1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số bài văn hay lớp 7

7 557 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 88 KB

Nội dung

Giải thích câu tục ngữ " Học, học nữa, học mãi " của Lê-nin Trong cuộc sống này, tất cả mọi thứ đều phải thông qua sự ham mê, tìm hiểu, nhận thức thì nó mới trở thành một định lí, một khái niệm hay nói một cách khác là kiến thức. Từ xưa đến nay, con người qua lao động sản xuất đã tiếp nhận được bao nhiêu điều thú vị trên thế giới. Đó cũng là một cách tích luỹ kiến thức. Chẳng những vậy, những kiến thức được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng rất nhiều hình thức như truyền miệng hay sách vở v.v Vai trò của việc học tập đã được khẳng định từ xa xưa. Chính vì vậy, Lê-nin, một vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi tiếng. Đó chính là :”Học, học nữa, học mãi”. Câu nói trên chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học mới có được kiến thức, có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời. Cái “học” ở đây không đơn thuần là tiếp nhận kiến thức khoa học mà nó còn là tiếp nhận kiến thức đạo đức, lí lẽ, biết phân biệt tốt xấu. Nó còn thể hiện cần học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương diện, từ thầy cô đến bạn bè, từ người lớn tới trẻ nhỏ, bất kì ai cũng đều có những ưu điểm. Chúng ta hãy biết tiếp nhận nó hoàn thiện nó để trở thành ưu điểm của riêng ta. Trong cuộc sống, đạo đức giúp ta có thể giao tiếp chan hoà với mọi người, biết sử dụng ngôn từ nhuần nhuyễn, thành thạo, đầy sức gợi cảm để chiếm được tình cảm mọi người xung quanh. Để đạt được điều đó chúng ta cũng cần sự hỗ trợ về kiến thức khoa học, xã hội. Kiến thức này giúp chúng ta có thể vận dụng trong cuộc sống, từ chữa bệnh đến tính toán, từ xây dựng đến làm mộc. Mỗi loại kiến thức đều giúp ta mở rộng hiểu biết về một lĩnh vực riêng. Như kiến thức toán học giúp chúng ta tính toán dễ dàng, kiến thức văn học giúp ta có thể bay bổng, lãng mạn trong những vần thơ câu văn hay uyển chuyển trong cách dùng từ, kiến thức địa lí giúp chúng ta biết thêm về những miền đất mới, con người mới. Còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa với nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Dường như hai loại kiến thức này đều bổ trợ tương xứng cho nhau. Chính vì vậy chúng ta cần tiếp nhận kiến thức trong mọi lúc. Trong mỗi một câu chuyện hay mỗi một lời nói đều ẩn chứa một phần của kiến thức, chúng ta chỉ cần biết hợp những điều mà mắt thấy tai nghe, sự hiểu biết của chúng ta lại thì sẽ có được một khái niệm, một chân lí, một định lí nào đó rồi hãy khắc ghi lại, sẽ có lúc chúng ta cần vận dụng đến. Chính những vốn kiến thức từ bé, tu luyện bồi dưỡng dần cùng thời gian, nó sẽ kết lại thành một khối kiến thức giúp ích cho ta về hiện tại và cả về sau, nó giúp chúng có thể thành đạt trong cuộc sống. Một người nổi tiếng có câu rằng: “Kẻ dốt nát không có nghĩa là kẻ kém trí thông minh mà là kẻ không biết học hỏi, tìm tòi, khám phá, và sẽ mãi là kẻ không có tự do vì trước mặt anh ta mãi luôn là một thế giới xa lạ”.Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ được thế nào là học, học nữa, và học mãi. Đó là những dẫn chứng khá rõ nét phần nào đã thấy được ích lợi, mục đích, giá trị của việc học. Trong thời đại khoa học bây giờ thì nhu cầu về học tập là rất cấp thiết. Và để theo kịp xã hội và cách thích nghi với đời sống văn minh thì lại càng cấp thiết hơn. Cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua thì lượng kiến thức lại càng nhiều, do đó chúng ta cần phải luôn luôn học. Đó chính là ý nghĩa của ý thứ hai “học nữa”. Còn “học mãi”. Thế giới kiến thức là rất rộng lớn, để tiếp thu, tìm hiểu được hết mọi kiến thức thì chắc hẳn là không thể, thậm chí cả đời người cũng không xong. “Mãi” ở đây là mãi mãi, là liên tục, không dứt. Câu nói trên của Lê-nin-sử dụng cả biện pháp tăng cấp để thể hiện được giá trị việc học tập. Hơn thế nữa, con người đang sống trong kỉ nguyên mới, bên cạnh những quyền lợi khác thì “học tập” cũng là một quyền lợi, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân, là mục tiêu, yêu cầu mà bất cứ chính quyền nào cũng đặt ra đầu tiên và quan tâm hàng đầu. Và nhiệm vụ của chúng ta là học tập để phục vụ đất nước, vì tương lai của mình gắn liền với tương lai toàn dân tộc nói chung. Một người bác sĩ muốn chữa bệnh cũng phải học tập, kể cả kinh nghiệm lẫn kiến thức. Một người nông dân muốn cày cấy cũng phải học hỏi cách thức từ những người đi trước, có thể là không qua sách vở. Nói cho cùng thì trình độ văn hoá của mỗi con người là rất quan trọng trong cuộc sống và học tập – một lí tưởng cao đẹp lại là nền tảng cho mục tiêu quan trọng ấy. Cuộc sống sẽ luôn thay đổi theo những chiều hướng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn nếu mỗi con người biết học tập một cách đúng đắn. Như Bác Hồ, một con người gắn liền với nền độc lập nước ta và cũng là con người gần gũi với chúng ta nhất cũng khẳng định rằng học tập là nền tảng cho một đất nước hùng mạnh. Tuy vậy, hiện nay vẫn có một số người vẫn chưa thấm thía được ích lợi từ học tập, họ vẫn cho rằng học chỉ là phương tiện của nhiều mục đích khác nhau. Có người cho là vì tiền, có người lại cho là vì chức quyền. Nhưng không, mục đích của việc học tập là đổi mới con người, xã hội bởi kiến thức, khoác lên cho dân tộc, thế giới một bộ áo văn minh, hiện đại mà mỗi chúng ta chính la người được hưởng thành quả ấy. Thấm hiểu những ý nghĩa sâu sắc trong câu nói nổi tiếng của Lê-nin ấy cũng chính là đã nhận ra được chân lí của học tập. Chúng ta cần biết học hỏi cho đúng, cho phải, biết chọn lựa mà học, hãy biết chắt lọc những gì tinh hoa nhất mà cảm nhận để những tiêu cực sẽ bị thay thế, tinh cầu này sẽ sống trong văn minh, và mỗi chúng ta sẽ là con người lịch sự, là con người có ích cho xã hội hay chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đại. Nghị luận xã hội: "Ở hiền gặp lành" Ẩn sau những câu chuyện đầy màu sắc đó là những triết lí sống, triết lí làm người. Cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người tốt gặp dữ hoá lành, kẻ ác gieo gió gặt bão, là những mô típ quen thuộc trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là trong các câu chuyện cổ tích. Ẩn sau những câu chuyện đầy màu sắc đó là những triết lí sống, triết lí làm người. Mối quan hệ nhân - quả “Ở hiền gặp lành” luôn là cái tâm, cái cốt lõi của đa số tác phẩm văn học và được nhiều người lấy đó là phương châm sống. Nhưng trong thực tế, “Ở hiền gặp lành” có phải lúc nào cũng đúng, cũng hoàn hảo như trong các câu chuyện cổ tích, như trí tưởng tượng của con người? Vậy, thế nào là “Ở hiền gặp lành” ? “Ở hiền” phải chăng chỉ là hiền lành, không dữ, không làm điều sai trái, gây hại cho người khác, mưu lợi cho bản thân, ? Nếu chỉ nghĩ theo ý nghĩa cơ bản của từ “hiền” như vậy thì sẽ gây ra sự hiểu nhầm, cho rằng cứ sống sao tốt cho mình không ảnh hưởng đến ai là được rồi, dẫn đến tính cách nhu nhược, dĩ hoà vi quý, không biết quan tâm, giúp đỡ người khác, Có nhiều người luôn cho rằng mình luôn “ở hiền” mà không “gặp lành”. Vậy bạn tự hỏi mình xem liệu bạn đã từng giúp đỡ người bị tai nạn giao thông chưa hay cũng chỉ “bu” quanh dòm ngó nhận xét, bàn tán như bao người khác; bạn đã từng lên tiếng nhắc nhở một người xả rác không đúng nơi quy định, ? Nếu cho bạn nghĩ lại, bạn có dám khẳng định mình là người “ở hiền” nữa không? Nhưng thực chất không phải vậy, sâu xa hơn, từ “hiền” ở đây mang ý nghĩa lớn lao, bao trùm lên cả ý nghĩa nhân đạo – đạo lí làm người. Có thể nói, “ở hiền” là sống sao có ích cho đất nước, xã hội, biết quan tâm giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn, đồng thời phải biết lên án, đấu tranh chống lại cái ác, những thế lực xấu xa luôn muốn làm hại con người, Vậy “ở hiền” sẽ “gặp lành” như thế nào? Người “ở hiền” sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp, may mắn. Khi bạn không làm điều xấu, hại người bạn sẽ không cảm thấy bất an, tội lỗi, lo lắng mà suy sụp. Không những thế khi làm việc thiện, giúp đỡ người khác bạn sẽ cảm thấy rất vui vẻ, thoải mái, tự hào, Không chỉ vậy, mọi người xung quanh sẽ yêu quý bạn, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, cuộc sống sẽ luôn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Từ xưa đến nay đã có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, Hồ chủ tịch là tấm gương vĩ đại, mãi toả sáng trong lòng bao người con đất Việt. Công lao của Bác to lớn đếm không xuể, và đúng như “ở hiền gặp lành”, Bác đã nhận được rất nhiều. Bác vui sướng, hạnh phúc vì giành lại độc lập cho dân tộc. Không chỉ nhiều người mà là tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam đều quý mến Bác, coi Bác là vị Cha già kính yêu. Không nói đâu xa, mới mấy tháng gần đây, thông tin hai thí sinh bỏ thi để cứu người đã làm cho bao con mắt phải trầm trồ thán phục. Đó là hai học sinh Lữ Đức Quân và Tăng Ngọc Dũng. Trên đường tới trường thi tốt nghiệp môn Sinh, hai bạn bất ngờ thấy một phụ nữ đi xe đạp bị ngã lăn ra đường bất tỉnh. Không chần chừ, hai bạn cố gắng hết sức bế nạn nhân lên chiếc xe đạp và chạy thẳng đến bệnh viện. Sau khi làm thủ tục nhập viện, hai bạn gắng sức đạp tới trường nhưng bị muộn năm phút nên không được dự thi. Người tốt ắt gặp điều tốt, ngay sau kì thì tốt nghiệp, hai bạn đã được tuyên dương và khen thưởng về hành động nhân ái của mình. Hai bạn được đặc cách lấy điểm tổng kết môn Sinh học lớp 12 của hai bạn thay cho điểm thi môn tốt nghiệp. Vậy đấy, những người tốt đều được đền đáp xứng đáng, mối quan hệ nhân - quả “Ở hiền gặp lành” thật không có sai. Nhưng có phải ai “ở hiền” cũng “gặp lành” không? Có rất nhiều người sống và làm việc chuẩn mực, không làm điều gì trái lương tâm nhưng sao cuộc sống của họ vẫn khó khăn, vẫn gặp nhiều biến cố trắc trở, bị nhiều tai ương giáng xuống đầu? Như cuộc đời cụ bà Nguyễn Thị Đỗ (84 tuổi) ở thôn Nguyệt Biều, Huế là một ví dụ, đến cái tuổi gần đất xa trời rồi mà cũng không được chút thảnh thơi. Ngày này qua ngày khác, bà leo đồi dài chừng một cây số hái lá thuốc về bán nuôi đứa con gái bị tâm thần. Nỗi cơ cực, vất vả của cuộc đời cứ đè nặng lên đôi vai người mẹ già này. Không chỉ vậy, số phận cũng không mỉm cười với nhiều đứa trẻ, những sinh linh nhỏ bé, ngây thơ. Nào là những cô bé, cậu bé mồ côi, không nơi nương tựa, những đứa trẻ tật nguyền hay những em bé bị di chứng chất độc màu da cam, Những tâm hồn trong sáng ấy có tội tình gì mà số phận nỡ đối xử với chúng một cách tàn nhẫn đến như vậy. Những đứa bé ấy còn chưa có cơ hội để “ở hiền” vậy mà đã “gặp dữ” rồi. Những đứa trẻ đó thật đáng thương! Chỉ cần một lần nhìn thấy những khuôn mặt ngây thơ đó thôi, tôi đảm bảo các bạn cũng như tôi sẽ không cầm nổi lòng mình và lúc đó, các bạn sẽ khẳng định lại câu nói của cha ông ta “Ở hiền gặp lành” là sai, hoàn toàn sai!!! Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng không phải ai “ở hiền” mà cũng “gặp lành” cả. Câu nói của cha ông ta chỉ có phần nào đó là đúng thôi. Nhưng không phải vì thế mà ta phủ nhận nó. Qua câu nói “Ở hiền gặp lành” những người đi trước muốn răn đe, nhắc nhở mọi người phải sống sao cho tốt, làm công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Chúng ta may mắn hơn nhiều người, “gặp lành” hơn nhiều số phận, vì vậy chúng ta nên cưu mang, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, mang lạikhông chỉ niềm vui cho bản thân mà còn mang đến niềm hạnh phúc cho mọi người. Đối với thế hệ trẻ chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước hãy quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống xung quanh mình, hãy làm những việc có ích để “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Có thể nói, câu nói “Ở hiền gặp lành” là một câu nói hay, mang nhiều ý nghĩa. Có thể câu nói có lúc không đúng nhưng chúng ta vẫn phải “ở hiền”, làm người tốt, việc tốt, để xây dựng một đất nước giàu mạnh, ấm no, hạnh phúc. Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người. Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho… Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này… Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách. Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất. Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”. Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời. Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông…” Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên – “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn. Chứng minh câu tục ngữ 'Có chí thì nên' Nhưng theo tôi, đây là một câu tục ngữ khá đặc biệt – một câu tục ngữ rất thân thuộc đối với mỗi chúng ta và rất cần có trong hành trang mỗi bạn trẻ trên con đường lập thân, lập nghiệp. Nó hàm chứa rất nhiều ý nghĩa triết luận và mang tính giáo dục sâu sắc. Lục tìm trong trí nhớ, tôi còn ngạc nhiên hơn khi phát hiện hàng chục thành ngữ tục ngữ Việt cũng nằm trong trường nghĩa này: Có cấy có trông/ có trồng có ăn; Có bột mới gột nên hồ; Có chí làm quan / có gan làm giàu; Có cứng mới đứng được đầu gió; Có dại mới nên khôn; Có đi mới đến/ có học mới hay; Có gió lung mới biết tùng bách cứng/ Có ngọn lửa lừng mới biết thức vàng cao; Có học mới biết / có đi mới đến; Có học mới có hành; Có khó có nhọc mới có lọc có rang; Có khó mới có mà ăn; Có khó mới nên; Có khôn mới nên quan, có gan mới nên giàu; Có công mài sắt có ngày nên kim,… điều thú vị là tất cả các tục ngữ đều có sự tương đồng về cấu trúc (có điệp, có đối, có vần) và đều bắt đầu bằng từ Có (Một vị từ giả thiết mang tính điều kiện). Dĩ nhiên, là dù có nhiều biến thể nhưng tựu trung ngữ nghĩa chính của các câu thành ngữ đều bắt đầu từ một triết lí mang tính nhân quả đặc sắc của người Việt: Mọi điều hay, điều tốt lành chỉ đến với ai khi họ biết cố gắng nỗ lực vượt gian khó để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Tuy nhiên, phải nói rằng câu tục ngữ CÓ CHÍ THÌ NÊN là một câu tục ngữ đặc biệt nhất. Ngắn gọn với 4 âm tiết, theo cấu trúc lô gích của phép kéo theo CÓ A THÌ (CÓ) B, câu tục ngữ đã giản lược tới mức triệt để mà vẫn diễn tả đầy đủ và rõ ràng một thông điệp: “Con người ta nếu có hoài bão lớn, biết nhẫn nại, kiên trì thì cuối cùng công việc chắc chắn sẽ thành công”. Chí ở đây chính là chí khí, tức là “ý muốn bền bỉ, mạnh mẽ, quyết khắc phục mọi trở ngại, thực hiện mục đích cao đẹp của cuộc sống” [Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB đà Nẵng, 2006). Chí cũng còn là chí hướng, là quyết tâm vươn tới và thực hiện hoài bão, lí tưởng, mục tiêu đích thực của cuộc đời. Người ta sống ở đời có nhiều hoàn cảnh và thân phận, nhưng lí tưởng, chí hướng là điều cần phải có. Cái đó quyết định hướng đi vào quyết định sự thành đạt, ước vọng của mỗi người. đây cũng là lời tự bạch nổi tiếng chí lí của Pavel Korchagin (trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy mà gần đây chúng ta có lần được theo dõi trên kênh truyền hình VTV1): “Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận bởi những năm tháng đã sống hoài, sống phí…”. Và Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã “Khuyên thanh niên” qua một bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn – ngắn gọn như một chân lí, một châm ngôn định hướng rất rõ ràng: Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên. Chí, tức là quyết tâm. Nhưng chỉ có quyết tâm thôi không đủ, chúng ta còn phải có tri thức. Tri thức là sức mạnh. Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của thông tin, khoa học kĩ thuật hiện nay, chúng ta còn phải biết trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ và hợp lí. Vì tri thức chính là “chìa khoá vàng” giúp ta mở cánh cửa chân trời khoa học, để chúng ta nhanh chóng tiếp cận với nền kinh tế tri thức hiện nay. Có quyết tâm mà lại thiếu tri thức thì chẳng khác nào anh xẩm đòi phóng xe trên đường cao tốc. đó là cách làm ăn theo kiểu “duy ý chí”, không những gây tai nạn cho mình mà còn đem tai hoạ cho người khác nữa. Nhà bác học cổ Hi Lạp Archimède (287-212 TCN) từng nói : “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng trái đất này”. Câu nói đó hàm chứa đầy đủ quyết tâm, ý chí, sự hiểu biết và năng lực hành động hợp quy luật, khả năng tận dụng cơ hội của nhà khoa học. Sức mạnh nhiều khi sẽ được nâng lên gấp bội nhờ người ta biết kết hợp tối đa các nhân tố của “điểm rơi cần thiết”. Và khi người ta nắm bắt được quy luật, làm theo quy luật thì người ta đã tìm ra bí quyết của sự thành công. đó cũng là vấn đề về bài học giá trị mà tuổi trẻ hôm nay có thể rút ra từ thực tiễn ngàn đời của lịch sử. Có chí thì nên, câu châm ngôn “như đinh đóng cột” ấy đặt chúng ta trước một phương châm, một kim chỉ nam định hướng cho cuộc đời mình. Câu nói giản dị như một lời khuyên, lời nhắn nhủ và hơn thế nữa, như một chân lí hiển nhiên của cuộc đời, khiến cho ai đó mỗi khi đọc lên phải tự ngẫm lại mình. Với mỗi thanh niên thời đại mới, những người đang đứng trước nhiều thử thách về năng lực trí tuệ, trước những đòi hỏi lớn về tiếp nhận tri thức mới mẻ… mà “thiếu chí” và “nhụt chí” thì hẳn là khó có thể đi tới đích mình cần trên con đường lập thân, lập nghiệp. Tôi nghĩ, chắc nhiều bạn học sinh, sinh viên còn mải chơi quên học hoặc học chưa hết sức, sẽ giật mình khi nghe ai nói tới câu tục ngữ Có chí thì nên. Nhiều khi chỉ một cái hích nhẹ thôi cũng đủ làm cho ta “tỉnh ngủ” và hăng hái nhập vào đội ngũ những con người trẻ trung giàu nhiệt huyết hôm nay với một niềm phấn chấn vẫy gọi: LÊN ĐƯỜNG! Trong cuộc sống hàng ngày,để đánh giá một đồ vật,một con người đạt mức độ chính xác,chúng ta nên dựa trên nguyên tắc hay cách thức nào ? Đây cũng là vấn đề xưa nay được nhiều người quan tâm. Cha ông cũng từng có ý kiến hướng dẫn việc ấy trong câu tục ngữ : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Ta nên hiểu câu này như thế nào và đánh giá nó ra sao ? Phải chăng đây chính là kinh nghiệm quý báu mà ông cha của chúng ta từ nghìn xưa đã để lại cho con cháu suy ngẫm và học hỏi. Câu tục ngữ dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh.”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế…Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền.Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt.Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đó là hiểu theo nghĩa đen.Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ thì rộng hơn rất nhiều.Nó bao hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận,đánh giá một sự vật,một con người đừng nên để cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thực chất bên trong.Ngoài ra,câu này còn bao hàm một lời khuyên về cách sống;hãy sống chân thật bằng thực chất của mình,chân thành trong cách đối nhân xử thế,đừng ba hoa,khoác lác lòe đời bằng cái vỏ hình thức giả tạo,”chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”. Như mọi câu tục ngữ khác,câu tục ngữ này cũng là đúc rút kinh nghiệm của cha ông chúng ta,trải qua biết bao thế hệ,với bao thành bại,nên hư,vấp váp mới đúc rút thành chân lí: ”Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật,ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong,không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn.Một vật dụng như chiếc tủ,chiếc giường,chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết,tô điểm với nước sơn bóng nhoáng,màu mè.Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt,hiểu biết.Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội.Do đó,trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật,vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng,thối nát,xấu xa và vô vị bên trong.Bởi vì nghĩ cho kĩ,suy cho cùng,nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ. Nhưng cũng không thể chỉ xem trọng nội dung mà lãng quên đi mặt hình thức.Một vật dụng,một món hàng đã có chất lượng tốt,gỗ tốt gỗ quý lại có bao bì,hay nước sơn xinh xắn tô điểm,trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy,món hàng ấy càng được nâng thêm.Hình thức bên ngoài như thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong.Một cái tủ,một chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn được sơn bóng nhoáng hẳn sẽ vừa ý vừa lòng người mua.Một con người cũng vậy,có học vấn,đạo đức lại nói năng lịch sự thanh nhã,ăn mặc gọn gàng,sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng,đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ,cộc cằn,áo quần xốc xếch.Đúng là cái đẹp lí tưởng phải là hài hòa giữa nội dung và hình thức. Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức.Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người. Tóm lại,”tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận,đánh giá,chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế.Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bề ngoài vay mượn,không phải của mình để vênh vang tự phụ với mọi người rồi không chịu tu dưỡng rèn luyện.Cũng đừng nên quá chú trọng hình thức bên ngoài,trang điểm mặt này,chưng diện quần áo mà quên đi cái chân giá trị của con người là đạo đức,trí tuệ và tài năng.Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là đúng đắn và sâu sắc. . “Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận bởi những năm tháng đã sống hoài, sống phí…”. Và Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã “Khuyên thanh niên” qua một bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn – ngắn gọn như một. vậy, Lê-nin, một vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi tiếng. Đó chính là :”Học, học nữa, học mãi”. Câu nói trên chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học. Trong mỗi một câu chuyện hay mỗi một lời nói đều ẩn chứa một phần của kiến thức, chúng ta chỉ cần biết hợp những điều mà mắt thấy tai nghe, sự hiểu biết của chúng ta lại thì sẽ có được một khái

Ngày đăng: 04/02/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w