Một số kiến thức cơ bản về HIV/AIDS Chỉ thị về tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục I. Giới thiệu: Thực hiện luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) trong ngành giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc cung cấp, trang bị một số kiến thức cơ bản về HIV/AIDS cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non là vô cùng cần thiết. II. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Cung cấp cho học viên biết được các thông tin cơ bản về HIV/AIDS từ đó tham gia hỗ trợ vào việc chăm sóc vì cuộc sống tích cực của người bị nhiễm HIV/AIDS - Biết được quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV - Phân loại giai đoạn lâm sàng của trẻ em nhiễm HIV/AIDS 2. Về kỹ năng: - Biết cách ứng dụng kiến thức trên vào việc phòng tránh HIV/AIDS, vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ bị nhiễm HIV. 3. Về thái độ: - Coi bệnh HIV là bệnh nguy hiểm, nhưng có thể phòng tránh được, từ đó có thái độ tích cực (không KT, PBĐX) với người HIV III. Yêu cầu: Học viên trao đổi, thảo luận, liên hệ với thực tế cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc phòng tránh, chăm sóc người bị nhiễm HIV/AIDS IV. Nội dung: 1. Hoạt động 1: Một số khái niệm về HIV/AIDS a. HIV? AIDS là gì? HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh,có nghĩa là hội chứng suy giảm miễm dịch mắc phải do HIV gây ra: • Hội chứng: tập hợp nhiều triệu chứng và dấu hiệu bệnh. • Suy giảm miễn dịch: suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các mầm bệnh(vi khuẩn, vi rút…) • Mắc phải:Không phải do di truyền mà do bị lây từ bên ngoài • Nhiễm trùng cơ hội: là những nhiễm trùng xảy ra do cơ thể bị suy giảm miễn dịch vì bị nhiễm HIV. b. Một số đặc điểm cơ bản của HIV Về cấu tạo - Vô cùng nhỏ bé nên dễ xâm nhập vào cơ thể qua các vết xây xước rất nhỏ có thể qua cả niêm mạc - Khả năng biến đổi lớn, nên có nhiều chủng HIV khác nhau dẫn đến có nhiều người bị nhiễm HIV với các dấu hiệu khác nhau… Về một số đặc điểm lý hóa: HIV bị tiêu diệt sau 30 phút bị ngâm ở cồn 70 độ Bị tiêu diệt khi được đun sôi trong 20 phút… Miễn dịch là gì? - Con người luôn sống giữa vô số những mầm bệnh sẵn sàng gây bệnh cho con người, nhưng phần lớn chúng không thể gây bệnh được. Đó chính là hệ miễn dịch 1 - Hệ miễn dịch là phương tiện để cơ thể người ngăn chặn vi rút,vi khuẩn… - Hệ miễn dịch gồm các bạch cầu có trong máu c. Điều gì xảy ra khi HIV xâm nhập vào cơ thể người - Khi bị nhiễm HIV, không phải hình thành ngay AIDS mà quá trình này diễn ra trong một khoảng thời gian, người bị nhiễm HIV vẫn khỏe mạnh… nhưng có thể lây bệnh cho người khác. - Quá trình từ nhiễm HIV đến AIDS chia làm 4 giai đoạn - Giai đoạn sơ nhiễm: thường kéo dài từ 2 tuần tới 6 tháng ( giai đoạn cửa sổ) - Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng (thường từ 8 – 10 năm): người nhiễm bệnh vẫn khỏe mạnh, làm việc bình thường… - Giai đoạn có liên quan đến AIDS - Giai đoạn AIDS Cách phân chia trên chỉ là tương đối d. So sánh đặc điểm của người nhiễm HIV/AIDS Đặc điểm so sánh Người bị nhiễm HIV Người bị AIDS Có vi rút trong máu, dịch thể… Có Có Có khả năng lây bệnh Có Có Xét nghiệm máu Âm tính(gđ đầu) >6 tháng (+) + Nhìn bề ngòai Bình thường Biểu hiện Nhiễm trùng cơ hội. Diễn biến Nhiều năm từ 1 – 2 năm e. Những biểu hiện người nhiễm HIV chuyển thành AIDS Nhóm triệu chứng chính: - Sút cân ( > 10 % trọng lượng cơ thể) - Tiêu chảy kéo dài - Sốt kéo dài > 1 tháng Nhóm triệu chứng phụ: - Ho dai dẳng trên 1 tháng - Nhiễm nấm Candida ở hầu họng - Ban đỏ, ngứa da toàn thân - Nổi mụn rộp, Zona (giời leo) - Nổi hạch ở nhiều nơi trên cơ thể Chuyển sang AIDS khi có 2 chính + 1 phụ Thuốc chữa trị • Chưa có loại thuốc nào tiêu diệt được vi rút HIV • Mới chỉ có một số loại thuốc giúp làm chậm sự phát triển của vi rút trong cơ thể nhưng chưa được phổ biến rộng rãi 2. Hoạt động 2: Đường lây truyền và không lây truyền a. Nguồn lây và nguy cơ lây nhiễm • Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS là nguồn truyền nhiễm duy nhất • Tất cả mọi người đều có khả năng nhiễm HIV • Trong cơ thể người nhiễm HIV, HIV có ở trong máu, dịch tiết âm đạo, nước bọt… • Đường lây truyền : 3 đường (Đường máu, Đường tình dục, Đường truyền từ mẹ sang con. b. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm HIV 2 • Diện tiếp xúc càng rộng thì nguy cơ lây nhiễm càng cao • Thời gian tiếp xúc càng lâu, nguy cơ lây nhiễm càng lớn • Tình trạng nơi tiếp xúc: nếu có lở loét… • Nồng độ HIV trong dịch tiết càng cao thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn… c. Các đường lây truyền • Qua đường máu • Qua đường tình dục • Lây truyền từ mẹ sang con d. Một số nhóm dễ cảm nhiễm hơn với HIV • Lây qua đường tình dục: người đồng tính, người mua bán dâm… • Người tiêm chích ma túy… e. Những đường không lây truyền HIV • Tiếp xúc thông thường • Ho, hắt hơi, nước bọt… • Tắm, giặt, ngủ chung • Cùng làm việc, đi trên các phương tiện giao thông… • Dùng chung nhà vệ sinh, bể tắm… • Dùng chung dụng cụ đựng thức ăn • Chơi chung đồ chơi… 3. Họat đông 3: các biện pháp phòng lây nhiễm HIV a/ Phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục b/ Phòng tránh lây nhiêm HIV qua đường máu c/ Phòng tránh lây nhiễm HIV truyền từ mẹ sang con. Ai là người dễ nhiễm HIV nhất Ai cũng có thể bị nhiễm HIV, nhưng dễ lây nhất là: • Người có quan hệ tình dục bừa bãi • Những người hành nghề mãi dâm nhưng không biết tự bảo vệ • Người đồng tính luyến ái • Những người tiêm chích ma tuý • Tình nhân của những người trên * HIV không lây nhiễm qua: • Tiếp xúc thông thường: động chạm, ôm ấp hoặc hôn nhau • Dùng chung đồ vật trong nhà: thức ăn, bát, đĩa… • Chơi chung đồ chơi • Nước tiểu, phân, chất nôn… • Muỗi, rệp chích cũng không lây HIV * Phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục • Nguyên tắc chung: tránh mọi sự tiếp xúc với dịch sinh dục của người nhiễm HIV • Các biện pháp: - Không quan hệ tình dục - Tình dục an tòan - Sống chung thủy - Không quan hệ với người mua bán dâm - Dùng bao cao xu đúng cách… * Phòng tránh lây nhiêm HIV qua đường máu • Nguyên tắc chung: tránh mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch sinh học ( mủ, các dịch từ các vết thương hở…) của người nhiễm HIV… • Mọi dung cụ xuyên trích qua da phải được tiệt trùng 3 • Dùng riêng dụng cụ: bàn chải, dao cạo râu, tăm, đánh răng • Mang găng tay… tránh tiếp xúc trực tiếp với máu… * Phòng tránh lây nhiễm HIV truyền từ mẹ sang con. • Phòng chống HIV cho phụ nữ • Không nên có thai khi bị HIV • Khi có thai và biết có HIV,nên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục • Người mẹ bị nhiễm HIV không nên cho con bú • Chủ động phòng tránh HIV bằng cách tìm hiểu cách lây truyền HIV… 4. Hoạt động 4: Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trong ngành GD • Nghĩa vụ: - Thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV - Thông báo kết quả HIV dương tính cho vơ, chồng hoặc người chuẩn bị kết hốn với mình biết. - Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV. 5. Phân loại giai đoạn lâm sàng của trẻ em nhiễm HIV/AIDS: a. Lâm sàng Giai đoạn 1: * Phát triển thể lực bình thường * Không có triệu chứng lâm sàng hoặc • Hạch to toàn thể kéo dài • Gan lách to (WHO 2006 – giai đoạn 2) b. Lâm sàng Giai đoạn 2: Phát triển thể lực bình thường và có các dấu hiệu lâm sàn sau: + Nhiễm trùng đường hô hấp trên mãn tính hoặc tái diễn (viêm tai giữa, chảy mủ tai, viêm xoang, viêm amidan) mắc từ 2 đợt trở lên trong vòng 6 tháng + Phát ban sẩn ngứa (PPE) + Herpes zoster (Zona). + Loét miệng tái diễn ( từ 2 đợt trở lên trong 6 tháng) + Đỏ viền lợi (LGE) + Viêm loét khóe miệng + Sưng tuyến mang tai + Viêm da bã nhờn + Nhiễm virus gây u nhú ở người lan rộng (trên 5% diện tích cơ thể hoặc gây biến dạng hình thể) + Nhiễm nấm móng + U mềm lây lan tỏa (hướng dẫn của WHO 2006) c.Lâm sàng giai đoạn 3: * Giảm cân nặng so với tuổi, tỷ lệ cân nặng/chiều cao thấp. * Có các biểu hiện lâm sàn sau: - Suy dinh dưỡng mức độ vừa không đáp ứng thích hợp với điều trị thông thường - Tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân (kéo dài > 14 ngày) - Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân ( > 37.50C, sốt cách quãng hoặc liên tục, trên 1 tháng) - Nhiễm nấm cadida ở miệng kéo dài (ngoài giai đoạn chu sinh – trên 6-8 tuần tuổi) - Bạch sản dạng lông ở miệng (OHL) - Lao phổi - Lao hạch ( hướng dân của WHO năm 2006) - Viêm phổi nặng tái diễn được cho là do vi khuẩn (mắc hơn 2 đợt trong vòng 6 tháng) - Viêm loét hoại tử lợi cấp tính/ viêm quanh răng - Viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho (LIP) 4 - Thiếu máu không rõ nguyên nhân (<80 g/L), giảm bạch cầu trung tính (<1.000/ml) hoặc giảm tiểu cẩu (<3.000/ml) kéo dài hơn 1 tháng - Bệnh lý phổi mãn tính liên quan đến HIV bao gồm cả giãn phế quản - Bệnh lý cơ tim liên quan đến HIV - Bệnh lý thận liên quan đến HIV d. Lâm sàng giai đoạn 4: * Suy kiệt nặng, có các biểu hiện lâm sàn sau; - Suy mòn hoặc suy dinh dưỡng nặng không rõ nguyên nhân không đáp ứng với điều trị tiêu chuẩn - Viêm phổi do Pneumocystis (PCP) - Nhiễm vi khuẩn nặng và tái phát (VMN mủ, viêm mủ cơ, xương, khớp, mủ màng phổi nhưng loại trừ viêm phổi) - Nhiễm Herpes simplex mãn tính ở môi miệng hoặc bị ở bất cứ tạng nào (kéo dài trên 1 tháng) - Lao ngoài phổi - Nhiễm nấm cadida thực quản - Bệnh lý não do HIV * Chuẩn đoán giai đoạn 4 lâm sàng ở trẻ <18 tháng khi không có XN vi rút học (HIV-DNA-PCR) - Trẻ có kháng thể kháng HIV dương tính , tuổi dưới 18 tháng và - Có ≥ 2 trong số biểu hiện sau đây được coi là tương đương với Giai đoạn IV: - Tưa miệng, ngoại trừ ở trẻ sơ sinh - Viêm phổi nặng - Gầy còm/suy dinh dưỡng nặng - Tình trạng nhiễm trùng huyết nặng. Các yếu tố ủng hộ chẩn đoán: - Mẹ chết gần đây liên quan HIV - Bệnh HIV tiến triển ở người Mẹ. DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM DO TAI NẠN RỦI RO NGHỀ NGHIỆP Phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp là tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch cơ thể có nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. 1. Các dạng phơi nhiễm: 2. Quy trình xử lý sau phơi nhiễm. * Xử lý vết thương tại chỗ: - Tổn thương da chảy máu: + Xối ngay vết thương dưới vòi nước + Để vết thương chảy máu trong 1 thời gian ngắn + Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Javel 1/10 hoặc cồn 70 0 ) trong thời gian ít nhất 5 phút. - Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% liên tục qua 5 phút. - Phơi nhiễm qua miệng, mũi: + Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCL 0,9% + Xúc miệng bằng dung dịch NaCL 0,9% nhiều lần. 5 + Phát ban sẩn ngứa (PPE) + Herpes zoster (Zona). + Loét miệng tái diễn ( từ 2 đợt trở lên trong 6 tháng) + Đỏ viền lợi (LGE) Bạch sản dạng lông ở miệng (OHL) Viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho (LIP) 6 . Một số kiến thức cơ bản về HIV/AIDS Chỉ thị về tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục I. Giới thiệu: Thực hiện luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội. dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) trong ngành giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc cung cấp, trang bị một số kiến thức cơ bản về HIV/AIDS cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non là vô. tránh HIV bằng cách tìm hiểu cách lây truyền HIV… 4. Hoạt động 4: Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trong ngành GD • Nghĩa vụ: - Thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm