Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
92,5 KB
Nội dung
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG Học viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp Cao học Hành chính công 16M Huế, năm 2013 1 Câu hỏi 1: Phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách hành chính hiện nay 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 PHẦN I: PHƯƠNG THỨC ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH- CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 I. Phương thức điều hành tổ chức công 2 1. Quan niệm về phương thức điều hành tổ chức công 2 2. Những định hướng đổi mới điều hành công sở hành chính nhà nước 2 3. Tác dụng của việc đổi mới phương thức điều hành công sở trong giai đoạn hiện nay 3 II. Cải cách hành chính nhà nước 4 1 Mục tiêu cải cách 4 2. Nội dung cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam trong thời gian hiện nay 5 PHẦN 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HIỆN NAY 6 KẾT LUẬN 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 MỞ ĐẦU Các tổ chức công là bộ phận không tách rời của nền hành chính nhà nước , giữ vai trò quan trong, là điều kiện thiết yếu để tiến hành các hoạt động hành chính công. Tất cả các chức năng nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy hành chính nhà nước. Mỗi tổ chức công đều có những nhiệm vụ riêng biệt, một thẩm quyền nhất đinh được hệ thống pháp luật xác định cụ thể. Vì vậy nếu không có một hệ thống các tổ chức công rõ ràng minh bạch thì các hoạt đông hành chính không thể diễn ra một cách xuôn sẻ. Đặc biệt hiện nay Nhà nước ta đang thực hiện chương trình cải cách hành chính thì việc đòi hỏi phải thay đổi phương thức điều hành tổ chức công là rất thiết yếu. Nội dung của bài tiểu luận này sẽ đưa ra những cơ sở lý thuyết về phương thức điều hành tổ chức công và cải cách hành chính ở Việt nam hiện nay từ đó phân tích mối quan hệ giữa chúng để làm rõ vấn đề trên. 1 NỘI DUNG PHẦN I: PHƯƠNG THỨC ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH- CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Phương thức điều hành tổ chức công 1. Quan niệm về phương thức điều hành tổ chức công Phương thức điều hành công sở là phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành mục tiêu của công sở. Đây là quá trình thực hiện một trong những chức năng cơ bản của người quản lý nhằm lựa chọn cách giải quyết công việc tốt nhất để đạt được mục tiêu đã định. 2. Những định hướng đổi mới điều hành công sở hành chính nhà nước a).Biết kết hợp hiện đại và truyền thống dân tộc trong việc xây dựng và áp dụng kĩ thuật điều hành tổ chức công sở. Bởi vì, trong điều kiện hiện nay, để xây dựng kĩ thuật hành chính không thể không áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại.Tuy nhiên khi áp dụng các kĩ thuật hiện đại thì ta phải chú ý đến những đặc điểm của truyền thống văn hóa dân tộc b). Bảo đảm tính khoa học trong quá trình điều hành Trong mọi trường hợp, việc điều hành công việc một cách khoa học trong các cơ quan luôn được đặt ra như một nhu cầu thực tế vì nó sẽ làm cho công việc được giải quyết nhanh chóng và chính xác. Tính khoa học trong quá trình điều hành hoạt động của các cơ quan, công sở thể hiện trước hết ở chỗ mọi quyết định trong quá trình đó phải có căn cứ khoa học, có cơ sở thực tế, được tính toán 1 cách cẩn thận, chu đáo toàn diện, khắc phục cách làm việc tùy tiện, thiếu căn cứ khoa học còn tương đối phổ biến hiện nay trong các cơ quan, công sở. c).Tạo được sự thuận lợi, đơn giản và phù hợp Đặc điểm của nền hành chính quan liêu là thiếu các phương thức điều hành linh hoạt đồng thời với thủ tục điều hành phức tạp. Qua các bước khác nhau, nhiều khi chồng chéo, phiền hà làm cho công việc bị chẫm trễ, thậm chí ko mang lại kq đề ra ban đầu. Để quản lý nền kt thị trg, phươn thức điều hành cũ rõ ràng ko thích hợp cần đc đổi mới. Việc đổi mới kĩ thuật hành chính hiện nay phải tạo ra được những phương thức điều hành đơn giản và thuận lợi. Phải nâng cao tính thiết thực của 2 quá trình điều hành. Đồng thời, đối với từng loại hình công sở khác nhau đang hoạt động trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cần áp dụng những cách thức điều hành sao cho phù hợp với thực tế. mình. Như thế, trên 1 chừng mực nhất định sẽ có thể hạn chế đc bệnh quan liêu giấy tờ trong điều hành d) Giảm nhẹ được cường độ và nâng cao năng suất lao động quản lý góp phần tinh giảm biên chế hành chính các cơ quan nhà nước Nhiều trường hợp các nhà quản lý phải sử dụng một cường độ lao động trong đó có lao động trí óc rất lớn để hoàn thành công việc. Do đặc điểm này đổi mới kĩ thuật hành chính có mục tiêu giảm nhẹ cường độ lao động cho các nhà quản lý mà hiệu quả công việc vân không ngừng đc nâng cao. Theo định hướng này tất nhiên phải có nhiều biện pháp cần thiết. Ví dụ như, tăng cường các hệ thống hỗ trợ xử lý thông tin. Khi đã có những biện pháp kĩ thuật hỗ trợ tích cực để hoạt động của cơ quan, công sở đạt hiệu quả cao nhất ko nhất thiết bao h cũng đòi hỏi tăng biên chế. Thậm chí khi cường độ lao động đc giảm bớt, các cơ quan còn có thể thực hiện tinh giảm biên chế của mình 3. Tác dụng của việc đổi mới phương thức điều hành công sở trong giai đoạn hiện nay - Góp phần tạo ra và nâng cao năng suất lao động của công sở - Góp phần làm giảm nhiều chi phí không cần thiết trong quá trình vận hành công việc hằng ngày của cơ quan nhà nước Là cơ sở thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, khắc phục tình tạng cồng kềnh của bộ máy hành chính - Góp phần tạo ra mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với người dân do làm việc thiết thực hơn, từ đó sẽ làm tăng thêm lòng tin của người dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước - Làm cho các cơ quan có thể quản lý được các công việc được tốt hơn, thuận lợi cho việc kiểm tra thực hiện các quyết định quản lý hành chính nhà nước Giúp cho công sở làm việc một cách khoa học, logic, chặt chẽ, tạo ra thói quen, nề nếp làm việc khoa học trong công sở Góp phần làm giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà. -Góp phần tổ chức quản lý các dịch vụ công và cung cấp các dịch vụ hành chính cần thiết, góp phần có chất lượng cao cho hoạt động của nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp 3 II. Cải cách hành chính nhà nước 1 Mục tiêu cải cách Mục tiêu cải cách hành chính nhà nước gắn chặt với công cuộc đổi mới chung của đất nước: Đến năm 2020 xây dựng được một nền hành chính phục vụ, trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng nhu cầu của nền kibnh tế thị trườngđịnh hướng XHCN, phục vụ người dân , doanh nghiệp , xã hội.Cụ thể là: 1. Xây dựng hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dựng có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển đất nước. 2. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanhnghieepj thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính. 3. Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước. 4. Đảm bảo thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người,gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước. 5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầy phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 2010-2020 là: Cải cách thể chế, xây dựng nâng cao chất lượng đội nguc cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức thực thi công vụ có chất lượng hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công 2. Nội dung cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam trong thời gian hiện nay 2.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính 2.2 Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước 2.3. Cải cách thủ tục hành chính 2.4 Cải cách chế độ công vụ, công chức, viên chức 2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính 4 2.6 Cải cách tài chính công: 2.7 Giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với nhân dân , huy động sự tham gia có hiệu quả của người dân và xã hội vào hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. PHẦN 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HIỆN NAY Qua sự phân tích về mục đích, nội dung của hai phạm trù đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách hành chính hiện nay đã nêu trên cho ta rút ra một số nhận xét sau: Một là, việc đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách hành chính hiện nay đều hướng đến một mục tiêu chung đó là nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng một nền hành chính phục vụ, trong sạch vững mạnh, cung cấp các hoạt động hành chính có chất lượng cao cho hoạt động của nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở nội dung phương hướng điều hành yoot chức công và mục tiêu của cải cách hành chính. Hai là, điều kiện tất yếu để đạt được mục tiêu cải cách hành chính là phải đổi mới phương thức điều hành tổ chức công . Qua các báo cáo tổng kết công tác cải cách hành chính của nước ta giai đoạn một( 2001-2010) cho thấy : công cuộc cải cách hành chính chưa thực sự hiệu quả và còn mang tính hình thức. Nguyên nhân chính là do phương thức điều hành tổ chức công hiện nay không đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu đổi mới vì hai lý do chính sau: - Phương thức điều hành tổ chức công hiện nay còn nhiều bất cập như: Cơ cấu tổ chức bất hợp lí, lãng phí nhân công, quy trình, thủ tục rườm rà hoặc không thực chất;chậm thay đổi, sức ỳ lớn, xáo trộn thường xuyên, hoạt động mang tính hình thức. Đây chính là những yếu tố cản trở quá trình cải cách hành chính -Một nguyên nhân thứ hai được đúc rút ra theo phân tích của các nhà hành chính học chính là thiếu sự phối hợp tự nguyện trong tổ chức công. Đây là sự phối hợp xuất phát hoàn toàn từ nhận thức của các cơ quan, tổ chức về sự cần thiết đạt được sự thống nhất, đồng thuận chung trong hoạt động mà không phải chịu sự ràng buộc nào hoặc một sự chi phối nào về mặt thể chế hoặc một áp đặt, ép buộc của bất cứ một cơ quan nào đó.Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc cải cách hành chính mang tính hình thức. 5 Như vậy với vai trò là hiện thực hóa các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, trong đó có việc thực hiện cải cách hành chính thì phương thức điều hành tổ chức công truyền thống hiện nay thông thể đảm nhiệm được vai trò của mình. Theo quy luật thống nhất và đấu tranh của phép duy vật biên chứng , ta nhận thấy rằng hai phạm trù cải cách hành chính và phương thức điều hành tổ chức công truyền thống có mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng với nhau, cùng hướng đến một vấn đề chung trong cùng một thời điểm và có mối liên hệ tác động lẫn nhau. Khi hai mặt đối lập của sự thống nhất biến đổi đến mức độ nhất định và trở nên gay gắt, mâu thuẫn trở nên chính muồn. Nếu mâu thuẫn được giải quyết thì sẽ làm cho sự vật cũ mất đi , sự vật mới ra đời. Do vậy, để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi ta phải thay đổi phương thức điều hành tổ chức công truyền thống . Từ đó mới có thể thực hiện thành công cải cách hành chính.Tóm lại việc đổi mới phương thức điều hành tổ chức công là điều kiện tất yếu để đạt được mục tiêu cải cách. Ba là, điều hành hoạt động của tổ chức công là đối tượng nghiên cứu trong quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Các nhiếu tố như: Con người, mục tiêu hoạt động, chiến lược, hệ thống cơ cấu tổ chức, cách thức lãnh đạo , môi trường, điều kiện cơ sở vật chất có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc điều hành tổ chức công, Và đây cũng chính là đối tượng được đưa ra phân tích nghiên cứu trong cải cách hành chính Bốn là, đổi mới phương thức điều hành tổ chức công là cơ sở thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính. Các nội dung cải cách hành chính như: tinh giảm biên chế, khắc phục tình tạng cồng kềnh của bộ máy hành chính; là góp phần làm giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà. Là giúp cho công sở làm việc một cách khoa học, logic, chặt chẽ, tạo ra thói quen, nề nếp làm việc khoa học trong công sở, góp phần tổ chức quản lý các dịch vụ công và cung cấp các dịch vụ hành chính cần thiết, góp phần có chất lượng cao cho hoạt động của nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp Năm là, cải cách hành chính giúp cho công cuộc đổi mới phương thức điều hành đi vào cuộc sống. Thực hiện thành công cải cách hành chính sẽ giúp nâng cao được hiệu quả công tác điều hành, tổ chức công cụ thể như: Xây dựng và hoàn thiện được hệ thống thể chế hành chính có hiệu lực;Cải cách, sắp xếp được tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn;Cải cách thủ tục hành chính được thuận lợi, đơn gian, phù hợp vơi lòng dân; Cải cách chế độ công vụ, công chức, viên chức khích lệ và động viên được đội ngũ công chức, vien chức làm cho sự đổi mới phương thức điều hành có tác dụng, được mọi người ủng hộ và nhận thấy có hiệu quả thiết thực . 6 KẾT LUẬN Như vậy, mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách hành chính hiện nay thực sự có mối quan hệ rất biện chứng, có tác động qua lại lẫn nhau,hỗ trợ lẫn nhau nhưng phải biết vận dụng một cách không ngoan để đưa chúng cùng hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao bản chất tôt đẹp của nhà nước của dân và vì dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Thị Hà, Quản lý điều hành tổ chức công ( 2013): Bài giảng 2. Chương trình tổng thể cải cách cách hành chính ( 2010-2020) 3. Nguyễn Phước Thọ, Về công tác phối hợp trong các cơ quan hành chính nhà nước. Truy ngày 2 tháng 3 năm 2013 tại địa chỉ: http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/19365-Ve-cong-tac-phoi-hop- trong-cac-co-quan-hanh-chinh-nha-nuoc 4. Những định hướng điều hành công sở nhà nước. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2013 tại địa chỉ: http://www.hanhchinh.com.vn/forum/forum.php 7 [...]...Câu 2: Phân tích các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công và vai trò của văn hoá trong tổ chức công 8 MỤC LỤC 1.Văn hoá tổ chức công 13 2 Các yếu tố cấu thành nên văn hóa tổ chức công 14 3 Vai trò của văn hóa tổ chức công đối với sự phát triển công sở 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 1.Văn hoá tổ chức công Như chúng ta đã biết, công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý... của tổ chức là yếu tố ảnh hưởng lớn đến đạo đức, tác phong làm việc của các thành viên trong tổ chức công Vấn đề đạo đức và trách nhiệm của người quản lý và các thành viên trong tổ chức là nhân tố tinh thần, tác động Văn hóa tổ chức là cách ứng xử, giao tiếp, cách phối hợp thực hiện công việc giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các nhân viên với công dân Phải làm sao để nhân viên trong tổ chức. .. tính tự giác của cán bộ công chức làm việc trong tổ chức công cao hay thấp, mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức, xung đột giữa các thành viên trong cơ quan ở mức độ lớn hay nhỏ, cách giải quyết các xung đột, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao hay thấp,…tất cả những yếu tố đó tạo nên văn hoá tổ chức công c) Tài chính: Tài chính của mọi tổ chức công đều phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước... tạo được niềm tin của cán bộ công chức và viên chức với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở Khi văn hoá tổ chức công đã thấm vào máu thịt của cán bộ, công chức và viên chức trở thành tính tự giác của công chức, viên chức trong công việc thì nó sẽ đưa công sở này phát triển vượt hơn lên so với công sở khác Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những... có hoàn thiện, có đảm bảo tính nghiêm minh được mọi cá nhân trong tổ chức tuân thủ thì kỉ luật trong tổ chức công mới được đảm bảo Từ đó mọi hoạt động của các tổ chức công diễn ra một cách có hệ thống, theo chuẩn mực đã được đề ra, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng của các cơ quan, đơn vị đó Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, các bộ phận và các tổ chức khác nhau trong tổ chức công cũng... người trong công sở, nó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc của mọi người và sự ổn định, bền vững và phát triển của công sở, do vậy chúng ta cần phải hiểu đúng các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công, vai trò của văn hoá tổ chức và thực hiện đúng các quy định về văn hoá công sở hiện hành. / TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Thị Hà, Quản lý điều hành tổ chức công ( 2013): Bài giảng 2 Văn hóa công sở,... đến chất lượng Các công việc, các nhiệm vụ sẽ được thực hiện một cách suôn sẻ, đạt mục tiêu khi có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa mọi tổ chức, cơ quan ở mọi lĩnh vực trong cả một hệ thống rộng lớn tổ chức công b) Con người: Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất, quyết định văn hoá tổ chức công Con người là nhân tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả của tổ chức công Tinh thần tự... chính thức và tạo nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết không bị chất vấn về truyền thống và cách thức là việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân theo khi làm việc Văn hoá tổ chức công sở là một hệ thống được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu... ra một sự liên kết trực tiếp giữa công việc của mình với sứ mệnh của tổ chức Tạo được niềm tin giữa các thành viên trong tổ chức với nhau và giữa khách hàng với tổ chức đặc biệt là 14 coi trọng vấn đề đạo đức công vụ, nhấn mạnh nền hành chính phục vụ nhân dân thì hiệu quả cũng như chất lượng của tổ chức công cũng theo đó mà tăng lên h)Thông tin: Thông tin về các văn bản hành chính, thông tin về các... tiến hành một công việc chuyên ngành của nhà nước Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao Là nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân Do đó, công sở là một bộ phận hợp thành . CHỨC CÔNG VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH- CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Phương thức điều hành tổ chức công 1. Quan niệm về phương thức điều hành tổ chức công Phương thức điều hành công sở là phương pháp, cách thức tổ. dân và xã hội vào hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. PHẦN 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HIỆN NAY Qua sự phân. mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách hành chính hiện nay 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 PHẦN I: PHƯƠNG THỨC ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH- CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 I. Phương