dư vị tình cảm khác nhau, có câu chuyện cho chúng ta tiếng cười sảng khoái, niềm tự hào dân tộc, có câu chuyện khiến ta khâm phục, kính nể bậc tiền nhân, có câu chuyện làm ta căm giận, có câu chuyện làm ta trầm tư, suy ngẫm, cũng có câu chuyện làm ta cảm thương mà rơi lệ … Để các thầy cô và các em dễ hình dung tôi xin được giới thiệu một số câu chuyện tiêu biểu của cuốn sách: Mở đầu là câu chuyện GỐC TÍCH LÝ THÁI TỔ, câu chuyện cho chúng ta biết quê quán, ngày sinh cũng như thân thế của Lý Công Uẩn, người mà sau này trở thành vua Lý Thái Tổ vị vua khai sáng ra triều Lý, một vương triều có công lớn trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước đặc biệt là việc hình thành và phát triển Thủ đô Hà Nội của chúng ta. Câu chuyện: LÝ THÁI TỔ VỚI VIỆC DỜI ĐÔ giúp chúng ta thấy được tầm nhìn chiến lược vị vua đầu tiên của triều Lý, ông đã nhận ra rằng Hoa Lư đất chặt, ẩm thấp, giao thông không thuận lợi không thể là nơi trị vì của bậc đế vương và ông đã biết đến đất Đại La là nơi có thế địa hình, đất đai và sản vật thuận lợi cho việc phát triển đất nước, ông nhận định đây là “đất đóng đô đến mãi mãi muôn đời”. Cùng bài “ Chiếu” nổi tiếng, lập luận chặt chẽ, lời lẽ sắc xảo, làm cho trên thuận dưới đồng ông quyết định một cuộc chuyển dời lịch sử, dời kinh đô về Đại La. Ông lại mượn hiện tượng thiên nhiên để đổi tên Đại La thành Thăng Long – Hà Nội của chúng ta ngày nay. Các thầy cô và các em thân mến ! Việc dùng hàng ngoại làm suy yếu nền sản xuất nước nhà luôn là vấn đề được các nhà lãnh đạo, quản lý đất nước quan tâm. Vua Lý Thái Tông vị vua thứ 2 của triều Lý đã từng chống lại việc sử dụng hàng ngoại khi mặt hàng đó đã được sản xuất trong nước. Ông đã làm gì để chống lại việc sử dụng hàng hàng ngoại, mời các thầy cô cùng các em đến với câu chuyện thứ 11: VUA LÝ THÁI TÔNG VỚI VIỆC CHỐNG HÀNG NGOẠI. Giở tới trang 18 chúng ta được gặp tướng quân Lý Thường Kiệt dũng trí phi thường của nước Đại Việt thời Lý. Ông vốn dòng họ Ngô, do có nhiều công lao nên được nhà vua cho đổi họ sang họ của nhà vua. Năm 1076 giặc Tống xâm lược nước ta, thế giặc mạnh, quân đông, vận mệnh đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”. Bằng đòn chiến tranh tâm lý, giữa đêm khuya ông đã cho đọc vang bài thơ của ông. Bài thơ làm cho kẻ thù kinh hồn, bạt vía đồng thời củng cố tinh thần cho quân sĩ, giành lại thế chủ động quét sạch quân Tống ra khỏi non sông Đại Việt. Tôi rất thích thú câu chuyện này vì không những kính phục tài năng của vị tướng mà còn mỗi lần đọc bài thơ tôi lại như thấy tiếng ông cha đang vọng về. Tiếng vọng ấy như lời khẳng định: Non sông Việt Nam là bất khả xâm phạm, lại như lời nhắc: Phải bảo vệ từng tấc đất biên cương, biển đảo ngoài kia bao kẻ đang nhòm ngó, phải vững lòng tranh đấu, phải cương quyết giữ gìn. Để mất một gốc cây, một ngọn sóng là có tội với tổ tiên. Đến câu chuyện thứ 21 các thầy cô và các em sẽ bắt gặp một hình tượng của người phụ nữ Việt Nam trong quá khứ, trung hậu đảm đang, giỏi việc nước đảm việc nhà. Bà vốn là một cô gái thôn quê, nhờ tài sắc của mình mà trở thành Nguyên Phi của vua Lý Thánh Tông. Khi vua thân chinh đi đánh giặc bà đã đăng triều nhiếp chính thể hiện bản lĩnh của mình thay vua trị quốc, an dân. Tài năng của bà khiến nhà vua lấy làm xấu hổ mà hạ quyết tâm phải chiến thắng mới quay về, nhờ chút xấu hổ đó mà ông đã ca khúc khải hoàn. Bà cũng có những tư tưởng ban đầu cho công cuộc giải phóng phụ nữ, phát triển nông nghiệp, nông thôn thời bấy giờ.Hiện nay ở xã Dương Xá huyện Gia Lâm có đền thờ của bà. Bà là ai ? Các thầy cô và các em đọc sẽ rõ. Các thầy cô và các em thân mến ! Người xưa có câu: “Chính sự lơ là, quốc gia rối loạn”, đó là lẽ tất yếu và cũng là nội dung của câu chuyện thứ 28: VỤ ÁN ĐỖ ANH VŨ. Đến với câu chuyện chúng ta sẽ thấy một ông vua nhỏ tuổi chưa lo được việc nước, một quan Thái sư Phụ chính gian tà, xảo quyệt, mưu đồ đen tối, một bà Thái hậu tư thông với gian thần, một Điện tiền đô chỉ huy sứ tham lam. Nhà vua nhỏ tuổi bất lực, bọn gian thần thi nhau lũng đoạn, ăn hối lộ, làm điều bất chính để rồi ra tay tàn sát lẫn nhau, bức hại cả các bậc trung thần và người vô tội khiến triều đình một phen nghiêng ngả. Bài học đó còn nguyên giá trị tới ngày nay khi không ít cán bộ Đảng viên tha hóa, biến chất, lợi dụng chức quyền, tham ô, vụ lợi cá nhân, ăn chơi sa đọa, chà đạp lên lợi ích người dân khiến quần chúng phẫn nộ, xã hội bất bình. Nếu không sớm loại bỏ, họ sẽ là những nhân tố “ thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Nghị quyết hội nghị TW Đảng lần thứ 4 đã chỉ ra. Trở lại với cuốn sách, mời thầy cô và các em đọc câu chuyện thứ 32 và 35. Ở đây chúng ta sẽ thấy anh linh của Tô Hiến Thành một đại trung thần của 2 đời vua là Lý Anh Tông và Lý Cao Tông, một con người văn võ song toàn, không màng danh lợi, không khuất phục cường quyền, bỏ ngoài tai những lời xu nịnh, một lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân. Trên giường bệnh, trước lúc ra đi ông vẫn sáng suốt gạt bỏ tình thân, cương quyết tiến cử người hiền tài thay mình giúp vua trị nước. Nhân cách của ông để lại tiếng thơm muôn thuở, làm gương sáng cho lớp lớp đời sau học tập. Điều đáng buồn là sau khi Tô Hiến Thành mất đi, lời trăng trối của ông không được thực hiện, vua mải ăn chơi hưởng lạc, người hiền tài không được trọng dụng, bọn gian thần nhung nhúc nổi lên tác yêu, tác quái, khiến cho lòng dân ly tán, đất nước chìm sâu trong loạn lạc. Từ đó nhà Lý đi vào con đường suy tàn. Những ngày cuối cùng của nhà Lý ra sao, thầy cô và các em hãy xem câu chuyện thứ 51, câu chuyện cuối cùng của cuốn sách. Ta sẽ thấy 2 hình ảnh đối lập, một bên là Lý Chiêu Hoàng vị công chúa nhỏ tuổi ngây thơ, tinh nghịch bị ép lên làm vua, một bên là quan Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ túc trí đa mưu, ông đã sắp đặt và thực hiện một cuộc đảo chính trong hòa bình soán ngôi nhà Lý lập ra triều Trần, một triều đại oanh liệt mà tôi sẽ giới thiệu trong bài tiếp theo. . Trên đây là một số câu chuyên tiêu biểu của cuốn sách, trong cuốn sách còn rất nhiều giai thoại hấp dẫn và lí thú đang chờ các thầy cô cùng các em đọc và tìm hiểu. Cuối cùng xin chúc các thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc ngày càng nâng cao chất lượng dạy học, chúc các em học giỏi, chăm ngoan tu dưỡng rèn luyện thật tốt để dòng giống Lạc Hồng ngày càng lớn mạnh, xây dựng nước Việt Nam hùng cường thịnh vượng, vững chãi, hiên ngang và tỏa sáng sánh vai với các cường quốc năm châu, xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc, thỏa nguyện của Bác Hồ kính yêu! Xin chào và hẹn gặp lại trong các buổi giới thiệu sách tiếp theo ! Thanh Oai, ngày 22 tháng 2 năm 2012 Người giới thiệu Phạm Văn Duật . động khác của thư viện. Ngoài ra, thư viện còn được trang bị các trang thi t bị cần thi t như máy tính kết nối internet, bộ thi t bị nghe nhìn để phục vụ các hoạt động trên. Thưa các thầy. thi ! Lời đầu tiên tôi xin chúc các quí vị, các thầy cô giáo cùng các thí sinh mạnh khỏe, chúc hội thi thành công tốt đẹp ! Xin tự giới thi u: Tôi là Phạm Văn Duật, tham gia công tác thư viện. hiệu tiên tiến trong phong trào thi đua, nhiều giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong các kì thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi do cấp trên tổ chức. Thư viện nhà trường hiện nay có diện

Ngày đăng: 08/02/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w