PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ NHÂN VẬT CHỊ DẬU Ngô Tất Tố là nhà văn của nông dân, nhà văn hiện thực chuyên viết về nông dân và là một trong những tác giả có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Tác phẩm tiêu biểu của ông không thể không kể đến “ Tắt đèn”. Chị Dậu là nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm nhất cho người đọc và nổi bật nhất về hình ảnh của chị Dậu chính là chương XVIII của tác phẩm “Tức nước vỡ bờ”. Tắt đèn là một tiểu thuyết phản ánh cuộc sống thực của người nông dân thời kì phong kiến mà chị là nhân vật tiêu biểu. Hai ách bóc lột thực dân và phong kiến đè nặng lên đôi vai gầy, mỏng manh của người phụ nữ chịu thương, chịu khó. Tắt đèn, cuộc sống nó u tối như chính người nông dân vậy. Chị Dâu là người như thế. Ta thấy Ngô Tất Tố đã thành công trong việc xây dựng nhân vật chị Dậu, một nhân vật để lại ấn tượng khó phai cho người đọc về hoàn cảnh của mình: một người phụ nữ sống trong khó khăn, cực khổ nhưng có những phẩm chất cao đẹp, chị mạnh mẽ phi thường. Người phụ nữ Việt Nam là như thế. Đọc chương XVIII, ta thấy được chị Dậu là một người ân cần, chu đáo, yêu chồng qua những hành động nấu cháo, quạt cháo cho chồng ăn, xem chồng ăn có ngon miệng không mặc dù chính bản thận mình cũng đã nhịn đói 2 ngày . Nhưng không vì thế mà chị yếu hèn, khi bị dồn tới bước đường cùng, chị đã vùng lên chống lại tên cai lệ độc ác. Đó là một phản xạ của con người trước cảnh bị đàn áp mà Ngô Tất Tố đã vẽ nên trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ này”. Trong đoạn đầu, khi chồng chị đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đế đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp, phải bán con và thậm chí còn phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết năm ngoái. Thật là cùng đường! Chị Dậu có một vẻ đẹp mộc mạc, nét đẹp yêu thương chồng con vô bờ bến. Trong lúc chồng đang ốm, mặc kệ bản thân cũng đang đói chưa có gì cho vào bụng nhưng đến lúc nấu được cháo thì chị chỉ chăm lo cho chồng ăn. Nhưng đáng thương thay khi anh Dậu vừa đưa bát cháo lên kề miệng thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đến. Trước sự hách dịch và hung ác, chị Dậu chỉ còn biết kêu oan “ Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất” . Chị Dậu vẫn nhẫn nhục, mềm mỏng, thiết tha van xin nhưng sức chịu đựng của con người cũng có giới hạn cho đến khi bọn cai lệ đến trói anh Dậu. Chị Dậu đã lên tiếng, quyết đứng ra bảo vệ chồng mình. Khi hai tên cai lệ nhảy vào anh Dậu, chị đã quát lớn “ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”. Người đàn bà khổ sở quá, thương chồng quá nhưng cũng phải đứng lên, lời nói tuy ít học nhưng chứa đựng nhiều sự uất ức khi bao căm hờn bùng lên. Thể hiện sự đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Đỉnh điểm là khi chị Dậu đánh nhau với người của ông lí trưởng Những hành động đó xuất phát từ sức mạnh lòng yêu thương chồng. Đọan trích cho thấy chi Dậu la một người phụ nữ nông dân mộc mạc, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối khiến cho người đọc phải khâm phục. Sau khi đọc xong đoạn trích này, tôi vừa thương cảm, xót xa cho cuộc đời chị, vừa kính phục chị. Càng thêm căm ghét xã hội đã vùi dập chị Bản thân em, em thấy mình thêm khâm phục chị, đồng thời cũng cảm thấy tội nghiệp, xót xa cho hoàn cảnh của chị Thông qua nội dung của tác phẩm , ta thấy qua hành động của chị Dậu là người nông dân thời đó, phê phán, chỉ trích xã hội tàn nhẫn. . sống nó u tối như chính người nông dân vậy. Chị Dâu là người như thế. Ta thấy Ngô Tất Tố đã thành công trong việc xây dựng nhân vật chị Dậu, một nhân vật để lại ấn tượng khó phai cho người đọc. biểu của ông không thể không kể đến “ Tắt đèn”. Chị Dậu là nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm nhất cho người đọc và nổi bật nhất về hình ảnh của chị Dậu chính là chương XVIII của tác phẩm “Tức nước. ông lí cho cháu khất” . Chị Dậu vẫn nhẫn nhục, mềm mỏng, thiết tha van xin nhưng sức chịu đựng của con người cũng có giới hạn cho đến khi bọn cai lệ đến trói anh Dậu. Chị Dậu đã lên tiếng, quyết