Ngày 14 tháng 8 năm 2013 HĐNGLL THÁNG 8: TUẦN SINH HOẠT TẬP THỂ ĐẦU NĂM A. Mục đích 1. Giúp học sinh làm quen với thầy cô giáo, bạn bè, điều kiện học tập và phương pháp dạy học trong nhà trường; tạo nên môi trường học tập và rèn luyện thân thiện, tích cực và hiệu quả; tạo tình cảm, niềm tin của học sinh đối với trường, lớp, thầy cô và bạn bè. 2. Thông qua các hoạt động tập thể để nâng cao nhận thức của học sinh về truyền thống của nhà trường; tiếp cận với các điều kiện về CSVC, điều lệ, qui chế, nội quy, qui tắc ứng xử và các quy định khác liên quan của nhà trường, để học sinh hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm của mình; rèn luyện một số kỹ năng cần thiết khi bước vào năm học mới, môi trường học tập mới. B. Yêu cầu 1. Việc tổ chức các hoạt động trong “Tuần sinh hoạt tập thể” phải phù hợp với điều kiện nhà trường và đặc điểm tâm sinh lý học sinh; thực sự có tác dụng, hiệu quả đối với học sinh, đặc biệt là học sinh đầu cấp học; tạo được niềm tin cho học sinh và không khí vui tươi, phấn khởi trong nhà trường. 2. Các hoạt động trong “Tuần sinh hoạt tập thể” cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự quản của học sinh, gắn với các hoạt động chung đầu năm học của nhà trường, đặc biệt là phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. C. Nội dung sinh hoạt 1. Đón học sinh đầu cấp học; tổ chức các hoạt động làm quen với thầy cô giáo, với bạn bè, giao lưu kết nghĩa giữa học sinh các lớp đầu cấp với học sinh các lớp trên; tạo điều kiện cho học sinh mới vào trường được bạn bè, thầy cô giáo giúp đỡ thân thiện và hoà nhập nhanh chóng vào môi trường học tập và rèn luyện mới. 2. Tổ chức các hoạt động để học sinh tìm hiểu về nhà trường (truyền thống nhà trường; tổ chức và bộ máy, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; các điều kiện về cơ sở vật chất, phòng học, phòng bộ môn, thiết bị học tập; hướng dẫn học sinh sử dụng các công trình phục vụ cho các hoạt động trong nhà trường như: Thư viện, phòng truyền thống, sân chơi, bãi tập, nhà thi đấu thể dục thể thao, nhà ăn, khu nội trú (nếu có), công trình nước và vệ sinh, bảo vệ môi trường, trang phục, đồ dùng học tập và rèn luyện của học sinh khi đến trường; …). Giúp học sinh nắm được điều lệ nhà trường; qui chế thi, kiểm tra, xếp loại học sinh về học tập và rèn luyện; nội qui, quy định của nhà trường. 3. Giới thiệu để giúp học sinh làm quen với mục đích, yêu cầu, chương trình học tập và giáo dục, phương pháp học tập và rèn luyện ở trường mới, lớp mới, môn học mới một cách tích cực, chủ động; giới thiệu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; khơi dậy trong các em sự yêu thích và hứng thú đối với môn học. 4. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về xây dựng cảnh quan sư phạm và môi trường thân thiện trong nhà trường (xây dựng, giữ gìn trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; học tập và rèn luyện có hiệu quả; rèn luyện kỹ năng sống; các hoạt động vui chơi lành mạnh ). D.Tiến trình hoạt động: 1 Tuyên bố lí do: Thực hiện công văn số … hôm nay ngày …, trường THCS … tổ chức HĐNGLL với chủ điểm “Tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học”. Đây là hoạt động tập thể đầu năm có hiệu quả đối với học sinh, đặc biệt là đối với học sinh đầu cấp học, tạo được niềm tin và không khí vui tươi, phấn khởi trong nhà trường. Giới thiệu: -Đến tham dự buổi HĐNGLL hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu +Thầy …………………………………………………… +Đại diện hội cha mẹ HS… …………………………… Cùng các thầy cô giáo trong nhà trường và tất cả các em học sinh. -Người DCT bắt nhịp 1 bài hát -Chương trình gồm 4 phần: Phần 1: Đón học sinh lớp 6 vào trường Phần 2: Tìm hiểu về nhà trường Phần 3: Tìm hiểu chương trình học tập mới Phần 4: Tìm hiểu cảnh quan sư phạm và môi trường thân thiện trong nhà trường Nội dung chi tiết: Phần 1: Đón học sinh lớp 6 vào trường: Kính thưa thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến! Năm học 2012 – 2013 đã trôi qua đánh dấu những thành công mới trên hành trình dạy - học của thầy và trò trường THCS …. Những ngày hè sôi động đã kết thúc nhường chỗ cho không khí náo nức tự hào của mùa thu cách mạng. Ngày hôm nay, trở lại mái trường thân yêu này, hoà cùng với niềm vui chung của tuổi trẻ trên khắp mọi miền đất nước, thấy và trò trường THCS … rạo rực hân hoan đón chào năm học mới. Một năm học mới diễn ra trong thời điểm cả nước thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ của đất nước, đặc biệt là chuẩn bị chào mừng kỷ niệm …., Cũng là thời điểm nhân dân cả nước nô nức trong ngày Hội toàn dân đưa trẻ đến trường. Năm học 2013 – 2014 là năm thứ 7 thực hiện nhiệm vụ “ 2 không ”; Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ” hưởng ứng cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo’ cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và tự sáng tạo”, là năm thứ hai thực hiện phong trào “Đổi mới công tác quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng”. Để không khí “Tuần lễ sinh hoạt tập thể đầu năm” thêm long trọng, xin phép thầy cô giáo và các em học sinh, chúng ta cùng đón các em học sinh mới của trường THCS…. Kình thưa thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến! Trong giờ phút thiêng liêng của ngày hội khai trường ta lại như nghe bên tai lời căn dặn yêu thương của Bác “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần ở công học tập của các em ”. Lúc này đây thầy và trò Trường THCS … đang thầm hứa làm theo lời Bác, thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ năm học Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua “dạy tốt – học tốt” giữ vững và phát huy thành tích tốt đẹp mà nhà trường đã giành được trong những năm qua! Kính thưa quý vị! 2 Hôm nay đây chúng ta đang mở rộng vòng tay đón chào các em học sinh mới! Các em là thế hệ tương lai của đất nước. Các em là những học sinh thân yêu vừa rời tổ ấm tình thương của thầy cô giáo trường Tiểu học, bước vào năm học mới, năm học đầu tiên ở trường THCS với bao điều mới lạ, nhịp bước còn ngỡ ngàng, song ánh mắt của các em ánh lên niềm tin đầy hứa hẹn. Các em xin chào thầy cô giáo, những người cha người mẹ thứ hai của các em. Kính chào các anh chị khối 7 – 8 – 9 là những người anh người chị sẽ giúp các em trong học tập và rèn luyện. đội viên của Chi đội 6A, những gương mặt tràn đầy niềm tin hồ hởi đón chào năm học mới. Trong năm học này các em sẽ nhận được sự dìu dắt của thầy giáo chủ nhiệm Nguyễn Văn Tân, giáo viên dạy môn Ngữ Văn, một thầy giáo tâm huyết với nghề, nhiệt tình, hết lòng thương yêu, dìu dắt các em. Tin chắc rằng tập thể 6A là cái nôi có nhiều học sinh giỏi, học sinh tiên tiến. Tiếp đến là … đội viên của tập thể Chi đội 6B dưới sự dìu dắt của thầy giáo chủ nhiệm …, giáo viên dạy môn …, một thầy giáo luôn tận tuỵ với học sinh của mình, một thầy giáo nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi. Tin chắc rằng dưới sự quan tâm của thầy tập thể 6B sẽ có được nền móng vững chắc ngay từ những ngày đầu bỡ ngỡ bước vào trường THCS …, sẽ tự tin đạt được nhiều kết quả cao trong học tập và rèn luyện. Chúng ta nhiệt liệt chào đón … gương mặt Đội viên của tập thể Chi đội 6C do cô giáo trẻ … chủ nhiệm. Chúng ta đang thấy … gương mặt rạng rỡ với những nụ cười hân hoan đang vui mừng chào đón năm học mới với ngôi trường, thầy cô giáo mới. Hy vọng trong năm học này nhiều niềm vui mới và hứa hẹn mới đang chào đón tập thể Chi đội 6C cùng bước qua ngưỡng cửa đầu tiên thật tốt. Kính thưa thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến! Trong chúng ta, ai cũng có ngày đầu tiên đi học. Đây là một ngày thật đáng ghi nhớ trong mỗi cuộc đời con người. Bỡ ngỡ, hồi hộp, lo âu. Đó cũng là tâm trạng chung của các em học sinh khi lần đầu tiên đến với cánh cổng trường THCS. Nơi các em gắn bó 4 năm đầy kỷ niệm. Chúng ta hãy tin tưởng rằng, với sự chăm sóc chu đáo, tận tình của các thầy cô giáo, các anh chị lớp trên các em sẽ sớm hoà nhập vào ngôi nhà chung – mái trường THCS … này. Trước thềm năm học mới, chắc chắn các em sẽ là những tấm gương tiêu biểu, học hành chăm ngoan, tham gia sinh hoạt tập thể tích cực và các em sẽ một ngày trưởng thành để luôn xứng đáng là những con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Trong giờ phút trọng đại này, xin kính mong quý thầy cô giáo cùng các em học sinh khối 7, 8, 9 chúng ta hãy dang rộng vòng tay chào đón … gương mặt Đội viên lớp 6 với bao niềm vui, niềm tự hào và phấn khởi. Ngày hôm nay các em đã trở thành thành viên chính thức của mái trường THCS … thân yêu. Phát huy truyền thống của nhà trường các em hãy cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để đưa thành tích của nhà trường, của các em cao hơn nữa. Các em chính là những bông hoa muôn màu sắc tô đẹp thêm cho vườn hoa nhà trường ngày càng rực rỡ hơn. Xin nồng nhiệt chào đón các em. Phần 2: Tìm hiểu về nhà trường: -Tên trường: Trường Trung học Cơ sở … -Địa chỉ: 3 -Số điện thoại: -Hộp thư điện tử: -Năm đạt chuẩn quốc gia: Tổ chức bộ máy: 1) Ban giám hiệu: a) Hiệu trưởng: b) Phó hiệu trưởng: 2) Các tổ chuyên môn: a) Tổ Văn phòng: Số lượng 05 +Tổ trưởng: Lê Thị Hậu +Tổ phó: Nguyễn Thị Hằng Nga b) Tổ Khoa học Tự nhiên: Số lượng 13 GV + Tổ trưởng: + Tổ phó: c) Tổ Khoa học xã hội: Số lượng 15 GV + Tổ trưởng: + Tổ phó: 3) Kế hoạch phát triển: -Diện tích khuôn viên: 15200 m 2 . -Số lượng phòng học: 12 -Số lớp: 12 -Số học sinh: -Số phòng chức năng: 05 -Số phòng Thiết bị dạy học: 01 -Số phòng Thư viện 01 -Số phòng đọc 01 -Số phòng truyền thống 01 -Số phòng thể thao 01 -Số phòng hội đồng 01 -Số phòng bảo vệ 01 -Số phòng y tế 01 -Công trình nước sạch 01 -Công trình vệ sinh 02 - Trang phục: áo trắng theo quy định của nhà trường có gắn phù hiệu, quần màu đen, khăn quàng đỏ, dày vải học các tiết Thể dục -Lộ trình phát triển của nhà trường: NĂM HỌC SỐ LỚP TỔNG SỐ HỌC SINH TỔNG K6 K7 K8 K9 K6 K7 K8 K9 2012-2013 3 3 3 3 12 99 86 107 86 378 2013-2014 3 3 3 3 12 4 4)Nhà trường đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 58 của BGD&ĐT ban hành ngày 12/12/2011 +Xếp loại hạnh kiểm: Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh. +Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém). Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục theo hai mức: Đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu (CĐ). Đánh giá bằng cho điểm đối với các môn học còn lại. Các bài kiểm tra được cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10. +Các loại bài kiểm tra: a) Kiểm tra thường xuyên (KT tx ) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết; b) Kiểm tra định kỳ (KT đk ) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KT hk ). + Hệ số điểm các loại bài kiểm tra: a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ số 2, điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3. b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Kết quả nhận xét của các bài kiểm tra đều tính một lần khi xếp loại môn học sau mỗi học kỳ. Phần 3: Làm quen với chương trình học: Quá trình học tập tại trường phổ thông là giai đoạn quan trọng nhất của các bạn học sinh, đây là bước ngoặt quyết định con đường sự nghiệp và định hướng phát triển trong tương lai của mình. Không phải bạn nào cũng xác định được hoặc có những chuẩn bị tốt để có thể dễ dàng nắm bắt kiến thức và cảm thấy đạt hiệu quả đối với các môn học ở trường phổ thông. Môn Toán: Chương trình Toán cấp 2 gồm những phần học có nội dung gần gũi với thực tế như: hoàn thiện hệ thống số và các phép toán cộng trừ nhân chia trên các tập hợp số; các phương trình; các quan hệ hình học trong mặt phẳng và một số hình đa giác đặc biệt ( hình bình hành, hình thang, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông), hình tròn. Toán ứng dụng: thống kê toán học và giải các bài toán thực tế bằng phương pháp thống kê. Khác với chương trình Toán cấp 1, ở cấp 2, học sinh bắt đầu làm quen rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận logic; các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp); các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt và sáng tạo; khả năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình và ý tưởng của người khác; phát triển trí tưởng tượng không gian. Môn Văn: Chương trình Ngữ Văn THCS giúp học sinh có kiến thức về các bộ phận cấu thành tiếng Việt (cấu tạo từ, từ loại, kiểu câu…), nắm được khái niệm và cách tạo lập các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh….; những tác phẩm văn học tiêu biểu. Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Môn Tiếng Anh: 5 Các em được học theo đúng trình độ của mình để phát triển khả năng sử dụng Tiếng anh hiệu quả nhất.Việc nắm vững ngữ pháp, có vốn từ vựng liên quan nhiều chủ đề, các kỹ năng (nghe-nói, đọc-viết) Môn Giáo Dục Công Dân (GDCD): GDCD là môn học có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của học sinh - con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính từ định hướng này GDCD giúp học sinh phát triển 6 giá trị cốt lõi đó là: Trách nhiệm - Trung thực- Có tinh thần truyền thống- Tính cộng đồng- Tôn trọng- Tình yêu thương. Môn Sinh Học: - Sinh học lớp 6 gồm 70 tiết: giới thiệu cấu tạo và chức năng các cơ quan trong cơ thể thực vật và hệ thống phân loại thực vật từ bậc thấp đến cao. - Sinh học lớp 7 gồm 70 tiết: giúp học sinh biết được cấu tạo và chức năng các cơ quan trong cơ thể động vật từ bậc thấp đến bậc cao. - Sinh học lớp 8 có 70 tiết: nghiên cưú về cấu tạo ,chức năng các cơ quan trong cơ thể người. - Sinh học lớp 9 có 70 tiết: gồm hai nội dung chính là di truyền và biến dị - sinh vật và môi trường. Qua môn học giúp các em gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường và chính bản thân mình. Môn Vật Lý: Ở bậc THCS, các em mới bắt đầu làm quen với bộ môn Vật lý với các khái niệm cơ bản để mở đầu cho sự khám phá khoa học. Chương trình Vật lý THCS bước đầu cho các em làm quen với Vật lí cổ điển bao gồm : Cơ, Nhiệt, Điện, Quang cùng những ứng dụng cơ bản của nó trong đời sống. Làm quen với môn Vật lý, các em sẽ được quen với thế giới rộng lớn, các hiện tượng kì thú diễn ra xung quanh chúng ta. Học Vật lý là chúng ta đang song hành cùng bước tiến của nhân loại trong từng giai đoạn lịch sử. Vật lý cổ điển còn là nền tảng để chúng ta bước vào nghiên cứu sâu hơn chuyên nghành Vật lý hiện đại – là ngành khoa học nghiên cứu về những giá trị cơ bản nhất của vật chất : nguồn gốc, quá trình và tương lai của vũ trụ - là câu hỏi và nỗi khát khao lớn lao nhất của nhân loại. Môn Hóa Học: - Ở chương trình lớp 8, các em được học 72 tiết với thời lượng 2 tiết/tuần. Đây là năm học đầu tiên các em được tiếp xúc với môn khoa học này nên những kiến thức các em có được thường được liên hệ, đúc kết qua thực tế nhằm giúp học sinh có được sự hứng thú trong môn học. Ở đây các em sẽ được tìm hiểu về các định nghĩa cơ bản của Hóa học như chất, nguyên tử, phân tử, số mol, dung dịch Ngoài ra các em còn được cung cấp các kiến thức về một số chất quen thuộc như khí hidro, khí oxi, tính chất của nước - Ở lớp 9, nội dung môn học được mở rộng ra với các loại hợp chất vô cơ hay gặp trong đời sống như khí SO 2 , vôi sống, các loại phân bón hóa học, tính chất kim loại và cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn; một số chất hữu cơ thông dụng như rượu etylic, axit axetic (giấm ăn); một số hợp chất hidrocacbon như metan, etylen, benzen cũng như các loại polime, protein, các loại đường các em sẽ có nhiều cơ hội được trao đổi thông tin, giải 6 đáp thắc mắc về những vấn đề hóa học mà các em quan tâm như mưa axit, nhiên liệu sinh học, đường hóa học Môn Lịch sử: Chương trình Lịch sử THCS sẽ đưa các em ngược dòng thời gian để tìm hiểu và khám phá về những bước đi đầu tiên của loài người, của các nhà nước, các dân tộc, hệ thống kinh tế xã hội trên thế giới. Bước đầu định hình cho các em những kỹ năng đầu tiên về phân tích, đánh giá và so sánh các sự kiện lịch sử. Thông qua những giờ học lịch sử, các em sẽ được bồi đắp lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tình yêu quê hương, yêu tổ quốc, tôn trọng các di sản văn hóa – lịch sử của quốc gia và của các nước trên thế giới. Môn Địa Lý: Môn Địa lý khối lớp 6, 7 cung cấp cho các em những kiến thức phổ thông cơ bản nhất về Trái Đất và các châu lục, cũng như giúp các em làm quen với việc sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. Với khối lớp 8 và 9, các em sẽ được tìm hiểu về tự nhiên và kinh tế xã hội của Việt Nam, từ đó xây dựng cho các em tình yêu đối với đất nước cũng như với con người Việt Nam hiền hòa, chịu thương chịu khó. Bên cạnh đó, nội dung chương trình còn giúp các em yêu môi trường tự nhiên và xây dựng cho các em ý thức bảo vệ môi trường, cũng là bảo vệ tương lai của các em. Với nội dung chương trình khá lý thú, môn Địa lý còn được giảng dạy bằng nhiều cách thức mới như tổ chức các tiết học ngoài trời để xác định hướng gió, xác định nhiệt độ lượng mưa trong ngày Ngoài ra, các tiết dạy luôn được đầu tư về phim ảnh để các em có thể quan sát và hiểu được nhiều hiện tượng tự nhiên cũng như con người ở khắp nơi trên thế giới và tại Việt Nam. Các m ôn Nghệ thuật: Với lứa tuổi đang trên đà phát triển nhân cách, thể chất và trí tuệ, thì việc cho các em tiếp cận với bộ môn nghệ thuật là hết sức cần thiết. Bởi âm nhạc có tính hấp dẫn, tính tập hợp, tính cổ vũ động viên, tính liên tưởng, sự hòa nhập cộng đồng và phát huy óc tưởng tượng, sáng tạo…, khả năng phổ cập truyền bá của âm nhạc hết sức rộng lớn. Hội họa, âm nhạc và ngôn ngữ hình thể … đem đến cho con người những cảm xúc thẩm mỹ, khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo. Phần 4: Tìm hiểu về xây dựng cảnh quan sư phạm và môi trường thân thiện trong nhà trường: 1.Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn: -Lao động vệ sinh phòng học hàng ngày -Không viết, vẽ bậy lên tường, bàn ghế; xem lớp học là ngôi nhà thân thiện của mình sống và học tập hàng ngày. Thực hiện tốt việc bỏ rác đúng nơi quy định và sử dụng nước lọc đảm bảo chất lượng nước sạch. -Đảm bảo an toàn giao thông, nề nếp trước cổng trường, trồng và chăm sóc các loại cây xanh, bồn hoa trong trường. -Tham gia sinh hoạt, vui chơi các hoạt động tập thể, ngoài giờ lên lớp nhằm tạo điều kiện cho các em có môi trường không gian học tập tốt nhất. -Lớp học có đầy đủ ánh sáng, bảng chống loá, bàn ghế phù hợp với học sinh THCS. Thực hiện tốt phong trào “Lớp tự quản”, 100% lớp học có đủ diện tích theo quy định. Trường 7 có 02 phòng bộ môn ghép: Hoá– Sinh, Lý– Công nghệ, phòng vi tính được kết nối Internet, thực hiện có đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ bạn đọc, phục vụ công tác giảng dạy và học tập. -Thực hiện tốt đồng phục học sinh, đảm bảo tính trẻ trung, năng động của tuổi học trò. Sắp xếp nơi để xe của giáo viên và học sinh gọn gàng, khang trang 2.Chăm sóc, phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa cách mạng địa phương: Tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương góp phần giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử, làm cho chúng ta hiểu, thấm nhuần đi đến tôn vinh giá trị văn hoá dân tộc. -Nhà trường đảm nhận và chăm sóc di tích lịch sử tượng đài liệt sĩ Truông Bồn như quét dọn, chăm sóc, góp phần làm cho quang cảnh nơi đây ngày càng sạch đẹp hơn, tôn nghiêm hơn. Tuyên truyền giới thiệu các di tích của địa phương với bạn bè, cộng đồng dân cư và khách du lịch. -Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giờ sinh hoạt lớp, tiết chào cờ đầu tuần, cũng như chương trình phát thanh măng non. -Thư viện trường có phòng đọc để các em tìm hiểu thêm các kiến thức văn hoá và xã hội - “Không nói tục, chửi thề”, “Gọi bạn xưng tên”, “Kính trên nhường dưới, lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi” quyết tâm xây dựng trường THCS … thật sự trở thành ngôi nhà chung mà ở đó “Trường là nhà, bạn bè là anh em, thầy cô là cha mẹ”. +Quy tắc ứng xử trong nhà trường: Trường học là nơi rèn đức, rèn tài của người học sinh. Trong môi trường này, mỗi học sinh phải lưu ý rõ về bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác. a, Với thầy cô, nhân viên : -Chào hỏi lễ phép khi gặp mặt. -Luôn vâng lời dạy bảo, tuân theo sự hướng dẫn của thầy cô và nhân viên. -Khi lầm lỗi, được thầy cô chỉ bảo, thành khẩn nhận lỗi và sửa chữa, điều chỉnh hành vi của mình. b. Với quan khách đến liên hệ với trường : -Lễ phép chào hỏi khi gặp mặt. Chỉ dẫn nơi khách cần liên hệ với thái độ niềm nở, trân trọng. - Khi khách vào thăm lớp hay liên hệ với thầy cô, hãy đứng dậy nghiêm trang chào. c. Với các anh chị lớp trên, bạn bè và các em lớp dưới : + Với anh chị lớp trên : -Cần thể hiện sự tôn trọng, xem như là anh chị trong gia đình. - Khi có chuyện bất bình, hãy đến trình bày với thầy cô, không tự ý gọi bạn bè, anh chị đến gây sự làm ảnh hưởng nền nếp của nhà trường. + Với bạn bè cùng trang lứa và các em lớp dưới : -Luôn ôn hoà, nhã nhặn, đoàn kết tương thân tương trợ, khi có bất hoà hãy dùng lời nói để giải quyết, không dùng hành vi bạo lực khiến sự việc càng thêm mâu thuẫn. -Cùng nhau chia sẻ, giải quyết những trở ngại trong cuộc sống, trong học tập. -Tránh sự đố kị, đặt điều nói xấu nhau, chia bè kéo cánh, gây hiềm khích trong tập thể. 8 Phần 5: Văn nghệ: Và để thay đổi không khí, xin mời thầy cô và các bạn cùng nghe bài hát …………………… do bạn trình bày. -Giải câu đố vui: 1. Cổ cao cao, cẳng cao cao Chân đen cánh trắng ra vào đồng xanh Cảnh quê thêm đẹp bức tranh Sao đành chịu tiếng ma lanh nhử mồi?Con gì? (Con cò) 2. Bốn cây cột đình Hai đinh nhọn hoắt Hai cái lúc lắc Một cái tòng teng Trùng trục da đen Lại ưa đầm vũng?Con gì? (Con trâu) 3. Mình bằng hạt gạo Mỏ bằng hạt kê Hỏi đi đâu về? -Đi làm thợ mộc.Con gì? (Con mọt) 4.a) Con gì khoe nhất dài đuôi ai bằng? mèo b) Con gì thách đố kêu căng vời rùa? Thỏ c) Con gì bay lượn như đùa? chim d) Con gì bơi lội có thua ai nào?cá e) Con gì thách thức mũi nào dài hơn? voi 5. a) Cá gì có vú nuôi con? Cá heo b) Cá gì cứ mãi béo tròn xưa nay? Cá mập c) Cá gì mà lại biết bay? Cá chim d) Cá gì một lứa một bầy y nhau? Cá mè, e) Cá gì đầu bẹp có râu? Cá trê g) Cá gì nghe tưởng cùng trâu họ hàng? Cá bò h) Cá gì vượt vũ môn quan? Cá chép i) Cá gì mùa rụng lá vàng mùa sương? Cá thu 6. a) Con gì bơi lượn giỏi nhanh? b) Con gì đi dọc lại thành đi ngang? c) Con gì khiêu vũ giỏi giang? d) Con gì đi, đứng, nằm hang cứ ngồi? (a. Cá, b. Cua, c. Công, d. Cóc) 7. Năm con đây cùng chung bốn cẳng diện áo màu đen trắng # nhau a) Con gì trắng tuyết bay mau? b) Con gì chông sắt vắt đầu đen thui? c) Con gì ngơ ngác tới lui? d) Con gì đệ nhất dài đuôi, ba màu? (a. Bạch mã, b. Trâu đen c. Nai vàng, d. Mèo tam thể) 9 8. Cái đuôi hết ngắn lại dài Tiếc chi cứ chắc lưỡi hoài vách phên Tên thường tên chữ, hai tên Đố bốn phía, đố ba bên tên gì?(Con thằn lằn, con thạch sùng) 9. Ở dưới nước Tính hài hước Thích làm trò Đâu phải lợn phì, ngủ kĩ, ăn no Sao Trư Bát Giới đến thăm dò bà con? (Con cá heo) 10. Thân em nửa chuột nửa chim Ngày treo chân ngủ, tối tìm mồi bay Trời cho tai mắt giỏi thay Tối đen tối mịt cứ bay vù vù? (Con dơi) -Chuyện vui về nhà khoa học: 2. Tôi sẽ châm lửa cho nó Một ngày nọ, một nhà toán học cảm thấy quá mệt mỏi với việc làm toán. Thế là ông ta quyết định đi xin việc ở đội lính cứu hoả. Đội trưởng đội cứu hoả ngắm nhà toán học và nói "Anh trông có vẻ được. Tôi sẽ rất vui nhận anh vào làm việc nếu anh vượt qua được bài kiểm tra nhỏ này". - Ông ta đưa nhà toán học tới nơi luyện tập của đội lính cứu hoả, nơi có đặt một chiếc thùng, một trụ cứu hoả và một vòi nước. Ông đặt câu hỏi "Nào! Bây giờ giả sử anh đang đi trên đường và nhìn thấy cái thùng đang cháy, anh sẽ xử lý thế nào? "Nhà toán học trả lời ngay không chút do dự "tôi sẽ lắp ngay ống nước vào trụ cứu hoả, bật nước và dập tắt ngọn lửa". - "Rất tốt. Bây giờ thì chỉ còn một câu hỏi nhỏ cho anh nữa thôi - Anh sẽ làm gì nếu đang đi dạo và thấy chiếc thùng không cháy". - Nhà toán học suy nghĩ một lát rồi đáp "Tôi sẽ châm lửa cho nó!!!" - Lính cứu hoả hét lên "Cái gì! Thật khủng khiếp! Tại sao anh có thể làm như vậy được nhỉ?". - Nhà toán học thản nhiên "Có gì đâu. Làm như thế tôi sẽ đưa bài toán về bài toán vừa giải xong!". VI. Tổng kết : VII.Đánh giá, nhận xét: - Nhận xét đánh giá về chương trình HDNGLL 10 . hoạt động trong Tuần sinh hoạt tập thể” phải phù hợp với điều kiện nhà trường và đặc điểm tâm sinh lý học sinh; thực sự có tác dụng, hiệu quả đối với học sinh, đặc biệt là học sinh đầu cấp học;. động chung đầu năm học của nhà trường, đặc biệt là phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. C. Nội dung sinh hoạt 1. Đón học sinh đầu cấp học; tổ chức các hoạt động. cho học sinh và không khí vui tươi, phấn khởi trong nhà trường. 2. Các hoạt động trong Tuần sinh hoạt tập thể” cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự quản của học sinh, gắn với các hoạt động