1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HOA 8-T1-T13-CHUAN

63 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Giáo án hóa học 8- GV: Đặng Thị Thủy PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH Tuần Tiết Tên bài dạy 1 1 Mở đầu môn hóa học Chương I: Chất. Nguyên tử. Phân tử 2 Chất 2 3 4 Chất (tt) Bài thực hành 1(Không bắt buộc dạy TN1.Dành thời gian hướng dẫn HS 1 số kĩ năng và thao tác cơ bản trong thí nghiệm) 3 5 6 Nguyên tử(Không dạy mục 3 trang 14+ mục 4 ghi nhớ trang 15+không làm BT 4,5) Nguyên tố hóa học(Mục III : không dạy, hướng dẫn HS tự đọc thêm) 4 7 8 Nguyên tố hóa học (tt) Đơn chất và hợp chất. Phân tử 5 9 10 Đơn chất và hợp chất. Phân tử (tt) (Không dạy mục IV+ mục 5 ghi nhớ+ hình 1.14) Bài thực hành 2 6 11 12 Bài luyện tập 1(Không làm BT 8 trang 26) Công thức hóa học 7 13 14 Hóa trị Hóa trị (tt) 8 15 16 Bài luyện tập 2 Kiểm tra 45 phút (Bài số 1) Chương II: Phản ứng hóa học 9 17 18 Sự biến đổi của chất(Phần b. GV hướng dẫn HS trộn bột S: Fe > 32 :56, đun nóng mạnh và sử dụng nam châm để kiểm tra sản phẩm ) Phản ứng hóa học 10 19 20 Phản ứng hóa học (tt) – trả bài kiểm tra số 1 Bài thực hành 3 (lấy điểm HS 1) 11 21 22 Định luật bảo toàn khối lượng Phương trình hóa học 23 Phương trình hóa học (tt) 12 24 Bài luyện tập 3 13 25 Kiểm tra 45 phút (Bài số 2) Chương III: Mol và tính toán hóa học 26 Mol 14 27 28 Chuyển đổi giữa m, V, n Luyện tập Chuyển đổi giữa m, V, n Luyện tập(tt) 15 29 30 Tỷ khối của chất khí- Trả bài KT số 2 Tính theo công thức hóa học 16 31 32 Tính theo công thức hóa học (tt) Tính theo phương trình HH 17 33 34 Tính theo phương trình HH (tt) (Không làm BT 4,5 trang 75,76) Bài luyện tập 4 18 35 36 Tính chất của ôxy Tính chất của ôxy (tt) Chương IV: Ôxy. Không khí 19 37 38 Ôn tập học kỳ I Kiểm tra học kỳ I 20 39 40 Sự ôxy hóa. Ứng dụng của oxy Oxyt- Trả bài KT học kì 21 41 42 Oxyt (tt) Điều chế oxy. Phản ứng phân hủy(Không dạy mục II + BT 2 trang 94) Giáo án hóa học 8- GV: Đặng Thị Thủy 22 43 44 Không khí. Sự cháy Không khí. Sự cháy (tt) 23 45 46 Bài luyện tập 5 Bài luyện tập 5 (tt) 24 47 48 Bài thực hành 4 ( lấy điểm HS 1) Kiểm tra 45 bài số 3 Chương V: Hydro. Nước 25 49 50 Tính chất. Ứng dụng của hydro Tính chất. Ứng dụng của hydro (tt) 26 51 52 Điều chế hydro. Phản ứng thế (Kông dạy mục II, hướng dẫn HS tự đọc thêm) Trả bài KT số 3- Luyện tập dạng bài tập thiếu- thừa(Biết số mol 2 chất phản ứng) 27 53 54 Bài luyện tập 6 Bài luyện tập 6 (tt) 28 55 56 Bài thực hành 5 Kiểm tra 45 số 4 29 57 58 Nước Nước (tt) 30 59 60 Axit Bazơ – trả bài KT số 4 31 61 62 Muối Bài luyện tập 7 32 63 Bài thực hành 6 Chương VI: Dung dịch 64 Dung dịch 33 65 66 Độ tan của một chất trong nước Nồng độ dung dịch 34 67 68 Nồng độ dung dịch (tt) Bài luyện tập 8(Không làm BT 6 trang 151) 35 69 70 Ôn tập học kỳ II ( Kiểm tra học kỳ II 36 71 72 Pha chế dung dịch Pha chế dung dịch(tt) (Không làm BT 5 trang 149 ) 37 73 74 Bài thực hành 7 Trả bài kiểm HK II Ngày soạn : Giỏo ỏn húa hc 8- GV: ng Th Thy Ngy dy Tun : 1 - Tit : 1 Bi 1 : BAỉI Mễ ẹAU A- MC TIấU CN T 1. Hoỏ hc l khoa hc nghiờn cu cỏc cht, s bin i cht v ng dng ca chỳng. 2. Hoỏ hc cú vai trũ quan trng trong cuc sng chỳng ta, do ú cn thit cú kin thc Hoỏ hc v s dng chỳng trong cuc sng. 3.Cn lm gỡ hc tt mụn húa hc - Khi hc tp mụn húa hc, cn thc hin cỏc hot ng sau: t thu thp kin thc, tỡm kin thc, x lớ thụng tin, vn dng v ghi nh - Hc tt mụn húa hc l nm vng v cú kh nng vn dng kin thc ó hc B-CHUN B *Hoỏ c: Giỏ ng nghim, 3 ng nghim, kp, thỡa ly hoỏ cht rn, ng hỳt. *Hoỏ cht: dd CuSO 4 , dd NaOH , dd HCl, inh st. C-TIN TRèNH LấN LP 1/ n nh lp 2/ Gii thiu bi mi : Chỳng ta ó nghe rt nhiu n mụn húa hc. Vy húa hc l gỡ? Nú cú vai trũ gỡ trong cuc sng? Bi hc hụm nay s giỳp cỏc em tr li nhng cõu hi trờn 3/ Bi mi : Hot ng 1: Húa hc l gỡ? Hot ng ca GV v HS Ni dung GV: t vn : Hoỏ hc l gỡ? Hoỏ hc cú vai trũ nh th no trong cuc sng chỳng ta? Phi lm gỡ cú th hc tt mụn Hoỏ hc? tr li cõu hi Hoỏ hc l gỡ? HS hóy lm thớ nghim. GV: Yờu cu HS quan sỏt trng thỏi, mu sc ca cỏc cht ng trong ng nghim HS: Quan sỏt v nhn xột Dd CuSO 4 cú mu xanh, dd NaOH khụng mu, dd HCl khụng mu GV: Gii thiu dng c, húa cht, hng dn cỏch tin hnh thớ nghim. Thớ nghim 1: CuSO 4 + NaOH Thớ nghim 2: HCl + inh st Thớ nghim 3: HCl + CuO HS: tin hnh thớ nghim Gv: Yờu cu cỏc nhúm bỏo cỏo thớ nghim HS: Bỏo cỏo thớ nghim GV: T cỏc thớ nghim ó lm, cỏc em hóy s b nhn xột Hoỏ hc l gỡ? HS: Nhn xột GV: yờu cu HS c SGK phn nhn xột. HS: c I.HO HC L Gè? 1/Thớ nghim 2/Quan sỏt 3/Nhn xột: Hoỏ hc nghiờn cu cỏc cht, s bin i v ng dng ca chỳng. Hot ng 2: Húa hc cú vai trũ nh th no trong cuc sng ca chỳng ta Giáo án hóa học 8- GV: Đặng Thị Thủy GV: Yêu cầu 1 HS đọc phần trả lời câu hỏi (SGK trg 4) sau đó phân công nhóm để trả lời từng câu a, b, c. HS: Trả lời GV : yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến HS: Nhận xét, bổ sung. GV: Yêu cầu HS đọc phần nhận xét 2/II trg 4 SGK. HS: Đọc GV: Qua các nhận xét trên kết luận về vai trò của Hoá học trong cuộc sống chúng ta. HS: rút ra kết luận II.HOÁ HỌC CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG CUỘC SỐNG CHÚNG TA? 1/Trả lời câu hỏi 2/Nhận xét câu hỏi 3/Kết luận: Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Hoạt động 3: Các em cần làm gì để có thể học tốt môn hóa học? GV: Để học tốt môn Hoá học, các em cần thực hiện những hoạt động nào? HS: Trả lời GV:yêu cầu HS đọc SGK phần III trang 5. HS: Đọc III- CÁC EM CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CÓ THỂ HỌC TỐT MÔN HOÁ HỌC? 1. Khi học tập môn hóa học cần thực hiện các hoạt động sau: - Thu thập tìm kiếm kiến thức - Xử lí thông tin - Vận dụng - Ghi nhớ 2. Phương pháp học môn hóa học Nắm vững và vận dụng kiến thức đã học 4. Luyện tập- củng cố Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi sau - Hóa học là gì? - Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống ? - Cần làm gì để học tốt môn hóa học 5/ Hướng dẫn học HS học ở nhà : a. Bài cũ: Học thuộc phần ghi nhớ b. Bài mới: - GV hướng dẫn HS cách thực hiện dụng cụ thử tính dẫn điện - Mỗi nhóm mang theo các vật thể: khúc mía, dây đồng, giấy bạc, ly nhựa, ly thuỷ tinh. D-RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… • Ngày soạn : Giáo án hóa học 8- GV: Đặng Thị Thủy • Tuần : 1 ; Tiết : 2 CHƯƠNG I: CHẤT – NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ Bài 2 : CHẤT A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Khái niệm chất và một số tính chất của chất - Khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp - Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí 2. Kỹ năng: -Biết cách quan sát, dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. -Biết được ứng dụng của mỗi chất tuỳ theo tính chất của chất. -Biết dựa vào tính chất để nhận biết chất, tách chất. B- TRỌNG TÂM - Tính chất của chất C-CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên : *Hoá cụ: Tấm kính, thìa lấy hoá chất bột, ống hút, đế đun, lưới, đèn cồn, diêm, chén sứ. *Hoá chất: Lưu huỳnh, rượu êtylic, nước, miếng đồng 2/ Học sinh :Khúc mía, ly thuỷ tinh, ly nhựa, giấy bao thuốc lá, sợi dây đồng, dụng cụ thử tính dẫn điện. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định tổ chức lớp 2/Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh : a. Bài cũ: - Hóa học là gì? - Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống ? - Cần làm gì để học tốt môn hóa học b. Bài mới : Khúc mía, ly thuỷ tinh, ly nhựa, giấy bao thuốc lá, sợi dây đồng, dụng cụ thử tính dẫn điện. 3/ Giới thiệu bài mới: Hóa học nghiên cứu về chất.Vậy chất có ở đâu? Có tính chất gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay 4/ Bài mới Hoạt động 1: Chất có ở đâu? *Mục tiêu : -Phân biệt được vật thể tự nhiên và nhân tạo, vật liệu và chất. -Biết được ở đâu có vật thể là có chất. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Đặt vấn đề : Hàng ngày chúng ta thường tiếp xúc và dùng hạt gạo, củ khoai, củ chuối, máy bơm… và cả bầu khí quyển. Những vật thể này phải là chất không? Chất và vật thể có gì khác nhau? HS: Nghe GV: Các em hãy quan sát và kể tên những vật thể mà nhóm đã chuẩn bị? HS: Kể tên GV: Vật thể được chia làm mấy loại? Đó là loại nào? Lấy ví dụ minh họa HS: Trả lời GV: Giảng thêm: Vật thể là những vật cụ thể mà ta có thể cảm nhận hoặc thấy được GV : Vật thể tự nhiên được cấu tạo như thế nào? I.CHẤT CÓ Ở ĐÂU? -Chất có ở khắp nơi, đâu có vật thể là có chất. Giáo án hóa học 8- GV: Đặng Thị Thủy Vật thể nhân tạo được cấu tạo từ đâu? HS: Trả lời GV: Vậy chất có ở đâu? HS: Trả lời và ghi bài Hoạt động 2: Tính chất của chất * Mục tiêu : -Mỗi chất có những tính chất vật lý và tính chất hóa học nhất định. -Biết 3 cách quan sát, dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. Giáo án hóa học 8- GV: Đặng Thị Thủy Gv: Thuyết trình Hiện nay người ta đã biết được khoảng 3 triệu chất khác nhau, nhưng vẫn còn đang tiếp tục phát hiện và điều chế thêm. Muốn tìm ra chất mới phải nghiên cứu về tính chất các chất, dựa vào tính chất của các chất để phân biệt chất này với chất khác. Vậy một chất sẽ có những tính chất nào? HS: Nghe GV: Dựa vào thông tin SGK hãy cho biết một chất sẽ có mấy loại tính chất?Đó là loại nào? HS: Có 2 loại là tính chất vật lí và tính chất hóa học GV: Em hãy kể tên một số tính chất vật lí của chất HS: Kể tên GV: Theo em những tính chất như thế nào được gọi là tính chất hóa học? HS: Những tính chất có khả năng biến đổi chất thành chất mới. GV: Muốn biết tính chất của chất ta phải dùng cách nào? HS: Người ta thường dùng các cách sau: -Quan sát. -Dùng dụng cụ đo. -Làm thí nghiệm. HS: Nghe GV: Yêu cầu HS quan sát chất lưu huỳnh, nhôm, nêu một số tính chất bề ngoài của hai chất này? HS: Nêu Nhôm Lưu huỳnh - Chất rắn - Màu trắng - Có ánh kim Chất rắn Màu vàng tươi Không có ánh kim GV: Làm thế nào biết nhiệt độ sôi của một chất? HS: Phải dùng dụng cụ đo Gv: Giảng +Còn có một số tính chất vật lí muốn biết ta phải làm thí nghiệm. +Về tính chất hoá học thì đều phải làm thí nghiệm mới biết được. GV: Với các chất khác nhau, em có nhận xét gì về tính chất của chúng? HS: Chất khác nhau thì tính chất khác nhau GV: Biết tính chất của chất có lợi gì? HS: Phân biết các chất, biết cách sử dụng và ứng dụng chất vào cuộc sống GV: Nêu tính chất khác nhau của lọ nước, lọ cồn 90 o HS: Nước Cồn 90 0 - Không mùi, không vị - Không cháy - Mùi nồng, vị cay -Cháy được GV: Người ta biết được cồn bay hơi, rất dễ cháy và tỏa nhiệt cao nên dùng nó làm nhiên liệu trong phòng thí nghiệm. Khi sử dụng cần lưu ý dùng xong nắp cẩn thận, không để nó bay hơi, không được thổi ngọn lửa đèn cồn II.TÍNH CHẤT CỦA CHẤT 1/Mỗi chất có những tính chất nhất định. Tính chất vật lý. Tính chất hoá học. 2/Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? -Giúp nhận biết được chất. -Biết cách sử dụng các chất. -Biết ứng dụng chất thích hợp Giáo án hóa học 8- GV: Đặng Thị Thủy 5. Luyện tập –củng cố - Cho HS làm BT 3/ trang 11 -Đáp án: Câu Vật thể Chất a Cơ thể người Nước b Bút chì Than chì c Dây điện Đồng, chất dẻo d Áo Xenlulozơ, nilon e Xe đạp Sắt , nhôm ,cao su 6 Hướng dẫn học HS học ở nhà : a. Bài cũ: - Chất có ở đâu? - Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì? - Làm BT 2,4,5 trang 11 b. Bài mới: - Mỗi nhóm mang 1 chai nước khoáng có nhãn, 1 ít muối ăn - Hỗn hợp là gì? Chất tinh khiết là gì? - Dựa vào đâu để tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp E- CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy xác định vật thể và chất trong các câu sau a. Trong quả chanh có nước, axit xitric và một số chất khác b. Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng, vonfram 2. Căn cứ vào tính chất vật lý nào mà người ta dùng đồng, nhôm làm ruột dây điện, còn cao su và chất dẻo làm vỏ dây điện F- RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… • Ngày soạn : • Tuần : 2 ; Tiết : 3 Bài 2 : CHAÁT (Tiếp Theo) A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Khái niệm chất và một số tính chất của chất - Khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp - Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí 2. Kỹ năng: -Biết cách quan sát, dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. -Biết được ứng dụng của mỗi chất tuỳ theo tính chất của chất. -Biết dựa vào tính chất để nhận biết chất, tách chất. B- TRỌNG TÂM - Phân biệt được chất và hỗn hợp Giáo án hóa học 8- GV: Đặng Thị Thủy -Biết cách tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lý. C-CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên : Hình vẽ chưng cất nước tự nhiên, ống nước cất, cốc thuỷ tinh, bình nước, chén sứ, đế đun, lưới, đèn cồn, đũa khuấy, 2/ Học sinh :Mỗi nhóm: Chai nước khoáng, muối ăn. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định tổ chức lớp 2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : a Bài cũ: Chất có ở đâu? - Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì? b. Bài mới: Chai nước khoáng, muối ăn. 3.Giới thiệu bài : Bài học trước đã giúp ta phân biệt được chất, vật thể. Giúp ta biết mỗi chất có những tính chất nhất định.Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chất tinh khiết và hỗn hợp. 4. Bài mới Hoạt động 1: Chất tinh khiết và hỗn hợp Mục tiêu : -Phân biệt được chất và hỗn hợp, một chất chỉ khi không lẫn chất nào khác mới có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không. -Biết được nước tự nhiên là hỗn hợp, nước cất là chất tinh khiết. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Yêu cầu HS quan sát chai nước khoáng và ống nước cất, nêu thành phần các chất có trong nước khoáng (ghi trên nhãn của chai). HS: Quan sát, nêu GV: Nước khoáng là nguồn nước trong tự nhiên. Hãy kể các nguồn nước khác trong tự nhiên? -Vì sao nước khoáng không được dùng để pha chế thuốc tiêm hay sử dụng trong PTN? HS: Vì nó là hỗn hợp GV: Vậy hỗn hợp là gì? HS: Trả lời GV: Nước sông, nước biển, nước suối… đều là những hỗn hợp, nhưng chúng đều có thành phần chung là nước. Có cách nào tách được nước ra khỏi nước tự nhiên không? HS: Có, dùng phương pháp chưng cất nước GV: -Nước thu được sau khi quá trình chưng cất gọi là nước cất. Nước cất là chất tinh khiết. Các em hiểu thế nào về chất tinh khiết? HS: Là chất không có lẫn chất khác GV: Làm thế nào để khẳng định được nước cất là chất tinh khiết? HS: Người ta làm thí nghiệm xác định được tính chất vật lí của nước cất có nhiệt độ sôi = 100 o C , nhiệt nóng chảy = 0 o C, khối lượng riêng = 1g/ml không đổi, còn các nước tự nhiên khác thì các giá trị luôn thay đổi. GV: Chất như thế nào mới có những tính chất nhất định? HS: Chất tinh khiết III.CHẤT TINH KHIẾT 1/Hỗn hợp: Gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau. 2/Chất tinh khiết: -Không có lẫn chất nào khác. -Chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định Giáo án hóa học 8- GV: Đặng Thị Thủy Hoạt động 2: Tách chất ra khỏi hỗn hợp Mục tiêu : -Biết cách tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hơp bằng phương pháp vật lý. GV: Đặt vấn đề: Tách riêng từng chất trong hỗn hợp nhằm mục đích gì? Muốn tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp nước muối ta làm như thế nào? HS: Trả lời: - Để thu được chất tinh khiết mà ta cần - Ta dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của muối và nước GV: Giới thiệu hoá cụ, hướng dẫn cách thực hiện tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối. Hs: Nghe GV: Dựa vào tính chất nào của chất mà ta có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp? HS: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý. IV.TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP -Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý. + Tính tan + Nhiệt độ sôi + Khối lượng riêng + Từ tính …… 5. Luyện tập- củng cố - Cho HS làm BT 6 SGK trang 11 - Đáp án: Chúng ta hít thật sâu sau đó thở mạnh vào cốc nước vôi trong.Ta thấy nước vôi vẩn đục Hơi thở có chứa khí cacbonnic 6/ Hướng dẫn học HS học ở nhà : a. Bài cũ: - Làm bài tập 7,8 b. Bài mới: -Đọc trước Nội dung bài thực hành, chuẩn bị cách thực hiện thế nào để tách riêng chất từ hỗn hợp cát và muối ăn. E. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy là 232 o C.Thiếc hàn thì nóng chảy ở 180 o C.Vậy thiếc hàn là chất tinh khiết hay hỗn hợp 2. Rượu etylic là chất lỏng sôi ở 78,3 o C và tan rất nhiều trong nước.Hãy nêu cách tách riêng cồn và nước F. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… • Ngày soạn : • Tuần : 2 ; Tiết : 4 Bài 3: THỰC HÀNH 1 TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức -Nắm được nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. - Cách sử dụng một số dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm - Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện 1 số thí nghiệm cụ thể: + Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh + Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát [...]... nguyên tử rất nhỏ Viết theo dạng luỹ thừa thì khối lượng 1 nguyên tử C là 1,9926.10 -23g Số trị này quá nhỏ, không tiện sử dụng Để cho các trị số khối lượng này là những số đơn giản, dễ sử dụng, trong khoa học dùng một cách riêng để biểu thị khối lượng của nguyên tử Đó là nội dung bài học hôm nay 4/ Bài mới : Giáo án hóa học 8- GV: Đặng Thị Thủy Mục tiêu : -Hiểu được nguyên tử khối là khối lượng của . húa hc 8- GV: ng Th Thy Ngy dy Tun : 1 - Tit : 1 Bi 1 : BAỉI Mễ ẹAU A- MC TIấU CN T 1. Hoỏ hc l khoa hc nghiờn cu cỏc cht, s bin i cht v ng dng ca chỳng. 2. Hoỏ hc cú vai trũ quan trng trong cuc. của GV và HS Nội dung GV: Đặt vấn đề : Hàng ngày chúng ta thường tiếp xúc và dùng hạt gạo, củ khoai, củ chuối, máy bơm… và cả bầu khí quyển. Những vật thể này phải là chất không? Chất và vật. nhỏ, không tiện sử dụng. Để cho các trị số khối lượng này là những số đơn giản, dễ sử dụng, trong khoa học dùng một cách riêng để biểu thị khối lượng của nguyên tử. Đó là nội dung bài học hôm nay. 4/

Ngày đăng: 06/02/2015, 13:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w