1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bai thu hoach 2013

21 189 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 817,5 KB

Nội dung

CÂU 1: Hãy nêu khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội và những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh? Trả lời 1. Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý: Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có toạ độ địa lý khoảng 106 o 26 đến 108 o 31 kinh độ đông và từ 20 o 40 đến 21 o 40 vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Phía Bắc tỉnh Quảng Ninh giáp Trung Quốc; phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp Thành phố Hải Phòng, Phía Tây giáp các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh theo số liệu kiểm kê năm 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 609.897,94ha. - Địa hình: Quảng Ninh là tỉnh miền núi – duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi. + Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. + Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Quảng Yên, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. + Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú. - Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn … có đặc trưng của khí hậu đại dương. - Sông ngòi, thủy văn: Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2. Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m. 2. Đặc điểm xã hội - Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số Quảng Ninh có hơn 1,1 triệu người, trong đó nữ có gần 0,6 triệu, phân bổ trên địa bàn 14 huyện, thị xã, thành phố. Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 người/km2, mật độ dày nhất là Hạ Long 739 người/km2, mật độ thưa nhất là huyện Ba Chẽ. - Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. 1 Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 89,23% tổng số dân. - Tôn giáo, tín ngưỡng ở Quảng Ninh chủ yếu là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa; thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có công với dân với nước, các vị Thành Hoàng, các vị thần (sơn thần, thuỷ thần), thờ các mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải)… - Về con người, lịch sử văn hoá, xã hội: Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng; là một trong những cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam với truyền thống “kỷ luật và đồng tâm” đang là lực lượng xung kích thực hiện CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. 3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển - Vùng đất Quảng Ninh xuất hiện loại người từ rất sớm, rất có thể là từ thời đồ đá cũ. - Sau thời An Dương Vương và nước âu Lạc, Việt Nam bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ liên tiếp 10 thế kỷ. Chúng chia Việt Nam thành các quận, huyện, vùng. Quảng Ninh ngày nay trong 1000 năm Bắc thuộc mang các tên châu quận: An Ðịnh, châu Hoàng, châu Lục, Ninh Hải, Ngọc Sơn, Triều Dương - Đến thời phong kiến độc lập - tự chủ (thế kỷ X-thế kỷ XIX), vùng Ðông Bắc này đều ghi dấu những biến động, những sự kiện lớn của lịch sử dân tộc. - Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Quảng Ninh gồm 2 tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh. Tháng 7/1946, Bộ Nội vụ ra quyết định tạm lập tại tỉnh Quảng Yên Khu đặc biệt Hòn Gai. Tháng 3-1947, Bộ Nội vụ ra Nghị quyết sáp nhập Khu đặc biệt Hòn Gai vào tỉnh Quảng Yên thành liên tỉnh Quảng Hồng. Tháng 12/1948, khu Hòn Gai ra khỏi địa giới tỉnh Quảng Hồng và đặt thành một đơn vị kháng chiến, hành chính đặc biệt gọi là Khu đặc biệt Hòn Gai. Tháng 2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 221-SL Thành lập khu Hồng - Quảng đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ. Khu Hồng Quảng gồm Đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên. Theo Sắc lệnh của Chủ tịch nước, các huyện Kinh Môn, Nam Sách, Chí Linh được trả về tỉnh Hải Dương (Liên khu 3). Huyện Sơn Động trả về tỉnh Bắc Giang (Liên khu Việt Bắc). Ngày 30/10/1963, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá II, kỳ họp thứ 7 phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và Khu Hồng Quảng thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là Quảng Ninh. 4. Tiềm năng, thế mạnh - Quảng Ninh, mảnh đất địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, với vị trí địa chính trị đắc địa, có đường biên giới trên bộ và trên biển thông thương thuận lợi với nước Trung Quốc; bờ biển trải dài 250 km tạo ra một ngư trường rộng lớn trên 6.000 km2 và một dải đất liền ven biển hơn 6.100 km2. - Quảng Ninh có hơn 600 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử được xếp hạng, đặc biệt có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là “Di sản thiên nhiên của thế giới” về giá trị cảnh quan và giá trị địa chất, địa mạo, vừa được vinh danh là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, là cơ hội để phát triển dịch vụ du lịch, nhất là phát triển công nghiệp giải trí. 2 - Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, nhất là than đá, đá vôi, đất sét là điều kiện và cơ hội tốt để phát triển trung tâm khai khoáng, trung tâm nhiệt điện, vật liệu xây dựng của cả nước. - Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng; là một trong những cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam với truyền thống “kỷ luật và đồng tâm” đang là lực lượng xung kích thực hiện CNH- HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. - Quảng Ninh được đánh giá là có 09 cái nhất so với các địa phương khác trong cả nước: + Là tỉnh duy nhất của Việt Nam hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên cho phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội mang tính đặc trưng của Việt Nam như: rừng – tài nguyên – biển – du lịch – biên giới, thương mại; + Có điều kiện thông thương với Trung Quốc tốt nhất Việt Nam qua hệ thống các cửa khẩu trên đất liền và trên biển; + Là trung tâm số một Việt Nam về tài nguyên than đá, công nghiệp điện, xi măng, vật liệu xây dựng; + Có điều kiện tốt nhất cho phát triển du lịch: Biển, văn hóa tâm linh (Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Yên Tử, Cửa Ông, Vân Đồn…); + Tỉnh có chiều dài đường biển lớn nhất 250km với hơn 2000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, trong đó trên 1000 đảo đã có tên; + Tỉnh duy nhất có 4 thành phố trực thuộc tỉnh (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả); + Là tỉnh tập trung đông nhất công nhân mỏ có thu nhập cao là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp, phân phối hàng hóa; + Là tỉnh duy nhất được Chính phủ phê duyệt xây dựng khu kinh tế Vân Đồn theo định hướng trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, trung tâm thương mại và tài chính quốc tế bào gồm các khu tài chính ngân hàng quốc tế, khu phi thuế quan, thương mại; + Là một trong những đầu mối giao thông quốc tế, dịch vụ hàng không, hàng hải; là tỉnh hoàn thành sớm nhất đề án cải cách hành chính của Chính phủ, hiện đang triển khai thực hiện Chính phủ điện tử để đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính. Với đặc điểm khái quát trên, Quảng Ninh đang có cơ hội để phát triển kinh tế toàn diện, đa dạng, phong phú, khả năng hội nhập quốc tế sâu rộng. 3 CÂU HỎI 2: Các ngày: 12/11/1936, 25/4/1955, 05/8/1964, 30/10/1963, 17/12/1994 gắn với những sự kiện lịch sử quan trọng nào của tỉnh Quảng Ninh? Nêu tóm tắt các sự kiện đó? Trả lời - Ngày 12/11/1936: Cuộc Tổng bãi công của hơn 3 vạn Thợ Mỏ Tháng 11/1936 giành thắng lợi vẻ vang đã trở thành một trong những Sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất của phong trào cách mạng Việt Nam nói chung, của giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng trong thời kỳ đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ do Đảng ta lãnh đạo (1936 - 1939). Ngày 06/11/1961 Ban Thường vụ Khu ủy Hồng Quảng đã ra Nghị quyết số 31-NQ/KU “V/v Tổ chức kỷ niệm Ngày 12/11, ngày đấu tranh của GCCN Vùng mỏ”. Năm 1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Quyết định lấy 12/11 là Ngày truyền thống ngành Than. Khẩu hiệu 'Kỷ luật và đồng tâm' từ năm 1936 đã trở thành tài sản vô giá, theo bước chân thợ mỏ đến ngày hôm nay và mãi mãi về sau. - Ngày 25/4/1955: Cuối thế kỉ XIX, sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã đánh chiếm khu mỏ Quảng Ninh và thiết lập bộ máy thống trị. Hàng vạn thợ mỏ sống trong cảnh nô lệ, lầm than, chịu đựng khổ sai, đói khát, cúp phạt, đòn roi. Giữa đêm đen nô lệ ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã thắp lên ngọn lửa cách mạng, giai cấp công nhân Quảng Ninh đã cùng với nhân dân cả nước tiến hành các cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do. Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, với Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ. Tuy nhiên, sau đó phía thực dân Pháp đã có sự vi phạm. Khu ủy Hồng Quảng đã phát động phong trào đấu tranh chống địch vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ, chuẩn bị tiếp quản vùng mỏ, đưa lực lượng vào thị xã Quảng Yên làm nhiệm vụ. Phong trào đấu tranh đã diễn ra gay go, quyết liệt. Chiều 9/3/1955, chủ mỏ dùng lính và bọn cai xếp người Pháp định đưa 8 động cơ của Nhà máy điện Hòn Gai xuống Cẩm Phả để chuyển vào Nam. Công nhân đã vây quanh nhà tên chủ, buộc chúng phải ngừng chuyển máy. Ngày 24/4/1955, công nhân Nhà máy Cơ khí Cẩm Phả đã kiểm soát các hòm máy chủ định chuyển vào Nam, buộc chúng phải để lại ba máy. Ngày 22/4/1955, lượng quân sự và chính trị của ta tiến vào chính thức tiếp quản Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Yên trong không khí tưng bừng náo nhiệt của nhân dân. Trưa ngày 24/4/1955, tên lính cuối cùng của lực lượng viễn chinh Pháp rút khỏi Khu mỏ. 13 giờ cùng ngày, lực lượng quân sự và chính trị của ta vào tiếp quản thị xã Hòn Gai. Khu Hồng Quảng hoàn toàn giải phóng. Sáng ngày 25/4/1955, tại thị xã Hòn Gai, quân dân Hồng Quảng tổ chức mít tinh trọng thể mừng giải phóng, cuộc đấu tranh bền bỉ và anh dũng chống thực dân Pháp của quân và dân Quảng Ninh đã kết thúc thắng lợi. Ngày 25/4/1955 là Ngày Giải phóng khu mỏ. - Ngày 05/8/1964: Để cứu vãn cho sự sụp đổ của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, ngăn chặn chi viện của hậu phương lớn miền Bắc XHCN cho chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng không quân và hải quân. 4 Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ đã cho máy bay và tàu chiến ném bom, bắn phá Miền Bắc, trong đó có Quảng Ninh. 13 giời 35 phút, nhiều tốp máy bay phản lực hiện đại của Mỹ từ hạm đội 7 ồ ạt bay vào ném bom, bắn phá cảng hải quân của ta ở Bãi Cháy và một số nơi của thị xã Hồng Gai. Với tinh thần cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu cao, ngay từ phút đầu, các đơn vị hải quân, pháo cao xạ đã dũng cảm đánh trả máy bay địch. Các chiến sĩ bộ binh, công an vũ trang, dân quân tự vệ đã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội pháo cao xạ, tạo thành lưới lửa phòng không dày đặc, nhiều tầm. Trong trận thử lửa đầu tiên, quân và dân Quảng Ninh đã bắn trúng 3 máy bay Mỹ, trong đó có 2 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống phi công Mỹ đầu tiên - Trung uý E.Alvarez, lái máy bay A4D bị Trung đội súng 14,5 ly bắn rơi lúc 14 giờ 43 phút ngày 5-8-1964 và bị bắt sống tại vụng Hòn Mối - Vịnh Hạ Long. - Ngày 05/8/1964 trở thành ngày đánh thắng trận đầu của Quân chủng Phòng không- Không quân Việt Nam, trong đó quân và dân Quảng Ninh đã góp phần xứng đáng viết lên truyền thống hào hùng đó. - Ngày 30/10/1963: Vùng đất Quảng Ninh có từ lâu đời và gắn với nhiều sự kiện lịch sử trong đại của dân tộc. Đầu tháng 7-1963, xét thấy khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh có nhiều điểm thuận lợi về kinh tế, quốc phòng, Ban Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Ninh tổ chức Hội nghị liên tịch bàn và nhất trí đề nghị Trung ương hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành một đơn vị hành chính. Ngày 4-10-1963, Ban Bí thư Trung ương Đảng có Công văn gửi Ban Tổ chức Trung ương, Đảng đoàn Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Tỉnh uỷ Hải Ninh về việc “Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thống nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một Tỉnh” để nghiên cứu kế hoạch thi hành. Ngày 7-10-1963, Ban Thường vụ Khu uỷ Hồng Quảng và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Ninh họp Hội nghị liên tịch và ra Nghị quyết về việc hợp nhất. Theo nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh, ngày 30-10- 1963, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá II, Quốc hội đã ra nghị quyết, quyết nghị phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh. Tiếp đó ngày 18-11-1963, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 85- NQ/TW, quyết nghị hợp nhất hai Đảng bộ Hồng Quảng và Hải Ninh thành một Đảng bộ là Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh. Ngày 12/12/1963, hai Ban Thường vụ đã họp hội nghị liên tịch bàn về công tác tổ chức thực hiện việc hợp nhất hai Đảng bộ thành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh. Cùng với việc hợp nhất hai Đảng bộ, các cơ quan Nhà nước của hai tỉnh cũng lần lượt được hợp nhất thành một. Từ ngày 01-01- 1964, tỉnh Quảng Ninh đi vào hoạt động chính thức. Đánh dấu mốc rất quan trọng để giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh bước vào thời kỳ cách mạng mới. - Ngày 21/12/1991, Chính phủ nước ta cho phép xây dựng hồ sơ về cảnh quan vịnh Hạ Long để trình Hội đồng Di sản Thế giới xét duyệt di sản thiên nhiên thế giới. Năm 1993, hồ sơ khoa học về vịnh Hạ Long được hoàn tất và chuyển đến UNESCO để xem xét. Trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ, UNESCO lần lượt cử các đoàn chuyên gia đến Quảng Ninh khảo sát, hướng dẫn, nghiên cứu, thẩm định hồ sơ tại chỗ. Hồ sơ vịnh Hạ Long được chấp nhận đưa vào xem xét tại hội nghị lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới. 5 - Ngày 17/12/1994, trong kỳ họp thứ 18 tại khách sạn Méridien thành phố Phu Kẹt (Thái Lan) Hội đồng Di sản thế giới (World Heritage Committee) trong kỳ họp lần thứ 18, đã biểu quyết với sự nhất trí rất cao, công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới, bởi "Giá trị ngoại hạng và giá trị toàn cầu của một Di sản văn hoá và thiên nhiên, cần thiết được bảo vệ vì lợi ích của toàn thế giới". Ngày 29/11/2000, Hội đồng Di sản thế giới trong kỳ họp lần thứ 24 tại thành phố Cairns (Australia) đã công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ hai về giá trị địa chất, địa mạo. CÂU HỎI 3 1. Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Quảng Ninh được thành lập ở đâu ? Vào thời gian nào? Trả lời Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Quảng Ninh được thành lập vào một ngày cuối tháng 2-1930, tại căn nhà nhỏ đơn sơ hẻo lánh, cạnh xóm thợ, phía nam của mỏ than Mạo Khê (nay thuộc xóm Dân Chủ - thị trấn Mạo Khê). Hội nghị thành lập do đồng chí Phùng (tức Nguyễn Văn Cừ) phụ trách Khu mỏ chủ trì. Khi mới thành lập chi bộ gồm có 5 đồng chí: Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai, Bùi Đức Giao, Nguyễn Huy Sán, Bùi Văn Mạo. Đồng chí Đặng Châu Tuệ được chỉ định làm bí thư chi bộ. Trong Hội nghị này, chi bộ đã thảo luận và quyết định một số nhiệm vụ trước mắt là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng, gây cơ sở ở nơi yết hầu của địch, phát động phong trào đấu tranh để mở rộng ảnh hưởng của Đảng. Mặc dù trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, hội nghị thành lập chi bộ Đảng ở Mạo Khê được tổ chức đúng thủ tục và nguyên tắc của Đảng. Đây là chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Khu mỏ Quảng Ninh, mở ra một bước ngoặt quan trọng cho phong trào công nhân tại Khu mỏ. 2. Từ ngày thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức bao nhiêu kỳ Đại hội? Vào thời gian nào? Trả lời Từ ngày thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức 13 kỳ Đại hội: - Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ nhất (nhiệm kỳ 1969 - 1971) tổ chức từ ngày 02 đến ngày 06 tháng 10 năm 1969. - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ II (nhiệm kỳ 1971 - 1974) tổ chức từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 12 năm 1971. - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ III (Nhiệm kỳ 1974 - 1976) được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 01 năm 1974. - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV (1976) được tổ chức từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 4 năm 1976. Các Đại hội nêu trên đều được tổ chức tại Hội trường Giao Tế - Bãi Cháy - thị xã Hòn Gai. - Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ V: + Đại hội vòng I (1976-1977) được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 22 tháng 11 năm 1976, tại thị xã Hòn Gai. 6 + Đại hội vòng II (1977-1980) được tổ chức ngày 20 tháng 4 năm 1977, tại Hội trường Giao tế - Bãi Cháy - thị xã Hòn Gai. - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VI (1980 - 1982) được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 15-5-1980, tại Hội trường Giao Tế - Bãi Cháy - thị xã Hòn Gai. - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII: + Đại hội vòng I (1982-1983) tổ chức từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 1 năm 1982, Tại Hội trường Khách sạn Vườn Đào - Bãi Cháy - thị xã Hòn Gai; + Đại hội vòng II (1983 - 1986) được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 16-11-1983, tại Khách sạn Vườn Đào - Bãi Cháy - thị xã Hòn Gai. - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VIII (nhiệm kỳ 1986 - 1991) được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 10 năm 1986, tại Nhà văn hóa hữu nghị Việt - Nhật và Hội trường Khách sạn Vườn Đào - Bãi Cháy, thị xã Hòn Gai. - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX: + Đại hội vòng I (1991) được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 25-4-1991, tại Hội trường Khách sạn Vườn Đào - Bãi Cháy - thị xã Hòn Gai. + Đại hội vòng II (1991-1996) được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 10 năm 1991, tại Hội trường Khách sạn Vườn Đào - Bãi Cháy - thị xã Hòn Gai. - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ X (nhiệm kỳ 1996- 2001) được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 5 năm 1996, tại Hội trường Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh. - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2001- 2005) được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng 1 năm 2001, tại Hội trường Nhà khách UBND tỉnh (thành phố Hạ Long). - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII (nhiệm kỳ 2005- 2010) được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 04 tháng 11 năm 2005, tại Trung tâm Tổ chức Hội nghị tỉnh. - Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2010-2015) được tổ chức từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 9 năm 2010, tại Trung tâm Tổ chức hội nghị tỉnh. 3. Tính đến tháng 3/2013, tỉnh Quảng Ninh được Nhà nước chính thức phong tặng (hoặc truy tặng) bao nhiêu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động? Nêu tên cụ thể? Trả lời - Theo danh sách do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Ban Thi đua và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cung cấp, tính đến tháng 3/2013, tỉnh Quảng Ninh được Nhà nước chính thức phong tặng, truy tặng 125 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 77 tập thể và 18 cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân”, 13 cá nhân được phong tặng Anh hùng Lao động. - Ngoài ra, còn có nhiều tập thể cá nhân ngành than và các cơ quan đơn vị khác trực thuộc ngành dọc Trung ương đứng chân trên địa bàn được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. - Nêu tên cụ thể Mẹ Việt Nam anh hùng, những tập thể, cá nhân Anh hùng LLVT, Anh hùng Lao động ở nơi công tác, nơi cư trú mà bạn biết. 7 CÂU HỎI 4: Sinh thời, Bác Hồ đã bao nhiêu lần về thăm Quảng Ninh? Nêu khái quát những lần về thăm Quảng Ninh của Bác? Nơi nào ở Quảng Ninh được Bác Hồ cho phép dựng tượng khi Bác còn sống? Trả lời Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn quan tâm đến công nhân và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh. Theo Địa chí Quảng Ninh, tập 2, Nxb Thế giới năm 2002, sinh thời Bác Hồ đã có 09 lần về thăm Quảng Ninh. Lần thứ nhất (Ngày 24/3/1946): Bác đi bằng thủy phi cơ Catalia từ sân bay Gia Lâm xuống vịnh Hạ Long để hội đàm với Cao ủy Pháp tại Đông Dương- Đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu trên tuần dương hạm Emile Bertin. Lần thứ hai (Từ ngày 03 đến 5/10/1957): Bác về nghỉ ở Bãi Cháy. Ngày 4/10/1957 Bác nói chuyện với nhân dân thị xã Hòn Gai. Ngày 5/10/1957 Bác đi thăm Vịnh Hạ Long, thăm hang Đầu Gỗ. Lần thứ ba (Từ 29 đến 31/3/1959): Bác về nghỉ ở Bãi Cháy và thăm vịnh Hạ Long. Từ ngày 29/3/1959 Bác thăm sở chỉ huy Trung đoàn 244. Ngày 30/3/1959 Bác kéo lưới với ngư dân, nghỉ trưa ở đảo Rều, buổi chiều tàu du lịch đưa Bác về Cửa Ông, Bác lên thăm mỏ Đèo Nai, tàu du lịch đưa Bác đến đảo Tuần Châu, buổi tối Bác nói chuyện với cán bộ khu Hồng Quảng tại Văn phòng Tỉnh ủy (xưa là Hotel de mine) sau đó thăm tàu Hải quân T254 tại quân cảng Bãi Cháy. Ngày 31/3/1959 Bác thăm Đại đội pháo 34 trên đảo Hòn Rồng (sau đó Bác thăm Cát Bà rồi về Hải Phòng). Lần thứ tư (Từ ngày 19 đến 20/2/1960): Bác thăm tỉnh Hải Ninh. Ngày 19/2/1960 Bác thăm Trường cấp I, II Móng Cái, xưởng gốm Móng Cái, qua cầu Bắc Luân thăm một nhà trẻ ở Đông Hưng (Trung Quốc). Buổi chiều Bác thăm Hợp tác xã Sáy Nguồn, trại trồng cây Đoan Tĩnh. Ngày 20/2/1960, Bác nói chuyện với nhân dân trong cuộc mít tinh lớn tại sân vận động Móng Cái. Lần thứ năm (Từ ngày 08- 09/5/1961): Bác thăm đảo Cô Tô. Ngày 8/5/1961, trên đường đi Bác thăm Trung đoàn 248 tại thị trấn Tiên Yên. Buổi chiều Bác về đảo Trà Cổ. Bác kéo lưới với ngư dân trên bãi biển. Ngày 9/5/1961, Bác thăm và nói chuyện với ngư dân trên bãi biển. Ngày 9/5/1961, Bác thăm và nói chuyện với nhân dân Cô Tô. Buổi chiều trên đường về, Bác gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo huyện Tiên Yên tại sân bay Tiên Lãng. Lần thứ sáu (Từ ngày 21-22/01/1962): Bác cùng anh hùng du hành vũ trụ Liên Xô Ghéc-man Ti-tốp thăm vùng mỏ và thăm vịnh Hạ Long. Buổi sáng 22/1/1962 Bác nói chuyện tại cuộc mít tinh lớn tại thị xã Hòn Gai. Buổi chiều Bác đưa Ghéc-man Ti-tốp thăm vịnh Hạ Long. Lần thứ bảy (ngày 13-11-1962): Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm căn cứ Hải quân tại đảo Vạn Hoa (Quảng Ninh). Người nói với các chiến sĩ: Là chiến sĩ Hải quân, các chú phải biết yêu quý đảo như nhà mình, chịu khó cải tạo xây dựng thành những mảnh đất vừa giàu, vừa đẹp, vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho đất nước”. Lần thứ tám (ngày 23/11/1963): Bác về thăm đảo Tuần Châu. Lần thứ chín (Tết Ất Tỵ 2/2/1965): Bác về vui tết với nhân dân Quảng Ninh. Trưa 30 tết, trên đường về Quảng Ninh, Bác nghỉ trưa tại trường cấp I Phạm Hồng Thái, Đông Triều. Tối 30 Tết, Bác tiếp các đại biểu của tỉnh đến chúc Tết. Sáng Mồng một Tết, 2/2/1965, Bác nói chuyện với đồng bào tại cuộc mít tinh lớn tại sân trường cấp III Hòn Gai. Trên đường về Uông Bí, Bác dừng chận tại đồi thông Yên 8 Lập, thăm một gia định nông dân người Hoa. Tại Uông Bí, Bác nói chuyện và chúc tết nhân dân và các chuyên gia nước ngoài. Nơi duy nhất được dựng tượng Bác khi Bác đang còn sống: Ngày 9/5/1961, lần đầu tiên Bác Hồ đã ra thăm đảo Cô Tô và căn dặn đồng bào, chiến sĩ trên đảo: " Thủ đô Hà Nội tuy cách xa các đảo, nhưng Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết cố gắng và tiến bộ". Với tấm lòng kính trọng vô hạn đối với Bác Hồ, quân và dân trên đảo Cô Tô đã xin được dựng tượng Người trên đảo, để lúc nào cũng được nhìn thấy hình ảnh của Người. Và nguyện vọng của bà con trên đảo Cô Tô đã được Bác Hồ đồng ý. Năm 1968, tượng đài Bác Hồ đã được nhà điêu khắc Nguyễn Văn Quế cùng các đồng nghiệp bắt tay vào thực hiện. Lúc đầu, tượng Bác được dựng bán thân, với chất liệu làm bằng thạch cao, tay phải giơ lên cao vẫy chào đồng bào. Tượng cao 1,8m (cả bệ là 4 m). Công trình được khánh thành ngày 22/5/1968, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 78 của Bác. Năm 1976, kỷ niệm ngày sinh lần thứ 86 của Bác, tượng Bác bán thân được thay bằng tượng toàn thân, với chất liệu bê tông cốt thép. Tượng có chiều cao 4,5m, cả bệ cao 9m, nằm cách bờ biển 100m. Năm 1996, kỷ niệm ngày sinh lần thứ 106 của Bác, tượng Bác bằng bê-tông được thay bằng đá gra-nít. Cho đến ngày nay, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cô Tô vẫn được đánh giá là tượng đài Bác có quy mô to lớn, đẹp nhất vùng Đông Bắc của Tổ quốc. CÂU HỎI 5. Hãy đề xuất những ý tưởng, giải pháp để phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh Quảng Ninh (Dành cho các đối tượng không phải học sinh phổ thông. Ý tưởng, giải pháp mang tính tổng thể hoặc ý tưởng, giải pháp cho một ngành, lĩnh vực quan trọng của Tỉnh. Viết không quá 3000 từ). Trả Lời Quảng Ninh – Tiềm năng và cơ hội đầu tư Đối với Quảng Ninh, việc làm thế nào để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm huy động các nguồn lực đầu tư, phục vụ có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế thế giới, khu vực và trong nước còn nhiều khó khăn đang là nhiệm vụ trọng tâm. 9 Bến tàu du lịch Tuần Châu Thế mạnh và tiềm năng Quảng Ninh nằm ở địa đầu vùng Đông Bắc Việt Nam, hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc thù về điều kiện vị trí, địa hình, tự nhiên, xã hội, kinh tế, con người Việt Nam: có rừng vàng, biển bạc, sông núi, nước non, có đường biên giới đất liền với Trung Quốc và có đường biển thông ra thế giới. Quảng Ninh có thể kết nối với Hải Phòng để phát triển thành cụm cảng quốc tế phía Bắc, kết nối với Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng thành trung tâm trung chuyển hàng hóa xuất khẩu của Miền Bắc ra các thị trường quốc tế rộng lớn, nhất là với khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Chính vì vậy, Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định: "Hình thành các trung tâm kinh tế lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và xây dựng khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn (Quảng Ninh)”. Không chỉ có vị thế nổi bật mang tầm quốc tế, với trên 500 di tích lịch sử danh lam thắng cảnh được xếp hạng, đặc biệt là Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên, kỳ quan thiên nhiên của thế giới; danh thắng Yên Tử - trung tâm Phật giáo của Việt Nam Quảng Ninh còn có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (biển đảo, sinh thái, văn hóa lịch sử, tâm linh ) và các ngành công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa ở Quảng Ninh (được coi là ngành công nghiệp mới nhất nhằm quảng bá văn hóa dân tộc, hình ảnh quốc gia đến với bè bạn thế giới). Ở trong lòng đất, Quảng Ninh được thiên nhiên ưu ái ban tặng một kho báu tài nguyên khoáng sản giàu có, dồi dào nhất là than đá, đá vôi, đất sét. Đây là điều kiện, là cơ hội tốt để phát triển một trung tâm khai khoáng, trung tâm nhiệt điện, vật liệu xây dựng của cả nước. Hiện nay đã có những thương hiệu được thế giới biết đến như Than antraxit, gạch ngói Giếng Đáy, ngói Hạ Long, gốm Viglacera - Hạ Long; sứ nặng lửa Đông Triều Và điều quan trọng nhất cũng là thế mạnh không bao giờ có thể khai thác hết được đó là nguồn lực con người. Quảng Ninh đã là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng từ hàng ngàn đời nay với 22 dân tộc anh em đang sinh sống. Đến thời đại Hồ Chí Minh, Quảng Ninh lại có thêm truyền thống cách mạng vẻ vang của giai cấp công nhân vùng Mỏ với tinh thần kỷ luật và đồng tâm. Yếu tố này tạo cho Quảng Ninh khả năng tập hợp, đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng để giải quyết được những vấn đề đột phá; như lời Bác dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công”. 10 . việc đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho huyện đảo còn có tác dụng thu hút khách tham quan du lịch. Tuy nhiên, hiện nay phương tiện khai thác thu sản toàn huyện mới chỉ có 218 tàu, thuyền. Vì vậy,. mại quốc tế thu n lợi; lại là cửa ngõ giao thương trung chuyển hàng hóa giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Để phát triển kinh tế xanh, một trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh thu hút các. nghiệp văn hóa, trọng tâm vào các lĩnh vực: công nghiệp truyền thông, nghệ thu t biểu diễn, công nghiệp phim ảnh và nghệ thu t thị giác, công nghiệp thời trang và trung tâm tổ chức hội nghị, hội

Ngày đăng: 06/02/2015, 06:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w